Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

Giáo sư – Tiến sĩ Đào Văn Long – nguyên Giám đốc bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết “ số người nhiễm bệnh do khuẩn hp gây ra chiếm tới khoảng một nửa dân số thế giới, trong tất cả các bệnh liên quan đến dạ dày”. Ước tính có đến 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị nhiễm bệnh viem da day hp, nếu không điều trị dứt vi khuẩn sẽ dẫn đến 20% bị viêm loét dạ dày, 2% trong đó có khả năng ung thư dạ dày.

1. Vi khuẩn gây viem da day Hp là gì?

1.1. Đặc điểm sinh học

Vi khuẩn gây viem da day Hp (H.pylori), tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, sống trong bao tử người phân bố chủ yếu tại lớp niêm mạc. H.Pylori là một loại xoắn khuẩn, thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm.

H.Pylori có đường kính từ  0,3 – 1 micromet, dài 1,5 – 5 micromet, có nhiều hình thể đa dạng như hình xoắn, hơi cong, hình chữ S, … 

Hp dễ dàng chuyển động linh hoạt trong dạ dày nhờ chùm lông ở một đầu, thường chúng có từ 2 đến 6 lông, không có vỏ ngoài, không có khả năng sinh nha bào.

>>>> Xem thêm: Vi rút Hp hay vi khuẩn Hp, cách nhận biết và phương pháp điều trị

vi-khuan-hp

Đặc điểm sinh học của vi khuẩn HP

1.2. Môi trường tồn tại và phát triển

Tỷ lệ khí trong môi trường thuận lợi để vi khuẩn Hp mọc lên là môi trường có thành phần 5% oxi, 7% cacbonic, 8% hidro, 70% nitơ và 10% các khí khác.

Nhiệt độ phát triển của hp từ 30 – 40 độ C (nhiệt độ 37 độ C là nhiệt độ thuận lợi nhất), môi trường pH từ 5,5 – 8,5. 

1.3. Khả năng đề kháng 

Hp chỉ sống được ở điều kiện pH 5,5 – 8,5 nhưng lại có thể tồn tại được trong bao tử người có môi trường acid cao, pH 2,5 – 3 do:

  • Môi trường trong bao tử người có nồng độ oxi thấp phù hợp với tính chất sống trong môi trường kỵ khí của vi khuẩn Hp.
  • Hp có khả năng sản sinh ra enzyme Urease.

Urê trong dạ dày bị urease phân giải tạo thành bicarbonate và amoniac có tính chất của bazơ tác dụng với acid trong dạ dày làm trung hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hp tồn tại và phát triển bình thường.

Ngoài ra việc biến đổi tạo chất có đặc tính bazơ cũng giống như tạo thành một cái áo bao xung quanh bảo vệ vi khuẩn.

2. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn gây viem da day Hp 

  • H.Pylori tiết ra rất nhiều loại enzyme, độc tố gây bệnh

Các men do vi khuẩn hp tiết ra bao gồm catalase, lipase và glycoproteinase, làm tổn thương tại các vị trí niêm mạc

Hơn nữa các men này còn có thể phân giải chất nhầy, làm loãng chất nhầy khiến khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị yếu đi, giúp vi khuẩn hp xâm nhập vào niêm mạc sâu hơn và phơi bày các thụ thể của tế bào cho hp gắn vào.

Các chất hóa học (enzyme), các nội  độc tố dần dần đầu độc, tấn công, phá hủy làm cho các tế bào, các lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm, tổn thương, hủy hoại.

  • Chất nhầy bao bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm tổng hợp đáng kể
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Hp

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Hp

Quá trình thủy phân ure tạo amoniac cũng là tác nhân gây độc trực tiếp đối với tế bào niêm mạc dạ dày, chức năng tổng hợp chất nhầy bị giảm, trong nhiều trường hợp thậm chí còn phân hủy, thay đổi sự phân bố, thay đổi chức năng của chất nhầy.

