Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày

Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, diễn biến bệnh thường thầm lặng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng đường tiêu hóa nghiêm trọng.

1. Trào ngược dạ dày thực quản – Nguyên nhân và sinh lý bệnh

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quảntrào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản, gây nên cảm giác nóng rát vùng ức.

Trào ngược dịch vị lên phần phía dưới thực quản có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra sau ăn, trong một khoảng thời gian ngắn, không bao giờ xảy ra vào ban đêm và không có triệu chứng.

Trong trường hợp bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, thường có triệu chứng kèm theo và xảy ra vào ban đêm.

– Các yếu tố phối hợp gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản:

+ Tác dụng phối hợp của HCl dịch vị và pepsin tấn công vào lớp niêm mạc thực quản.

+ Nhu động thực quản để làm thoát dịch dạ dày cũng là yếu tố ảnh hưởng lên tình trạng viêm.

+ Sức đề kháng của thành thực quản giảm ở người già, người nghiện rượu, thuốc lá,…

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày, Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết

trao-nguoc-2

Tỷ lệ mắc trào ngược và biến chứng ở Việt Nam

2. Triệu chứng lâm sàng

“Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người. Các triệu chứng có thể xảy ra đơn lẻ hoặc cùng lúc”  – Theo Bác sĩ – Thạc sỹ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Khai thác các thông tin triệu chứng từ bệnh nhân có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trong khoảng 80% trường hợp:

2.1. Đau

– Đau kiểu nóng bỏng, ở vùng sau xương ức, lan dọc bờ xương ức, lên đến mỏm ức, đôi khi đau kèm theo ợ chua và ợ nóng. Đây là triệu chứng chính để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. 

– Các hướng lan khác có thể làm sai lệch chẩn đoán như: Đau thượng vị, đau sau xương ức, đau ở cột sống lưng, đau hai chi trên, hàm,… 

– Đau khởi phát hay nặng thêm sau khi gập người xuống trước, đau khi nằm, đau khi làm việc có thể chẩn đoán nhầm với một số bệnh tim mạch.

2.2. Ợ nóng

– Khởi phát do tư thế nằm hoặc gập người ra trước, ợ ban đêm. Trong một số trường hợp khác, chất ợ lên kích thích niêm mạc miệng làm bệnh nhân có cảm giác nóng rát trong miệng khi ngủ dậy. 

– Ợ ban đêm có thể gây nên những biến chứng phổi, gây các cơn ho vào ban đêm. Các biến chứng hô hấp của trào ngược dạ dày thực quản đôi khi xuất hiện dưới dạng các cơn khó thở dạng suyễn, nhiễm trùng cấp đường hô hấp trên tái diễn nhiều lần.

2.3. Khó nuốt

Cảm giác nghẹn, thức ăn bị chặn lại. Các rối loạn này liên quan đến sự co thắt từng đoạn của thực quản khi thức ăn đi qua. Khó nuốt cũng có thể do phản ứng xơ hóa sẹo của viêm thực quản kéo dài. 

– Khoảng 20% trường hợp, triệu chứng khó nuốt là dấu hiệu báo động bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của nhân viên y tế để được thăm khám cụ thể.

2.4. Xuất huyết, thiếu máu

– Thông thường bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu mãn tính do chảy máu, xuất huyết; thiếu máu hồng cầu nhỏ, thiếu sắt, đôi khi chảy máu nhiều và soi thực quản thấy có tổn thương.

2.5. Các triệu chứng khác

– Ợ hơi, nấc cụt, buồn nôn.

– Cơn đau thắt ngực không do bệnh lý về tim thường xảy ra trên 50% trường hợp. Nếu không có bệnh tim mạch rõ ràng, cần xác nhận bệnh nhân có mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản hay không bằng cách đo pH thực quản 24 giờ hay điều trị thử với các thuốc ức chế bơm proton PPI trong thời gian một tuần.

– Khàn giọng vào buổi sáng.

– Ho hay khò khè giống như suyễn do dịch vị trào ngược kích thích khí phế quản hay do co thắt phế quản phản xạ (cung thần kinh X).

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

>>>Xem thêm: Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Gây Nguy Hiểm

3. Cận lâm sàng

– Soi dạ dày: Viêm 1/3 dưới thực quản.

