Ăn Gì Để Giảm Đau Dạ Dày

Ăn Gì Để Giảm Đau Dạ Dày

Ăn gì để giảm đau dạ dày

Ăn gì để giảm đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến mà hầu như bất cứ ai cũng có thể mắc một lần trong đời. Vậy nên ăn gì để giảm đau dạ dày và không nên ăn gì để giảm đau dạ dày? Bài viết ngày hôm nay sẽ đem đến cho bạn thông tin đầy đủ nhất về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong trường hợp đau dạ dày. Bạn đọc có thể tham khảo các thông tin được tổng hợp chi tiết dưới đây.

 

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày

  • Ưu tiên những loại thực phẩm có tính chất kháng viêm, chống oxy hóa tự nhiên (chủ yếu là các loại rau chứa tinh dầu).
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày hoặc kích thích xuất tiết acid.
  • Không sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; thức uống chứa cafein hay cồn trong thời gian dài.
  • Ăn uống theo thời gian khoa học, có thể chia nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói.
  • Thức ăn nên ở dạng mềm, dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao hiệu quả, chế độ sống lành mạnh.

2. Ăn gì để giảm đau dạ dày

2.1. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Gừng

gừng

gừng

Tên khoa học của gừng là Zingiber officinale rosc, thuộc họ Zingiberaceae. Nơi trồng và thu hái chủ yếu là các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó tại Việt Nam, gừng được trồng phổ biến ở khắp các miền từ Bắc xuống Nam.

Theo quan niệm dân gian cổ, gừng là một vị dược liệu có tính ấm, vị cay. 

Có hai loại gừng được dùng làm thuốc bao gồm sinh khương (gừng tươi) và can khương (gừng khô). Gừng tươi có tác dụng trong phát tán phong hàn, chữa cảm lạnh, chữa nôn mửa. Gừng khô có đặc tính nhiệt hơn gừng tươi, cho tác dụng trên tỳ vị (làm ấm các bộ phận này). 

Tinh dầu là thành phần đóng vai trò quan trọng cho tác dụng chính của gừng. Thành phần tinh dầu chiếm khoảng 2-3% khối lượng toàn phần của củ gừng. Các loại tinh dầu thuộc chủ yếu nhóm hydrocarbon sesquiterpenic. Trong đó, zingiberen chiếm tỷ lệ lớn nhất ( khoảng 35%), tiếp đến là beta-cucurmenen,… Ngoài ra là một số loại ancol monoterpenic như: borneol, linalol,… 

Gừng được sử dụng cho nhiều mục đích điều trị bệnh khác nhau: loét khoang miệng, viêm chân răng, say tàu xe, hôi chân, đau đầu, đau mỏi vai gáy, ợ chua đầy hơi, bồi bổ và làm ấm tỳ vị…

Các bài thuốc từ gừng sử dụng cho đau dạ dày:

– Trà gừng mật ong:

Gừng rửa sạch không cần cạo bỏ vỏ, thái lát mỏng (khoảng 3-4 lát), ngâm với khoảng 500ml nước, thêm chút mật ong, chờ khoảng 15 phút sau và thưởng thức. 

Bạn có thể dùng khoảng 2-3 lần loại thức uống này trong một tuần để cho tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả.

– Gừng chế thành kẹo hoặc mứt:

Để giải quyết câu hỏi: ăn gì để giảm đau dạ dày, thì kẹo gừng, mứt gừng được cho là sự lựa chọn đơn giản và hợp lý. Bạn có thể tham khảo các loại kẹo mứt bán sẵn trên thị trường như Migita, Gingerbon,… Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các cách làm bánh, mứt gừng đơn giản tại nhà.

>>>Xem thêm: 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian

2.2. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Nghệ

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Nghệ

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Nghệ

Nếu bạn tìm kiếm từ khóa “Nghệ giảm đau dạ dày”, sẽ cho ra 10.600.000 kết quả. Đúng vậy, nghệ được nhắc đến trong tâm trí khách hàng với vai trò giảm đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Vì vậy để giải quyết cho câu hỏi: “ăn gì để giảm đau dạ dày” thì nghệ là một câu trả lời đúng đắn.