Chức năng của chất nhầy bị yếu đi, phân bố sai vị trí trong khi bicarbonate và amoniac luôn tiết ra làm trung hòa axit dịch vị.

  • Tăng nồng độ acid và pepsin trong dạ dày

Nồng độ axit giảm, theo cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể sẽ kích thích dạ dày càng tăng tiết nhiều acid làm tổn thương nặng hơn tế bào niêm mạc do lớp niêm mạc dạ dày là một lớp tế bào rất mỏng.

Pepsin do dạ dày tiết ra cũng là yếu tố góp phần gây tác động vào tế bào biểu mô làm dạ dày bị loét.

>>>>> Xem thêm: Hp làm dạ dày tá tràng bị viêm loét là vi khuẩn như thế nào

3. Viêm dạ dày HP lây nhiễm qua những con đường nào ?

HP là loại vi khuẩn có sức sống cao và chúng có thể thích ứng trong nhiều điều kiện môi trường và nhiệt độ khác nhau.

Thông qua việc tiếp xúc, sinh hoạt thông thường hàng ngày, viem da day hp có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Có 3 con đường chính cho phép Hp lây nhiễm được:

3.1. Viem da day Hp lây nhiễm qua đường miệng – miệng

Vi khuẩn HP không chỉ được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày, chúng còn được tìm thấy ở trong khoang miệng, kẽ răng, tuyến nước bọt.

Khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh, qua những hành động như giao tiếp với khoảng cách gần, hôn trực tiếp qua đường miệng hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân với người bị bệnh thì khả năng cao sẽ bị nhiễm bệnh.

Trẻ em cũng có thể là đối tượng bị lây nhiễm, thậm chí tốc độ lây nhiễm còn diễn ra nhanh hơn so với người lớn do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, trẻ chưa ý thức được các biện pháp giữ vệ sinh sạch sẽ và thực hiện tốt các nguyên tắc phòng bệnh. Trẻ em có thể nhiễm bệnh từ người lớn khi được mớm cơm.

Mọi hành động nếu tiếp xúc với dịch tiết tiêu hóa của người nhiễm bệnh dù tiếp xúc ít hay nhiều cũng đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh viem da day Hp.

Tình trạng nhiễm viem da day Hp qua con đường này chiếm tỉ lệ rất cao, lên tới 90% tổng số người mắc. Phần lớn trong gia đình có thành viên từng bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày khả năng làm lây nhiễm cho người thân xung quanh.

Truyền bệnh qua đường miệng - miệng

Truyền bệnh qua đường miệng – miệng

3.2. Viem da day hp lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày

Đối với các bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh liên quan đến dạ dày, bác sĩ hay sử dụng ống nội soi để kiểm tra cho bệnh nhân.

Nếu không thực hiện vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng cẩn thận các dụng cụ khám, nội soi dạ dày cũng như các dụng cụ thăm khám tiếp xúc với dịch tiêu hóa thì nguy cơ nhiễm khuẩn hp còn tồn tại lại trên bề mặt dụng cụ khám từ người đã bị nhiễm bệnh trong các lần khám trước rất cao.

Truyền bệnh qua đường dạ dày - dạ dày

Truyền bệnh qua đường dạ dày – dạ dày

3.3. Viem da day hp lây nhiễm qua đường chất đào thải (phân) – miệng

Trong phân của người bệnh viem da day hp chứa rất nhiều ấu trùng của vi khuẩn hp, vì vậy sau mỗi lần đi vệ sinh, nếu người bị bệnh không rửa tay hoặc rửa qua loa, không sạch,

Khi sinh hoạt với mọi người trong nhà nhất là trong bữa cơm, tay tiếp xúc  trực tiếp với bát, đũa,… hay lấy tay để bốc thức ăn cho vào miệng có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh cho mọi người xung quanh.

nhiem-benh-viem-da-day-hp-qua-duong-phan-mieng

Truyền bệnh qua đường phân – miệng

Viem da day hp không chỉ lây truyền qua ba con đường trên mà còn truyền qua một số con đường khác nữa như:

  • Truyền bệnh trung gian qua các loài côn trùng

Các loài côn trùng ruồi nhặng, bọ,…tiếp xúc với môi trường chứa chất thải của người nhiễm bệnh (phân, bãi nôn, khạc, nhủ,…) mang theo vi khuẩn rồi bò vào thức ăn con người ăn vào. 

