90% Bệnh Nhân Bị Viêm Loét Dạ Dày Là Do Loại Vi Khuẩn Này Gây Ra

90% Bệnh Nhân Bị Viêm Loét Dạ Dày Là Do Loại Vi Khuẩn Này Gây Ra

Bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

Theo thống kê, có tới hơn 70% dân số Việt Nam đang phải sống chung với viêm loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày, mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn HP gây ra. Câu hỏi được đặt ra là liệu ai nhiễm vi khuẩn HP cũng sẽ bị viêm loét dạ dày? Và liệu vi khuẩn HP có dễ gây ra ung thư dạ dày cho những người mắc phải?

1 Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là gì?

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori, được phát hiện lần đầu vào năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall. Đây là một loại xoắn khuẩn gram, sống trong môi trường thiếu oxy tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày.

Những vi khuẩn này có khả năng gây ra phản ứng hóa học sinh ra amoniac, giúp bảo vệ chúng khỏi axit dạ dày. Đồng thời, chất này còn phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày

Theo WHO, vi khuẩn H. pylori là yếu tố nguy cơ chính ở 65–80% ca ung thư dạ dày. Nguyên nhân được chỉ ra là do sự thay đổi pH môi trường dạ dày, và những chuyển hóa bất lợi do vi khuẩn HP gây ra.

Có tới 90% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày là do vi khuẩn HP gây ra, và tính đến nay đã có hơn 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh này đang khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.

2 Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có lây không và lây theo đường nào?

Câu trả lời là có. Tương tự như các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn HP cũng có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định.

Những người nhiễm HP dương tính có thể đưa vi khuẩn đi ra ngoài cơ thể theo các con đường như: Hắt hơi, ho, phân,… Khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường đất, nước, không khí,… và tùy thuộc vào điều kiện môi trường như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm mà thời gian tồn tại của vi khuẩn trong không khí là khác nhau.

Thông thường, vi khuẩn HP có thể tồn tại từ 1 đến 4 tiếng, và nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể sống được thậm chí hàng tháng. Khi tồn tại trong không khí, chúng có thể bám vào thức ăn, thậm chí, qua các phản xạ như ho, hắt hơi mà lây lan ra cộng đồng

Viêm loét dạ dày do ăn uống

Viêm loét dạ dày do ăn uống

 

>>>> Tìm hiểu thêm: Con Đường Lây Nhiễm Vi Khuẩn HP Và Cách Phòng Bệnh

3 Cách phòng tránh sự lây lan vi khuẩn HP

Các chuyên gia về dịch tễ khuyên bạn: để hạn chế lây nhiễm, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn uống nơi đông người.

Đặc biệt cần chú ý cách ly, không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, để phòng chống viêm loét dạ dày do khuẩn HP, mọi người cũng có thể sử dụng những biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng như:

Tập luyện thể dục thường xuyên.
Sử dụng các thực phẩm như rau củ giàu vitamin C và vitamin E
Điều này đặc biệt quan trọng với đối tượng trẻ em do hệ miễn dịch yếu kém, dễ dàng bị lây nhiệm và biến chuyển thành bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, không ăn quá no hay ăn quá đói, hạn chế ăn đồ cay, thực phẩm lên men, tránh rượu bia, cà phê…để tránh HP bị tái phát.

4 Tiêu diệt vi khuẩn HP như thế nào?

Để chữa trị căn bệnh này có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp như: Sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y gia truyền, hay cần tới sự can thiệp bằng phẫu thuật.

4.1 Điều trị theo Tây Y

Theo phác đồ chung của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), để tiêu diệt vi khuẩn HP cần áp dụng phác đồ 3 hoặc 4 thuốc, trong đó có từ 2 đến 3 loại kháng sinh như tetracyclin, amoxicillin,…

Điều trị HP bằng thuốc tây

Điều trị HP bằng thuốc tây



Tuy nhiên, hiện nay, do việc sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng cũng như không đủ thời gian dẫn đến việc tỉ lệ kháng kháng sinh ngày càng tăng cao, đòi hỏi phải áp dụng nhiều phác đồ cứu vãn với những loại kháng sinh mạnh, làm giảm tỉ lệ điều trị thành công.

Thậm chí, có trường hợp, vi khuẩn HP kháng hầu hết các loại kháng sinh thông thường, khiến người bệnh phải kéo dài thời gian điều trị và suy giảm sức khỏe.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị

4.2 Điều trị bằng dược chất từ thảo dược

Do liều lo ngại về các tác dụng phụ mà thuốc Tây Y gây ra, các nhà nghiên cứu đã tìm đến các loại dược chất được bào chế từ thảo dược. Nổi bật là hoạt chất Curcumin từ củ nghệ.

Curcumin là tinh chất quý báu được chiết xuất từ củ nghệ vàng, có tác dụng làm giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng, chống lại các tổn thương, kích thích sản sinh chất nhày niêm mạc dạ dày, kích thích quá trình lành vết loét. Ngoài ra, cucumin còn có tác dụng giảm đau thượng vị, giảm đầy hơi.

Các tác dụng của curcumin đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước chứng minh, và được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển với các mục đích như hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, làm đẹp da cho phụ nữ sau sinh, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư,…

Trong vài năm gần đây, Việt Nam và cụ thể là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ cũng đã nghiên cứu thành công kĩ thuật bào chế Curcumin dưới dạng nano siêu nhỏ, siêu hấp thu, để tạo ra sản phẩm SCurma Fizzy giúp người dân VIệt Nam có được một sản phẩm chăm sóc sức khỏe mang tầm cỡ quốc tế.

Sản phẩm SCurma Fizzy sử dụng công nghệ Hướng Đích đột phá giúp đưa dược chất tới đúng tế bào cần tác dụng. Dạng bào chế viên sủi kết hợp với thành phần Nano Curcumin giúp tăng cường khả năng hấp thu, tăng hiệu quả điều trị, giảm độc tính hoạt chất và không tổn hại đến các tế bào lành. Sản phẩm được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh gia cao.

Ngoài ra, cũng có một số các thảo dược khác có tác dụng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng như:

– Lá khôi : sử dụng trong trường hợp thể trạng sút kém, bụng đầy trướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

– Bồ công anh: Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm họng…

– Cam thảo: có tác dụng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hòa tác dụng các thuốc.

– Tam thất: thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do trật đả, hung tý giảo thống (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bế kinh do huyết ứ, thống kinh (hành kinh đau bụng), sản hậu phúc thống do ứ trở (đau bụng sau khi sinh con), sưng nề do viêm nhiễm…

>>>> Tìm hiểu thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Hp Dạ Dày An Toàn, 6 Bài Thuốc Hiệu Quả

4.3 Có thể kết hợp Tây Y với liệu pháp từ thảo dược không?

Từ xưa đến nay, việc kết hợp cả đông y và tây y luôn được khuyến khích sử dụng do mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm khác nhau.

Phác đồ Tây Y có ưu điểm là thời gian điều trị ngắn, tỉ lệ hiệu quả cao, rõ ràng; khi kết hợp với các bài thuốc Đông Y sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, lành tính, giảm các phản ứng phụ, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày do HP, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm SCurma Fizzy với tinh chất nghệ curcumin, hoặc các vị thuốc, bài thuốc Đông Y như trên. Tuy nhiên việc sử dụng kết hợp hai phương pháp này cần có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ.

Hơn hết, với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm nhất, nhằm đạt hiệu quả cao cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091