Trào Ngược Dạ Dày Không Ngủ Được

Trào Ngược Dạ Dày Không Ngủ Được

Theo thống kê, mỗi ngày, các bệnh lý tiêu hóa đều có xu hướng gia tăng trong đó có bệnh lý trào ngược dạ dày. Bệnh lý này bị gây ra bởi rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng gặp phải trong bệnh thường khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, không ngủ được. Vậy tình trạng trào ngược dạ dày không ngủ được là gì? Nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất là gì?. Những câu hỏi trên sẽ được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. 

1.Bệnh trào ngược dạ dày không ngủ được là gì?

trao-nguoc-da-day-khong-ngu-duoc-7-dieu-can-biet-1

Trào ngược dạ dày không ngủ được

Bình thường thức ăn được đưa xuống dạ dày do sự mở ra của cơ thắt thực quản dưới. Nhưng ngay sau quá trình này, cơ thắt này sẽ đóng lại ngay để ngăn chặn các dịch tiêu hóa như dịch acid hay các men tiêu hóa đi ngược lên trên phía thực quản.

Trong bệnh trào ngược dạ dày, cơ thắt dưới thực quản bị suy giảm chức năng do sự tác động của nhiều yếu tố khác làm cho nó thường xuyên bị đóng – mở bất thường. Sự mở cơ thắt thực quản bất thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho dịch acid, men tiêu hóa, thức ăn đang tiêu hóa…chui ngược lên gây tổn thương thực quản.

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh gặp nhiều triệu chứng khó chịu khiến bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ thường xuyên. 

2.Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày không ngủ được 

2.1.Do thực quản

Ở một số người, chức năng của cơ thắt thực quản dưới bị suy giảm, dễ bị mở ra gây trào ngược. Các yếu tố có thể gây ra tình trạng này có thể kể đến như: uống nhiều rượu, cafein, hút thuốc lá; do tai nạn chấn thương; bẩm sinh…

2.2.Do dạ dày

trao-nguoc-da-day-khong-ngu-duoc-7-dieu-can-biet-2

Bệnh lý dạ dày gây trào ngược dạ dày không ngủ được

Một số bệnh lý tại dạ dày như viêm loét dạ dày, xung huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…thường có sự tổn thương nhiều trên niêm mạc dạ dày. Khi đó, chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm, thức ăn dễ bị đầy ứ, lên men sinh hơi trong dạ dày tạo ra áp lực lớn tác động lên cơ thắt thực quản dưới. 

Các bệnh lý này thể gây ra bởi nguyên nhân như:

  • Ăn nhiều đồ ăn vị cay, tính nóng gây kích ứng dạ dày
  • Uống bia, rượu, hút thuốc lá: gây tăng bài tiết acid và giảm bài tiết chất nhầy
  • Lạm dụng thuốc NSAIDs: gây ức chế enzym COX nên chất nhầy bảo vệ niêm mạc bị ức chế bài tiết
  • Vi khuẩn Hp: gây tăng bài tiết acid dạ dày
  • Stress: tăng tiết bài tiết acid do dự kích thích từ hormon cortisol. Đồng thời stress gây rối loạn hoạt động của nhu động thực quản, dạ dày, ruột. 

2.3.Chế độ ăn

Ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu

Ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu như đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm sinh hơi như rau cải…Sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm gia tăng áp lực tiêu hóa lên dạ dày từ đó áp lực lên cơ thắt dưới thực quản cũng tăng lên, dễ gây trào ngược.

Nằm ngay sau khi ăn

Thói quen nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến thực ăn khó di chuyển được trong lòng ống tiêu hóa, chúng có xu hướng tích ứ lại ở phía trên dạ dày nên áp lực tăng lên ở dạ dày và thực quản.

Ăn quá no, quá nhanh

Ăn quá nhanh tức là khi bạn đưa thức ăn xuống dạ dày với tốc độ nhanh. Thói quen này đem lại nhiều tác hại đến hệ tiêu hóa. Bình thường, thức ăn cần được nhai nát và thủy phân một phần tinh bột nhờ enzym trong nước bọt, sau đó chúng mới theo nhu động thực quản đến dạ dày. 

