Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày, Chia Sẻ Từ Bác Sĩ Chuyên Gia

Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày, Chia Sẻ Từ Bác Sĩ Chuyên Gia

Xét nghiệm trào ngược dạ dày- Những phương pháp xét nghiệm cho kết quả chính xác theo chia sẻ từ bác sĩ chuyên gia.

Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay với khoảng 7 triệu người Việt Nam mắc căn bệnh này trong đó khoảng 60% bệnh nhân không được điều trị kịp thời gây nên các biến chứng như: Barrett thực quản có khoảng 8% đến 15% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày mắc biến chứng này; viêm thực quản khoảng 50% và những biến chứng khác như hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản,… Do đó xét nghiệm trào ngược dạ dày là một xét nghiệm cần thiết trong khám sức khỏe định kỳ hoặc khi gặp bất cứ dấu hiệu nào của trào ngược dạ dày. Hiện nay công nghệ phát triển có rất nhiều các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện đại cho kết quả chính xác, đó là những xét nghiệm nào, đánh giá của bác sĩ về sự tối ưu của phương pháp đó. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu ý kiến của bác sĩ.

Một số xét nghiệm trào ngược dạ dày thường gặp

Một số xét nghiệm trào ngược dạ dày thường gặp

 

1: Trào ngược dạ dày thực quản- Căn bệnh không bỏ sót một ai.

1.1: Một số thông tin cơ bản về trào ngược dạ dày thực quản.

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Công Kiểm- Hội viên Hội tiêu hóa Hoa Kỳ, trưởng khoa Nội Tiêu hóa bệnh viện An Bình thành phố Hồ Chí Minh cho hay: “Ở trạng thái bình thường thức ăn sẽ được dạ dày co bóp khi chúng được đưa xuống dạ dày, nhào trộn với dịch vị sau đó đưa xuống tá tràng. Tuy nhiên một số trường hợp thì một phần dịch và thức ăn từ dạ dày bị trào ngược trở lại vào trong thực quản. Sau khi trào ngược, acid sẽ lại trở lại dạ dày và nước bọt nuốt xuống sẽ làm trung hòa acid trong thực quản, sẽ không làm tổn thương thực quản.”

Bác sĩ khẳng định hiện tượng trào ngược là một hiện tượng rất tự nhiên của cơ thể vì do sau ăn, pH trong dạ dày thấp, tâm vị có xu hướng mở ra. Tuy nhiên nếu tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên,

Tuy nhiên nếu tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên thì sẽ gây nên bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó chỉ khoảng 30%- 40% bệnh nhân có tổn thương còn hầu hết thì không tìm thấy tổn thương.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý không còn xa lạ đối với mọi người bởi độ phổ biến của căn bệnh này. Vậy có nguy hiểm không nếu bị trào ngược dạ dày thực quản? Trào ngược dạ dày thực quản( GERD- Gastroesophageal Reflux Disease) được định nghĩa là tình trạng dịch và thức ăn trong dạ dày trào ngược vào lại thực quản, có thể lên đến hầu họng và miệng. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây nên bởi đa dạng các nguyên nhân: nguyên nhân ngoài thực quản, nguyên nhân tại thực quản và nguyên nhân do dạ dày. Ngoài ra những thói quen ăn uống, sinh hoạt: ăn đồ chua, cay, nóng thường xuyên, uống rượu bia, hút thuốc, ăn không đúng giờ, ăn nhanh, nhai không kỹ đều là những nguyên nhân bổ sung tức những nguyên nhân này làm tăng tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản thường bị nhầm lẫn với viêm loét dạ dày bởi những dấu hiệu tương đồng: đau rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, xuất huyết… 

