An Khong Tieu Và 6 Điều Cần Biết

An Khong Tieu Và 6 Điều Cần Biết

Tiêu hóa là quá trình chuyển hóa thức ăn trong nhiều giai đoạn khác nhau để tạo thành chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngày nay, rất nhiều vấn đề rối loạn hay bệnh lý có thể gặp phải trên hệ tiêu hóa, trong đó có tình trạng an khong tieu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu? đối tượng dễ bị tình trạng này nhất và các phương pháp chữa trị hiệu quả sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết này. 

an-khong-tieu-6-dieu-can-biet-1

Ăn không tiêu – 6 điều cần biết

1.An khong tieu là tình trạng gì?

Quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể diễn ra qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Đầu tiên, thức ăn vào miệng được nghiền nhỏ bởi hai hàm răng, đồng thời một phần tinh bột dưới sự tác động của enzyme amylase sẽ bị thủy phân. Sau đó chúng theo nhu động thực quản chuyển xuống dưới dạ dày. Dạ dày sẽ co bóp, nhào trộn thức ăn trong dịch acid và các men tiêu hóa trong dạ dày. Giai đoạn tiếp theo, thức ăn sẽ chuyển xuống ruột non và ruột già để các chất dinh dưỡng được hấp thu. 

Theo hoạt động sinh lý như vậy, việc xảy ra rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn bất kỳ giai đoạn nào sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng. Giai đoạn thường gặp hay gặp phải tình trạng này nhất là giai đoạn tiêu hóa ở dạ dày và ruột.

Vậy ăn không tiêu là tình trạng thức ăn trong lòng ống tiêu hóa không được tiêu hóa, bị dồn ứ lại gây ra các biểu hiện lâm sàng. Tình trạng này thường bị gây lên do rối loạn hoạt động của dạ dày và ruột. 

Tình trạng an khong tieu rất hay thường gặp trong thực tế. Nó có thể diễn ra trong vài giờ sau khi bạn ăn no, ăn nhiều thức ăn khó tiêu…Nhưng cũng có những trường hợp nó là một trong nhiều triệu chứng của một bệnh lý rối loạn tiêu hóa nào đó của cơ thể. 

>>> Xem thêm ngay: Đau Dạ Dày Có Uống Được Sữa Ông Thọ Không

2.Nguyên nhân gây an khong tieu

Dưới đây là các nguyên nhân chính mà các chuyên gia của Scurma Fizzy tổng hợp được.

2.1.Chế độ ăn gây an khong tieu

  • Ăn nhiều thức ăn khó tiêu:

Thức ăn khó tiêu bao gồm những loại thực phẩm cơ thể khó tiêu hóa và cả những dạng chế biến gây tăng áp lực lên tiêu hóa. Một số loại thực phẩm gây khó tiêu như rau củ chứa hàm lượng xơ quá cao, thức ăn nhiều dầu mỡ…Các dạng chế biến như dạng gỏi, dạng thô cứng…sẽ khó được tiêu hóa hơn các dạng thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, canh.

Việc sử dụng thường xuyên, lượng nhiều các loại thức ăn này sẽ gây gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, gây quá tải tiêu hóa dẫn đến tình trạng khó tiêu. 

  • Ăn quá no

Các cụ có câu ” no bụng đói con mắt”, mặc dù ta đã thấy no nhưng vẫn muốn ăn thêm nữa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ăn quá no, lượng thức ăn đưa vào quá lớn vượt qua ngưỡng chứa của dạ dày và ruột. Đây chính là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

  • Ăn quá nhanh:

Ăn quá nhanh là tình trạng lượng thức ăn được đưa xuống dạ dày quá nhanh, chưa được trải qua quá trình tiêu hóa sơ bộ ở trong khoang miệng. Do đó, áp lực tiêu hóa trong dạ dày tăng lên. Đồng thời, lượng thức ăn mới được đưa xuống liên tục, trong khi lượng thức ăn cũ vẫn nằm trong dạ dày, ruột do chưa được tiêu hóa và hấp thu hết từ đó cũng gây ra tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng. 

  • Ăn xong nằm ngay tức thì

Thói quen nằm ngay sau ăn sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của nhu động ruột. Khi nằm thức ăn sẽ khó di chuyển hơn trong lòng ống tiêu hóa, từ đó, dẫn đến nguy cơ ứ đọng thức ăn gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 

>>> Xem thêm bài viết: Bị Chướng Bụng Đầy Hơi Do Đâu Và Cách Khắc Phục Đơn Giản Nhất 

2.2.Chế độ sinh hoạt gây an khong tieu

Lười vận động, hoạt động thể lực, chơi thể thao…

luoi-van-dong

Lười vận động, không tập luyện thể thao có thể dẫn tới ăn không tiêu

Ở những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, họ sẽ có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao và sự hoạt động của các hệ cơ quan cũng nhịp nhàng hơn, trong đó có cả hệ tiêu hóa. 

