Vừa Đau Dạ Dày Vừa Đau Đại Tràng Thì Chữa Như Thế Nào

Vừa Đau Dạ Dày Vừa Đau Đại Tràng Thì Chữa Như Thế Nào

Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là tình trạng bệnh lý thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa. Vậy làm sao để phân biệt hai căn bệnh này và phải làm gì nếu mắc cả hai cùng lúc? Bài viết dưới đây sẽ gỡ bỏ những khúc mắc của quý độc giả về bệnh lý khi vừa đau dạ dày vừa đau tá tràng.

1.Một số thông tin về đau dạ dày và đau đại tràng

vua-dau-da-day-vua-dau-dai-trang-1

Đau dạ dày và đau đại tràng

1.1.Đau dạ dày

1.1.1.Triệu chứng

Đau dạ dày là do những viêm, loét bên trong lớp niêm mạc dạ dày khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu và mệt mỏi.

Khi đau dạ dày, bệnh nhân sẽ thường có một số triệu chứng như sau:

  • Thường xuyên bị đau ở vùng thượng vị (vùng dưới xương ức và trên rốn, nằm giữa 2 mạn sườn)
  • Những cơn đau thường diễn ra theo chu kì, theo từng đợt
  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, nóng rát, cồn cào ở vùng bụng
  • Ợ hơi, ợ chua thường xuyên xảy ra do chướng bụng, trào ngược dạ dày
  • Khi đi đại tiện có thể có máu, do đường tiêu hóa bị tổn thương

1.1.2.Nguyên nhân

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp và phổ biến ở nhiều người trong nhiều độ tuổi. Khoa học đã chứng minh rằng nguyên nhân gây đau dạ dày thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. 

Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân chính của bệnh đau dạ dày.

  • Vi khuẩn, nấm có hại: những loại vi khuẩn có hại, điển hình như HP (Helicobacter pylori) khu trú trong dạ dày sẽ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây đau, xuất huyết dạ dày.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, quá chua, quá cay cũng khiến dạ dày phải làm việc mệt hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.
  • Tâm lý: Những người làm việc dưới áp lực cao, thường xuyên bị stress sẽ thường mắc bệnh về tiêu hóa và dạ dày.
  • Bệnh lý khác: Đau dạ dày có thể là do bệnh nhân mắc phải một số bệnh khác trước đó như ung thư, viêm ruột…
  • Sử dụng thuốc quá liều: kháng sinh có thể diệt vi khuẩn trong dạ dày làm mất cân bằng môi trường vốn có khiến bệnh trầm trọng hơn.

1.2.Đau đại tràng

Khu vực niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây ra viêm đại tràng. Tùy mức độ mà bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng, dấu hiệu khác nhau. Trong trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến xuất huyết, ung thư…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

1.2.1.Triệu chứng

Viêm đại tràng có thể thuộc diện cấp tính và mãn tính. Dưới đây là một vài triệu chứng của từng dạng

Viêm đại tràng cấp tính:

  • Đau bụng: Đau ở vùng dọc theo khung đại tràng và vùng bụng dưới. Triệu chứng mà người bệnh hay gặp phải là căng cứng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Tiêu chảy: Rối loạn bộ phận tiêu hóa, hấp thụ thức ăn khiến người bệnh bị tiêu chảy nhiều lần, phân thường lỏng và có thể có máu.
  • Chán ăn: Đây là triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.

Viêm đại tràng mãn tính

  • Đau bụng kéo dài: Bệnh kéo dài khiến bệnh nhân thường có những cơn đau âm ỉ, dai dẳng diễn ra lâu ngày,
  • Đại tiện bất thường: Người bệnh bị rối loạn, tiêu chảy. Một ngày bệnh nhân có thể đi đại tiện đến 4, 5 lần.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Khi cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm kém thì về lâu dài sẽ không còn hứng thú với việc ăn uống gây chán ăn, suy nhược cơ thể.

