Viem Tá Tràng Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Viem Tá Tràng Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Bên cạnh các căn bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, viêm dạ dày… thì hiện nay viem tá tràng cũng là một trong những căn bệnh nhiều người mắc phải. Những triệu chứng của viem tá tràng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy các bạn hãy cũng Scurma Fizzy tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh viem tá tràng thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Viem tá tràng là gì ?

bệnh viem tá tràng

Viem tá tràng là gì?

Tá tràng nằm ở phần đầu của ruột non, có hình dạng giống chữ C được chia làm 4 phần gồm: tá tràng trên, tá tràng xuống, tá tràng ngang và tá tràng lên. Dịch tụy và dịch mật sẽ đổ vào nhú tá lớn và nhú tá bé nằm trên tá tràng chính vì vậy đây được coi là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa.

Viem tá tràng là tình trạng xảy ra hiện tượng viêm nhiễm tại tá tràng.

Viem tá tràng có thể bắt gặp ở cả nam và nữ và ở mọi lứa tuổi. Viem tá tràng có thể bộc lộ ở mức độ cấp và mãn tính tùy từng thời gian bị mắc bệnh. Trong các trường hợp cấp tính, các biểu hiện bệnh của bệnh thường xuất hiện trong thời gian ngắn và bộc lộ rõ rệt.

Bên cạnh đó các trường hợp viem tá tràng mãn tính lại có triệu chứng tiến triển chậm từ từ, kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Đa số các bệnh nhân bị viem tá tràng đều có thể chữa khỏi hoàn toàn và ít khi gặp phải biến chứng về sau.

2. Một số nguyên nhân gây viem tá tràng.

Bạn có biết để hệ tiêu hóa của chúng ta có thể hoạt động bình thường và hiệu quả đó là nhờ có sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ ( chất nhầy, lợi khuẩn, các hợp chất hóa học…) và các yếu tố tấn công ( acid dịch vị, vi khuẩn Hp, rượu bia, hóa chất…), khi có dấu hiệu mất cân bằng giữa hai yếu tố này ( yếu tố bảo vệ yếu đi, yếu tố tấn công tăng lên hoặc cả hai) sẽ làm cho hệ tiêu hóa trở nên bất thường, bị tổn thương.

bệnh viem tá tràng

Những nguyên nhân gây viêm tá tràng

Trên bề mặt của tá tràng có phủ một lớp chất nhầy với đặc điểm không thấm acid nên có thể ngăn ngừa tình trạng tổn thương, loét, viem tá tràng. Một trong những nguyên nhân làm cho lớp chất nhầy tá tràng bị suy yếu có thể kể đến:

2.1.Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Hiện nay một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viem tá tràng cần phải kể đến đó là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( Hp ). Loài vi khuẩn này có những cấu tạo đặc biệt: có lượng lớn men urease góp phần tạo NH4OH trung hòa acid giúp chúng có thể tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt như đường tiêu hóa. Mặt khác chúng còn tiết ra nội độc tố gây ra tổn thương, thoái hóa niêm mạc. Chính vì vậy nên khi một lượng lớn vi khuẩn Hp xâm nhập vào tá tràng chúng sẽ gây ra tình trạng viêm.

>>>>>>> Xem thêm: Nhiễm vi khuẩn Hp có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bạn?

2.2.Do thuốc chống viêm NSAID

Lạm dụng các thuốc NSAID cũng là nguyên nhân gây viem tá tràng thường gặp phải. Các thuốc này thường được chỉ định dùng giảm đau, chống viêm trong các bệnh lý về xương khớp. Nếu dùng với liều cao kéo dài hoặc sử dụng bừa bãi không theo hướng dẫn của bác sĩ…chúng sẽ làm tăng nguy cơ gây viem tá tràng, nguyên nhân là do các thuốc nhóm này có khả năng ức chế lên cả enzym COX 1 và 2 ( COX 1 tiết prostagladine sinh lí có chức năng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc còn COX 2 tiết prostaglandine bệnh lý – chất trung gian hóa học gây viêm ) do đó làm cho niêm mạc tá tràng dễ bị tổn thương hơn.

