Ăn Cay Bị Đau Bụng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Rất nhiều người có thói quen ăn cay vì vị cay giúp đồ ăn trở nên đậm đà và kích thích vị giác, người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp, sau khi ăn cay, xuất hiện dấu hiệu đau bụng hoặc các triệu chứng trên đường tiêu hóa. Vậy ăn cay bị đau bụng nguyên nhân xuất phát do đâu, ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và bạn nên làm gì khi ăn cay bị đau bụng? Hãy cùng Scurma Fizzy giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.
1.Các thành phần tạo nên vị cay
Thành phần chính tạo nên vị cay là hoạt chất Capsaicin, chất này có hàm lượng cao trong ớt và cũng là thành phần tạo ra vi cay chính cho các loại thực phẩm khác.
Capsaicin tan trong mỡ và cồn, không hòa tan trong nước. Chất này có thể gây nóng, thậm chí bỏng rát khi tiếp xúc trực tiếp với da.
Capsaicin gây hại cho cơ thể nếu cơ thể hấp thu với hàm lượng quá nhiều
Ngoài ra, một số thành phần phụ góp phần tạo nên vị cay có thể kể đến như: habaneros, poblanos, jalapenos có trong tỏi, tiêu. Các chất này khi tiếp xúc với dạ dày cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể.
2.Nguyên nhân ăn cay bị đau bụng
Đối với người bình thường, khi ăn thức ăn cay vào cơ thể, các chất cay sẽ tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc dạ dày, đặc biệt là Capsaicin, chất này khi đi vào dạ dày kích kích cơ thể giải phóng các hợp chất P, tác nhân gây ra cảm giác đau và nóng rát. Đây chính là nguyên nhận bạn cảm thấy đau bụng khi ăn đồ cay.
Một nghiên cứu từ trung tâm y tế NYU Langone của Mỹ ghi nhận rằng các gia vị cay như mù tạt và cây cải ngựa có thể gây tổn thương cho các tế bào, đặc biệt là tế bào niêm mạc dạ dày.
Với những bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, có sự rối loạn nhu động ruột và rất dễ bị kích thích bởi các thức ăn cay nóng. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ và liên tục sau khi ăn đồ ăn cay, kèm theo biểu hiện chán ăn, trung tiện nhiều,…cho thấy bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy món cay có tác động tấn công và phá vỡ lớp màng nhầy ở niêm mạc dạ dày. Lớp màng này có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ dạ dày, ngăn chặn các tổn thương từ acid dịch vị. Nếu người bệnh có thói quen ăn cay kéo dài, lớp chất nhầy sẽ bị phá hủy hoàn toàn, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng,…
Ở những người đang gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày, nếu không kiêng cữ chất cay mà cố ý ăn phải, thì tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, chất cay có thể gây nên xuất hiện dạ dày, dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội hơn.
>>>Xem thêm: Ăn Cay Đau Dạ Dày, Tại Sao Lại Thế
3.Ăn cay bị đau bụng, ngoài ra còn đem đến nhiều hậu quả khác
3.1. Giảm vị giác
Nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm vị cay hoặc ăn thức ăn cay với nồng độ cao sẽ khiến vị giác của bạn giảm dần theo thời gian. Trong ớt, chứa hàm lượng lớn capsaicin có vị cay rất mạnh, kích thích niêm mạc miệng, làm lưỡi bị sưng, phù nề nếu hấp thu quá nhiều. Các thụ cảm ở lưỡi nếu tiếp xúc liên tục với capsaicin sẽ khiến vị giác của bạn suy giảm.
3.2. Khó tiêu hoặc tiêu chảy
Một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện khi bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn cay nóng là chứng khó tiêu. Người bị khó tiêu có biểu hiện chướng bụng, bụng căng tức, hay cảm giác không thoải mái giống như việc ăn no. Mức độ ảnh hưởng của chứng khó tiêu khác nhau tùy theo đối tượng song điều này thực sự không tốt cho hoạt động của dạ dày, có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các cơn đau bụng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, capsaicin có trong ớt có thể có tác động giống như một thuốc nhuận tràng, do đó trong một số trường hợp chúng chính là nguyên nhân khiến một số người bị tiêu chảy khi ăn cay quá nhiều hoặc quá cay.