1.2.2.Nguyên nhân

  • Vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến đường ruột
  • Bệnh Crohn gây viêm tắc đường ruột, xuất huyết tiêu hóa…
  • Bệnh lao: một số nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc bệnh lao thường có nguy cơ cao mắc thêm bệnh về đại tràng
  • Thuốc kháng sinh: những viên thuốc kháng sinh có thể đem đến cho bạn hiệu quả tức thời nhưng đau đớn lâu dài nếu bạn lạm dụng.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân liên quan đến đường tiêu hóa, đường ruột, stress, căng thẳng cũng khiến viêm đại tràng dễ dàng diễn ra.

>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Hay Gặp Khi Nào

2.Điểm chung của đau dạ dày và đau đại tràng

Một nguyên nhân cơ bản khiến nhiều bệnh nhân không biết rằng mình mắc cả hai căn bệnh này là do triệu chứng của chúng khá giống nhau.Tổng kết thông tin từ hai mục trên, những bệnh nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng sẽ gặp những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, trướng bụng và có thể là đi ngoài phân lỏng. 

vua-dau-da-day-vua-dau-dai-trang-2

Triệu chứng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng gây ra nhiều phiền toái cho người mắc

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị ợ hơi và trào ngược dạ dày nghĩ mình đã mắc bệnh dạ dày nhưng không biết rằng mình có thể mắc cả hai chứng bệnh. Vì vậy mà khi điều trị xong đau dạ dày thì triệu chứng vẫn chưa khỏi hẳn. Do đó việc kết hợp chữa trị cả hai bệnh này cùng lúc là vô cùng quan trọng.

3.Do đâu mà bạn lại vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng?

3.1.Vi khuẩn có hại di chuyển từ dạ dày xuống đại tràng

Dạ dày và đại tràng là hai cơ quan vô cùng quan trọng của hệ tiêu hóa và có liên quan mật thiết đến nhau. Chính vì điều này mà khi bạn đau dạ dày thì sau một thời gian bạn có thể mắc thêm cả đau đại tràng và ngược lại. Tại dạ dày, các acid do dịch vị tiết ra sẽ chứa các enzym cần thiết kết hợp với những hoạt động đảo trộn, nhào bóp để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Khi lượng acid trong dạ dày bị dư thừa sẽ bào mòn lớp niêm mạc và khiến bạn bị đau dạ dày.

Hầu như những thuốc chữa bệnh đau dạ dày sẽ có tác dụng trung hòa môi trường acid và bảo vệ lớp niêm mạc trong dạ dày. Biện pháp bảo vệ này cũng là con dao hai lưỡi. Vì không chỉ tiêu hóa và tiết enzym có lợi, môi trường acid trong dạ dày còn có vai trò vô cùng quan trọng trong diệt trừ những vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa. 

Khi sử dụng những loại kháng sinh này, những vi khuẩn có hại sẽ đi xuống phía dưới và gây sức ép lên đường ruột, đặc biệt là đại tràng.

vua-dau-da-day-vua-dau-dai-trang-2

Nguyên nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng

3.2.Tăng tỉ lệ vi khuẩn có hại

Không những khiến vi khuẩn có hại sinh sôi mạnh mẽ hơn, kháng sinh còn có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó mà tỉ lệ cân bằng tự nhiên: 85 vi khuẩn có lợi trên 15 vi khuẩn có hại bị phá vỡ gây những tổn thương nghiêm trọng cho đường ruột.

Đối với người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) thì thường bác sĩ sẽ kê đến hai, ba loại kháng sinh cho bệnh nhân. Điều này sẽ cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày và đại tràng.

Nắm được nguyên nhân khiến việc vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng xảy ra sẽ khiến chúng ta dễ dàng tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả hơn. Bởi xét cho cùng, nguyên nhân của những căn bệnh đường tiêu hóa này đều do việc ăn uống, vệ sinh và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nếu chẳng may mắc hai căn bệnh này cùng một lúc chúng ta cần làm gì?

>>>> Xem thêm về: Vi Khuẩn Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Cần Làm Gì Khi Nhiễm Khuẩn Này?

4.Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả khi vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng?

Đau dạ dày đi kèm với đau đại tràng sẽ khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn nhưng không có nghĩa là không thực hiện được. Để bảo vệ đường tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể của bạn thì bạn cần điều trị dạ dày của mình để những triệu chứng ở đại tràng không trầm trọng thêm. Tương tự như vậy thì để dạ dày của bạn nhanh lành lặn thì bạn cũng nên dành sự quan tâm đúng mực đến đại tràng của mình.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bắt nguồn từ gốc rễ của vấn đề, lấy bệnh nhân làm trung tâm và tập trung vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân.

