Xuất Huyết Bao Tử: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Xuất Huyết Bao Tử: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Xuất huyết bao tử rất nguy hiểm, tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng lên, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị và cấp cứu kịp thời. Vì vậy, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh này cần hiểu biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng của xuất huyết bao tử để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân cũng như người thân của mình. 

1.Xuất huyết bao tử là gì

Xuất huyết bao tử (chảy máu dạ dày) là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu, nôn ra máu. Xuất huyết bao tử là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Tỷ lệ nam giới bị mắc xuất huyết bao tử thường cao hơn ở nữ giới (do nam giới thường uống rượu bia nhiều hơn); bệnh thường xảy ra ở tuổi từ 20-40 tuổi; đối với trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, tình trạng xuất huyết bao tử thường do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể; đối với người ở tuổi trung niên và cao niên, bệnh xảy ra do bệnh lý hoặc những ảnh hưởng tác động từ thói quen, sinh hoạt trong quá trình lâu dài.

xuat-huyet-bao-tu-1.jpg

2. Nguyên nhân của xuất huyết dạ dày

Để phòng và chữa kịp thời bệnh xuất huyết bao tử, chúng ta cần biết được nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết bao tử

2.1. Loét dạ dày tá tràng

Chảy máu chủ yếu là do loét vào trong thành của mạch máu, các ổ loét non thường sẽ gây chảy máu mao mạch, từ đó dẫn đến số lượng thường rất ít, các ổ loét sâu nhất là loét vào các động mạch và khả năng co mạch bị hạn chế nên thường bị chảy máu ồ ạt và khó cầm.

Chiếm khoảng 40% nguyên nhân gây xuất huyết bao tử, hay gặp ở bệnh nhân có tiền sử đau vùng thượng vị hoặc được chẩn đoán viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong trường này, máu chảy ra dưới hình thức ói ra máu, đi ngoài ra phân đen.

 Nguyên nhân gây ra tình trạng loét dạ dày tá tràng khá phong phú, thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn HP, chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học, kém lành mạnh, sử dụng quá nhiều thuốc NSAIDs hoặc những người mắc các hội chứng di truyền có liên quan. Viêm loét dạ dày tá tràng nhìn chung rất khó điều trị, dễ tái phát nhiều lần nên nếu bệnh nhân không được điều trị tích cực kéo dài, có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày nguy hiểm.

>>>Xem thêm: Loet Da Day Và Các Nguy Hiểm Thường Gặp Cần Điều Trị Kịp Thời

xuat-huyet-bao-tu-2.jpg

2.2. Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống tình trạng đông máu là một trong những nguyên nhân xuất huyết bao tử mà người bệnh cần lưu ý.

Loại thuốc chống đông được sử dụng để ngừa tắc nghẽn ở tĩnh mạch do cục máu đông hình thành. Nhưng nếu lạm dụng chúng quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng rối loạn đông máu. Từ đó bệnh nhân có khả năng bị xuất huyết bao tử,

Nếu sử dụng nhiều hoặc quá mức các loại thuốc chống viêm không steroid hoặc chứa corticoid cũng gây xuất huyết bao tử.

xuat-huyet-bao-tu-3.jpg

2.3. Ung thư dạ dày

Người có khối u dạ dày dù lành tính hay ác tính, do khối u ma sát với dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn và làm tổn thương lòng mạch dẫn đến xuất huyết bao tử. Tình trạng xuất huyết bao tử này nhẹ nhưng có tính dai dẳng nên cần xử lý khối u.

  xuat-huyet-bao-tu-4.jpg

2.4. Hội chứng Mallory Weiss

Hội chứng Mallory Weiss (vết rách ở dạ dày – thực quản) là vết rách ở lớp niêm mạc của thực quản, xảy ra tại chỗ giao nhau giữa thực quản và dạ dày. 

Hội chứng Mallory Weiss không lây truyền cho người xung quanh và thường thì tự khỏi mà không cần đến các điều trị khó khăn và đặc biệt. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể để lại các biến chứng như chảy máu rất nghiêm trọng không cầm hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời thì người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng thậm chí tử vong.