Về cơ chế bệnh sinh của trào ngược dày thực quản, như đã biết thực quản là đoạn nối giữa dạ dày và miệng có hai cơ co thắt là cơ co thắt thực quản trên và cơ co thắt thực quản dưới. Hai cơ co thắt thực quản này có nhiệm vụ đóng mở để đưa thức ăn một chiều từ miệng xuống dạ dày để tiêu hóa. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, cơ co thắt thực quản dưới bị rối loạn hoạt động, đóng mở không theo cơ chế tự nhiên ban đầu, điều đó làm dịch dạ dày( pepsin, HCl, dịch mật,…) và thức ăn từ dạ dày một phần tiếp tục xuống tá tràng, một phần bị trào ngược lại vào thực quản. Một số nguyên nhân khiến cơ co thắt thực quản dưới bị dãn ra là: mang thai, người béo phì, uống rượu, ăn nhiều socola, sử dụng một số thuốc điều trị cao huyết áp và thuốc điều trị viêm phế quản có thể làm dãn cơ co thắt thực quản gây các cơn trào ngược.

Một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản cần phẫu thuật là “thoát vị hoành”. Thoát vị hoành là tình trạng một phần dạ dày vượt lên trên cơ hoành gây ứ đọng và trào ngược dạ dày thực quản.

>>>> Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Gì – Lời Giải Đáp Từ Bác Sĩ Chuyên Gia

1.2: Vậy khi nào bệnh nhân cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm trào ngược dạ dày?

Khi nào cần xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản.

Khi nào cần xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản.

 

Bệnh nhân cần đến viện để làm các xét nghiệm trào ngược dạ dày khi nhận thấy có những dấu hiệu của bệnh lý này. Bệnh nhân có thể bị ợ chua do acid trào ngược theo đường thực quản, qua hầu họng và vào miệng. Tiếp theo đó là cảm giác đau rát vùng ngực, tức ngực mà bệnh nhân không có các tiền sử bệnh lý tim mạch. Acid dạ dày có thể làm tổn thương họng gây viêm họng mạn tính, viêm amidan, các cơn ho kéo dài. Nếu người bị trào ngược dạ dày lâu năm thì có thể bị viêm thực quản, hẹp thực quản và biến chứng Barrett thực quản.

Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân phải thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý. Tập luyện thể dục thể thao điều độ, duy trì cân nặng bình thường, giảm tình trạng căng thẳng, stress. Bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chua, cay và những đồ uống như rượu, bia, đồ uống có cồn, hạn chế ăn socola. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ có tác dụng làm hạn chế những tình trạng trào ngược dạ dày thực quản mà không có tác dụng điều trị. Do đó để điều trị căn bệnh trào này, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm trào ngược dạ dày và nhận được sự điều trị phù hợp của bác sĩ. Vậy các xét nghiệm thường làm để chẩn đoán trào ngược dạ dày là gì?

2: Phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày 

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay rất phổ biến và có những cải biến kỹ thuật tiên tiến qua từng năm. Tìm hiểu về những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày, phương pháp nội soi dạ dày thực quản ;đo pH- trở kháng thực quản 24 giờ và đo HRM- đo áp lực thực quản thường được sử dụng và có những giá trị nhất định trong chẩn đoán. Ngoài ra còn có một số những xét nghiệm trào ngược dạ dày khác. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về những phương pháp này qua góc nhìn của các bác sĩ chuyên khoa.

2.1: Nội soi dạ dày thực quản giúp phát hiện những tổn thương

Nội soi xét nghiệm trào ngược dạ dày

Nội soi xét nghiệm trào ngược dạ dày

 

Trong chương trình DR. 4.0 phát sóng trên kênh VTV2, tìm hiểu về kỹ thuật mới trong kỹ thuật phát hiện và điều trị trào ngược dạ dày, GS. TS Đào Văn Long- Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật, trả lời cho câu hỏi “ Hiện nay chúng ta có những phương pháp nào để chẩn đoán căn bệnh này”, giáo sư chia sẻ:

“ Vì có thể kết luận được người bệnh đã mắc phải trào ngược khi có pepsin lên miệng nên điều đầu tiên người ta sẽ tìm pepsin bên trong nước bọt của người bệnh. Thứ hai là phương pháp đo kháng trở của niêm mạc thực quản nhưng thông thường nhất là phương pháp nội soi đặc biệt là nội soi có độ phân giải cao với nhuộm màu ảo.”