– Chụp X-quang thực quản.

– Đo pH dạ dày – thực quản: Đo một lần hay đo liên tục. Ở người bình thường khỏe mạnh, pH thực quản trên 5. Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, giá trị pH dạ dày thực quản khoảng 3.

– Đo áp suất cơ vòng.

– Nghiệm pháp Bernstein: Cho bệnh nhân nuốt một ống thông dạ dày vào thực quản, đầu ống cách cung răng 25 cm, người ta cho chảy cách quãng một dung dịch HCl N/10 và một dung dịch muối đẳng trương tốc độ 10 ml/phút. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân cảm thấy cơn đau tương tự như cơn đau đã mô tả khi dung dịch acid được đưa vào.  

* Chẩn đoán phân biệt: Cần làm các xét nghiệm cụ thể để phân biệt bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản với các bệnh đường tiêu hóa khác:

– Viêm dạ dày.

– Viêm thực quản nhiễm trùng, viêm thực quản do nang thuốc (pill). Cả hai trường hợp này đều xuất hiện cảm giác đau sau khi nuốt vốn rất ít gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

4. Trào ngược dạ dày thực quản – Cách điều trị

4.1. Phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

– Các biện pháp để phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản:

+ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe và khả năng đề kháng.

+ Bỏ thuốc lá, rượu bia, các đồ uống có cồn, chất kích thích – các nguyên nhân khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn.

+ Hạn chế các chất béo, chocolat, cà phê, nước chanh,… trong khẩu phần ăn hàng ngày.

+ Tránh gập người ra phía trước sau khi ăn.

+ Tránh đi nằm sớm hơn ba giờ sau khi ăn.

+ Đêm ngủ nằm đầu cao, tránh nịt bụng chặt trong khi ngủ.

+ Hạn chế sử dụng các thuốc có nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản như: thuốc ngừa thai, thuốc chống co thắt, thuốc an thần, theophyllin, thuốc ức chế beta và ức chế kênh calci, các nitrates,…

Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, nên cân nhắc giữa yếu tố nguy cơ và lợi ích khi sử dụng thuốc.

4.1.1. Bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

  • Bột yến mạch

Bột yến mạch chứa hàm lượng chất xơ cao, có khả năng hấp thu lượng acid dư thừa trong dạ dày, qua đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Yến mạch có thể trộn cùng sữa, hoặc nấu cháo yến mạch, súp yến mạch,…

  • Gừng, nghệ

Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn nghệ và gừng do chúng có tính kháng viêm mạnh mẽ, curcumin trong nghệ ức chế tiết acid dịch vị dạ dày, từ đó hỗ trợ giảm các triệu chứng do trào ngược, đặc biệt là tình trạng ợ hơi, ợ nóng.

Người bệnh có thể dễ dàng bổ sung qua chế độ ăn do gừng và nghệ là gia vị khá thông dụng trong các món ăn.

  • Rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây tốt cho sức khỏe, không chỉ riêng đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do có hàm lượng chất xơ cao, dễ tiêu hóa.

  • Chất béo lành mạnh

Các loại thực phẩm như dầu oliu, dầu hướng dương, bơ, quả óc chó,…. không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

  • Lòng trắng trứng

Nên bổ sung lòng trắng trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày do lòng trắng trứng chứa ít chất béo, nhưng hàm lượng dinh dưỡng khá cao, cung cấp cho cơ thể mà không làm tình trạng trào ngược trầm trọng hơn.

  • Các protein lành mạnh

Các loại thực phẩm như thịt trắng, các loại đậu, cá hồi,… giàu protein nên được bổ sung vào chế độ ăn do các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa, giúp giảm hoạt động cho dạ dày, dạ dày cần co bóp ít hơn nên giảm lượng acid dư thừa gây tình trạng trào ngược.

4.1.2. Nên kiêng ăn gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?

Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản cần đặc biệt lưu ý trong khẩu phần ăn, nên tránh xa các loại thực phẩm kích thích tăng tiết acid dạ dày vì sẽ khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn và xuất hiện với tần suất dày hơn.

  • Rượu bia và thức uống có ga

Nên hạn chế sử dụng rượu, bia và các đồ uống có ga ngay cả khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt, với các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thì nên tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống này, vì sẽ khiến các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi trở lên trầm trọng.