Khi ăn quá nhanh, thức ăn không được trải qua quá nhanh tiêu hóa sơ bộ tại miệng mà được chuyển nhanh xuống dạ dày. Đồng thời do thức ăn xuống quá nhanh, trong khi thức ăn cũ vẫn còn ở trong dạ dày nên tình trạng đầy ứ thức ăn dễ xảy ra. Thức ăn bị ức lại còn rất dễ bị lên men sinh hơi do vi nấm và vi khuẩn. 

>>>> Đọc thêm: Dạ Dày Trào Ngược Hội Chứng, Điều Trị Thế Nào Tại Nhà?

2.4.Béo phì

beo-phi-gay-benh

Béo phì

Những người béo phì thường rất dễ bị tình trạng này do khối lượng cơ thể chèn ép nhiều gây tăng áp lực lên cơ thắt dưới thực quản. 

2.5.Thoát vị hoành

Dưới tác dụng của cơ hoành, dạ dày luôn được giữ ở vị trí dưới cơ hoành để tránh làm gia tăng áp lực lên thực quản. 

Trong hiện tượng thoát vị hoành, dạ dày có khả năng nhô lên chèn ép vào cơ hoành, hiện tượng trào ngược dễ xảy ra. 

3.Triệu chứng trào ngược dạ dày không ngủ được

trao-nguoc-da-day-khong-ngu-duoc-7-dieu-can-biet-4

Các triệu chứng thường gặp

3.1.Đau rát ngực

Dịch acid trào ngược tấn công trực tiếp vào lớp niêm mạc thực quản gây viêm, sưng, phù nề. Do đó, bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát ngực. Cảm giác đau tăng lên nhiều khi ăn uống do thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên thực quản.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thừa Acid Là Tình Trạng Thế Nào? Làm Gì Để Giảm Acid Dạ Dày Thừa?

3.2.Ho

Ho sẽ giúp tống đẩy dịch acid ra ngoài, tránh tổn thương gia tăng trên thực quản và các vùng mô lân cận. 

Hầu hết các bệnh nhân thường gặp triệu chứng ho đờm, do lớp đờm nhầy cũng được cơ thể bài tiết để bao bọc, bảo vệ niêm mạc. 

3.3.Nôn

Nôn là triệu chứng thường gặp trên các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày không ngủ được. Đây là một phản xạ của cơ thể giúp đẩy một phần thức ăn ra khỏi dạ dày từ đó giảm áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản. Đồng thời, nôn cũng giúp đẩy bớt acid ở thực quản ra ngoài.

3.4.Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Lượng hơi quá lớn từ quá trình lên men trong dạ dày sẽ được giải phóng ra ngoài thông qua động tác ợ. 

Khi ợ, người bệnh thường cảm nhận thấy hơi nóng và có vị chua. Vị chua ở đây do dịch acid trào ngược lên tạo thành, còn cảm giác nóng cảm nhận được là do nhiệt độ nóng trong dạ dày. 

3.5.Tiết nhiều nước bọt

Nước bọt được kích thích bài tiết ra nhiều để pha loãng bớt acid trong thực quản và trong lòng dạ dày. 

4.Biến chứng trào ngược dạ dày không ngủ được

Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết thực quản, ung thư thực quản…

4.1.Viêm nhiễm hệ hô hấp

Sự trào ngược acid tiếp tục diễn ra mạnh, không được kiểm soát, dịch acid tiếp tục tấn công gây viêm, loét ở hệ hô hấp. Các hệ vi khuẩn cộng sinh ở đây có cơ hội phát triển và gây bệnh. Bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng như ho, sốt, nghẹt mũi, nhức đầu…