Xảy ra ở những bệnh nhân có tình trạng nôn nhiều, đặc biệt là sau khi uống rượu bia. Khi nôn nhiều quá sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị trầy xước dẫn đến xuất huyết bao tử

xuat-huyet-bao-tu-5.jpg

2.5. Nguyên nhân khác

Do vi khuẩn Hp: vi khuẩn Hp đi vào cơ thể qua đường thức ăn và phát triển mạnh là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm loét, đồng thời làm tổn thương niêm mạc, tạo nhiều ổ viêm và ăn sâu vào mạch gây xuất huyết bao tử.

Uống bia rượu: thói quen uống bia rượu là nguyên nhân chính gây ra những tổn thương nặng nề lên lớp niêm mạc dạ dày, đặc biệt ở nam giới. Từ đó gây viêm và làm tổn thương nặng nề lớp niêm mạc, triệu chứng tiến triển lâu dài có thể dẫn đến thủng dạ dày.

Chế độ ăn uống không điều độ: 

Nằm sau khi bữa ăn: việc này sẽ làm cho dạ dày không đủ thời gian để kịp tiêu hóa hết thức ăn, thức ăn còn lại sẽ bị tiêu hủy và bị lên men ngay trong dạ dày và thức ăn sẽ bị ứ đọng lại ở dạ dày trong thời gian dài từ đó dẫn đến việc cơ thể bị đầy bụng và đau dạ dày. 

Ăn nhanh: khi ăn nhanh, nước bọt chưa kịp vào thức ăn và dạ dày không kịp đến não của cơ thể. Từ đó, dịch ở trong dạ dày không tiết ra kịp sẽ làm tăng co bóp thức ăn ở trong dạ dày.

Vận động ngay sau thức ăn: khiến não phải phân tán năng lượng cho dạ dày và co bóp làm cho quá trình tiêu hóa bị giai đoạn, gây ra hiện tượng “xóc bụng”.

Ăn vặt và đồ ăn nhanh: khi ăn vặt và các đồ ăn nhanh dạ dày lúc nào cũng phải làm việc tình trạng kéo dài liên tục khiến dạ dày mệt mỏi, lâu ngày sẽ đau dạ dày.

Ăn không đúng bữa: khiến đồng hồ sinh học của chúng ta bị loạn, dạ dày phải hoạt động không theo quy luật nào gây mệt mỏi thường xuyên dần dần bị đau dạ dày.

Tinh thần căng thẳng, stress: 

Khi cơ thể của bệnh nhân có sự căng thẳng, áp lực thì hệ tiêu hóa bị ngưng hoạt động do hệ thống thần kinh trung ương tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của hệ tiêu hóa, giảm sự cần thiết trong việc tiêu hóa.

Tâm lý căng thẳng, lo âu, mệt mỏi và tình trạng tinh thần suy sụp sẽ khiến cơ thể trở nên yếu dần đi.

Phẫu thuật:

Một số loại phẫu thuật nhất định trên đường tiêu hóa có thể gây chảy máu dạ dày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính, đặc biệt ở những bệnh nhân thường xuyên phẫu thuật đường tiêu hóa.

>>>Xem thêm: Bị Xuất Huyết Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Về Xuất Huyết Dạ Dày

3. Triệu chứng xuất huyết bao tử

Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cần nắm và hiểu rõ các triệu chứng xuất huyết bao tử để bảo vệ sức khỏe của chính minh. Dưới đây là những triệu chứng xuất huyết bao tử điển hình:

3.1. Thay đổi sắc tố da

Bao tử yếu, không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân mệt mỏi kéo dài trong nhiều ngày cơ thể sẽ bị suy nhược, da dẻ nhợt nhạt, không có sức sống, xanh xao. Đây là các biểu hiện bên ngoài rất dễ nhận biết.

3.2. Đau vùng thượng vị dạ dày

Khi mắc xuất huyết bao tử người bệnh xảy ra cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày rồi dần lan rộng ra khắp vùng bụng của cơ thể. Bệnh nhân có các cơn đau dữ dội, bụng căng cứng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt,…

Cơn đau xuất hiện đột ngột và trong thời gian dài.

3.3. Buồn nôn, nôn ra máu

Nôn ra máu là dấu hiệu xuất huyết bao tử cơ bản, hầu hết người bệnh nào cũng có triệu chứng này, bệnh nhân thường nôn sau khi ăn, liên tục trong nhiều ngày.