Việc không bảo quản, đậy kín thức ăn cẩn thận, ăn đồ ăn chưa chín,  đồ ăn sống càng tạo cơ hội cho hp xâm nhiễm.

con-trung-truyen-benh-viem-da-day-hp

Côn trùng trung gian truyền bệnh viem da day hp

  • Truyền bệnh qua nguồn nước sinh hoạt

Nước là nhân tố có vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống của con người.

Nếu sử dụng nguồn nước bẩn, không những khuẩn hp mà còn rất nhiều vi khuẩn gây bệnh khác có trong nguồn nước làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn đặc biệt ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Nhiễm khuẩn HP qua nguồn nước bẩn

Nhiễm khuẩn HP qua nguồn nước bẩn

>>>>> Xem thêm: Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp và cách phòng bệnh 

4. Viêm dạ dày HP gây ra những triệu chứng, biến chứng gì ?

4.1. Triệu chứng

Mặc dù viem da day Hp phổ biến nhưng đa số người nhiễm đều không xuất hiện triệu chứng, chỉ khi đi xét nghiệm mới xác định tình trạng bệnh. Các biểu hiện điển hình của triệu chứng gồm có:

  • Vị trí bệnh nhân hay đau nhất là đau ở vùng thượng vị, khu vực nằm dưới mũi xương ức và giữa 2 bên xương sườn. 
  • Có dấu hiệu về suy giảm hệ tiêu hóa như tiêu chảy liên tục, nôn mửa, nôn khan, nôn buổi sáng sớm dù sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo.
  • Miệng hôi, đầy bụng, khó tiêu, trong người cảm thấy ậm ạch, uể oải, mệt mỏi, chán ăn, ợ hơi, ợ chua.
  • Sụt cân mất kiểm soát, trường hợp nặng dẫn tới tổn thương mạch máu tại các chỗ loét làm chảy máu khiến người bệnh nôn ra máu, hoặc đi cầu ra máu, cảm thấy mệt mỏi, người xanh xao, …
triệu chứng

Triệu chứng của bệnh viem da day hp

4.2. Biến chứng 

Nếu không điều trị bệnh kịp thời để kéo dài bệnh sẽ dẫn đến một số các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm, loét dạ dày tá tràng 
  • Viêm dạ dày mạn tính
  • Xuất huyết dạ dày
  • Ung thư dạ dày
Các biến chứng gây ra của bệnh viem da day hp

Các biến chứng gây ra của bệnh viem da day hp

5. Chẩn đoán viem da day hp bằng những phương pháp nào?

Muốn xác định chính xác xem bản thân có bị bệnh viêm dạ dày hay không, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm. 

5.1. Chẩn đoán trực tiếp

Bệnh phẩm dùng trong chẩn đoán trực tiếp thường dùng là mảnh sinh thiết từ nơi bị viêm, tổn thương hay từ ổ loét dạ dày – tá tràng.

5.1.1. Nhuộm soi

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm, làm tiêu bản, cố định, tiến hành nhuộm gram, quan sát hình thể và tính chất bắt màu của vi khuẩn HP.

Do thuộc loại vi khuẩn Gram âm nên sau khi nhuộm ta sẽ thấy vi khuẩn bắt màu đỏ hoặc hồng. Những hình thái đặc trưng ta sẽ quan sát được để phát hiện ra vi khuẩn viem da day hp như hình xoắn, hơi cong, hoặc hình chữ S, …

Nhuộm soi vi khuẩn HP trên kính hiển vi

Nhuộm soi vi khuẩn HP trên kính hiển vi

5.1.2. Nuôi cấy

Hp là loài vi khuẩn rất khó nuôi cấy. Khi nuôi cấy, cần môi trường giàu chất dinh dưỡng và một số yếu tố đặc biệt, khí trường kỵ khí, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với đặc điểm sống và phát triển của nó. 