Một số công dụng của nghệ (nghệ vàng) đối với đau dạ dày:

– Curcumin: đóng vai trò kháng viêm, có khả năng diệt khuẩn, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm.

– Các chất chống oxy hóa: có tác dụng trẻ hóa cơ thể, chống lại các gốc tự do, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…

– Giảm lượng cholesterol xấu trong máu, dự phòng nguy cơ mắc mỡ máu.

– Nghệ đen ngoài tác dụng nhanh chóng làm lành vết thương niêm mạc dạ dày thì còn cho tác dụng phá huyết, làm chậm quá trình đông cầm máu.

Có thể chế biến nghệ theo một trong số cách sau đây:

  • Bột nghệ và mật ong:

Có thể sử dụng bột nghệ thay vì nghệ tươi, trộn khoảng 300g nghệ với khoảng 100ml mật ong (tùy nhu cầu sử dụng). Sau đó thêm một lượng nước thích hợp và trộn đều. Thưởng thức khoảng 2-3 lần/ tuần. 

Bạn có thể nặn hỗn hợp bột nghệ và mật ong thành viên ngậm hoặc nhai. Các viên còn lại nên để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ẩm.

  • Bột nghệ và chuối xanh:

Chuối xanh có lợi cho sức khỏe đường ruột. Nếu kết hợp chuối xanh với nghệ sẽ cho một công thức trị đau dạ dày hiệu quả.

Với thắc mắc ăn gì để giảm đau dạ dày thì bạn có thể tham khảo công thức kết hợp  bột nghệ và chuối xanh như sau:

Bạn có thể nghiền nghệ và chuối xanh thành bột, trộn đều hỗn hợp các bột này rồi nặn thành viên với mật ong. Sử dụng khoảng 2 viên/ ngày đến khi cho tác dụng giảm đau dạ dày.

  • Sữa nghệ:

Việc pha chế sữa nghệ khá là đơn giản. Bạn chỉ cần hâm nóng sữa, hòa tan hoàn toàn và phân tán đều một lượng bột nghệ vừa đủ và thưởng thức. Sữa nên sử dụng lúc ấm để đảm bảo vị ngon và tác dụng tốt hơn.

 

2.3. Ăn gì để giảm đau dạ dày:Táo

Ăn gì để giảm đau dạ dày:Táo

Ăn gì để giảm đau dạ dày:Táo

Táo hay được sử dụng trong việc điều trị đau dạ dày dưới dạng giấm táo. Giấm táo là một lựa chọn tốt cho thắc mắc: “ăn gì để giảm đau dạ dày”. 

Tuy giấm táo không có tính kiềm nhưng độ pH của giấm táo gần như trung tính và có tác dụng trung hòa một phần acid dạ dày. Ngoài ra, acid acetic trong giấm táo có vai trò hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa, kháng khuẩn, kháng nấm nhẹ.

Dưới đây là công thức phối hợp giấm táo với một số thành phần khác để chữa đau dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

– Pha loãng giấm táo với nước ấm: khoảng 1-2 thìa cà phê giấm táo, pha loãng với 200ml nước ấm, thưởng thức sau bữa ăn khoảng 30 phút.

– Gừng ngâm giấm táo cũng là một loại thức uống đáp ứng quan tâm ăn gì để giảm đau dạ dày.

Có thể chế biến theo cách sau: cho một vài lát gừng thái mỏng vào giấm táo cùng nước vừa đủ, đun nóng để dịch chiết từ gừng cho tác dụng tốt hơn. Có thể thêm mật ong hoặc đường tùy theo khẩu vị của bạn. Sử dụng sau khi chờ khoảng 15-20 phút. 

Áp dụng giấm táo chữa đau dạ dày trong trường hợp đau dạ dày mức độ nhẹ, chưa có vết loét hoặc tổn thương khác tại niêm mạc dạ dày.

 

2.4. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Nha đam

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Nha đam

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Nha đam

 “Nha đam” giải quyết được cho câu hỏi: “Ăn gì để giảm đau dạ dày”.

