Viêm Dạ Dày Ruột, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Viêm Dạ Dày Ruột, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

 

Theo thống kê của Bộ y tế, tình trạng bệnh lý viêm dạ dày ruột đang phổ biến đặc biệt gây nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, để hiểu rõ và nắm bắt về tình trạng bệnh lý viêm dạ dày ruột này nhằm đưa ra kịp thời phương pháp điều trị rõ ràng và kịp thời, tham khảo bài viết sau của các dược sĩ: 

1. Viêm dạ dày ruột là gì? 

Trước khi tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị thì đầu tiên phải hiểu được viêm dạ dày ruột là tình trạng bệnh lý như thế nào? 

Viêm dạ dày ruột là tình trạng tổn thương (viêm) của lớp bên trong dạ dày (ruột non và đại tràng) thường do nhiễm trùng gây ra. 

viem-da-day-ruot-1.jpg

2. Nguyên nhân của viêm dạ dày ruột

Sau khi hiểu rõ về viêm dạ dày ruột là gì thì chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra 
Bệnh lý này do các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra viêm dạ dày ở ruột, phân tích từng nguyên nhân sau: 

2.1. Viêm dạ dày ruột do virus

viem-da-day-ruot-2.jpg

Virus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột. Sau khi chúng nhiễm vào các tế bào ruột trong biểu mô của ruột non thì sẽ làm giảm hấp thu carbohydrate làm nguy hiểm trầm trọng các triệu chứng do tiêu chảy thẩm thấu gây ra. 

Các loại virus gây ra các bệnh viêm dạ dày ở ruột: norovirus, rotavirus, astrovirus và adenovirus đường ruột. 

Norovirus lây nhiễm hầu hết mọi lứa tuổi (thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 đến 18 tháng tuổi), thời gian ủ bệnh là 24 giờ đến 48 giờ. 

Rotavirus có thể bị lây nhiễm. Tuy nhiên, thường lây nhiễm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; chúng phổ biến vào mùa đông; đường lây truyền là đường phân – miệng. Thời gian ủ bệnh là từ 3 ngày đến 4 ngày. 

Adenovirus cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em (trẻ dưới 2 tuổi bị ảnh hưởng chính), xảy ra quanh năm nhưng tăng nhẹ vào mùa hè; đường lây truyền là đường phân – miệng. Thời gian ủ bệnh thường vào khoảng là từ 3 ngày đến 10 ngày. 

Ngoài ra với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì các loại virus như cytomegalovirus, enterovirus cũng có thể gây bệnh. 

2.2. Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn

 

Các loại vi khuẩn thường gây ra các bệnh viêm dạ dày ruột

Salmonella: chia thành 2 loại: S.enterica và S. bongori.

viem-da-day-ruot-3.jpg

Campylobacter có thể di động, hiếu khí, vi khuẩn gram âm, các mầm bệnh chính: C. jejuni và C. fetus trong đó C. jejuni gây tiêu chảy ở tất cả mọi lứa tuổi còn S. fetus gây ra bệnh nhiễm trùng máu và các triệu chứng ở toàn thân đối với người lớn.

Shigella: gồm 4 phân nhóm chính: S. dysenteriae, S. flexneri, S. boydii, S. sonnei. Shigella xâm nhập vào niêm mạc đại tràng, tiết ra chất nhầy, gây phù và thường là loét niêm mạc ở bề mặt. 

Escherichia coli: là một trong những loại vi khuẩn kỵ khí nhiều nhất ở bộ phận đại tràng của cơ thể. Một số chủng gây ra tình trạng tiêu chảy và tất cả có thể gây nhiễm trùng khi xâm nhập vào các khu vô trùng. Chẩn đoán bằng kỹ thuật nuôi cấy, xét nghiệm độc tính có thể giúp xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. 

Clostridium difficile: là một trực khuẩn gram dương tính dạng bào tử có mặt trong bụi, được xem là một hệ sinh vật bình thường trong đường tiêu hóa của động vật có vú. 

Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn thường ít gặp hơn viêm dạ dày ruột do virus. Bệnh gây ra do vi khuẩn theo nhiều cơ chế: 

Enterotoxin được sản xuất bởi một số loài (ví dụ: vibrio cholerae, chủng E. coli gây ra độc tố ruột) dính vào niêm mạc ruột mà không xâm nhập. Các loại độc tố này làm giảm hấp thu đường ruột và tăng tiết của nước và chất điện giải bằng cách kích thích adenylate cyclase từ đó dẫn đến tình trạng tiêu chảy nước của người bệnh viêm dạ dày ruột.