3.3. Tổn thương nghiêm trọng đến đường tiêu hóa
Capsaicin trong ớt có thể khiến niêm mạc thực quản bị sưng tấy, tổn thương niêm mạc dạ dày, ruột khi tiêu thụ ở nồng độ và hàm lượng cao. Capsaicin cũng làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nói riêng và các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung, làm suy giảm chức năng và hoạt động của dạ dày.
3.4. Làm vết thương nghiêm trọng hơn sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, các vết thương cần có thời gian để phục hồi, lành lặn để các cơ quan hoạt động trở lại bình thường, trong thời gian này người bệnh cần phải kiêng cữ các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi,…Vì dù chỉ ăn một lượng nhỏ chất cay cũng khiến các vết thương xuất hiện tình trạng lở loét, nóng rát.
3.5. Ung thư dạ dày
Nếu ăn phải ớt bị hỏng, thối, mốc, bạn có thể ăn phải chất aflatoxin. Đây là một tác nhân góp phần gây ung thư dạ dày và ruột kết, có thể khiến cơ thể bị ngộ độc nếu ăn phải lượng lớn trong thời gian ngắn.
Không nên sử dụng ớt cho những người mắc chứng đau dạ dày bởi việc này khiến tình trạng đau, các ổ viêm loét tái phát gây ra biến chứng nghiêm trọng và có thể góp phần dẫn đến ung thư dạ dày.
Một lưu ý khi sử dụng ớt là cần chọn lựa nguồn rau củ uy tín, các loại bột ớt trôi nổi trên thị trường có chứa phẩm màu đỏ Sudan cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nếu bạn nạp chúng vào cơ thể một cách thường xuyên.
>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không Và Lây Qua Con Đường Nào
4.Cách xử trí khi ăn cay bị đau bụng
4.1. Ăn dưa chuột trị ăn cay bị đau bụng
Dưa chuột có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất vô cùng quan trọng cho cơ thể. Ngoài hàm lượng nước cao thì dưa chuột còn là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất như vitamin C, K, magie, kali, mangan,…, nhờ vậy dưa chuột có tính mát cộng thêm khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó khi bạn ăn cay bị đau bụng, khó chịu có thể ăn ngay một quả dưa chuột để làm dịu cơn đau.
Ngoài ra, ăn dưa chuột mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa được chứng táo bón. Bởi thói quen ăn dưa leo mỗi ngày cung cấp cho cơ thể lượng nước dồi dào và nhiều chất xơ hỗ trợ hoạt động của ruột hiệu quả. Đặc biệt, trong dưa chuột chứa pectin là loại chất xơ hòa tan giúp tăng tần số chuyển động của đại tràng. Ăn dưa leo cũng giúp tăng cường lợi khuẩn, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
4.2. Chữa ăn cay bị đau bụng bằng cách uống một ít sữa
Sau khi tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, niêm mạc miệng và dạ dày thường bị kích ứng và có cảm giác nóng rát. Lúc này, bạn có thể uống vài ngụm sữa để cải thiện tình trạng này. Sữa giúp bao bọc lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm cơn đau dạ dày do ăn cay.
4.3. Sử dụng mật ong trị đau bụng sau khi ăn cay
Vị ngọt của mật ong sẽ nhanh chóng giúp loại bỏ được vị cay trong các thức ăn mà bạn đã ăn phải đồng mật ong cũng giúp ích cho chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Các nghiên cứu về thành phần của mật ong cho thấy trong mật ong chứa hỗn hợp các loại đường và các chất dinh dưỡng khác như carbohydrate, nước, vitamin, chất chống oxy hóa,…Nhờ đó, mật ong có tác dụng làm lành vết thương, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột, ngăn ngừa ung thư.
Cách sử dụng mật ong : lấy 2 thìa mật ong nguyên nhân pha với 300ml nước ấm, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thì có thể uống, lưu ý nước ấm pha cùng mật ong không được vượt quá 50 độ C vì nhiệt độ này sẽ phá hủy một số thành phần trong mật ong, mỗi ngày không nên sử dụng quá 50ml mật ong, dùng nhiều sẽ gây nóng cơ thể.