Đặc điểm mọc lên của HP trên môi trường đặc thì khuẩn lạc trong hoặc xám nhạt, đôi khi gây tan máu, đường kính khuẩn lạc khoảng 1 mm, xuất hiện sau 48 -72 giờ kể từ khi nuôi cấy.

Do có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên tuy yêu cầu cao về môi trường nuôi cấy nhưng đây vẫn là phương pháp vẫn được dùng nhiều để chẩn đoán nhiễm hp.

Nuôi cấy vi khuẩn HP

Nuôi cấy vi khuẩn HP

5.2. Chẩn đoán gián tiếp

5.2.1. Phương pháp nội soi dạ dày 

Bác sĩ sử dụng một ống nội soi nhỏ linh hoạt gắn camera, tiến hành luồn qua miệng xuống thực quản, luồn trực tiếp đến dạ dày, soi ra những phần bị viêm loét.

Có thể tiến hành lấy mảnh sinh thiết, sau đó thực hiện các xét nghiệm.

5.2.2. Kĩ thuật CLO – test  

Xác định men urease xem có mặt ở bệnh phẩm (mảnh sinh thiết) không để phát hiện vi khuẩn HP.

Phương pháp này không những có thể quan sát tổng quan bên trong dạ dày mà xét nghiệm còn cho kết quả chính xác cao.

5.2.3. Phương pháp xét nghiệm máu 

Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, theo cơ chế tự vệ hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân lạ đó.

Cụ thể, các kháng thể đặc hiệu được sinh ra chống lại vi khuẩn hp bao gồm IgA và IgG.

Nếu xét nghiệm phát hiện có mặt hai kháng thể này tăng cao trong huyết thanh chứng tỏ vi khuẩn này đang trú ngụ trong cơ thể bạn.

Hiệu quả chính xác tuyệt đối mà xét nghiệm lại mang lại không cao vì có thể xảy ra trường hợp dương tính giả do còn nhiều tác nhân gây bệnh khác, không phải chỉ vi khuẩn HP xâm nhiễm thì mới có hai loại kháng thể trên trong huyết thanh.

Ngoài ra hp có thể tồn tại ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể dưới dạng tiềm ẩn chưa có điều kiện thuận lợi để gây bệnh. 

5.2.4. Xác định ure qua hơi thở, test thử CO2 phóng xạ  

Người bệnh được cho uống dung dịch ure đồng vị phóng xạ, kiểm tra bằng cách cho thở vào thiết bị kiểm tra hơi thở, chờ lấy kết quả sau một giờ.

Khi uống dung dịch trên, đồng vị phóng xạ được hấp thụ vào trong máu bệnh nhân. Do vi khuẩn hp tiết enzym urease làm thủy phân ure thành khí cacbonic và amoniac.

Nếu phát hiện thấy cacbon được đánh dấu chứa trong khí cacbonic được thải ra từ hơi thở thu được thì người đó đã bị nhiễm bệnh.

Trước khi thực hiện xét nghiệm này nên lắng nghe ý kiến tư vấn của bác sĩ vì các chất đồng vị phóng xạ không phải chất nào cũng an toàn.

Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng và chính xác, dễ dàng thực hiện, nhẹ nhàng, không xâm lấn sâu bên trong bệnh nhân.

5.2.5. Xét nghiệm phân

Mẫu bệnh phẩm cần dùng là phân của bệnh nhân. 

Thức ăn được tiêu hóa qua dạ dày sau đó đào thải dưới dạng phân, do đó xét nghiệm phân sẽ cho kết quả dương tính nếu trong dạ dày bệnh nhân có tồn tại vi khuẩn hp. 