Exotoxin có trong thực phẩm bị ô nhiễm được sản xuất bởi một số vi khuẩn, nó có thể gây viêm dạ dày ruột không có nhiễm khuẩn. 

Xâm nhập vào niêm mạc dạ dày xảy ra với các loại vi khuẩn khác (như: Shigella, Salmonella…) các vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc ruột non hoặc ruột già từ đó gây ra tình trạng viêm loét, xuất huyết, tăng tiết dịch giàu chất đạm, tăng tiết của nước và chất điện giải. Quá trình xâm nhập và các ảnh hưởng của quá trình này có thể xảy ra. Tiêu chảy do bệnh lý này thường có chứa hồng cầu, bạch cầu và đôi khi là nhầy máu. 

Salmonella và Campylobacter là những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy phổ biến nhất đặc biệt là ở Mỹ. Cả hai bệnh nhiễm trùng này thường gặp nhất là qua các loại gia cầm chưa được nấu chín, sữa không tiệt trùng cũng có thể là một nguồn lây bệnh. 

2.3. Viêm dạ dày ruột do các loại ký sinh trùng gây ra

Các loại ký sinh trùng đường ruột gây viêm dạ dày ruột hay gặp là: Giardia, Cryptosporidium. 

viem-da-day-ruot-4.jpg

Nhiễm Giardia là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi ký sinh trùng: trùng roi Giardia duodenalis (G. lamblia, G. intestinalis). Người nhiễm bệnh viêm dạ dày ruột có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng của cảm giác đầy hơi dai dẳng tới giảm hấp thu mạn tính. 

Cryptosporidiosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi ký sinh trùng Cryptosporidium. Triệu chứng hay gặp của bệnh là tiêu chảy phân nước và đôi khi có dấu hiệu nguy hiểm đường tiêu hóa khác k. èm theo co thắt cơ bụng, buồn nôn, nôn. Đối với người khỏe mạnh, bệnh tự khỏi kéo dài trong khoảng thời gian 2 tuần. Đối với những người bệnh có hệ suy giảm miễn dịch, bệnh có thể trở nên rất nghiêm trọng cho người bệnh như: mất các chất điện giải và mất dịch đáng kể

Một số ký sinh trùng ở đường ruột như: G. lamblia bám dính hoặc xâm nhập vào niêm mạc ruột gây cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.. 

Nhiễm Giardia xảy ra ở Mỹ và trên toàn thế giới. 

Hiện nay. các ký sinh trùng trên là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em các nước đang phát triển như Mỹ nhưng cũng hiếm gặp. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Xử Trí Như Thế Nào Nếu Trẻ Em Bị Viêm Dạ Dày Ruột Cấp?

3. Triệu chứng và các biểu hiện của viêm dạ dày ruột

viem-da-day-ruot-5.jpg

Để biết được người bệnh có mắc viêm dạ dày ruột hay không thì người bệnh cần biết và nắm rõ các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày ruột. Sau đây là các triệu chứng của viêm dạ dày ruột từ những nguyên nhân trên: 

3.1. Triệu chứng xuất phát từ viêm dạ dày ruột gây ra bởi virus

Trong nguyên nhân viêm dạ dày ruột do virus thì tiêu chảy nước là triệu chứng hay gặp nhất. Đối với triệu chứng này thì người bệnh có phân hiếm khi có chất nhầy hoặc máu. 

Viêm dạ dày ruột do virus Rota gây ra ở trẻ em có thể gây nôn (xuất hiện ở khoảng 90% bệnh nhân) và sốt > 39 độ C (>102,2F) (xuất hiện ở khoảng 30% bệnh nhân). 

Viêm dạ dày ruột do Norovirus thường gây ra các triệu chứng như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy cấp tính, những triệu chứng này kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Đối với trẻ em, nôn xảy ra nổi bật và thường xuyên nhất. Đối với người lớn, tiêu chảy lại chiếm ưu thế. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, đau đầu và đau cơ. 

Viêm dạ dày ruột do adenovirus có các triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, triệu chứng này kéo dài từ 1 tuần đến 2 tuần. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể nôn nhẹ khi bệnh khởi phát từ 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy. Triệu chứng sốt nhẹ xuất hiện khoảng 50% bệnh nhân. Ngoài ra, có thể có triệu chứng ở đường hô hấp. Những triệu chứng này thường nhẹ nhưng có thể kéo dài hơn so với các triệu chứng của viêm dạ dày ruột do các virus khác. 