4.2.Xuất huyết thực quản

Xuất huyết thực quản là tình trạng máu chảy ra từ các vết viêm loét trên thực quản. Máu là một yếu tố lạ trong đường ống tiêu hóa nên sẽ được thải ra ngoài. Bệnh nhân có biểu hiện ho ra máu, dịch nôn lẫn máu hay đi ngoài lẫn máu đen

4.3.Ung thư thực quản

Các tế bào bị viêm nặng trên thực quản, sẽ bị chết theo chương trình. Để thay thế cho những tế bào tổn thương đó, các mô xơ dần được hình thành. Sự hình thành quá mức các mô này sẽ khiến cấu trúc tế bào lớp lót trong thực quản thay đổi, kích thích sự hình thành các khối u trên thực quản. 

Ung thư thực quản không phải là biến chứng hiếm gặp, có thể được điều trị tốt nếu được tầm soát sớm. Tuy nhiên, hầu hết trên lâm sàng, biến chứng này được phát hiện thường ở giai đoạn muộn, đáp ứng kém với điều trị. 

Bệnh nhân bị ung thư thực quản thường có biểu hiện như sụt giảm cân, thường xuyên ho ra máu, nôn ra máu, đau tức vùng ngực dữ dội…

Hiện nay bệnh nhân thường các áp dụng các phương pháp như hóa trị, xạ trị, mổ nội soi…để điều trị biến chứng này. 

5.Chẩn đoán trào ngược dạ dày không ngủ được

Cùng với sự phát triển của y học và khoa học công nghệ, các phương pháp chẩn đoán bệnh nói chung và các bệnh lý tiêu hóa nói riêng đã trở nên rất phong phú. Thông thường, người bệnh cần phải tiến hành kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để có thể cho kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng của bệnh. 

5.1.Đo pH thực quản

Dịch acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các tổn thương nghiêm trọng tại đây. Do vậy, việc đo pH thực quản là cần thiết. Độ pH thực quản càng thấp thì lượng acid bị trào ngược lên càng nhiều, mức độ bệnh nặng.

Ngược lại nếu độ pH thực quản cao thì mức độ trào ngược acid lên còn nhẹ, bệnh nhân có thể khôi phục nhanh bằng các phương pháp điều trị như thay đổi chế độ ăn, uống, sinh hoạt, sử dụng thảo dược thiên nhiên. 

5.2.Test tìm vi khuẩn Hp

Các test tìm vi khuẩn Hp gồm:

  • Test hơi thở tìm vi khuẩn Hp
  • Test tìm vi khuẩn trong phân
  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu của vi khuẩn Hp trong máu

5.3.Nội soi

Nội soi là phương pháp phổ biến được áp dụng rất nhiều trong điều trị và chẩn đoán các bệnh tiêu hoá. 

noi-soi

Nội soi là phương pháp phổ biến được áp dụng rất nhiều trong điều trị và chẩn đoán các bệnh tiêu hoá

Trước một ngày thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần nhịn ăn, có thể uống các loại nước, sữa trắng, điều này sẽ giúp quan sát tốt hơn các hình ảnh tổn thương trên niêm mạc tiêu hóa. 

Bệnh nhân được sử dụng các biện pháp gây mê để hạn chế cảm giác đau đớn, khó chịu khi tiến hành nội soi. Sau khi gây mê, ống nội soi được luồn vào đường ống tiêu hóa từ miệng. Hình ảnh thực quản, dạ dày được camera truyền tải lại trên màn hình của máy.

Thông qua các hình ảnh này, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân gây bệnh có phải từ dạ dày hay không? mức độ nặng của bệnh?

6.Điều trị trào ngược dạ dày không ngủ được

6.1.Thuốc tây điều trị trào ngược dạ dày không ngủ được

Để điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh và giảm các triệu chứng, bệnh nhân thường được chỉ định rất nhiều nhóm thuốc khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, mức độ nặng của bệnh mà các nhóm thuốc được chỉ định cho mỗi người có thể không giống nhau.