4.1.Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bạn. Điều này sẽ không chỉ giúp điều trị những căn bệnh về tiêu hóa mà còn giúp bạn có một tinh thần, trí óc khỏe mạnh.

vua-dau-da-day-vua-dau-dai-trang-4

Chế độ ăn uống khoa học

  • Tạm biệt đồ ăn nhanh, chiên, xào sẵn nhiều dầu mỡ. Lớp dầu mỡ bao quanh thức ăn sẽ làm giảm hiệu quả của các men tiêu hóa như albumin, amylase…. Do vậy mà những món ăn này sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu… khiến dạ dày và đường ruột của bạn phải gánh chịu một áp lực không hề nhỏ.
  • Hạn chế những món ăn chua. Những món chua chứa một lượng acid đáng kể nên ăn một lượng vừa đủ sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, như ông cha ta đã nói: Cái gì quá nhiều cũng không tốt. Lượng acid dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng xảy ra.
  • Tránh những món cay nóng. Những món cay nóng sẽ vô cùng kích thích vị giác và cũng là món khoái khẩu cho nhiều người. Tuy nhiên trong đó chứa Capsaicin – một chất kích ứng niêm mạc dạ dày gây đầy bụng khó tiêu. Lâu ngày sẽ khiến dạ dày đau đớn dẫn đến những hệ lụy khác cho đường ruột.
  • Nói không với những chất kích thích như bia, rượu, cà phê: Những vi khuẩn có lợi trong dạ dày, đại tràng sẽ rất dễ bị những chất kích thích tiêu diệt. Tránh xa những thức uống này sẽ làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bạn.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả để giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. 
  • Ăn vừa đủ tinh bột
  • Sữa chua rất tốt cho đường tiêu hóa, đặc biệt là với những người đau dạ dày và viêm đại tràng. Đường lactose có trong sữa chua sẽ chuyển thành các đường đơn tiêu hóa tốt và sau đó sẽ chuyển thành acid lactic là một men tiêu hóa vô cùng tuyệt vời. Acid lactic sẽ giúp cho quá trình phát triển của những vi khuẩn có lợi và tiêu diệt những vi khuẩn có hại.
  • Chế biến kĩ thức ăn, ăn chín uống sôi: Khi bạn vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng thì cách tốt nhất là bạn nên chọn cho mình một phương pháp chế biến đồ ăn an toàn và hợp lý. Đồ ăn phải được cắt nhỏ, nấu chín. Như vậy thì khi tiêu hóa sẽ làm giảm bớt áp lực cho dạ dày của bạn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
  • Không ăn đồ sống: trong thực phẩm sống chứa nhiều vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa của bạn, chúng có thể ăn mòn và hủy hoại đường tiêu hóa của bạn một cách triệt để.

4.2.Chế độ sinh hoạt điều độ

Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học thì kết hợp thêm một chế độ sinh hoạt hợp lý là vô cùng cần thiết để điều trị triệu chứng khi vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.

vua-dau-da-day-vua-dau-dai-trang-5

Chế độ sinh hoạt điều độ

  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên: những bài thể dục có tác dụng cực kì hiệu quả trong điều trị bệnh dạ dày, đại tràng cũng như bồi bổ sức khỏe. Có rất nhiều bài tập thể dục giúp mát xa nhẹ nhàng vùng bụng, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn hay làm giảm các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua…. Đặc biệt, việc kết hợp hơi thở trong lúc tập sẽ giúp cải thiện và nâng cao chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.
  • Tránh stress trong công việc và cuộc sống: Stress, lo âu là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta mắc nhiều bệnh trầm trọng. Khi bạn khó chịu, nóng nảy, stress, não bộ sẽ chịu ảnh hưởng. Lúc này não sẽ truyền các tín hiệu đến dạ dày gây ra co thắt thực quản, tăng acid trong dạ dày. Khi đó cơ chế bệnh sinh xảy ra làm người bệnh viêm loét dạ dày. Từ viêm dạ dày chuyển sang vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng là một con đường ngắn ngủi và khó tránh. Vì vậy, hãy cố gắng giữ cho tâm lý thật thoải mái, vui vẻ để giữ cho mình một sức khỏe tốt nhất.
  • Ăn uống đúng giờ: Ăn uống hợp lý thôi chưa đủ. Dạ dày hay đại tràng là những bộ phận sống và có những khung giờ hoạt động sinh lý nhất định. Bạn không thể ép dạ dày, đại tràng của bạn hoạt động lúc 12 giờ đêm trong khi đó là thời gian để các bộ phận này nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Chính vì vậy, ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ số bữa và đủ chất dinh dưỡng sẽ rất cần thiết để bảo vệ dạ dày và đại tràng của bạn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Top 9 Bài Tập Thể Dục Cho Người Đau Dạ Dày