Tương tự, đối với viêm dạ dày ruột do Astrovirus cũng gây ra các triệu chứng như các triệu chứng của viêm dạ dày ruột do Rotavirus gây ra. 

3.2. Triệu chứng từ viêm dạ dày ruột do vi khuẩn

Vi khuẩn gây ra viêm dạ dày ruột theo cơ chế xâm lấn (như: Shigella, Salmonella) gây ra các triệu chứng như: sốt, suy kiệt và tiêu chảy cấp. 

Viêm dạ dày ruột do E.coli gây ra nhiễm trùng thường bắt đầu với tiêu chảy nước trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Sau tiêu chảy nước là đến tiêu chảy máu. Đối với người bệnh ở trường hợp này thì người bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ. 

Đối với người bệnh viêm da dày ruột do nhiễm C. difficile sẽ có các triệu chứng sau: đầu tiên người bệnh sẽ có các triệu chứng từ chuột rút bụng nhẹ và tiêu chảy chất nhầy sau đó đến các triệu chứng viêm đại tràng và xuất huyết nặng. 

Đối với viêm dạ dày ruột do sản xuất Enterotoxin (như: S. aureus, B. cereus, C. perfringens) thường có triệu chứng gây tiêu chảy nước. 

3.3. Triệu chứng từ viêm dạ dày ruột do ký sinh trùng

Đối với người bệnh viêm dạ dày ruột do nhiễm ký sinh trùng thường gây ra các triệu chứng điển hình sau: tiêu chảy cấp tính hoặc tiêu chảy mạn tính (hầu như tiêu chảy không chảy máu). Đặc biệt, đối với bệnh này do nhiễm ký sinh trùng E. histolytica gây ra triệu chứng kiết lỵ. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài dai dẳng hoặc không dứt thì người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi và giảm cân. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Tình Trạng Dạ Dày Ruột Bị Viêm Ở Trẻ Em Có Những Biến Chứng Gì

4. Bệnh viêm dạ dày ruột được chẩn đoán theo cách nào

viem-da-day-ruot-6.jpg

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột có hai phương pháp: 

4.1. Đánh giá lâm sàng

Đánh giá bệnh tiêu chảy: 

Bệnh sử của bệnh hiện tại: 

Xác định thời gian và mức độ của ỉa chảy, thời điểm xuất hiện (nguồn nước dùng, thức ăn). 

Các loại thuốc đã dùng (bao gồm cả thuốc kháng sinh sử dụng trong vòng 3 tháng trước).

Có đau bụng hoặc nôn, chán ăn hay không? 

Tần số và thời gian đại tiện. 

Phân thay đổi (ví dụ: có máu, mủ, nhầy, màu sắc thay đổi.

Những thay đổi có mối quan hệ với cân nặng.

Sự xuất hiện của tiêu chảy trong những lần gặp phải gần đây nhất phải được xác định một cách chắc chắn. 

Đánh giá theo hệ thống

Tìm kiếm các triệu chứng từ nguyên nhân bao gồm: đau khớp (viêm ruột, bệnh celiac), đại tiện có xuất hiện máu đỏ (carcinoid, vipoma, tăng sinh dưỡng bào), đau bụng mạn tính (ruột kích thích, viêm ruột, u tế bào tiết gastrin), xuất huyết tiêu hóa (viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng, khối u).

Tiền sử bệnh

Xác định được các yếu tố nguy cơ đã biết về bệnh tiêu chảy bao gồm: viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, nhiễm HIV, đã phẫu thuật tiêu hóa trước đó (như: cắt ruột, cắt dạ dày, cắt tụy,…). Tiền sử xã hội cùng gia đình.

Khám thực thể

Đánh giá lượng dịch và tình trạng mất nước của bệnh nhân. 

Thăm khám toàn diện, đặc biệt chú ý đến vùng bụng và các kỹ thuật khám về khả năng co của cơ thắt trực tràng, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân cũng rất cần thiết và quan trọng. 

Dấu hiệu

Một số dấu hiệu của nguyên nhân tiêu chảy nghiệm trọng: máu hoặc mủ, sốt, dấu hiệu mất nước, tiêu chảy mạn tính và giảm cân.

