Viêm Trào Ngược Thực Quản Độ A Có Thật Sự Đáng Sợ Không
Viêm trào ngược thực quản độ a là một cách gọi thiếu chính xác của trào ngược dạ dày độ a. Dựa vào tính nghiêm trọng của bệnh lý, các triệu chứng ở mức độ nặng nhẹ, trào ngược dạ dày được các chuyên gia chia thành 5 cấp độ từ nhẹ đến nặng là 0, A, B, C, D. Bệnh được giát hiện ở giai đoạn sớm, đặc biệt là giai đoạn A sẽ đem lại hiệu quả điều trị lớn hơn, kết quả tốt hơn và giảm nhiều nguy cơ biến chứng.
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị, dịch mật trào từ dạ dày ngược lên thực quản. Gọi là trào ngược dạ dày – thực quản nếu tình trạng trên xảy ra trên 2 lần/tuần. Trào ngược dạ dày thường có những biểu hiện là: Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn ói; đặc trưng hơn là: đau vùng thượng vị, đau tức ngực, có vị đắng ở miệng, cảm giác khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ, ho kéo dài, viêm họng kéo dài,…
Để tiện cho quá trình theo dõi và điều trị, trào ngược dạ dày được chia làm 5 cấp độ 0, A, B, C, D.
- Cấp độ 0: Thực quản chưa bị ảnh hưởng nhiều, không phát hiện rõ viết viêm loét ở tầng niêm mạc thực quản bằng nội soi;
- Cấp độ A: Phát hiện được những vùng viêm, vết loét có kích thước không quá 5mm tại thực quản;
- Cấp độ B: Tầng niêm mạc thực quản xuất hiện nhiều vết trợt, vết loét dải rác có kích thước lớn hơn 5mm, người bệnh có cảm giác đau khi ăn uống, vướng nghẹn ở cổ do thực quản bị chịt hẹp;
- Cấp độ C: Các vết trợt, vết loét cấp độ B tập trung lại với nhau, phạm vi mở rộng hơn, kèm theo hiện tượng loạn sản thực quản. Giai đoạn này là giai đoạn tiền ung thư thực quản, gọi là Barrett thực quản;
- Cấp độ D: Bệnh tiến triển nặng, Barrett thực quản phát triển, nếu không được điều trị kịp thời, viết viêm loét trở nên sâu hơn có thể tới 75% chu vi thực quản.
Viêm trào ngược thực quản độ a chính là cách gọi khác của trào ngược dạ dày độ A với sự xuất hiện của các viết viêm, vết loét tại thực quản do dịch dạ dày trào ngược lên gây ra. Phát hiện trào ngược dạ dày ở giai đoạn sớm – giai đoạn A khi các vết loét còn chưa nặng, thuận lợi cho quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Vậy viêm trào ngược thực quản độ a có biểu hiện như thế nào?