Chia sẻ thêm với phóng viên, GS. TS Đào Văn Long cho biết: “ Trước đây, nội soi bằng ánh sáng trắng bình thường và với dây bình thường, thì rất nhiều tổn thương chúng ta chỉ có thể nhận biết được vùng đó bị tổn thương mà không đánh giá được giai đoạn của tổn thương này đang ở mức độ nào. Nhưng hiện này với loại dây phóng đại vừa quang học vừa số phóng đại lên xấp xỉ khoảng 300 lần tương đương với một chiếc kính hiển vi. Thứ hai, công nghệ này có thể nhuộm màu ảo và nhờ cái nhuộm màu này chúng ta có thể nhận biết chính xác ranh giới và bề mặt tổn thương.” Công nghệ thứ ba mà GS. TS muốn nhắc đến là sử dụng ảnh sáng led “ với ánh sáng đồng đều, rất sáng do đó không có những vùng sáng tối. Vì vậy khi tiến hành nội soi thì sẽ không bị bỏ sót. Và như vậy, nó giảm thiểu công sức và nâng cao khả năng chính xác lên nhiều lần”.

Tìm hiểu thêm về phương pháp nội soi, nội soi là phương pháp luồn một ống dây có gắn camera ở đầu để đưa vào cơ thể đặc biệt là tới các cơ quan cần quan sát. Với nội soi xét nghiệm trào ngược dạ dày, ống dây sẽ được đưa vào từ khoang miệng hoặc từ mũi, xuống thực quản và tới dạ dày. Nội soi có thể áp dụng với trẻ từ trên 6 tuổi.

Tuy nhiên nội soi sống( tức nội soi không gây mê) thường là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi phương pháp này làm người bệnh rất khó chịu có thể xảy ra các hiện tượng như nôn, ọe, khó thở… Tuy nhiên đây dường như là phương pháp tối ưu nhất để xác định vùng và mức độ tổn thương của cơ quan cần quan sát. 

Y học ngày càng phát triển do đó thay vì nội soi sống( nội soi không gây mê) bệnh nhân có thể làm nội soi gây mê, tức là bệnh nhân sẽ được cho gây mê trước khi tiến hành nội soi. Thuốc gây mê trong nội soi thường có thời gian tác dụng ngắn, ít gây tác dụng phụ và có thể an toàn cho cả trẻ nhỏ. Ngoài tác dụng giảm khó chịu cho bệnh nhân khi tiến hành nội soi, nội soi gây mê cũng giúp bác sĩ có thể tiến hành quan sát tỉ mỉ, cẩn thận hơn ngay cả những tổn thương vùng khuất hay những tổn thương nhỏ từ đó phát hiện được những bệnh lý ác tính. Bên cạnh đó nội soi gây mê đối với những bệnh nhân có bệnh lý về đường hô hấp thì bệnh nhân sẽ hô hấp yếu hơn trong quá trình nội soi và chi phí thường gấp 3 lần so với nội soi sống( nội soi quy ước).

Đối với phương pháp nội soi trong xét nghiệm trào ngược dạ dày, trước khi tiến hành nội soi các bác sĩ phải khám sàng lọc những bệnh nhân có bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh lý hô hấp, có nguy cơ thủng dạ dày thì sẽ không được chỉ định làm xét nghiệm này.

Một số lưu ý trước, trong và sau khi nội soi được Thạc sĩ- Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Ngọc Lưu Phương( Giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch- Trưởng đơn vị Tiêu hóa bệnh viện Nguyễn Tri Phương) chia sẻ đó là: “Trước khi nội soi bệnh nhân phải nhịn ăn uống ít nhất tám tiếng đồng hồ đề bao tử sạch thì các bác sĩ mới quan sát được. Và thường thì cho bệnh nhân uống nước trắng, nước không màu trước khi nội soi ít nhất một tiếng hoặc hai tiếng. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân phải hít thở đều và làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ giảm cảm giác khó chịu. Còn sau khi nội soi thì bệnh nhân nghỉ ngơi từ 15 phút đến 30 phút, sau đó rửa miệng cho sạch nhưng không nên súc miệng vì sẽ làm trầy xước họng. Sau đó 30 phút bệnh nhân có thể ăn nhẹ, uống sữa và đến bữa ăn sau thì bệnh nhân ăn uống bình thường.” Nhiều người thường uống sữa trước khi nội soi, điều này làm đường thực quản và dạ dày bao phủ bởi lớp sữa trắng cản trở quá trình nội soi của bác sĩ.