4.3.Một số bài thuốc dân gian hữu dụng cho bệnh nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.

  • Nghệ và mật ong: Không chỉ dễ kiếm, gần gũi mà nghệ và mật ong còn có công dụng vô cùng tuyệt vời trong điều trị bệnh liên quan đến các bệnh lý của tiêu hóa, đặc biệt là bệnh về dạ dày và đại tràng. Bạn nên chuẩn bị sẵn một hũ tinh bột nghệ tại nhà. Mỗi sáng bạn có thể uống một cốc tinh bột nghệ và mật ong để làm ấm đường tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa trong ngày được hiệu quả.
    vua-dau-da-day-vua-dau-dai-trang-6

    Một số bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày và đại tràng

  • Nước ấm: thật sự đây là một phương pháp vô cùng đơn giản mà hiệu quả. Nước ấm có khả năng trung hòa lại acid trong dạ dày, đưa cân bằng trong dạ dày về lại trạng thái ban đầu, giảm sự kích thích của lớp niêm mạc dạ dày giúp giảm đau, khiến bạn cảm thấy thư thái và dễ chịu hơn.
  • Trà cam thảo: Cam thảo là một vị thuốc quý trong Đông Y thường xuyên được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa…Nhờ hàm lượng chất oxy hóa cao có tác dụng trong trung hòa dịch vị dạ dày và làm lành những vết thương của đường tiêu hóa. Khi vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng bạn có thể sử dụng trà này hàng ngày. Chỉ cần một đến vài gam rễ cam thảo sắc cùng nước tinh khiết, bạn đã có một ly trà thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
  • Nha đam: Nha đam chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể nên thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc. Vị ngọt nhạt và tính hàn của nha đam sẽ giúp làm dịu, làm giảm những cơn đau rát, khó chịu trong dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ của đại tràng được dễ dàng hơn. 

5.Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng thì nên ưu tiên chữa cho bộ phận nào trước?

Như đã phân tích ở trên, việc giảm acid dạ dày sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chính nó mà còn gây hại đến những cơ quan tiêu hóa khác. Vì vậy chữa trị tốt cho dạ dày sẽ khiến cho đại tràng của bạn khỏe mạnh hơn. Nhưng không có nghĩa chỉ điều trị dạ dày là đủ. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân chữa bệnh dạ dày khỏi nhưng các triệu chứng vẫn tiếp diễn. Vì vậy, bồi bổ cho chức năng của đại tràng cũng vô cùng quan trọng. Đại tràng khỏe sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, làm giảm gánh nặng cho dạ dày.

Như vậy các bạn đã có câu trả lời cho việc: Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng thì nên ưu tiên chữa cái nào trước. Thực ra không có câu trả lời hoàn toàn chính xác ở đây. Điều quan trọng là các bạn cố gắng duy trì ăn uống và sinh hoạt điều độ để cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng hoàn toàn khỏe mạnh. Khi đó bạn hoàn toàn có thể chiến thắng cơn đau dạ dày và đại tràng.

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích về một vấn đề sức khỏe rất hay gặp phải – vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng. Mong rằng thông qua bài viết này, độc giả sẽ trang bị được cho mình những hiểu biết cần thiết trong nhận biết, phòng ngừa và điều trị khi quá trình đau dạ dày và đại tràng diễn ra song song để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh lý của dạ dày – tá tràng hay cần tư vấn thêm, quý độc giả vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091