Theo tài liệu ghi chép của Đông y, nha đam có tính hàn nên có thể giúp thanh nhiệt, cải thiện tình trạng các vết loét niêm mạc tại dạ dày. Bên cạnh đó, trong nha đam còn chứa thành phần anthraquinon giúp giảm hình thành acid tại dạ dày. Một số chất khác như: acid salicylic, chromone C- glucosyl,… có vai trò chống viêm, hạn chế phản ứng sưng nóng. Ngoài chức năng giảm đau dạ dày, nha đam còn có vai trò cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể; hoặc cung cấp các vitamin C, A; vai trò làm mát, thanh nhiệt, làm dịu vết thương trong trường hợp bỏng nhẹ.

Nha đam có thể chế biến theo những cách sau:

– Nha đam cộng với mật ong: 

  • Nha đam rửa sạch, lấy phần thịt, bỏ vỏ xanh và nhựa.
  • Thái nha đam thành miếng nhỏ, dạng hạt lựu.
  • Kết hợp với lượng nước vừa đủ, thêm chút mật ong và thưởng thức.

– Nha đam kết hợp với sữa chua: cũng làm tương tự như trên nhưng ở bước thứ 3, có thể thay thế bằng sữa chua, trộn đều hỗn hợp này và thưởng thức ngay trong vòng 15 phút. Trường hợp không dùng hết trong một lần, bạn nên bảo quản nó vào ngăn mát tủ lạnh, do sữa chua dễ bị nhiễm khuẩn và biến chất trong môi trường ngoài.

– Sử dụng nha đam nguyên chất (không kết hợp với các thành phần khác): loại bỏ phần nhựa và vỏ nha đam, rửa sạch phần thịt và xay nhuyễn. Uống hỗn hợp nha đam nguyên chất sẽ cho tác dụng hiệu quả hơn khi sử dụng khoảng 2-3 lần /tuần. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể kết hợp thêm chút mật ong hoặc pha loãng bằng nước cất. 

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

2.5. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Bột yến mạch

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Bột yến mạch

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Bột yến mạch

Bột yến mạch được trồng nhiều ở các vùng Tây Âu. Trong bột yến mạch chứa nhiều thành phần có tác dụng tốt cho sức khỏe như: beta glucan, các loại vitamin (vitamin B1, vitamin A, D,…), các chất chống oxy hóa, các khoáng chất vi lượng hay đa lượng cần thiết. 

Beta glucan là một loại chất xơ, giúp làm cảm giác no nhanh hơn, làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Thành phần này sẽ là lý tưởng cho những người muốn ăn kiêng, giảm cân hoặc mắc tiểu đường. Bên cạnh đó là vai trò làm tăng sức khỏe đường ruột, phòng ngừa nguy cơ mắc trĩ hay các bệnh tại đại tràng.

Các chất chống oxy hóa như phenolic, phytoestrogens giúp nhanh liền các vết loét tại niêm mạc dạ dày, nhanh hồi phục những tổn thương. 

Theo khuyến cáo của Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ thì mỗi người trưởng thành cần bổ sung khoảng 25-35g bột yến mạch hằng ngày để cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết.

 Với câu hỏi “ăn gì để giảm đau dạ dày” thì loại bột yến mạch được chọn là yến mạch nguyên hạt hoặc bột yến mạch tươi. 

Cách sử dụng yến mạch: 

  • Với loại yến mạch cứng, bạn cần ngâm chừng 20 phút trong nước tinh khiết hoặc nước trái cây trước khi sử dụng.
  • Không đun yến mạch ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu vì có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
  • Có thể phối hợp yến mạch với sữa tươi và thưởng thức. Trong trường hợp cảm thấy cồn ruột, bạn có thể thay thế sữa bằng nước xương hầm.

Thời điểm ăn yến mạch lý tưởng là bữa sáng. Một tô yến mạch buổi sáng sẽ cung cấp đầy đủ các yêu cầu dinh dưỡng cần thiết, giúp cho bạn cảm thấy thanh nhẹ và dễ chịu.