Ngược lại, ở những người không có thói quen thường xuyên vận động, tập luyện thể thao thì hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể sẽ diễn ra trì trệ hơn. Từ đó, sẽ dẫn đến nguy cơ cao gặp tình trạng an khong tieu. 

Ngày nay với cám dỗ từ sự phát triển vượt bậc của các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính…nhiều người đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên… có thể dành rất nhiều giờ đồng hồ ngồi chơi game, xem phim, lướt web… 

Bên cạnh đó, một số đối tượng khác như những người làm các công việc văn phòng, công nhân lao động… cũng phải ngồi yên trong nhiều giờ do đặc thù công việc của họ. Chính vì vậy, ở những đối tượng này sẽ có xu hướng cao hơn mắc phải tình trạng chậm tiêu, đầy bụng. 

2.3.Lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh là những chất được dùng vào cơ thể để tiêu diệt các vi khuẩn, vi nấm gây ra các bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm. Tùy vào căn nguyên gây ra nhiễm trùng là gì mà các kháng sinh sẽ được chỉ định khác nhau do mỗi kháng sinh có phổ tác dụng trên vi khuẩn khác nhau. Trong số các nhóm kháng sinh, có nhiều nhóm có phổ tác dụng bao trùm lên cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do vậy, khi sử dụng các kháng sinh này theo đường uống trong thời gian kéo dài có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu,…

Các trường hợp nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh mà đã có tiền sử bị đầy bụng khó tiêu do kháng sinh cần thông tin đầy đủ đến bác sĩ để được chỉ định đường dùng khác và các thuốc khác thay thế.

>>> Tìm hiểu thêm: 

2.4.Thiếu men tiêu hóa bẩm sinh

Ở một số người, trong hệ tiêu hóa của họ bị thiếu hụt một hay nhiều men tiêu hóa cần thiết để chuyển hóa thức ăn. Tình trạng này đặc biệt hay gặp phải ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Do thiếu men tiêu hóa, một số loại thức phẩm, chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể sẽ không được chuyển hóa và hấp thu dẫn đến tình trạng ăn không tiêu. 

2.5.Vi khuẩn, vi nấm

Vi khuẩn vi nấm gây bệnh theo tay, không khí, thực phẩm…được đưa vào trong đường ống tiêu hóa và gây bệnh tại đây. Chúng sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột gây ra sự mất cân bằng hệ khuẩn ruột, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ dễ bị rối loạn. 

2.6.Tổn thương niêm mạc dạ dày gây an khong tiêu

Niêm mạc dạ dày có vai trò bài tiết ra dịch acid, các enzym tiêu hóa cần thiết. Do đó, khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì sự bài tiết này bị suy giảm dẫn đến khả năng tiêu hóa của dạ dày cũng giảm theo, gây ra tình trạng an khong tieu, đầy hơi, chướng bụng…

Một số nguyên nhân có thể gây tăng bài tiết acid dạ dày, giảm bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc từ đó dẫn đến sự xuất hiện các tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày như: 

  • Chế độ ăn vị cay nóng
  • Sử dụng bia, rượu và hút thuốc thường xuyên
  • Lạm dụng thuốc giảm đau nhóm không steroid như natri diclofenac, ibuprofen…
  • Vi khuẩn Hp

2.7.Bệnh lý tiêu hóa

Các bệnh nhân mắc một số bệnh lý tiêu hóa sau thì thường gặp phải tình trạng ăn không tiêu. Khi đó, đây chính là một triệu chứng của bệnh lý đó.

  • Bệnh lý dạ dày: viêm loét dạ dày, viêm hang vị, xung huyết dạ dày…Trong các bệnh lý này, nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của bệnh là do sự tổn thương niêm mạc dạ dày cho nên khả năng tiêu hóa của dạ dày giảm, thức ăn không được tiêu hóa hết, dễ bị ứ trệ lại. 
benh-ly-da-day

Bệnh lý dạ dày

  • Hội chứng ruột kích thích: trong hội chứng này tình trạng co chặt các cơ trơn đường ống tiêu hóa được phát hiện thấy, đặc biệt là các cơ trơn vùng đại tràng. Do sự co thắt quá mức các cơ trơn tiêu hóa, thức ăn bị dồn ứ lại gây đầy bụng, khó tiêu. 

>>> Xem thêm: Một số triệu chứng bệnh dạ dày thường gặp và cách phòng ngừa 

2.8.Stress

Khi bị stress, các cơ trơn đường tiêu hóa bị co thắt lại làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. 