4.4. Chữa ăn cay bị đau bụng bằng Chuối
Chuối có tình kiềm tự nhiên cao, giảm được triệu chứng nóng rát của dạ dày một các hiệu quả. Ngoài ra, chuối cũng là một nguồn prebiotic – nguồn thực phẩm cho các lợi khuẩn đường ruột giúp chúng phát triển, giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích. Chuối chứa các thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa như:
Kali giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, nhuận tràng và giảm các cơn đau dạ dày, kích thích sản xuất chất nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Pectin trong chuối cũng có tác dụng giảm đau và cải thiện các vấn đề dạ dày, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn Hp.
Chất chống oxy hóa delphinidin trong chuối ngăn ngừa hình thành các khối u dạ dày.
>>>Xem thêm: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả
4.5. Ăn bơ giúp giảm tình trạng ăn cay bị đau bụng
Bơ không chỉ là loại trái cây ngon mà nó còn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, bơ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, B1, C, Photpho, canxi, lipid, omega-3, acid folic,..cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch, bảo vệ tim mạch và phòng ngừa ung thư. Sử dụng bơ giúp giảm cảm giác nóng rát ở dạ dày. Bơ mềm và dễ tiêu hóa, có khả năng bảo vệ thành dạ dày hiệu quả.
4.6. Sữa chua cải thiện triệu chứng ăn cay bị đau bụng
Sữa chua là sản phẩm làm từ sữa, giàu dinh dưỡng, không chỉ cung cấp canxi cho cơ thể mà còn cung cấp nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Thành phần sữa chua bao gồm protein whey, chất béo bão hòa, lactose, acid lactic, vitamin B12, Canxi, photpho, riboflavin,…và đặc biệt là các probiotic – là các lợi khuẩn sống giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, chống táo bón, giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời các men vi sinh này cũng giúp trung hòa vị cay, loại bỏ cảm giác cay nóng, kích thích ăn uống ngon miệng trở lại.
4.7. Uống nước rau củ sau khi ăn cay để ngăn ngừa đau bụng
Các loại nước rau quả tươi có thể giúp loại bỏ nhanh cảm giác nóng rát khó chịu tại dạ dày khi ăn cay rất hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng đau dạ dày sắp xảy ra thì có thể uống ngay một chút nước rau củ hoặc nước ép trái cây tươi như nước ép chuối, dưa hấu,…để ngăn chặn cơn đau hoặc làm giảm cơn đau dạ dày do ăn cay.
4.8. Nghệ vàng và công dụng chữa đau bụng
Nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa, là một dược liệu dân gian theo y học cổ truyền. Nhờ đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, nghệ vàng giúp chữa trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…Do nghệ vàng có tính ấm, hơi cay do đó nên sử dụng nghệ kết hợp với các vị thuốc khác theo các cách sau đây:
Nghệ vàng kết hợp với mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, nhuận tràng, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây đau viêm, do đó phối hợp nghệ và mật ong sẽ làm gia tăng hiệu quả chữa trị. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách này là tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất, sau khi đã có nguyên liệu, bạn tiến hành thực hiện bài thuốc theo 2 cách tùy vào sở thích cá nhân:
- Cách 1: Pha 2 thìa tinh bột nghệ với 1 thìa mật ong, rồi thêm 200ml nước ấm vào, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thì có thể dùng, uống đều đặn mỗi ngày để giảm đau, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh không mất nhiều thời gian thực hiện, đồng thời nếu áp dụng thường xuyên sẽ giúp da của bạn đẹp lên trông thấy.
- Cách 2: Vo hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong thành từng viên, sấy khô và cho vào lọ thủy tinh, đậy kín bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, uống mỗi lần 5 viên, 3 lần/ ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Phối hợp nghệ vàng với chuối hột, bột sắn
Chuối hột có thành phần là carbohydrate, protein, sắt, vitamin A cao. Đặc biệt, trong chuối hột xanh chứa các chất kháng viêm, tiêu độc nên được phối hợp với nghệ vàng để điều trị các cơn đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…Theo Đông y, chuối có tác dụng giải độc, tiêu cơm, lợi tiểu, sát trùng và trị đau bụng.