Trả lời cho câu hỏi có nên dừng sử dụng nghệ hoặc các chế phẩm từ nghệ trong quá trình nội soi hay không, bác sĩ chia sẻ: “ Nghệ nên ngưng ít nhất từ một đến hai ngày trước khi nội soi vì nghệ có tính bao phủ nên sẽ khiến quan sát không rõ. Tuy nhiên vì nghệ vẫn có tính chất ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của vi trùng, không riêng gì vi khuẩn HP nên tốt nhất bệnh nhân nên ngưng uống nghệ ít nhất hai tuần để quá trình nội soi hay thử nghiệm vi khuẩn được chính xác không có trường hợp sai sót”.

Nội soi được đánh giá là một quy chuẩn vàng trong phát hiện các tổn thương gặp phải ở các cơ quan trong cơ thể.

>>>> Đọc thêm: Có Nguy Hiểm Gì Hay Không Khi Nội Soi Dạ Dày Có Gây Tê?

2.2: Đo HRM- đo áp lực thực quản

Trong bài chia sẻ của mình, GS. TS Đào Văn Long có chia sẻ thêm về phương pháp đo HRM tức đo nhu động, áp lực co bóp của thực quản dạ dày và các hệ thống van của nó để chẩn đoán bệnh nhân có khả năng bị trào ngược hay không. 

Đo HRM- đo áp lực thực quản

Đo HRM- đo áp lực thực quản

 

Theo chia sẻ của bác sĩ Hoàng Bảo Long tại Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, gan mật: “ Nhìn chung các bệnh nhân có triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ví dụ như ợ hơi, ợ chua hoặc cảm giác trào ngược nóng rát đều có thể có chỉ định đo áp lực thực quản. Ngoài ra còn có một nhóm bệnh nhân nữa, là nhóm bệnh nhân có rối loạn về nuốt như nuốt khó, nuốt vướng hoặc nôn khi nuốt thì những bệnh nhân đấy cũng sẽ có chỉ định”. 

Trả lời câu hỏi kỹ thuật đo áp lực thực quản HRM sẽ được tiến hành trong bao lâu và đo như thế nào, bác sĩ cũng chia sẻ: “ Kỹ thuật này được tiến hành trong 10 phút. Về phương pháp thực hiện, sẽ có một sợi dây và bác sĩ sẽ luồn sợi dây đó qua mũi bệnh nhân xuống dưới thực quản và sau đấy khi bệnh nhân đã nằm xuống thì bơm nước vào miệng để đo áp lực thực quản trong các nhịp nuốt của bệnh nhân”. 

Ngoài ra phương pháp này còn được chỉ định cho bệnh nhân GERD không đáp ứng điều trị PPI hoặc trước/ sau phẫu thuật cơ co thắt thực quản dưới hoặc dùng để xác định vị trí của cơ co thắt thực quản dưới phục vụ cho đo pH- trở kháng thực quản 24 giờ. Phương pháp đo HRM sử dụng catether 22 vị trí cho kết quả là hình vẽ bản đồ màu giúp dễ hình dung được áp lực cơ co thắt thực quản trên và dưới và lực co bóp của nhu động.