Bệnh nhân sẽ có biểu hiện bụng chướng và đầy, buồn nôn, cảm giác có mùi tanh rất khó chịu ở miệng, nôn ra máu tươi hoặc máu đen (trong máu có thể có lẫn thức ăn) và có thể nôn ra thức ăn rồi máu lại trào ra.

Nôn ra máu là dấu hiệu có nguy cơ nguy hiểm cao. Nếu tình trạng nôn ra máu nặng, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng. 

Do đó, trong trường hợp này người bệnh cần được cấp cứu để xử trí kịp thời.

3.4. Đi ngoài ra phân đen

Sau khi nôn ra máu, bệnh nhân có thể đi ra ngoài phân có màu đen như màu bã cà phê, phân có mùi thối, khó chịu. Đó là biểu hiện trong phân có máu. Phân càng nhiều và càng có màu đen sẫm thì dấu hiệu chảy máu dạ dày càng nặng hơn.

3.5. Cơ thể thiếu máu

Khi mắc xuất huyết bao tử gây ra triệu chứng nôn ra máu và đi ngoài ra máu kéo dài khiến cơ thể bị thiếu máu gây ra các biểu hiện: choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi hột, ù tai, tụt huyết áp,… 

Khi phát hiện một trong các triệu chứng xuất huyết bao tử nói trên, người bệnh nên nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà, và không để lâu sẽ gây tử vong do mất máu quá nhiều. 

xuat-huyet-bao-tu-6.jpg

3.6. triệu chứng khác

     

  • Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt có thể xảy ra khi bệnh nhân bị chảy máu dạ dày
  • Tụt huyết áp, tăng nhịp tim và shock hoặc đổ mồ hôi cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân mất máu nghiêm trọng
  • Ợ nóng, khó tiêu cũng là một trong các triệu chứng thường gặp
  • Chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng, có thể dẫn tới giảm cân, cơ thể mệt mỏi.
  • Thiếu máu nghiêm trọng

Cần chú ý rằng tất cả các triệu chứng đề cập ở trên không phải lúc nào cũng xuất hiện. Đồng thời, cần phân biệt giữa chảy máu dạ dày và chảy máu ở các phần khác trên đường tiêu hóa. Do đó, cần phải làm nội soi để phát hiện ra các triệu chứng sớm nhất có thể

        

4. Xuất huyết bao tử có nguy hiểm không?

Xuất huyết bao tử là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm đặc trưng ở những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ không nhận thấy những biểu hiện rõ của triệu chứng xuất huyết bao tử. 

Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến vài năm, đến khi bệnh nhân có các triệu chứng thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Những đợt xuất huyết do viêm loét bao tử phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh.

Khi tình trạng chảy máu dạ dày trở nặng, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể rũ rượi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chân tay lạnh buốt và các mạch máu yếu dần đi. Trong trường hợp nguy cấp này, xuất huyết bao tử có thể sẽ đe dọa đến tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Mức độ nguy hiểm của xuất huyết bao tử được chia làm hai cấp độ: 

Xuất huyết nhẹ: Diễn biến của trình trạng bệnh xảy ra nhanh chóng và không có biểu hiện suy nhược nghiêm trọng. Nhưng có thể gây nên tình trạng thiếu máu tạm thời, khiến cơ thể mệt mỏi, không được tỉnh táo.

Xuất huyết nặng: Tinh thần của người bệnh mất tỉnh táo, có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng, suy tim, mạch không ổn định, có thể không thể cử động và tức ngực, khó thở. Chỉ số huyết áp của cơ thể giảm một cách nhanh chóng, mạch máu tụt. 

5. Điều trị xuất huyết bao tử

5.1. Các biện pháp xử lý khi bị xuất huyết bao tử

Lời khuyên đầu tiên đối với những bệnh nhân đang nghi ngờ gặp phải tình trạng xuất huyết bao tử chính là đến gặp trực tiếp bác sĩ.

Trước đó hoặc trong quá trình chăm sóc điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải những rắc rối trong việc xử lý khi bị xuất huyết bao tử tại nhà. Sau đây là một số gợi ý giúp ích cho người bệnh để tham khảo:

Uống nhiều nước: 

Nếu bệnh nhân đang bị chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy thì điều nguy hiểm nhất chính là mất nước điện giải. Vì vậy, người bệnh cần phải giữ đủ nước cho cơ thể trong khoảng thời gian trước khi đến gặp bác sĩ và thăm khám. 

