Con Đường Lây Nhiễm Vi Khuẩn HP Và Cách Phòng Bệnh

Con Đường Lây Nhiễm Vi Khuẩn HP Và Cách Phòng Bệnh

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày- tá tràng, loét dạ dày- tá tràng, ngoài ra vi khuẩn Hp có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt do thói quen ăn uống của người Việt Nam như ăn chung một bát nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác để bày tỏ sự hiếu khách, dùng chung một chén rượu mà tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở Việt Nam khá cao ( hơn 80% dân số).
Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

Các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

Các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP



Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp cao là do nó có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Những con đường lây nhiễm của HP dạ dày là:

– Đường miệng – miệng: vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó, chúng có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung chén đũa, hôn trực tiếp, mẹ mớm đồ ăn cho con

– Đường dạ dày – miệng: người có vi khuẩn H.P trong dạ dày khi bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua sẽ đẩy vi khuẩn lên miệng cùng với dịch dạ dày. Khi ăn chung, uống chung với người bệnh hoặc khi khám nha khoa nhưng không được tiệt trùng kỹ, vi khuẩn HP dễ lây sang người khỏe mạnh.

– Đường phân – miệng: vi khuẩn HP được đào thải qua phân người bệnh nên sẽ bị lây nhiễm qua tay bệnh nhân (nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh) hoặc nhiễm vi khuẩn qua các con vật trung gian như ruồi, gián, chuột,…

– Đường dạ dày – dạ dày: lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi dạ dày ở các cơ sở y tế không uy tín. Khi nội soi dạ dày, nếu đầu dò không được tiệt trùng đúng cách thì vi khuẩn H.P có thể lây từ người bệnh sang người lành.

Cách phát hiện vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng

>>>Xem thêm: Vi khuẩn hp có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày bằng một trong 4 phương pháp sau:

1. Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm hơi thở chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP này được tiến hành bằng cách uống một lượng chất lỏng vô hại hoặc 1 viên thuốc chuyên dụng, sau khoảng 1 giờ, bác sĩ sẽ lấy mẫu hơi thở để tiến hành xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP.

2. Phương pháp nội soi

Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một ống nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày thông qua đường miệng để nội soi dạ dày và xét định các vị trí bị loét. Trong quá trình nội soi, một số mẫu bệnh được lấy ra để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP.

3. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP

Để tiến hành xét nghiệm này, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc trung hòa acid dạ dày, bismuth, thuốc bao vết loét dạ dày, thuốc kháng acid khoảng 2 tuần trước khi làm xét nghiệm.

Xét nghiệm phân tìm HP thường cho kết quả sau từ 1 – 4 ngày.

4. Xét nghiệm máu

Phương pháp này sẽ được tiến hành bằng cách xét nghiệm huyết thanh đo kháng thể kháng H.pylori đặc hiệu để xác định một người có bị nhiễm vi khuẩn

Phòng ngừa viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP như thế nào?
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, các gia đình cần chú ý thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn sau:

– Không dùng chung dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, hạn chế gắp thức ăn cho nhau.

– Cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì các dụng cụ ăn uống thường không được vệ sinh sạch sẽ.

– Nên diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột; giữ gìn vệ sinh chén đũa sạch sẽ, ngâm các dụng cụ ăn uống trong gia đình trong nước sôi.

– Không hôn trẻ, mớm đồ ăn cho trẻ.

– Không nên trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ bằng đũa của mình.

– Các vật nuôi như chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori nên bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng.

– Hạn chế ăn đồ sống như rau sống, gỏi hay thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc vì các loại thực phẩm này thường không được vệ sinh sạch sẽ, dễ gây các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có nhiễm vi khuẩn HP.

>>>Xem thêm: Vi khuẩn hp có lây không? Cách phòng ngừa loại vi khuẩn này như thế nào?

Vi khuẩn HP chính là nguyên nhân nghiêm trọng gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, nếu muốn phòng bệnh hiệu quả thì chúng ta cần phải kiểm soát con đường lây nhiễm loại vi khuẩn này.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091