Hai phương pháp nội soi hay phương pháp đo áp lực thực quản HRM trong xét nghiệm trào ngược thực quản đều có những giá trị chẩn đoán riêng, chỉ hỗ trợ mà không thay thế được cho nhau. Nội soi giúp quan sát được tình trạng viêm loét của bệnh nhân tuy nhiên chỉ khoảng 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là do tổn thương viêm. Trong khi đó, phương pháp đo áp lực thực quản HRM giúp đánh giá được chức năng co bóp của thực quản cũng như áp lực của cơ co thắt thực quản dưới- một trong những hàng rào bảo vệ ngăn không cho dịch, thức ăn trong dạ dày vào lại thực quản. Do đó mà hai phương pháp này nên được tiến hành cùng nhau để có thể xác định chính xác được nguyên nhân gây trào ngược thực quản để đạt được kết quản chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

2.3:Xét nghiệm trào ngược dạ dày thường dùng tiếp theo là đo pH và trở kháng thực quản 24 giờ.

Đây là một phương pháp giúp đánh giá tính chất của dịch trào từ dạ dày lên thực quản là acid, acid yếu hay không acid; cung cấp bằng chứng xác thực về cơn trào ngược dạ dày thực quản và nhận định đây là trào ngược dạ dày sinh lý hay GERD. 

Đo pH- trở kháng thực quản 24 giờ

Đo pH- trở kháng thực quản 24 giờ

 

Về mặt kỹ thuật, phương pháp này sử dụng sáu kênh đo trở kháng, một đến hai kênh đo pH. Về vị trí đặt của sáu kênh đo trở kháng thì sáu kênh này sẽ được đặt ở vị trí trên cơ co thắt thực quản dưới 3 cm, 5 cm, 7 cm, 9 cm, 13 cm và 17 cm. 

Trong trường hợp chỉ sử dụng một kênh đo pH thì kênh đo pH này sẽ được đặt ở vị trí trên cơ co thắt thực quản dưới 5cm vì vậy chỉ có tác dụng cung cấp kết quả pH đo được tại vị trí trên thực quản. Nếu sử dụng hai kênh đo pH thì sẽ đo được pH trong dạ dày và pH tại thực quản. 

Để thực hiện đo pH- trở kháng thực quản 24 giờ bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất sáu giờ đồng hồ trước đó. Nếu như được chỉ định nội soi, bệnh nhân cần phải tỉnh táo trong ít nhất một giờ. Một điều quan trọng đó là bệnh nhân phải sẵn sàng mang catheter và máy đo pH- trở kháng trong 24 giờ tiếp theo và phải quay lại cơ sở y tế để thăm khám lại. 

Một trong những hạn chế của phương pháp này là bệnh nhân phải mang theo thiết bị đo trong suốt 24 giờ, gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân.

Trong lâm sàng, nhiều trường hợp khi đặt kênh trở kháng dọc theo lòng thực quản các cơn trào ngược lên đến Z1, Z2 tức đoạn ⅓ trên của thực quản. Những bệnh nhân này rất dễ mắc các bệnh lý trào ngược dạ dày ngoài thực quản. 

Bệnh nhân được chẩn đoán là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý khi thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc acid AET > 6%.

Tuy nhiên phương pháp xét nghiệm này được chống chỉ định mới những bệnh nhân trong các trường hợp: bệnh nhân có nghi ngờ hoặc khẳng định có các bệnh lý cản trở việc đặt các kênh đo trở kháng và đo pH; phụ nữ đang mang thai; bệnh nhân có các bệnh lý về tim mạch hoặc suy hô hấp nặng; hay những bệnh nhân có rối loạn tâm thần không làm theo chỉ dẫn của bác sĩ được thì đều không được sử dụng phương pháp này.

2.4: Kỹ thuật peptest nước bọt giúp phát hiện nhanh có hay không có pepsin trong nước bọt để hỗ trợ xét nghiệm trào ngược dạ dày

Peptest nước bọt giúp xác định nhanh pepsin trong nước bọt

Peptest nước bọt giúp xác định nhanh pepsin trong nước bọt

 

Pepsin là một enzym có trong dạ dày, nếu peptest nước bọt dương tính tức có pepsin trong nước bọt do đó có thể nghi ngờ trào ngược dạ dày thực quản. 