5.2.6. Kỹ thuật nhân gen PCR 

Đây là một kĩ thuật sinh học phân tử có thể phát hiện được các đoạn gen đặc hiệu của vi khuẩn gây bệnh viem da day hp ở trong các mảnh sinh thiết, dịch dạ dày, nước bọt và phân của bệnh nhân.

chan-doan-benh-viem-da-day-hp

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viem da day hp

6. Phòng bệnh và điều trị viem da day hp

6.1. Các biện pháp phòng chống nhiễm viem da day hp

  • Diệt trừ côn trùng, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, gọn gàng.
  • Dùng nguồn nước sinh hoạt sạch, đã qua xử lí. Uống nước đã đun sôi, tuyệt đối không uống nước lã hay nguồn nước ô nhiễm chưa qua xử lí.
  • Khi nấu ăn phải nấu chín đảm bảo không bị nhiễm khuẩn hp cũng như các loại vi khuẩn cơ hội gây bệnh khác.
  • Nói không với đồ ăn cay, các thức ăn chế biến từ đồ sống như gỏi cá, nộm sứa, bạch tuộc, các loại mắm lên men như mắm tép, mắm chua,…
  • Vệ sinh, rửa tay sạch sẽ đúng cách trước các bữa ăn.
  • Người lớn không mớm đút cơm cho bé.
  • Sử dụng riêng các vận dụng trong vệ sinh cá nhân cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Không ăn chung, gắp thức ăn cho nhau, dùng chung nước chấm với người đang nhiễm bệnh, …
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người đang nhiễm bệnh.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục mỗi ngày kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress.
  • Các chất kích thích và đồ uống có chứa cồn, tuyệt đối không dùng.
Các cách phòng chống nhiễm bệnh

Các cách phòng chống nhiễm bệnh

6.2. Điều trị viem da day hp hiệu quả

  • Nguyên tắc điều trị: 

Điều trị nội khoa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nhằm giải quyết hậu quả do độc tố của hp gây ra, đồng thời dùng kháng sinh để tiêu diệt căn nguyên vi khuẩn hp. Nên dùng bismuth subsalicylat, chất đối kháng thụ thể với histamin.

Phác đồ điều trị bệnh viem da day hp

Phác đồ điều trị bệnh viem da day hp

Tới hiện nay, các nhà khoa học, các y, dược sĩ … vẫn chưa tìm ra biện pháp dân gian nào diệt triệt để khuẩn hp nên vẫn phải điều trị bằng thuốc. 

Hp nằm dưới lớp nhầy do đó kháng sinh khó ngấm vào trong và tiêu diệt vi khuẩn, vì vậy phải dùng phối hợp từ hai loại kháng sinh trở lên kèm với thuốc làm giảm bài tiết acid dịch vị mới có hiệu quả tác dụng tốt hơn là chỉ dùng một loại. Một liệu trình điều trị thông thường kéo dài từ 10 – 14 ngày. 

Ngoài phác đồ điều trị khái quát trên bạn có thể tìm hiểu và tham khảo các bài viết về cách sử dụng kháng sinh của Scurma Fizzy để hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị và tùy vào mức độ bệnh để đưa ra liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.

Lời kết

Vi khuẩn gây bệnh viem da day hp là một loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với con người bởi tốc độ lây lan nhanh chóng và hiện giờ vẫn chưa có phương pháp điều trị nào nhanh nhất, dứt điểm và đặc hiệu với chúng.

Chính vì các triệu chứng, biểu hiện khi mới nhiễm bệnh là không rõ ràng nên khiến cho người bệnh không phát hiện ra được trạng thái bệnh của mình. Vì vậy mà bạn hãy nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kì để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Bài viết trên cung cấp cho bạn các thông tin về bệnh viem da day hp. Nếu có vấn đề cần thắc mắc và tìm hiểu rõ hơn, hãy liên hệ tới HOTLINE 18006091 để được các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa giải đáp và tư vấn ! Chúc bạn và người thân luôn mạnh khỏe và có một cuộc sống chất lượng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091