Rượu, bia và đồ uống có cồn còn khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dễ dẫn tới các biến chứng nặng gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

  • Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Nên tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại đồ ăn chế biến sẵn hay thức ăn nhiều dầu mỡ,….

Do các loại thức ăn này khó tiêu hóa, thời gian lưu giữ trong dạ dày lâu hơn, kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn để co bóp tiêu hóa thức ăn.

  • Các loại đồ ăn chua, cay

Các loại thực phẩm chua cay, chính là nguyên nhân chính gây tăng tiết acid dịch vị dạ dày. Người có chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng,… sẽ dễ gặp các triệu chứng đầy chướng, ợ chua, ợ hơi,…

Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại gia vị như ớt, hạt tiêu trong khẩu phần ăn.

  • Thức uống chứa cafein

Các đồ uống chứa cafein như trà và cà phê không nên dùng cho các bệnh nhân đang bị trào ngược dạ dày thực quản, do cafein kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị, tạo điều kiện cho các triệu chứng của bệnh xuất hiện với tần suất dày và nghiêm trọng hơn.

  • Các loại trái cây có múi

Trái cây tốt cho sức khỏe do cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thì không phải loại trái cây nào cũng phù hợp.

Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt, khế,… là những trái cây nên tránh xa do chứa hàm lượng acid cao, có thể khiến tình trạng bệnh xấu hơn.

  • Chocolate

Chocolate là món ăn ưu thích của nhiều người, nhưng lại là loại thực phẩm không tốt đối với các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

Do chocolate sẽ làm tăng tiết acid dạ dày, trong một số trường hợp còn gây co thắt dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

4.2. Điều trị nội khoa

trao-nguoc-4

Điều trị trào ngược

– Thuốc antacid (Nhôm hydroxyd, magie hydroxyd) cứ mỗi 2 – 3 giờ.

– Các thuốc điều hòa nhu động thực quản

+ Cisaprid (Prepulsid): Viên 10 mg. Liều lượng: Người lớn 2 – 4 viên/ngày chia nhiều lần (3 – 4 lần) trong ngày, uống trước khi ăn và trước khi đi ngủ.

+ Domperidone (Motilium): Viên 10 mg. Nên dùng 3 – 6 viên/ ngày, chia 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Với trẻ em, có thể dùng nhũ dịch với liều lượng 1,25 – 2,5 mg/ kg một ngày.

+ Metoclopramide (Primperan): Viên 10 mg, ống 10 mg hoặc siro. Người lớn uống 1 đến 3 viên/ ngày trước khi ăn; chia làm nhiều lần trong ngày (2 – 3 lần). Trẻ em: Bằng nửa liều người lớn, có thể dùng đường hậu môn bằng cách sử dụng các thuốc viên đạn với liều lượng 0,5 mg/ kg cho trẻ trên 20 kg.

– Các thuốc kháng H2 histamin

+ Cimetidin, dùng 300 mg x 4 lần/ ngày.

+ Ranitidin, dùng 150 mg x 2 lần/ ngày.

+ Famotidin, dùng 40 mg/ ngày.

+ Nizatidin, dùng 150 mg x 2 lần/ ngày.

– Các thuốc ức chế bơm proton PPI

+ Omeprazol: Dùng 20 – 40 mg/ ngày.

+ Lansoprazol: Dùng 30 mg/ ngày.

+ Pantoprazol: Dùng 40 mg/ ngày.

+ Rabeprazol: Dùng 10 mg/ ngày.

+ Riêng đối với trẻ nhỏ mới sinh, nên dùng: Gélopectose: Lọ 100g, liều lượng 4g/ ngày sau khi ăn.

– Thuốc tăng cường sức đề kháng niêm mạc: Sulcrafate, prostaglandin,… ít có tác dụng trên thực tế.

– Thuốc bảo vệ niêm mạc

+ Gaviscon: Viên, nhũ dịch; dùng sau mỗi bữa ăn 1 – 2 viên, chú ý nhai viên thật kỹ.

+ Topaal: Sử dụng giống Gaviscon.

4.3. Điều trị ngoại khoa trào ngược

– Là biện pháp cuối cùng đối với các bệnh nhân nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa.

– Phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản có thể được chỉ định trong các trường hợp này.