Kỹ thuật peptest nước bọt có hai cách thực hiện: 

Thứ nhất về định tính: sử dụng bộ test nhanh. Tuy nhiên bộ test này chỉ có thể cho kết quả có hay không có pepsin trong nước bọt mà không cho biết nồng độ pepsin trong nước bọt là bao nhiêu. 

Vì thế để định lượng được nồng độ pepsin có trong nước bọt ta có thể sử dụng cách thứ 2 là: gắn trực tiếp bộ test trên vào máy để đo nồng độ pepsin trong nước bọt.

Tuy nhiên sử dụng bộ test nhanh thường xảy ra các trường hợp âm tính giả, dương tính giả. Do đó đây chỉ là phương pháp sàng lọc nhanh và không có giá trị về mặt chẩn đoán.

2.5: Đo điện dẫn suất niêm mạc thực quản.

Đây là một xét nghiệm trào ngược dạ dày được kỳ vọng giúp phát hiện sớm các tổn thương viêm. Dựa theo nguyên lý sự thay đổi điện dẫn suất niêm mạc phụ thuộc vào tính thấm và khoảng cách giữa các tế bào, phương pháp này cho phép xác định các tổn thương viêm tại niêm mạc thực quản.

Phương pháp này có thể thực hiện ngay trong quá trình nội soi. Khi nội soi, bác sĩ có thể đưa đầu catheter vào niêm mạc thực quản cách cơ thắt thực quản dưới khoảng 5cm, 15cm trong khoảng 5 lần để tiến hành đo điện dẫn suất. Một số nghiên cứu bước đầu cho thấy phương pháp này có thể phân biệt được viêm thực quản do trào ngược, viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan 

Tuy nhiên phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu trong giai đoạn đầu và chống chỉ định cho bệnh nhân đặt máy tạo nhịp và có chống chỉ định với nội soi dạ dày.  

3: Những lưu ý đối với xét nghiệm trào ngược dạ dày

Ngoài những biểu hiện bệnh lý lâm sàng giúp bác sĩ đưa ra những nghi ngờ về trào ngược dạ dày thực quản thì các xét nghiệm cận lâm sàng kể trên có giá trị giúp chẩn đoán bệnh. Mỗi một loại phương pháp xét nghiệm đều có những chỉ định, chống chỉ định cũng như giá trị chẩn đoán khác nhau. Đôi khi những phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày này lại bổ trợ cho nhau để khẳng định, chứng minh những mức độ bệnh lý.

Khi đi thực hiện những xét nghiệm trào ngược dạ dày kể trên, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của loại xét nghiệm đó, làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ để có thể đạt kết quả chẩn đoán tốt nhất. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân cần khai báo trung thực cho bác sĩ những biểu hiện gặp phải, tiền sử các bệnh lý khác, thói quen ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc để bác sĩ có thể chỉ định loại xét nghiệm phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó bệnh nhân không nên ăn uống trước khi đi xét nghiệm do một số xét nghiệm có yêu cầu nhịn ăn ít nhất 6 đến 8 tiếng.

>>>> Tìm hiểu ngay: Chẩn Đoán Và Điều Trị Trào Ngược – Hướng Dẫn Của Bác Sĩ Chuyên Khoa

Lời kết

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay đều được cải tiến về mặt khoa học kỹ thuật để giúp nâng cao giá trị chẩn đoán bệnh. Trong số những xét nghiệm kể trên , nội soi dạ dày thực và và đo pH- trở kháng thực quản 24 giờ được áp dụng rộng rãi nhất nhờ giá trị chẩn đoán mà nó mang lại.

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ có thể kiểm soát và can thiệp y tế giúp không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu như bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm kịp thời. Khoa học Y học phát triển, công nghệ Y học tiên tiến đã góp phần hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh lý và đưa ra những chỉ định cần thiết.

Đường dây HOTLINE 180006091 luôn mở để tư vấn, giải đáp cho bệnh nhân những thắc mắc về sức khỏe, trong đó có xét nghiệm trào ngược dạ dày. Scurma Fizzy luôn đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình nâng cao sức khỏe, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Mong bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về các xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091