2.6. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Bánh mì nướng

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Bánh mì nướng

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Bánh mì nướng

Bánh mì là một loại thực phẩm phổ biến trong bữa sáng của người dân Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng trong bánh mì bao gồm: hàm lượng calo, chất béo, tinh bột, selen, natri, mangan, sắt,…

Việc sử dụng bánh mì nướng đáp ứng được thắc mắc ăn gì để giảm đau dạ dày. Dưới đây là những minh chứng:

– Lượng tinh bột: giúp tạo thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tấn công của acid HCl gây phá hủy niêm mạc dạ dày.

– Tính chất khô, cấu trúc rỗng: cho khả năng thấm hút nhanh và hiệu quả một lượng dịch nhất định các acid. Từ đó, lớp niêm mạc dạ dày ít chịu ảnh hưởng tiêu cực do lượng acid dư gây ra.

– Trong bánh mì chứa một lượng acid lactic có vai trò hỗ trợ đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe đường ruột như Salmonella gây tiêu chảy,…

Tuy nhiên, không phải loại bánh mì nào cũng sử dụng được trên người bị đau dạ dày. Dưới đây là một vài gợi ý lựa chọn bánh mì khi bạn phân vân không biết nên ăn gì để giảm đau dạ dày:

– Nên sử dụng bánh mì được làm từ nguyên liệu cám gạo nguyên chất, ngũ cốc nguyên cám. Đây là điều rất quan trọng vì nó quyết định cấu trúc rỗng và đặc tính khô, dễ hút nước của bánh. Từ đó, cho tác dụng giảm nhẹ tình trạng đau dạ dày.

– Bánh mì đen được cho là có giá trị dinh dưỡng cao hơn bánh mì trắng và thêm một ưu điểm: kiểm soát cân nặng tốt hơn so với bánh mì trắng.

– Nên sử dụng bánh mì đơn độc, không nên phối hợp thêm phô mai, kem, bơ,…. vì có thể làm giảm hiệu quả trên dạ dày do bề mặt bị che phủ, giảm đặc tính hút.

– Lưu ý đến hạn sử dụng, các dấu hiệu về việc giảm chất lượng sản phẩm như có mùi hoặc màu lạ,… Không nên ăn bánh mì vào đêm tối hoặc sau khi ăn quá no, vì dễ gây áp lực lên dạ dày, ép dạ dày làm việc trong thời gian nghỉ ngơi, gây cơn đau dạ dày trầm trọng hơn.

 

2.7. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Thực phẩm giàu protein

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Thực phẩm giàu protein

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Thực phẩm giàu protein

Các loại thực phẩm giàu protein đáp ứng cho vấn đề: ăn gì để giảm đau dạ dày được chỉ ra cụ thể như sau:

  • Lựa chọn các dạng thực phẩm cung cấp protein từ động vật như: thịt lợn nạc, cá, gia cầm, thịt bò, sữa, các loại thịt có màu đỏ đậm sẽ có giá trị protein cao hơn. Protein từ động vật có thể cung cấp hoàn chỉnh nhu cầu protein của cơ thể mà không cần kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Và sự cung cấp protein từ động vật là lớn hơn sự cung cấp protein từ thực vật.
  • Lựa chọn các dạng thực phẩm cung cấp protein từ thực vật như: đậu gà, hạt bí ngô, đậu nành, kiều mạch, bơ động vật, hạt chia, tảo xoắn,…. Việc sử dụng nguồn protein thực vật không chỉ giải quyết được câu hỏi ăn gì để giảm đau dạ dày mà còn có nhiều vai trò quan trọng khác. Bao gồm việc làm giảm nguy cơ mắc tim mạch, giảm tình trạng đái tháo đường, hạn chế thừa cân béo phì,…

Chức năng của protein đối với dạ dày: 

  • Như đã biết, thành phần cấu tạo nên protein là các acid amin. Việc cung cấp protein giúp bổ sung các acid amin cần thiết trong quá trình sửa sai các tế bào của cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng tổng hợp các cấu trúc mới và khỏe mạnh hơn. 
  • Protein có khả năng giúp nhanh liền sẹo tổn thương, do đó với tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng thì có đáp ứng tốt. 
  • Tăng tạo tế bào, giúp nuôi dưỡng các cơ quan, tổ chức, nhanh phục hồi chức năng của các tổ chức này.