>>> Xem thêm ngay: Trào Ngược Dạ Dày Không Ngủ Được
2. Biểu hiện của viêm trào ngược thực quản độ a?
Viêm trào ngược thực quản độ a là giai đoạn đầu, bệnh mới khởi phát, tầng niêm mạc thực quản bị tổn thương nhẹ, có xuất hiện những vết trợt, loét nhỏ cùng với đó, người bệnh có các biểu hiện như:
- Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua: Ợ hơi không chỉ xuất hiện sau khi ăn no mà người bệnh còn có thể bị ợ hơi ngay cả khi đói kể cả trong trường hợp bụng đói. Khi dạ dày ở trong tình trạng dư thừa acid, hơi ợ lên sẽ có vị chua, kèm theo đó là cảm giác nóng rát vùng thượng vị do hơi có lẫn acid;
- Buồn nôn và nôn: Tần suất xuất hiện tương đối thấp, thường là sau khi ăn no hoặc ăn các loại thực phẩm gây buồn nôn;
- Tăng tiết nước bọt: Khi bị viêm trào ngược thực quản độ a cơ thể có cơ chế bảo vệ tự nhiên là tăng tiết nước bọt nhiều hơn để trung hòa bớt acid có trong thực quản, làm giảm hiện tượng nóng rát vùng thượng vị;
- Nóng rát thượng vị dạ dày: Thường xảy ra đi kèm hiện tượng trào ngược, do dịch vị trào lên thực quản gây tổn thương lớp mô mềm tại đây khiến người bệnh cảm thấy nóng rát;
- Khó nuốt, đắng miệng, có cảm giác vướng nghẹn ở vùng cổ: Người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng nghẹn chủ yếu là do tầng niêm mạc thực quản bị tổn thương, viêm loét nên khi nuốt vào thường có cảm giác đau. Người bệnh bị đắng miệng khi dịch trào ngược có lẫn cả dịch mật. Các triệu chứng này làm người viêm trào ngược thực quản độ a cảm thấy chán ăn, ăn kém dẫn đến cơ thể gầy sút, mệt mỏi;
- Ho, đau họng: Hiện tượng xảy ra khi dịch acid, hơi acid xâm nhập và làm tổn thương hệ thống đường hô hấp sẽ gây ra đau họng, khàn tiếng và ho;
Cần đi thăm khám, kiểm tra tai các cơ sở y khi xuất hiện các triệu chứng trên. Không nên chủ quan vì chúng có thể là dấu hiệu của viêm trào ngược thực quản độ a, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
3. Những phương pháp chẩn đoán viêm trào ngược thực quản độ a
- Nội soi: Nội soi thực quản để phát hiện các tổn thương viêm, các vết loét tại thực quản. Những công nghệ nội soi hiện đại có độ chính xác cao hơn;
- Đo Manometry: Là phương pháp đo áp lực và nhu động của thực quản, để đánh giá tình trạng cơ thắt thực quản trên và dưới giúp chẩn đoán chính xác hơn;
- Đo pH và trở kháng 24h: Phản ánh lượng acid trong thực quản trong 24h đo, giúp xác định thời điểm và thời gian trào ngược. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày-thực quản (GERD);
- Đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa trên: Giúp khẳng định tình trạng tổn thương, viêm thực quản do acid dịch vị ở những người bị trào ngược;
- Kỹ thuật Peptest – định lượng pepsin trong nước bọt: Nước bọt của người bình thường không có chứa pepsin, nếu phát hiện pepsin trong nước bọt, chứng tỏ người đó bị trào ngược. Phương pháp này góp phần chẩn đoán chính xác hơn ở các đối tượng không thể nội soi thực quản như trẻ em hay phụ nữ đang mang thai;
Thực tế, biểu hiện của bệnh viêm trào ngược thực quản độ a tương đối giống với biểu hiện của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác như đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
>>> Xem thêm ngay: 10 Cách Giảm Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả
4. Biến chứng của viêm trào ngược thực quản độ a có nguy hiểm không?
Viêm trào ngược thực quản độ a thực ra không quá nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm nếu nghiêm ngặt tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Lúc này, thực quản mới chỉ tổn thương ở mức độ nhẹ, tình trạng viêm loét còn ít nên lớp niêm mạc thực quản dễ dàng hồi phục nếu được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược diễn ra lâu ngày, không được can thiệp y tế có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Càng về sau, quá trình điều trị càng trở nên khó khăn hơn và thực quản rất khó để khôi phục lại như ban đầu.