Và theo số liệu thống kê thực tế cho thấy có khoảng 30 % người trưởng thành sau khi sử dụng NSAID có xảy ra tác dụng phụ lên dạ dày và ở ruột non, đặc biệt là đối với những người từng bị bệnh lý về dạ dày, tá tràng, người lớn tuổi và người có bệnh kèm.

2.3.Một số nguyên nhân khác

2.3.1.Do rượu và chế độ ăn

Rượu có nồng độ thấp có thể kích thích gây tăng acid dạ dày và ngược lại, sử dụng rượu và chất có cồn trong thời gian dài gây rối loạn tiết acid dạ dày đồng thời gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng nên cũng có thể gây nên tình trạng viem tá tràng.

Một số loại thức ăn khó tiêu hoặc chế độ ăn không hợp lí ( nhịn bữa, bỏ bữa, ăn uống thất thường ) cũng có thể gây ảnh hưởng đến tá tràng. Tuy nhiên vẫn chưa có ý kiến rõ ràng về việc chế độ ăn đặc biệt nào gây viem tá tràng nhưng không phải là hoàn toàn không có ảnh hưởng, bạn vẫn cần phải tránh các loại thức ăn dễ kích thích gây các cơn đau.

2.3.2.Do hút thuốc lá

Thực tế cho thấy rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viem tá tràng cao hơn so với người không hút thuốc . Thuốc lá làm cho niêm mạc tăng nhạy cảm và làm giảm các yếu tố bảo vệ. Không những vậy thuốc lá còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp xâm nhập vào tá tràng. Như vậy trong thời gian dài hút thuốc lá kết hợp với Hp sẽ càng làm tăng khả năng mắc cũng như tái phát viem tá tràng.

2.3.3.Do bện Crohn

Đây là bệnh lý có thể gây viêm nhiễm ở bất kì vị trí nào nằm trong đường tiêu hóa. Thường gây nên các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có thể kèm với táo bón.

2.3.4. Do nhiễm virus, nấm, giun.

Ngoài vi khuẩn Hp một số các loại khác cũng có thể gây ra viem tá tràng như: Herpes simplex, cúm, giang mai… nhiễm các loại nấm như Candida…hoặc là nhiễm giun, sán.

2.3.5  Do bệnh lý nặng 

– Do chấn thương đến dạ dày hoặc ruột non

– Do những bệnh lý có mối liên quan với hệ thống miễn dịch của cơ thể người

– Do mới trải qua một cuộc đại phẫu hoặc có các bệnh lý nghiêm trọng khác như: ung thư ( hóa trị, xạ trị ), sốc, bị stress kéo dài. Cũng có thể gây nên viem tá tràng. 

2.3.6 Do các chất độc

Trong các trường hợp khác như uống nhầm thuốc trừ sâu hoặc uống thuốc quá liều cũng có thể gây độc và làm tổn thương hệ tiêu hóa.

3. Triệu chứng của viem tá tràng

bệnh viem tá tràng

Triệu chứng của viêm tá tràng

Các triệu chứng của viem tá tràng thường không rõ rệt và dễ nhầm lẫn với các bệnh dạ dày. Tuy nhiên nếu thực sự bị viem tá tràng bạn có thể gặp một số tình trạng như sau:

– Buồn nôn hoặc nôn. Thường có cảm giác dễ chịu sau khi nôn.

– Đau vùng bụng ở trên rốn. Có cảm giác đau cồn cào khi đói hoặc cảm giác nóng rát sau bữa ăn từ 2 đến 3 giờ, cơn đau có thể xuất hiện cả vào ban đêm. Cảm giác khó chịu này sẽ giảm đi ngay sau khi bạn ăn no hoặc sử dụng thuốc giảm đau.

– Tình trạng ợ hơi , ợ chua, đầy bụng khó tiêu và khó dung nạp các chất béo.

– Ợ nóng gây đau tức, khó chịu vùng ngực.

– Trong vài trường hợp, phân có màu đen hoặc có vết máu, điều này thể hiện có thể bạn đang gặp phải tình trạng xuất huyết trong đường tiêu hóa, khi đó bạn nên đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán kịp thời.