3.Biểu hiện của tình trạng an khong tieu

Tình trạng ăn không tiêu có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng của bệnh mà người bệnh có thể gặp một hay nhiều các triệu chứng khác nhau. 

Dưới đây là 6 biểu hiện thường gặp nhất trong tình trạng này. 

an-khong-tieu-6-dieu-can-biet-4

6 biểu hiện thường gặp nhất trong tình trạng này

3.1.Đầy bụng

Do thức ăn được đưa vào cơ thể nhưng không được chuyển hóa, hấp thu, thường bị dồn ứ lại trong đường ống tiêu hóa đặc biệt ở dạ dày và ruột nên bệnh nhân thường thấy bụng đầy chướng, căng tròn và đau âm ỉ vùng bụng. 

Nếu bệnh nhân bị bệnh lý tiêu hóa gây ra tình trạng khó tiêu thì chỉ một lượng nhỏ thức ăn đưa vào cũng có thể gây đầy chướng bụng. Trong các trường hợp khác không phải do bệnh lý thì thông thường bệnh nhân sẽ cảm thấy đầy bụng sau khi ăn quá nhiều. 

3.2.Đầy hơi

Thức ăn không được tiêu hóa bị dồn ứ lại trong lòng ống tiêu hóa. Tại đây, chúng sẽ bị lên men tạo thành các hơi khí dưới sự tác động của các vi khuẩn và vi nấm ở đây. Thời gian và lượng thức ăn bị ứ trệ càng dài thì lượng hơi được tạo thành càng nhiều. Đến một mức nào đó, chúng sẽ gây căng chướng đường ống tiêu hóa, hơi đầy trong bụng.

Để giảm bớt tình trạng này, bạn còn có thể quan sát thấy các biểu hiện như ợ hơi hay xì hơi trên bệnh nhân. Đây là các phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy bớt lượng khí ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên hơi ợ ra thường kèm theo tiếng và mùi hôi nên có thể gây mất tự tin trong cuộc sống và công việc của người bị an khong tieu. 

3.3.Khó thở

Biểu hiện này có sự liên hệ chặt chẽ với hai biểu hiện trên: đầy bụng và đầy hơi. Do trong dạ dày của bệnh nhân chứa đầy thức ăn và hơi nên dạ dày bị giãn căng, có xu hướng nhô lên trên, gây chèn ép vào khối cơ hoành. Mặt khác, cơ hoành là khối cơ có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, với khả năng nâng lên và hạ xuống, cơ này sẽ cùng với các thành phần khác tạo nên nhịp hít vào và thở ra. 

Chính vì vậy, khi bị khó tiêu, đầy bụng và đầy hơi, bệnh nhân còn có thể cảm nhận thấy quá trình hô hấp gặp khó khăn, đặc biệt khi vừa ăn no xong. 

3.4.Nôn

Thức ăn dồn ứ lại làm tăng áp lực lên tiêu hóa, kích thích vào các dây thần kinh trên thành ống tiêu hóa tạo nên phản xạ nôn ói. Nôn sẽ giúp đẩy bớt thức ăn ra khỏi cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa lượng thức ăn còn lại diễn ra dễ dàng hơn. 

>>> Tìm hiểu thêm: 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

3.5.Tiêu chảy, táo bón

Trong tình trạng ăn khó tiêu, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. 

Một số trường hợp, thức ăn rắn, chưa được tiêu hóa sẽ gây hút nước vào lòng ống tiêu hóa để cân bằng áp suất thẩm thấu được hình thành. Tuy nhiên, nước bị hút vào quá nhiều sẽ gây tiêu chảy, phân lỏng nát nhiều lần trong ngày trên bệnh nhân. 

Một số trường hợp khác, ví dụ như khi bệnh nhân ăn quá nhiều chất xơ, bệnh nhân uống ít nước, bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích… thì tình trạng táo bón lại hay gặp hơn. Do lúc này, các chất cặn bã của thức ăn bị dồn ứ nhiều tại ruột già, không được đẩy ra ngoài theo phân. 

3.6.Giảm cân

Nếu tình trạng ăn không tiêu diễn ra thường xuyên, kéo dài, bệnh nhân có thể bị sụt giảm cân. Thức ăn vẫn được đưa vào đều đặn nhưng không được tiêu hóa nên không cung cấp các chất dinh dưỡng được cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân lại bị mất chất dinh dưỡng, nước và điện giải do các tình trạng nôn ói, tiêu chảy… 

4.Người dễ bị an khong tieu

4.1.Người già

Các yếu tố dẫn đến việc tình trạng này hay gặp trên người già cần kể đến:

  • Các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng, lão hóa
  • Ít vận động
  • Chế độ ăn 
  • Sức đề kháng kém, dễ nhiễm vi khuẩn, vi nấm… và phải sử dụng kháng sinh