Giải thích các dấu hiệu

Ỉa chảy cấp tính, tóe nước: do nhiễm khuẩn có thể khi đi du lịch bị ngộ độc thức ăn hoặc bùng phát một ổ dịch. 

Ỉa chảy cấp tính: chảy máu và viêm đại tràng do thiếu máu có biểu hiện với bệnh cảnh ỉa chảy phân máu cấp tính, nếu thường xuyên xuất hiện tiêu chảy ở trẻ nhỏ thì có thể là bệnh viêm dạ dày ở ruột. 

Khi không sử dụng các thuốc nhuận tràng, ỉa chảy khối lượng lớn (khối lượng phân > 1L/ngày). 

Ỉa chảy liên tục xảy ra sau khi các loại thực phẩm như chất béo sẽ cho thấy cơ thể không dung nạp thức ăn. Sử dụng kháng sinh gần đây cũng có thể nghi ngờ về ỉa chảy liên quan đến kháng sinh (viêm đại tràng do Clostridium difficile). 

Ỉa chảy với phân xanh hoặc vàng cam nghi ngờ sự hấp thu muối mật kém. 

Các triệu chứng hỗ trợ đắc lực cho việc xác định nơi bị ảnh hưởng ở ruột. Các dấu hiệu ngoài bụng cho thấy nguyên nhân bao gồm: tổn thương dạ hoặc da đỏ, các u tuyến giáp, tiếng thổi tim bên phải, bệnh hạch huyết u và viêm khớp (viêm ruột, bệnh celiac).

4.2. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân được chỉ định dựa vào phát hiện lâm sàng và các vi sinh vật bị nghi ngờ dựa trên bệnh sử của bệnh nhân và các yếu tố dịch tễ (như: suy giảm miễn dịch, tiếp xúc với một đợt dịch nào đó, khi đi du lịch, sử dụng thuốc kháng sinh vào thời gian gần đây).

Các xét nghiệm theo trường hợp thường được phân chia thành: 

Tiêu chảy nước cấp tính: có thể là do virus và xét nghiệm không được chỉ định trừ khi tiêu chảy kéo dài. Xét nghiệm để phát hiện kháng nguyên virus trong phân. 

Tiêu chảy nước cấp và mạn tính: xét nghiệm để phát hiện ra các ký sinh trùng có trong phân (như: Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica). Xét nghiệm thường bằng soi phân tìm ký sinh trùng và trứng. 

Tiêu chảy viêm cấp tính có máu: làm xét nghiệm đặc hiệu với E. coli O157 : H7. Cần yêu cầu các môi trường nuôi cấy cụ thể vì các vi khuẩn này không thể phát hiện được trên môi trường nuôi cấy tiêu chuẩn. Ngoài xét nghiệm này thì có thể thực hiện xét nghiệm enzyme nhanh để phát hiện độc tố Shiga trong phân, tuy nhiên xét nghiệm enzyme nhanh không nhạy như nuôi cấy. PCR là xét nghiệm được sử dụng để phát hiện ra độc tố Shiga. 

Người lớn bị tiêu chảy có máu: thường làm nội soi đại tràng sigma kèm theo sinh thiết và nuôi cấy. Soi bề mặt niêm mạc đại tràng có thể giúp chẩn đoán nhiễm Sgiga và E. coli. 

4.3. Các xét nghiệm chung

Ngoài xét nghiệm phân, cần làm thêm xét nghiệm chất điện giải trong huyết thanh, BUN và creatinin để đánh giá tình trạng hydrat hóa và acid – base ở những bệnh nhân nặng. 

Xét nghiệm chức năng thận và tổng phân tích tế bào máu ngoại vi được thực hiện khoảng 1 tuần sau khi triệu chứng khởi phát ở bệnh nhân E. coli O157 : H7 để phát hiện nhanh chóng hội chứng tan máu – ure huyết. 

5. Điều trị viêm dạ dày ruột

5.1. Điều trị hỗ trợ

Nghỉ ngơi tại nhà. Dung dịch glucose – điện giải đường uống, nước dùng, canh thịt có thể ngăn ngừa mất nước hoặc điều trị mất nước nhẹ; kể cả khi xuất hiện triệu chứng nôn người bệnh cũng nên uống thìa nhỏ các loại dịch trên, khi đó nôn có thể giảm nhẹ bằng cách bù thể tích. Đối với người bệnh nhiễm E. coli O157 : H7, bù dịch đường truyền tĩnh mạch có thể suy giảm mức độ nghiêm trọng của bất cứ tổn thương thận nào khiến hội chứng hemolytic – ure tiến triển. 