4. Một số biến chứng của viem tá tràng.

bệnh viem tá tràng

Biến chứng của viêm tá tràng

Bệnh viem tá tràng ở giai đoạn đầu các triệu chứng thường nhẹ và dễ nhầm lẫn chín vì vậy mà không ít người coi nhẹ hoặc phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Nếu không can thiệp, điều trị sớm tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân bị viem tá tràng có thể gặp những biến chứng phức tạp liên quan đến đường tiêu hóa như:

4.1.Biến chứng loét dạ dày – tá tràng

Đây được coi là biến chứng thường xuất hiện ở bệnh nhân bị viem tá tràng. Nếu không được kiểm soát tốt tình trạng viêm có thể lan ra nhanh chóng và nghiệm trọng hơn.

Khi đó tại bề mặt niêm mạc của dạ dày và tá tràng sẽ hình thành lên những tổn thương dạng loét: có thể là vết trầy nhẹ nhưng đôi khi lại ăn sâu vào tận dưới lớp cơ.

4.2.Biến chứng hẹp môn vị

Biến chứng này thường gặp phải khi tình trạng viêm tại tá tràng nằm ở vị trí gần với môn vị dạ dày. Khi đó niêm mạc môn vị cũng có thể bị lây nhiễm tổn thương, sưng phù lên và bị chít hẹp lại.

Biến chứng hẹp môn vị làm cản trở sự vận chuyển thức ăn xuống dưới ruột non, khiến cho thức ăn bị ứ đọng lại tại dạ dày gây cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, đau bụng và có thể nôn ra thức ăn cũ…

4.3.Biến chứng xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu ổ loét là tình trạng tổn thương ở ổ loét ăn sâu xuống các mạch máu gây chảy máu vào lòng ống tiêu hóa. Hiện tượng này thường gặp phải sau khi sử dụng rượu bia và thuốc chống viêm… hoặc các chất hóa học gây kích thích niêm mạc tá tràng.

Biến chứng xuất huyết tiêu hóa thường gặp khi không kiểm soát tốt bệnh. Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa thường gặp đó là: đại tiện ra phân có màu đen, nát, mùi khó chịu, nôn ra máu tươi, cơ thể xanh xao mệt mỏi tụt huyết áp, có thể gây thiếu máu cấp và mạn tính. Nếu gặp phải biến chứng xuất huyết tiêu hóa bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Gặp Phải Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

4.4.Biến chứng thủng ổ viêm, loét

Khi các vết viêm loét ngày càng nghiêm trọng ăn sâu xuống tận lớp thanh mạc, thành ốn tiêu hóa bị bào mòn trở nên mỏng và nếu có thêm bất kì yếu tố tấn công nào tác động vào thì sẽ có nguy cơ gây thủng ổ loét.

Bệnh nhân thủng ổ loét thường có cảm giác đau bụng dữ dội, đau co cứng cơ thành bụng do lúc này thành bụng bị kích thích bởi acid dịch vị và thức ăn từ trong đường tiêu hóa thoát ra gây bỏng. Thủng ổ loét là một biến chứng ngoại khoa, nếu như nhận thấy bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu gì của thủng ổ loét thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

4.5.Biến chững ung thư tá tràng

Mặc dù ung thư tá tràng hiếm xảy ra nhưng đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của viem tá tràng. Đặc biệt là biến chứng này thường gặp nhất trong trường hợp viem tá tràng do vi khuẩn H.p, là biến chứng ác tính khó điều trị và đe dọa cao đến tính mạng người bệnh.

5.Các phương pháp điều trị viem tá tràng

Việc điều trị viem tá tràng không hề đơn giản chút nào, nếu không có phương pháp điều trị hợp lý bệnh có thể sẽ diễn biến phức tạp và lâu lành hơn. Điều trị viem tá tràng là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viem tá tràng mà bạn có thể tham khảo:

5.1 Các phương pháp y học hiện đại

– Điều trị viem tá tràng bằng kỹ thuật y tế chẩn đoán

Để có thể xác định và điều trị bệnh thì trước hết bác sĩ sẽ sử dụng một số các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viem tá tràng như:.