Khi có dấu hiệu cảnh báo của sốc phản vệ, bệnh nhân có thể cần phải được truyền dịch tĩnh mạch khẩn cấp ngay.

Nước ép nha đam có thể làm tăng khả năng tự chữa lành trình trạng chảy máu dạ dày của đường tiêu hóa. Đồng thời, nha đam cũng làm dịu nhẹ đi tình trạng viêm ruột, thúc đẩy chữa lành các vết thương và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng của vết thương.

Cần chú ý với người bệnh cần phải sử dụng loại nước ép nha đam không có chất bảo quản, được nuôi trồng tại môi trường thiên nhiên và lành tính, uống khi đói.

Bổ sung khoáng và vitamin:

Xuất huyết bao tử sẽ kéo theo nguy cơ giảm thiểu khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa. Bệnh nhân cần chú ý cân nhắc việc bổ sung thêm các khoáng chất, các vitamin C và các vitamin B nhằm mục đích giảm mức độ chảy máu dạ dày.

Cân bằng vi sinh đường ruột:

Điều cần lưu ý xử lý khi bệnh nhân mắc xuất huyết dạ dày chính là quan tâm đến hệ thống vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. 

Để cân bằng hệ vi khuẩn của đường ruột, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh (như: nấm men, vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, …) bằng cách chữa lành nhiễm trùng, sử dụng các thuốc kháng sinh. Thông thường các bác sĩ sẽ giúp đỡ bệnh nhân bằng cách đưa ra đơn thuốc phù hợp để tiêu diệt các dấu hiệu nhiễm trùng này. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể hỗ trợ thêm bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên như: dầu olive, tinh dầu kinh giới,…

Tăng cường uống các loại men vi sinh: sẽ giúp ích trong vai trò tái tạo đường ruột và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chúng có thể đảm bảo quá trình tiêu hóa tốt được diễn ra liên tục và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh xuất huyết bao tử.

Chế độ ăn:

Khẩu phần ăn lành mạnh, điều độ sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình chữa lành và phục hồi của xuất huyết bao tử. 

Người bệnh có thể xây dựng một chế độ ăn phù hợp với cơ thể và khoa học để xử lý khi bị xuất huyết bao tử tại nhà.

Những lưu ý của bệnh nhân mắc xuất huyết bao tử:

Chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu.

Sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho tiêu hóa như: mật ong, bánh quy giòn, dầu thực vật, sữa chua, bơ,.. 

Dừng hoàn toàn sử dụng ngay các loại thức ăn cay nồng, nhiều gia vị, dầu mỡ.

Tránh sử dụng thức uống có cồn, nước ngọt có gas; không sử dụng các chất kích thích khác.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, giàu chất xơ như: rau củ quả tươi.

Uống nhiều nước.

Chia thành 6 bữa ăn nhỏ và mỗi bữa ăn cần cách nhau 2-3 giờ đồng hồ.

>>>Xem thêm: Cách Chữa Xuất Huyết Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Mà Bạn Cần Biết

5.2. Sơ cứu và cấp cứu khi bị xuất huyết bao tử

Sơ cứu: 

Để sơ cứu khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của xuất huyết bao tử, cần thực hiện các bước sau:

Đặt bệnh nhân cố định trên giường với tư thế nằm thẳng, hai chân duỗi thẳng và cần được kê cao lên bằng gối mềm.

Cho người bệnh dùng các thuốc cầm máu như: Hemocaprol, Posthypophyse, vitamin K hoặc pha loãng muối và nước để uống. Sau đó, cần lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Cấp cứu:

Khi bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất, bệnh nhân sẽ được:

Áp dụng các biện pháp hồi sức.

Chống sốc bằng cách truyền dịch vào cơ thể (cần lưu ý theo dõi tốc độ truyền dịch để nắm bắt tình hình hiện tại của bệnh nhân).

Truyền máu cho bệnh nhân.

Điều trị cầm máu bằng cách sử dụng thuốc (theo phương pháp của bác sĩ).