2.8. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Các loại rau xanh

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Các loại rau xanh

Ăn gì để giảm đau dạ dày: Các loại rau xanh

Sau đây là một số loại rau giải quyết thắc mắc đau dạ dày ăn gì hay ăn gì để giảm đau dạ dày:

  • Rau bắp cải: bắp cải có khả năng chữa lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong bắp cải chứa một hàm lượng lớn chất xơ, vitamin U, vitamin K. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ đông cầm máu. Lượng vitamin U dễ bị hao hụt khi nấu ở nhiệt độ cao, do đó cần đun nhỏ lửa hoặc không đun chín kỹ quá loại rau này. 
  • Rau thì là: vai trò của rau thì là trong điều trị bệnh dạ dày là hỗ trợ làm dịu dạ dày trong các cơn đau do vết loét gây ra. Ngoài ra, rau thì là còn có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng tiêu hóa, giảm ho, cải thiện hệ hô hấp.
  • Mồng tơi: rau mồng tơi chứa lượng lớn các chất nhầy, tạo một lớp màng bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của acid và các yếu tố gây bệnh khác. Mồng tơi có tính mát, có vai trò trong giảm nhẹ tình trạng táo bón, điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, rau mồng tơi cũng cung cấp nhiều loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: magie, sắt, kẽm,… đồng thời bổ sung vitamin A, D, E,…
  • Rau ngót: rau ngót có tính mát, thanh nhiệt, an toàn. Rau ngót có tác dụng cầm máu tốt, bổ sung nhiều vitamin cần thiết như A, B1, B2,…cùng các nguyên tố vi lượng như Kali, Canxi, Kẽm,… Người ta thường chế biến rau ngót xào thịt băm hoặc rau ngót xào trứng cho món ăn thanh đạm bữa trưa hè.
  • Rau muống: rau muống được biết đến với tác dụng nhanh liền sẹo, đẩy nhanh quá trình phục hồi và lấp đầy vết thương. Ăn rau muống là cần thiết trong trường hợp có vết thương hở cần nhanh cầm máu như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày,…

Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng làm mát, cung cấp một số loại vitamin C, A nhất định, cùng hàm lượng sắt dồi dào.

 

2.9. Ăn gì để giảm đau dạ dày: Các loại thực phẩm chứa nhiều flavonoid

việt quất giúp giảm đau dạ dày

việt quất giúp giảm đau dạ dày

Các thực phẩm chứa flavonoid có lợi cho dạ dày bao gồm: cần tây, việt quất, trà xanh, quả anh đào, ớt chuông,…

Các flavonoid có vai trò làm lành vết loét dạ dày, giúp quá trình hồi phục bệnh viêm loét dạ dày được đẩy nhanh. Từ đó, cơn đau của dạ dày được giảm nhẹ, triệu chứng bệnh thuyên giảm. 

3. Không ăn gì để giảm đau dạ dày

Các loại thực phẩm cần tránh sử dụng trong trường hợp đau dạ dày bao gồm:

3.1. Các loại rau muối chua

Các loại rau thường dùng để muối chua bao gồm: rau bắp cải, su hào, rau cần,… 

Loại thực phẩm này giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giữ dáng, giảm cân tốt.

Những loại rau muối chua này thường chứa một lượng acid khá lớn, làm tăng lượng acid trong dạ dày, gây triệu chứng ợ hơi ợ chua, tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, việc đựng các đồ muối chua trong lọ nhựa trong suốt một thời gian dài, dẫn đến khả năng hòa tan thành phần nhựa vào nước chua. Người dùng ăn phải dễ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

Trong trường hợp nấu món dưa om cá hay loại dưa này được nấu chín lên, có thể giảm bớt nguy cơ đau dạ dày, nhưng bạn cũng cần hạn chế sử dụng nhiều. 