6.1.1.Antacid

Antacid hay còn gọi là các thuốc trung hòa acid dạ dày. Các dược chất phổ biến trong nhóm có thể kể đến như nhôm hydroxit, magie hydroxit, natri bicarbonat…

Các chất này có tính kiềm nên khi vào đến dạ dày, chúng sẽ phát huy vai trò trung hòa bớt acid dạ dày. Antacid cần được sử dụng sau bữa ăn vài giờ, tuyệt đối không sử dụng trước ăn do lúc đó, chúng sẽ trung hòa hết axit dạ dày, thức ăn không thể tiêu hóa được. 

>>>> Tìm hiểu ngay: Cái Lợi Và Cái Hại Tới Từ Một Viên Thuốc Trung Hòa Acid Dạ Dày

6.1.2.Ức chế bơm proton

Bơm proton là bơm tổng hợp và bài tiết ra dịch acid dạ dày. Có rất nhiều các chất, các yếu tố kích thích khác nhau tham gia vào quá trình tổng hợp acid. Có thể kể đến như acetylcholin, histamin, gastrin…

Khi sử dụng các thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, lansoprazol,…các chất này sẽ tạo liên kết bất thuận nghịch với bơm từ đó khiến bơm này bị bất hoạt, khiến acid dạ dày không được tổng hợp ra trong một thời gian. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để hồi phục những tổn thương trên dạ dày, thực quản do dịch acid gây ra. 

6.1.3.Kháng H2

Các thuốc kháng H2 có bản chất tương tự như histamin nội sinh nên sẽ xảy ra hiện tượng ức chế cạnh tranh gắn với receptor H2 khi sử dụng. 

Các dược chất chính của nhóm bao gồm cimetidin, ranitidin…

Có thể thấy, quá trình tổng hợp acid chỉ bị bất hoạt theo con đường của histamin. Còn các con đường bài tiết khác vẫn diễn ra như bình thường. Do đó, vai trò của nhóm thuốc này trong điều trị hiện nay tương đối hẹp, chúng dần bị thay thế bởi các thuốc nhóm ức chế bơm proton. 

6.1.4.Kháng sinh

Các kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin,…có thể được chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn H.pylori. Đối với các trường hợp khác, việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết nên bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc này. 

6.1.5.Các thuốc khác

Một số thuốc khác có thể được kê chi bệnh nhân để giảm các triệu chứng như

  • Thuốc chống nôn: được kê khi bệnh nhân bị nôn quá nhiều gây mệt mỏi, mất nước, điện giải, suy kiệt tuần hoàn
  • Thuốc giảm ho, long đờm: giảm nhanh triệu chứng ho đờm kéo dài
  • Thuốc bao vết loét: có vai trò bao bọc các tổn thương niêm mạc để tránh sự tấn công trực tiếp từ dịch acid.

6.2.Thảo dược chữa trào ngược dạ dày không ngủ được

Các thuốc tây sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, kể cả các trường hợp nặng do đó sử dụng thuốc tây trong điều trị là cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc tây kéo dài, có thể gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc. Do đó, lúc này bạn cần áp dụng thêm biện pháp sử dụng các thảo dược trong điều trị.

Sử dụng thảo dược trong điều trị đem lại nhiều tác dụng như: hiệu quả điều trị bệnh tốt, an toàn với cơ thể, rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng, cấp tính thuốc thảo dược không nên được sử dụng đơn độc do chúng cần thời gian lâu hơn để phát huy tác dụng so với thuốc tây.

Dưới đây là hai vị thảo dược phổ biến được nhiều người áp dụng nhất trong điều trị. 

6.2.1.Nghệ

Nghệ có chứa hàm lượng cao curcumin có vai trò tốt trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Nó có tác dụng trung hòa acid dạ dày, kháng viêm tiêu trùng và kích thích tiêu hóa. 