5.3. Phương pháp chẩn đoán xuất huyết bao tử

Xuất huyết bao tử cần được chẩn đoán một cách chính xác trước khi điều trị bệnh. Đặc biệt, bác sĩ cần xác định rõ ràng được các nguyên nhân gây chảy máu, vùng xảy ra tình trạng chảy máu cũng như mức độ tổn thương của cơ thể để có thể dự phòng các phương án hợp lý nhất cho bệnh nhân.

Những biện pháp chẩn đoán xuất huyết dạ dày được áp dụng nhiều nhất và phổ biến nhất hiện nay là:

Khám lâm sàng:  

Việc đầu tiên bác sĩ cần làm là thăm hỏi tình trạng bệnh của bệnh nhân, khai thác tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình người bệnh. Đồng thời, thực hiện việc dự đoán các khả năng xảy ra của xuất huyết dạ dày thông qua các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng của bệnh.

Nội soi dạ dày:  

Nội soi là phương pháp được sử dụng quan trọng nhất trong quá trình kiểm tra xuất huyết dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ xác định được vị trí xuất huyết để đưa ra các phương pháp chữa trị xuất huyết bao tử. Tuy nhiên, nội soi không phát hiện được những điểm xuất huyết ẩn của bệnh.

Chụp X – quang Baryt: 

Đây là phương pháp chụp X – quang sử dụng chất cản quang để phát hiện các hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người bệnh. Phương pháp này hiện nay ít được sử dụng trong chẩn đoán xuất huyết bao tử.

Xét nghiệm máu: 

Việc thực hiện xét nghiệm máu nhằm mục đích xét nghiệm công thức máu, từ đó bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân gây xuất huyết có phải do tình trạng máu gây ra hay không.

Đặt sonde dạ dày: 

Phương pháp này sử dụng ống thông từ mũi xuống dưới vùng dạ dày để rửa dạ dày. Phương pháp này có thể xác định được bệnh nhân đang bị xuất huyết bao tử ở đường tiêu hóa trên hay dưới.

Mục đích của việc thăm khám, chẩn đoán là xác định rõ vị trí chảy máu của bệnh nhân, nguyên nhân gây ra xuất huyết và mức độ chảy máu như thế nào. Ngoài ra, dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra những diễn biến của bệnh nhân, đề ra phương án chữa trị phù hợp nhất, tối ưu nhất và hiệu quả cho người bệnh.

5.4. Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày

  • Xuất huyết dạ dày nhẹ: bác sĩ sẽ theo dõi thêm từ 24 – 48 giờ, tiến hành nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì sẽ cho xuất viện, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  •  Xuất huyết dạ dày nặng: Do vi khuẩn HP thì cần cầm máu ngay lập tức, sau đó tiến hành sử dụng thuốc kháng sinh từ 10 – 14 ngày và điều trị bằng thuốc chữa lành vết loét từ 6 – 8 tuần.
  •  Nếu bị xuất huyết dạ dày do các nguyên nhân khác thì sẽ cần điều trị thuốc từ 6 – 8 tuần.

6.Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Để phòng ngừa bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Nên ăn những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, thực hiện ăn chín uống sôi;
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng;
  • Hạn chế rượu bia, đồ uống có ga, các chất kích thích và tránh hút thuốc lá;
  • Không dùng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh;
  • Thương xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch;
  • Tránh stress, căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái và lạc quan;
  • Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức để cơ thể luôn được khỏe mạnh;
  • Tránh ăn quá no hoặc quá đói, không nên đi ngủ ngay sau khi ăn no;
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và hỏi bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng bất thường.

Những kiến thức trên nhằm giúp người bệnh cũng như gia đình xử lý khi bị xuất huyết bao tử tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân hãy liên hệ với các bác sĩ điều trị khi có các triệu chứng viêm dạ dày hoặc sự xuất hiện của những cơn đau ngày càng thường xuyên hơn và mức nặng tăng lên để không gặp phải những biến chứng cũng như rủi ro khó lường. Đồng thời, tham gia đầy đủ các buổi hẹn tái khám với bác sĩ để nắm được diễn biến bệnh và có những điều chỉnh kịp thời, việc đó có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta theo dõi tốc độ hồi phục và khả năng thích ứng của cơ thể đối với chế độ ăn uống chúng ta đang áp dụng. 

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 ngay để được tư vấn miễn phí về xuất huyết bao tử nhé !

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091