Nguyên liệu: tinh bột nghệ,, chuối hột phơi khô, tán nhuyễn và bột sắn
Cách thực hiện: Trộn đều 3 nguyên liệu với tỉ lệ bằng nhau rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Mỗi lần sử dụng pha 3 thìa hỗn hợp cùng với 1500ml nước ấm, khuấy đều rồi uống, duy trì mỗi ngày uống 2 lần sẽ cho hiệu quả rõ rệt.
>>>Xem thêm: 10 Cách Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Scurma Fizzy New – là sản phẩm viên sủi đầu tiên tại Việt Nam tối đa hóa tác dụng của curcumin, khắc phục đặc tính kém tan, tăng khả năng hòa tan lên đến 7500 lần, đồng thời sản phẩm cũng được ứng dụng công nghệ hướng đích tập trung các nano curcumin đến vị trí các tế bào viêm tổn thương mạnh gấp nhiều lần so với các nano curcumin thông thường, làm gia tăng tác dụng làm lành tổn thương, giảm nhanh triệu chứng sau 1 giờ.
Sản phẩm sủi dạ dày SCurma Fizzy New là một thành tựu nghiên cứu của khoa học Viện Hàn Lâm, Đại học quốc gia, Đại học Dược Hà Nội, được 70% người sử dụng cho phản hồi tích cực về hiệu quả tác dụng hỗ trợ chữa trị các triệu chứng đau vùng bụng trên kèm theo cảm giác nóng rát, chán ăn đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, đau sau ăn từ 30 phút – 3 giờ, đau lúc đói hoặc lúc nửa đêm về sáng.
5.Ngoài việc hạn chế ăn cay bạn không nên ăn gì nữa để tránh đau bụng
Để hạn chế tối đa tình trạng đau bụng, ngoài việc ăn cay, bạn cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn chọn lọc một cách khoa học và tránh sử dụng các nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm có tính acid cao: Những thực phẩm giàu hàm lượng acid như cà chua, trái cây họ cam quýt như chanh, quýt cam, bưởi,…Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến cơ thể tiết ra dịch vị nhiều hơn so với bình thường, làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày cũng như trào ngược.
Thực phẩm nhiều chất béo: Các thực phẩm giàu chất béo như: kem, bơ, phô mai, …có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt ống tiêu hóa, làm trì trệ hoạt động tiêu hóa của dạ dày và sự lưu thông thức ăn trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, chất béo cũng có thể là nguyên nhân khiến dạ dày tăng vận động gây tiêu chảy.
Các món chiên, rán: Các món chiên nhiều dầu mỡ như khoai chiên, thịt rán ngập dầu,… thường khó tiêu hơn so với các loại thức ăn khác. Dạ dày nếu đang gặp phải tình trạng viêm loét sẽ hoạt động kém hiệu quả, nếu gặp các các đồ ăn khó tiêu, quá trình tiêu hóa sẽ còn chậm hơn, khiến người bệnh bị đầy bụng, dẫn đến các cơn đau bụng và làm trầm trọng thêm bệnh dạ dày.
Rau củ quả quá nhiều chất xơ: Chất xơ được cho là có lợi cho sức khỏe và được khuyến cáo sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, một số loại rau củ quá già có nhiều chất xơ loại khó tiêu khiến cho dạ dày bị trì trệ, quá tải dẫn đến các cơn đau dạ dày và trào ngược.
Rượu bia, cà phê, thức uống chứa chất kích thích: Các thức uống này ảnh hưởng tiêu cực đến lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời còn gây hại cho gan. Cà phê có tính acid cao có thể gây kích ứng niêm mạc thành bụng, khiến dạ dày sản sinh acid quá mức, gây viêm loét, đau bụng.
Kết luận: Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn đọc về tình trạng ăn cay bị đau bụng hay gặp phải của nhiều người có thói quen ăn cay. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra các cách xử trí phù hợp để bạn đọc có thể lựa chọn và áp dụng.
Nhanh chóng liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ dược sĩ chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về tình trạng bệnh lý cũng như triệu chứng của bạn, đồng thời nhận những lời khuyên bổ ích, phác đồ điều trị cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp nhất đối với mỗi người.