 

3.2. Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng hay các loại gia vị cay có thể làm xấu đi rất nhiều tình trạng sức khỏe dạ dày của bạn. Thức ăn cay có thể làm lan rộng hơn vết loét mà bạn đang có. Điều này là không mong muốn khi triệu chứng đau dạ dày tăng lên và bạn có thể sẽ gặp phải biến chứng xuất huyết dja dày hay thủng dạ dày.

Hơn nữa, các đồ cay nóng có nguy cơ gây tăng co bóp, khiến ruột co thắt mạnh hơn, gây cơn đau dữ dội và kéo dài hơn. Tình trạng ợ nóng dễ xảy ra khi ăn phải nguồn thức ăn hoặc gia vị cay nóng. Cần cẩn thận với những loại thực phẩm này, nhất là bữa tối. Vì thời gian này, lượng thức ăn trong bụng đã tiêu hóa nhiều, dịch acid tăng lên gây tổn thương và tạo áp lực lên dạ dày; lúc ấy, dạ dày đang vào thời gian nghỉ.

 

3.3. Đồ ăn tươi sống

Một số loại thực phẩm tươi sống như gỏi cá, thịt tái, salad, rau sống, cà xổi,… không thể đảm bảo chỉ tiêu độ nhiễm khuẩn bao gồm vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng,…

Việc tiêu thụ đồ ăn tươi sống có nhiều khả năng dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Hp gây bệnh tại dạ dày. Hoặc nếu không cũng dẫn đến tình trạng mất cân bằng vi sinh trong đường ruột, ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu của cơ thể, gây ra các tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đi ngoài phân kèm máu,…

Hãy loại bỏ đồ ăn tươi sống ra khỏi thực đơn của bạn, tham khảo danh mục bên trên về ăn gì để giảm đau dạ dày.

 

3.4. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Không ăn gì để giảm đau dạ dày?

Rất nhiều người có thể kể ngay là thực phẩm nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này vốn được biết đến có hại cho sức khỏe tim mạch người sử dụng. Nhưng cũng phải nói, các loại thực phẩm ăn nhanh, thực phẩm được chiên rán ngập dầu, thực phẩm được chiên lại nhiều lần, đều có thể gây tổn hại dạ dày. Sự khó tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến chế độ nghỉ ngơi của dạ dày, tạo một áp lực khiến dạ dày làm việc không ngừng nghỉ, gây suy giảm chức năng tại đây. 

 

3.5. Rượu, bia, chè, cafe

Ngay cả với những người bình thường khỏe mạnh cũng không nên tiêu thụ quá nhiều  và liên tục các chất kích thích như rượu, chè, bia, cafe, thuốc lá,… Các chất này luôn tiềm ẩn nguy cơ ung thư: ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư thực quản,…

Đối với người đau dạ dày, cafein trong cafe và chè có thể gây nặng hơn tình trạng bệnh dạ dày. Lý do: cafein có khả năng kích thích sản xuất ra acid HCl, gây tác dụng trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, từ đó nặng thêm tình trạng đau dạ dày.

Trong rượu chứa một lượng cồn nhất định, có khả năng làm nặng hơn tình trạng các vết loét tại dạ dày, gây chảy máu dạ dày hay xuất huyết dạ dày. 

>>>Xem thêm: Bị đau dạ dày kiêng ăn gì? Thực đơn phù hợp

Tóm lại, với câu hỏi ăn gì để giảm đau dạ dày và không ăn gì để giảm đau dạ dày, bạn có thể tham khảo các ý kiến đã nêu cùng lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc từ các bác sĩ uy tín để cho mình một câu trả lời phù hợp nhất. Với mỗi người, sẽ có một chế độ ăn khác nhau, nhưng tất cả cũng dựa trên nguyên tắc xây dựng chế độ ăn chung nhất (đã nêu tại mục 1). Chúc các bạn sớm khắc phục được trình trạng đau dạ dày từ những nguồn thức ăn dễ kiếm và bổ dưỡng xung quanh mình.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về ăn gì để giảm đau dạ dày hoặc về sản phẩm của Scuma Fizzy, bạn có thể liên hệ ngay với HOTLINE 18006091 để được đội ngũ các chuyên gia hàng đầu tư vấn cụ thể hơn nhé.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091