+Làm các xét nghiệm máu, phân và hơi thở: để phát hiện được có vi khuẩn H. pylori trong đường tiêu hóa hay không.

+Tiến hành nội soi sinh thiết.

– Sử dụng kháng sinh để điều trị

Trong trường hợp bạn bị viem tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp thì cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị, việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ đúng phác đồ điều trị để tránh tái nhiễm cũng như hiện tượng kháng thuốc.

>>>>>> Tìm hiểu ngay: Những Nhóm Kháng Sinh Được Lựa Chọn Để Điều Trị Hp Dạ Dày

5.2.Áp dụng một số mẹo dân gian chữa viem tá tràng tại nhà

Việc sử dụng các mẹo dân gian để điều trị viem tá tràng tại nhà hiện nay đang được nhiều người hướng đến sử dụng và vô cùng hài lòng về kết quả điều trị đem lại. Với tính thuận tiện dễ thực hiện và chi phí thấp tại sao bạn lại không thử sử dụng để hỗ trợ cải thiện sức khỏe mình ngày một tốt lên.

5.2.1 Sử dụng bắp cải điều trị viem tá tràng

Bắp cải là một loại rau vô cùng quen thuộc trong bữa cơm thường ngày của chúng ta. Tuy nhiên ít ai biết được công dụng tuyệt vời của bắp cải đối với đường tiêu hóa. Chỉ với cách làm đơn giản chúng cũng có thể giúp cho tình trạng viem tá tràng của bạn được cải thiện rõ rệt

bắp cải

Sử dụng bắp cải điều trị viêm tá tràng

Cách dùng

-Bắp cải tươi xay nhuyễn lấy phần nước ép

-Mỗi ngày sử dụng ½ cốc nước bắp cải ép vào lúc sáng sớm thức dậy hoặc trước khi đi ngủ

5.2.2 Điều trị viem tá tràng bằng lá tía tô

lá tía tô

Lá tía tô điều trị viêm tá tràng

Lá tía tô và một loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đối với người bị viem tá tràng việc sử dụng lá tía tô để hỗ trợ điều trị vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần đem lá tía tô khô hoặc tươi đun lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp nhanh chóng lành các thương tổn trung hòa lượng acid dư thừa và đem lại cải thiện rõ rệt

5.2.3 Điều trị viem tá tràng bằng nước muối

muối

Điều trị viem tá tràng bằng muối

Muối có công dụng kháng khuẩn rất tốt. Khi các triệu chứng viem tá tràng xuất hiện với mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể pha ngay một cốc nước muối ấm để uống, cơn đau sẽ nhanh chóng dịu dần.

5.2.4 Điều trị viem tá tràng bằng bạc hà

bệnh viem tá tràng

Điều trị viem tá tràng bằng bạc hà

Bạc hà theo ghi chép Đông y là vị dược liệu có tính ấm được sử dụng điều trị viem tá tràng rất hiệu quả và an toàn

Cách dùng

– Lấy 2 – 3 lá bạc hà tươi rửa sạch và nhai sống mỗi ngày.

6. Thực phẩm dành cho người viem tá tràng

Để giúp cho tình trạng viem tá tràng được cải thiện tốt lên, bên cạnh các phương pháp điều trị sử dụng thuốc Đông và Tây y, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp để ngăn ngừa cũng như giảm thiểu các triệu chứng của viem tá tràng.

Vậy ăn gì sẽ tốt cho người bị viem tá tràng? Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy một số loại thực phẩm dành cho người bị viem tá tràng có thể kể đến đó là:

6.1 Các loại rau xanh đậm

Các loại rau xanh đậm cung cấp một vitamin A, C, K acid folic… dồi dào

Một số loại rau xanh đậm mà người bệnh cần bổ sung như: bông cải xanh, măng tây, đậu xanh, cải xoăn,mầm brussel…rất tốt để cải thiện tình trạng bệnh.

6.2 Các thực phẩm giàu protein

Các thực phẩm giàu protein ít béo cung cấp cho cơ thể nhiều loại protein hữu ích, tham gia vào quá trình sửa chữa các tế bào hư hỏng giúp cho vết thương nhanh chóng lành lại và cải thiện lấp đầy các vết sẹo trên niêm mạc tiêu hóa.