Một số biến chứng đáng lo ngại của trào ngược dạ dày có thể xảy ra là:
- Loét thực quản: Các vết loét thực quản có thể phát triển nhanh chóng về cả số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng do các phản ứng viêm diễn ra tại đây;
- Barrett thực quản: Tình trạng viêm trào ngược thực quản độ a kéo dài có thể dẫn đến Barrett thực quản và 5% trong số đó có thể tiến triển thành ung thư thực quản;
- Ung thư thực quản: Có thể phát sinh từ Barrett thực quản, xảy ra nhiều hơn đối với những bệnh nhân trên 50 tuổi;
Để chủ động phòng ngừa các biến chứng của viêm thực quản độ a, người bệnh cần thăm khám bác sĩ khi có những triệu chứng của bệnh và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
5. Điều trị viêm trào ngược thực quản độ a
Viêm trào ngược thực quản độ a đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh nghiêm túc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc điều trị có thể sử dụng cả Đông y và Tây y kết hợp với các biện pháp chăm sóc, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để dự phòng bệnh tái phát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
5.1 Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây để điều trị trào ngược dạ dày rất phổ biến với cơ chế ức chế phản ứng viêm, giảm tiết acid dịch vị dạ dày, tăng cường bảo vệ thực quản,… Một số nhóm thuốc được chỉ định là:
- Thuốc trung hòa axit dịch vị (antacid): Có tác dụng nhanh, ngắn, giúp giảm nồng độ acid trong dạ dày ngay lập tức, giảm các cơn đau dạ dày và đau vùng thượng vị;
- Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Có tác dụng giảm tiết acid dạ dày, tác dụng kéo dài. Người bệnh thường có đáp ứng tốt, các vết loét nhanh lành hơn;
- Thuốc hỗ trợ nhu động; Tăng nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó làm giảm tình trạng trào ngược;.
Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị viêm trào ngược thực quản độ a có nhiều ưu điểm lớn như có tác dụng nhanh, thời gian điều trị ngắn hơn so với Đông y, tiện lợi với người bệnh… Tuy nhiên, thuốc Tây có thể đem lại một số tác dụng không mong muốn nên người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, cần thông báo kịp thời nếu gặp bất cứ triệu chứng bất lợi nào. Không nên tự ý mua thuốc dùng hay thay đổi thuốc, thời gian sử dụng và liều lượng đều có thể làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị bệnh, thậm chí là gây ra các tương tác thuốc, tác dụng phụ khó lường
5.2. Điều trị viêm thực quản trào ngược dạ dày độ A bằng Đông y
Theo quan điểm của Đông y học, hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản là do chứng nghịch khí gây ra. Vì vậy nguyên tắc để chữa bệnh trào ngược là phải giáng khí, kiện tỳ, tăng cường hoạt huyết, tái tạo cân bằng trong cơ thể, để khôi phục lại chức năng của dạ dày.
Các bài thuốc Đông Y thường không mang lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây y nhưng đi sâu vào căn nguyên bệnh, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và điều dưỡng, cân bằng lại cơ thể. Các bài thuốc chữa viêm trào ngược thực quản độ a trong Đông y tập chung vào việc giảm acid dạ dày, ức chế và loại bỏ xoắn khuẩn HP, đồng thời giúp khôi phục lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, làm lành các vết viêm loét.
Các bài thuốc Đông y có ưu điểm chữa bệnh tận gốc, lành tính, mang lại hiệu quả lâu dài, ít tái phát, ít xảy ra các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên lại yêu cầu người bệnh phải kiên trì điều trị trong thời gian dài, tốn nhiều công sức nên hầu như được dùng để dự phòng, bồi bổ cơ thể.