>>>Xem thêm: Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất

4.4. Điều trị trào ngược dạ dày theo y học cổ truyền

4.4.1. Điều trị trào ngược dạ dày với nghệ

trao-nguoc-5

Điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ

  • Công dụng của nghệ

Nghệ là dược liệu có hiệu quả tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Thành phần có hoạt tính trong nghệ là curcumin, có vai trò quan trọng trong việc giảm tiết dịch vị và acid dạ dày – nguyên nhân chính gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, curcumin còn thúc đẩy co bóp, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

  • Cách dùng

Có thể sử dụng tinh bột nghệ hòa nước ấm để uống hoặc sử dụng nghệ tươi, rửa sạch, đem xay nhỏ, lọc bã, lấy nước uống.

Có thể thêm chút mật ong để điều vị, ngoài ra mật ong cũng có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý dạ dày.

Ngày dùng 2 – 4 lần, có thể cho hiệu quả tốt.

4.4.2. Điều trị trào ngược dạ dày bằng đu đủ

Đu đủ là loại trái cây rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ít ai biết được rằng, đu đủ cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Ngoài việc chứa các vitamin và khoáng chất, trong đu đủ còn chứa một loại enzym đặc biệt là papain, papain có tác dụng tốt trong việc cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cách dùng

Mỗi ngày dùng 1 – 2 miếng đu đủ sau bữa ăn sẽ giúp giảm và cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra cũng có thể xay đu đủ cùng các loại trái cây khác, thành sinh tố cũng rất tốt cho sức khỏe.

trao-nguoc-6

Điều trị trào ngược dạ dày bằng đu đủ

4.4.3. Điều trị trào ngược dạ dày bằng Cam thảo

Sử dụng rễ cam thảo để điều trị trào ngược dạ dày thực quản do cam thảo có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị dạ dày. Ngoài ra, cam thảo còn giúp nhanh liền các vết loét, hồi phục các tổn thương trên niêm mạc dạ dày.  

Cách dùng

Sắc hoặc hãm trà, có thể thêm mật ong để điều vị dễ uống, dùng trước bữa ăn 20 – 30 phút, trong thời gian tối đa 2 tuần.

4.4.4. Điều trị trào ngược dạ dày với Nha đam

Nha đam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm tiết acid dạ dày nên cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Cách dùng

Lá nha đam rửa sạch, loại bỏ gai và vỏ xanh; lấy phần thịt nha đam bên trong. Xay nhỏ, thêm mật ong. Dùng trước bữa ăn. Tuần dùng 2 – 3 lần.

trao-nguoc-7

Điều trị trào ngược dạ dày với Nha đam

4.4.5. Điều trị trào ngược dạ dày bằng Thì là

Hạt thì là có tác dụng chống co thắt nên sẽ giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Cách dùng

Đun sôi hạt thì là với nước, để nguội, uống 3 lần/ngày hoặc nhai trực tiếp hạt thì là, nuốt từ từ, dùng sau bữa cơm sẽ cho tác dụng hiệu quả với bệnh trào ngược.

4.4.6. Điều trị trào ngược dạ dày bằng Cúc hoa

  • Công dụng của cúc hoa

Cúc hoa từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ, do có tác dụng an thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra, cúc hoa còn có tác dụng giảm co thắt dạ dày, trung hòa acid dạ dày.

  • Cách dùng

Có thể sắc hoặc hãm trà, dùng hàng ngày trước khi đi ngủ 30 – 60 phút. 

Có thể tham khảo thêm bài viết Điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Lời khuyên của các bác sĩ chuyên gia để hiểu thêm về phác đồ điều trị trào ngược theo khuyến cáo của chuyên gia y tế.

>>>Xem thêm: 8 Bai Thuoc Dan Gian Chua Trao Nguoc Da Day Nhanh

https://scurmafizzy.com/dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-loi-khuyen-cua-cac-bac-si-chuyen-gia/

Kết luận:

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên nếu không để ý và theo dõi cẩn thận, có thể dễ dàng bỏ qua các triệu chứng. Trào ngược dạ dày thực quản có thể không nguy hiểm, nhưng cần phát hiện sớm để điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh trào ngược, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ, dược sỹ của Scurma Fizzy giải đáp những thắc mắc và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091