Do đó khi sử dụng nghệ, nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn Hp gây bệnh, giảm sự viêm nhiễm ở dạ dày và thực quản. Acid dạ dày được trung hòa nên độ acid dạ dày giảm giúp hạn chế sự tổn thương thực quản. Đồng thời thức ăn cũng được lưu thông tốt hơn trong hệ tiêu hóa nên giảm tình trạng ứ trệ thức ăn. 

bot-nghe

Nghệ

Hiện nay nghệ được bán dưới hai dạng là nghệ tươi và bột nghệ. Trong trường hợp này bệnh nhân nên lựa chọn bột nghệ trong điều trị. Do trong nghệ tươi có chứa tinh dầu nghệ, chất này gây ra sự tổn thương tế bào gan nếu dùng dài ngày.

Để sử dụng bột nghệ, bạn hãy trộn nó với một lượng nhỏ mật ong. Khối bột ẩm sau khi trộn được nặn thành những viên hoàn nhỏ. Nếu bạn muốn sử dụng các viên này để uống trực tiếp thì nên nặn thành những viên bé có kích cỡ tương tự một thuốc viên nén. Ngược lại, nếu bạn muốn sử dụng chúng để pha với nước ấm uống thì có thể nặn thành các viên lớn hơn. 

Mỗi sáng bạn uống 2 – 3 viên hoặc sử dụng 2 viên lớn để hòa với nước ấm uống. Cần kiên trì sử dụng trong vài tuần để thấy được tác dụng.

6.2.2.Gừng

Gừng có vị cay tính ôn nóng được nhiều gia định sử dụng trong chế biến món ăn cũng như chữa bệnh. 

Trong y học cổ truyền gừng được bào chế ở hai dạng là can khương – gừng khô và sinh khương – gừng tươi. Cả hai dạng thuốc này đều có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý dạ dày trong đó có tình trạng trào ngược dạ dày không ngủ được. 

Gừng có tác dụng kháng khuẩn chống viêm mạnh nên rất phù hợp cho bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giảm đau, giảm acid dạ dày và hỗ trợ giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nôn, đau rát,…

Để sử dụng gừng trong điều trị bệnh, cách đơn giản nhất bạn có thể mua củ gừng tươi về để chế biến theo các cách như:

  • Gọt sạch vỏ, ngậm vài lát gừng tươi trong miệng trong vài phút
  • Pha trà gừng ấm mỗi sáng
  • Ăn các món ăn được chế biến từ củ gừng

Bạn chỉ nên sử dụng gừng vài ngày cách nhau trong tuần do gừng có tính nóng có thể khiến cơ thể bị nóng trong. Tránh sử dụng gừng đối với các trường hợp đang bị xuất huyết và phụ nữ có thai. 

7.Chế độ ăn uống và sinh hoạt khi bị trào ngược dạ dày không ngủ được?

Các chuyên gia của chúng tôi đưa ra một số lời khuyên cho bạn như sau:

  • Hạn chế ăn cay, nóng nhiều
  • Hạn chế sử dụng thường xuyên các loại quả chi citrus như cam, bưởi, quýt do có chứa nhiều acid hữu cơ làm tăng độ acid dạ dày
  • Không nên ăn quá nhanh, no, ăn khuya hay bỏ bữa
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc để tránh làm giảm tác dụng của thuốc điều trị cũng như làm bệnh nặng hơn
  • Không lạm dụng, tự ý sử dụng các thuốc NSAIDs, kháng sinh
  • Tránh stress, căng thẳng
  • Tham gia tập luyện thể thao để hệ tiêu hóa hoạt động điều hòa hơn 
  • Kê gối cao để ngủ

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về tình trạng trào ngược dạ dày. Nhìn chung đây là bệnh lý thường gặp trong thực tế do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân bị bệnh lý này phải đối mặt với nhiều triệu chứng và biến chứng khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. 

Để bệnh nhanh chóng cải thiện, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, áp dụng các biện pháp điều trị bằng thảo dược và thuốc tây.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh lý dạ dày khác, hãy liên hệ tới chúng tôi theo hotline: 18006091

Tham khảo: 

http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091