Một bài thuốc Đông y chữa viêm trào ngược thực quản độ a được nhiều người tin tưởng, áp dụng là: Chỉ thực, đại hoàng, mang tiêu, hậu phác; mỗi vị lấy 30g. Sắc thuốc trong khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước thuốc và thêm nước rồi sắc tiếp trong 15 phút nữa. Duy trì uống thuốc từ 1 đến 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
>>> Xem thêm ngay: 8 Bai Thuoc Dan Gian Chua Trao Nguoc Da Day Nhanh
5.3. Thay đổi thói quen để phòng và điều trị bệnh
Những bệnh về đường tiêu hóa thường liên quan trực tiếp với thói quen ăn uống, sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Trào ngược dạ dày rất khó để nhận biết sớm, có những trường hợp còn không có biểu hiện triệu chứng, khi phát hiện thường là lúc bệnh đã nặng, có thể có biến chứng. Vậy, để phòng và điều trị hiệu quả viêm trào ngược thực quản độ a cần kết hợp với việc thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, xác định được chính xác giai đoạn bệnh và có tiến hành điều trị kịp thời;
- Không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định, hướng dẫn của chuyên gia vì các tác dụng không mong muốn của thuốc Tây có thể gây tác động xấu tới dạ dày – thực quản;
- Tránh căng thẳng, lo âu quá độ. Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan trước các áp lực. Tìm cách giải tỏa, thư giãn tâm trí mỗi ngày;
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa như các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc hay sữa chua,… Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các thức uống có ga,…
- Nên ăn chậm, nhai kỹ; Không nên ăn quá no hay vừa ăn vừa nằm;
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, người thừa cân nên giảm béo;
- Không nên thức quá khuya vì thức khuya làm tăng tình trạng trào ngược và gây tổn thương xấu đến dạ dày – thực quản;
- Hoạt động, tập thể dục mỗi ngày để duy trì tinh thần tỉnh táo, cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng;
- Thay đổi tư thế nằm, nên gối phần đầu và cổ cao hơn để hạn chế tình trạng trào ngược về đem;
- Nói không với thuốc lá, thuốc lào và rượu bia cũng như các chất kích thích khác
5.4. Mẹo làm giảm các triệu chứng viêm trào ngược thực quản độ a tại nhà
Để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả cần phải kết hợp sử dụng thuốc với duy trì, xây dựng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học. Ngoài ra, còn có một số biện pháp đẩy lùi các triệu chứng trào ngược bằng phương pháp được dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các bài thuốc dân gian sử dụng các loại nguyên liệu gần gũi với cuộc sống thường nhật như nha đam, mật ong, gừng, nghệ,… Những nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp mau lành vết thương, tăng cường phục hồi các mô bị tổn thương. Nhờ đó, chúng có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa trào ngược, thúc đẩy tái tạo lớp niêm mạc bị tổn thương.
Một số bài mẹo dân gian dùng để làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm trào ngược thực quản độ a phổ biến là:
- Nha đam và mật ong: Xay nhuyễn thịt nha đam rồi trộn đều với mật ong. Mỗi ngày uống khoảng 1 đến 2 lần, kiên trì sử dụng trong khoảng một tháng sẽ thấy các triệu chứng của trào ngược giảm đi đáng kể. Tuy nhiên uống quá nhiều nha đam một lúc có thể gây tiêu chảy vì nha đam có tính nhuận tràng.
- Gừng: Gừng được dùng để điều trị các chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn. Bạn có thể dễ dàng thêm gừng vào món ăn, hoặc nhai sống một nhánh gừng, uống trà gừng đều đem lại hiệu quả. Gừng chưng đường phèn là một cách được nhiều người lựa chọn.
Các mẹo dân gian cần phải kiên trì thực hiện và có kết quả tích cực ở những người bệnh trào ngược còn nhẹ như trào ngược dạ dày độ a và được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị đối với những trường hợp nặng hơn. Tuy nhiên, đáp ứng còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Người bệnh nên đi khám bác sĩ để xác định rõ tình trạng bệnh lý và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về viêm trào ngược thực quản độ a. Trào ngược dạ dày độ A không phải là căn bệnh nguy hiểm nếu bạn phát hiện được tình trạng bệnh sớm và được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan vì thực quản đã bắt đầu xuất hiện những tổn thương, các vết viêm loét ở giai đoạn này. Vì vậy, người bệnh cần chủ động đi khám, kiểm tra thường xuyên.
Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia, dược sĩ của SCurma Fizzy tận tình tư vấn chuyên sâu.