Trẻ em có thể bị mất nước nhanh nên cần cung cấp một dung dịch bù nước phù hợp (như: bù dịch đường uống). Nước giải khát có ga thiếu tỷ lệ đường glucose và natri chính xác thì không phù hợp, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với trẻ bú sữa mẹ, cần truyền dịch đường tĩnh mạch bù khối lượng tuần hoàn và điều giải là cần thiết. 

Khi bệnh nhân có thể dung nạp được chấp lỏng mà không bị nôn và sự thèm ăn bắt đầu trở lại, có thể bệnh nhân dần tập ăn trở lại. Các lợi ích của việc hạn chế thức ăn nhạt (như: ngũ cốc, chuối, bánh mì nướng) hiện vẫn chưa được chứng minh. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Để Giúp Ích Cho Việc Điều Trị, Cần Ăn Gì Khi Bị Viêm Dạ Dày Ruột?

5.2. Điều trị bằng thuốc

Các thuốc chống tiêu chảy: các thuốc này an toàn đối với bệnh nhân trên 2 tuổi với triệu chứng tiêu chảy nước. Tuy nhiên, các thuốc chống tiêu chảy có thể gây suy nhược đối với những bệnh nhân nhiễm C. difficile hoặc nhiễm E. coli O157 : H7. Chính vì vậy, không nên chỉ định cho bất kỳ bệnh nhân sử dụng kháng sinh gần đây và heme dương tính trong phân, bệnh nhân cần chờ đợi chẩn đoán cụ thể. Các thuốc chống tiêu chảy có hiệu quả như: loperamide 4 mg đường uống ban đầu, tiếp theo là 2 mg đường uống cho mỗi lần tiêu chảy tiếp theo (tối đa 6 liều/ ngày hoặc 16 mg/ ngày), hoặc diphenoxylate 2.5 mg đến 5 mg 3 lần/ ngày hoặc 4 lần / ngày dạng viên hoặc dạng lỏng. Đối với trẻ em thì sử dụng loperamide, liều cho trẻ nhỏ từ 13 kg đến 21 kg là 1 mg sau mỗi lần đi phân lỏng đầu tiên, sau đó sử dụng 1 mg sau mỗi lần phân lỏng tiếp theo (liều tối đa là 3 mg/ ngày). Đối với trẻ từ 21 kg đến 28 kg, 2 mg sau lần phân lỏng đầu tiên sau đó 1 mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo (liều tối đa là 4 mg/ ngày). Đối với trẻ từ 27 kg đến 43 kg, 2 mg sau lần phân lỏng đầu tiên và 1 mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo (liều tối đa là 6 mg/ ngày). 

viem-da-day-ruot-7jpg

Các thuốc kháng sinh: 

Điều trị kháng sinh không được khuyến cáo trừ một số trường hợp tiêu chảy nghi ngờ nhiễm Shigella hoặc Campylobacter. Nếu không thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh cho đến khi có kết quả của cấy phân đặc biệt ở trẻ em với tỷ lệ nhiễm E. coli O157 : H7 cao hơn. 

Trong viêm dạ dày ruột, các thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với Salmonella và làm kéo dài thời gian thải phân. 

Việc điều trị viêm đại tràng do C. difficile liên quan đến ngừng kháng sinh gây bệnh nếu có thể. Đối với các trường hợp nhẹ được điều trị với metronidazole đường uống. Các trường hợp nặng, cần điều trị bằng Vancomycin đường uống. 

Đối với nhiễm cryptosporidium, điều trị nitazoxanide kéo dài 3 ngày có thể hữu ích cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Liều 100mg đường uống 2 lần/ ngày cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, 200 mg đường uống 2 lần/ ngày cho trẻ từ 4 tuổi đến 11 tuổi và 500 mg đường uống 2 lần / ngày cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn. 

Nhiễm Giardia được điều trị bằng các thuốc: metronidazole hoặc nitazoxanide. 

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu không sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn. 

 

Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm dạ dày ruột mà chúng ta cần hiểu và nắm rõ để phát hiện sớm để điều trị nhanh khỏi.

 

Nếu có vấn đề thắc mắc thì liên hệ qua số HOTLINE 1800.6091 để được hỗ trợ miễn phí. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091