4.2.Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ thống các cơ quan chưa hoàn thiện. Nhiều trường hợp ở trẻ sơ sinh còn thiếu hụt các enzym chuyển hóa sữa như enzym chuyển hóa lactose. Đồng thời, sức đề kháng của trẻ còn kém và chịu nhiều ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ.

tre-so-sinh

Trẻ sơ sinh dễ bị ăn không tiêu do nhiều yếu tố tác động

5.Điều trị an khong tieu

5.1.Điều trị an khong tieu bằng thuốc tây

Đối với các trường hợp nặng, bệnh ảnh hưởng nhiều tới hoạt động thường ngày của bệnh nhân thì sử dụng thuốc tây là giải pháp nhanh chóng, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. 

  • Giảm đầy hơi: simethicone, kremil – S có tác dụng làm vỡ các bóng hơi trong đường ống tiêu hóa.
  • Điều chỉnh acid dạ dày: các nhóm thuốc như các antacid, kháng H2, ức chế bơm proton sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị an khong tieu do sự tổn thương niêm mạc dạ dày hay các bệnh lý dạ dày gây ra. Các thuốc này có tác dụng giảm nồng độ acid dạ dày từ dò hạn chế được tình trạng viêm, loét niêm mạc dạ dày.
  • Men tiêu hóa: giúp bổ sung các enzym cần thiết để chuyển hóa thức ăn
  • Men vi sinh: giúp bổ sung các lợi khuẩn ruột khi có sự mất cân bằng hệ khuẩn do sử dụng kháng sinh hay do hệ tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh
  • Thuốc điều hòa nhu động dạ dày, ruột: ví dụ như metoclopramid sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế co thắt cơ trơn tiêu hóa 

>>> Xem thêm: Ăn Khó Tiêu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Biện Pháp Khắc Phục 

5.2.Sử dụng thảo dược chữa an khong tieu

Các thảo dược thiên nhiên thường được nhiều người sử dụng trong các trường hợp an khong tieu nhẹ do tính an toàn và hiệu quả mà chúng mang lại. 

Một số loại thảo dược phổ biên được dân ta sử dụng chữa ăn không tiêu như: 

an-khong-tieu-6-dieu-can-biet-6

Một số loại thảo dược hay được sử dụng

  • Tỏi

Tỏi có chứa allicin có tính kháng khuẩn cao giúp giảm sự tấn công của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp thúc đẩy, kích thích tiêu hóa diễn ra. Bạn có thể ăn vài tép tỏi trong các món ăn hay pha loãng nước cốt tỏi từ 2 – 3 tép tỏi với 300ml nước ấm để uống. 

  • Trần bì

Trần bì là vị thuốc quen thuộc trong đông y. Nó có công năng hành khí giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ứ trệ thức ăn. Đồng thời sử dụng trần bì sẽ giúp giảm biểu hiện nôn, tiêu chảy. Dùng 4 -5 lát trần bì khô hãm với 450ml nước, uống mỗi ngày sẽ rất tốt cho bệnh nhân bị ăn không tiêu. 

  • Gừng

Gừng có khả năng chống viêm kháng khuẩn mạnh, trung hòa và giảm tiết acid dạ dày nên các bệnh nhân bị khó tiêu do bệnh lý dạ dày sử dụng rất tốt. Bên cạnh tác dụng trên, gừng còn giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng, giảm nôn và tiêu chảy. Để sử dụng gừng, bạn có thể pha trà gừng từ 2 -3 lát gừng tươi trong 450ml nước.

>>> Tìm hiểu thêm: Nóng Bao Tử, Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Hiệu Quả

6.Chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh tình trạng an khong nhieu

Hạn chế ăn lượng quá nhiều các thực phẩm khó tiêu

  • Ưu tiên các đồ ăn mềm, lỏng dễ tiêu
  • Không nằm ngay sau khi ăn
  • Thay đổi thói quen ít vận động, tránh ngồi hay nằm quá lâu 
  • Tránh stress, mệt mỏi, căng thẳng
  • Không tự mua và sử dụng tùy tiện kháng sinh khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn từ các bác sĩ, dược sĩ

Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về tình trạng an khong tieu . Nhìn chung, tình trạng này có thể xảy ra mỗi ngày trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có thể được kiểm soát dễ dàng thông qua sự tự điều chỉnh của cơ thể hay khi bạn áp dụng một số mẹo sử dụng thảo dược dân gian đơn giản. Đối với các trường hợp nặng, các thuốc tây y cũng cần thiết được sử dụng. 

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các bệnh lý tiêu hóa, dạ dày, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây HOTLINE: 18006091.

Tham khảo:

http://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/indigestion-dyspepsia/symptoms-causes

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091