Một số loại thực phẩm giàu protein mà bạn nên sử dụng là: cá, đậu nành, sữa ít béo, thịt nạc, gia cầm da…

6.3 Các thực phẩm chứa nhiều flavonoid

Viem tá tràng thì nên ăn gì? Chắc chắn không thể bỏ qua các thực phẩm chứa nhiều flavonoid được, đây là chất chống oxy hóa rất tốt đối với cơ thể. Chất này có mặt trong hầu hết các loại trái cây, rau củ có màu sắc sặc sỡ.

Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế  thuộc đại học Maryland cho biết bổ sung các thực phẩm giàu flavonoid sẽ giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori

Một số thực phẩm chứa flavonoid mà người bệnh nên dùng là: cần tây, trà xanh, anh đào, nam việt quất, ớt chuông…

6.4 Các thực phẩm người bị viem tá tràng nên tránh

Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa người bệnh cũng nên tránh một số laoij thực ăn để tình trạng bệnh không bị trở nặng lên như: thịt đỏ, caffeine, các chế phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột và các gia vị cay…

Bên cạnh đó người bệnh cũng nên kiêng các loại thực phẩm có thể làm cho ổ loét lan rộng và nghiêm trọng hơn như: nước uống có vị chua ( cam, chanh, mơ…), rượu, bia, đồ uống có cồn, ga.

Bệnh viem tá tràng là bệnh lý có thể điều trị được, chỉ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như có một chế độ ăn uống hợp lí kiên trì chắc chắn tình trạng bệnh của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng và ít để lại biến chứng nghiêm trọng

>>>>>> Đọc thêm: Những Người Mắc Bệnh Viêm Tá Tràng Nên Kiêng Ăn Gì Để Tốt Cho Bệnh Tình

bệnh viem tá tràng

Các loại rau có màu xanh đậm rất tốt cho người bị viem tá tràng

7. Một vài lưu ý cần chú tâm dành cho những người bệnh bị viem tá tràng

Để cho quá trình điều trị đem lại hiệu quả cao người bệnh viem tá tràng cần chú ý một số điểm sau:

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ đúng bữa, không ăn quá no hoặc quá đói. Hạn chế các loại thực phẩm chua cay, các chất kích thích…

– Ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa làm việc, không nằm tại chỗ hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.

–  Không nên thức khuya, ngủ đủ giấc ( 7 – 8 tiếng mỗi ngày ). Không nên để cơ thể bị áp lực, căng thẳng trong thời gian dài. Có thể ngồi thiền, nghe nhạc… để cơ thể được thư thái.

– Hạn chế dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID khi không cần thiết.

– Dành ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày để rèn luyện thể dục thể thao nhằm kích thích nhu động ruột thúc đẩy hoạt động tiêu hóa tốt hơn

– Sớm đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời và tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu điều trị

+ Khi bạn cảm nhận thấy cơ thể mình có sự hiện diện của những dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời. Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn

+ Nghiêm túc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng. Tái khám đúng lịch hẹn để được kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị và được điều chỉnh sao cho phù hợp hơn nếu có bất thường xảy ra.

– Đối với bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa:

+ Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại chỗ, tránh đi lại vận động mạnh.

+ Ăn thức ăn dạng lỏng ( cháo loãng, sữa, súp ) dễ tiêu hóa, chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa đến khi hết đau và các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa thì có thể cho ăn đặc ( cơm nát, cháo ) rồi ăn dần trở lại như bình thường.

+ Ăn chậm nhai kỹ, có thể uống sữa hoặc ăn nhẹ không nên để dạ dày rỗng vào buổi tối.

Bệnh viem tá tràng là căn bệnh phổ biến, có thể điều trị dứt điểm nếu lựa chọn đúng phương pháp và kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Hãy trở thành một người thông minh sáng suốt và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, gia đình và mọi người xung quanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viem tá tràng hoặc có những đóng góp thêm bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 hoặc truy cập vào Website: scurmafizzy.com để có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về các căn bệnh đường tiêu hóa nhé. Scurma Fizzy luôn luôn bên cạnh bạn !

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091