Bao Tử Nằm Ở Đâu

Bao Tử Nằm Ở Đâu

Bao tử nằm ở đâu?

bao-tu-nam-o-dau-1

Bao tử là một cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa

Hoạt động của cơ thể con người được duy trì, chi phối bởi nhiều hệ cơ quan. Mỗi hệ cơ quan có vai trò riêng và góp phần tham gia cấu tạo nên sự sống của con người. Hệ tiêu hóa là một trong số những hệ cơ quan đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó có vai trò tiêu hóa, chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm chúng ta sử dụng. Nếu hệ tiêu hóa bị bệnh. không những chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ mà cơ thể còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Dạ dày hay còn được gọi là bao tử, là một cơ quan trong hệ tiêu hóa. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chung về bao tử: bao tử là gì? những bệnh bao tử thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị chúng.

1. Bao tử là gì?

Bao tử (dạ dày) là một cơ quan của hệ tiêu hóa, nằm giữa ruột non và thực quản. Đầu trên dạ dày thông qua lỗ tâm vị nối với thực quản, đầu dưới dạ dày nối với đầu ruột non thông qua lỗ môn vị. Dạ dày người bình thường, khỏe mạnh có thể tích chứa khoảng từ 4,5 đến 5 lít. Thể tích này thay đổi theo thể trạng, tuổi tác và vấn đề bệnh lý của từng người. 

2. Cấu tạo của bao tử

2.1.Hình dạng bên ngoài:

Khi chụp X – quang dạ dày, bạn có thể thấy rằng hình dáng dạ dày của mỗi người là không giống nhau. Nó phụ thuộc vào thể chất và lượng thức ăn người đó dung nạp vào cơ thể. Dạ dày có thể có một số hình dáng như sau:

  • Hình chữ J: khi ăn no, thường thấy ở người có thể chất khỏe mạnh, cường tráng
  • Hình sừng bò: thường quan sát thấy trên người béo, trẻ nhỏ và người cao tuổi
  • Hình móc: hay thấy ở người cao gầy

Dạ dày chia thành nhiều phần khác nhau, đi từ trên xuống dưới dạ dày gồm các phần sau:

bao-tu-nam-o-dau-3

Bao tử cấu tạo từ nhiều phần

– Tâm vị: là đoạn đầu trên của dạ dày, nối với thực quản. Lỗ tâm vị không có cấu tạo cơ thắt hay van phát triển mà chỉ có các viền gấp niêm mạc. Do đó, khi lỗ tâm vị không thực hiện tốt chức năng đóng, mở của mình thì sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý như trào ngược dạ dày. 

– Đáy vị (hay còn gọi là phình vị): là phần đỉnh của dạ dày, lấy giới hạn từ đường ngang qua lỗ tâm vị. Vùng này chủ yếu chứa khí nên dễ dàng quan sát được trên phim X – quang.

– Thân vị: Thân vị dạng hình trụ, giới hạn trên của nó là đường thẳng ngang đi qua lỗ tâm vị. Ở vùng này có nhiều tế bào viền tiết acid dạ dày và các men tiêu hóa thức ăn. 

– Môn vị: có nhiều tế bào tham gia bài tiết gastrin – yếu tố tham gia vào sự điều hòa bài tiết acid dạ dày. Cuối môn vị có lỗ môn vị, khác với lỗ tâm vị, lỗ môn vị có khối cơ rất phát hiện, thuận lợi cho việc co thắt đóng mở đưa thức ăn xuống ruột non. 

2.2.Cấu tạo bên trong bao tử:

Để thực hiện được chức năng co bóp, nhào trộn và tiêu hóa thức ăn của mình, các lớp tế bào của bao tử được sắp xếp một cách hợp lý. Nó được cấu tạo từ 5 lớp tế bào sau:

– Lớp thanh mạc: là một màng mỏng bao bọc lấy dạ dày

– Lớp dưới thanh mạc

– Lớp cơ: trong lớp cơ, các tế bào cơ lại có sự sắp xếp khăng khít với nhau. Lớp cơ dọc ở ngoài cùng, sau đó đến lớp cơ vòng và cuối cùng là lớp cơ chéo ở bên trong

-Lớp dưới niêm mạc

– Lớp niêm mạc: có nhiều tế bào bài tiết dịch tiêu hóa, đồng thời có các tế bào bài tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày.

3. Chức năng của bao tử

Bao tử có 2 chức năng chính trong việc tiêu hóa thức ăn như sau: 

– Chứa thức ăn được đưa xuống

– Thực hiện quá trình nghiền nát thức ăn: chức năng này được thực hiện tốt thông qua sự co bóp của các lớp tế bào cơ. Các tế bào này được sắp xếp từ trong ra ngoài một cách thích hợp, tạo nên hiệu quả co bóp, nghiền trộn thức ăn. 

– Tiết dịch acid và các men như pepsinogen để thủy phân thức ăn trong quá trình nghiền. pH trong dạ dày được duy trì trong khoảng từ 2 – 2.5. Khoảng pH này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt hóa các men tiêu hóa, sự thủy phân thức ăn. Đồng thời nó cũng tạo ra môi trường acid ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý, pH dạ dày giảm xuống quá thấp lại trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh lý như đau bao tử, viêm loét bao tử…

– Hấp thu chất dinh dưỡng: có rất ít chất dinh dưỡng được hấp thu tại dạ dày do cấu tạo lớp tế bào dày đặc và khít nhau. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Dịch Dạ Dày Được Cấu Thành Ra Sao? Nó Đảm Nhận Chức Vụ Gì?

4. Những bệnh ở bao tử thường gặp

Bệnh lý tiêu hóa là một trong những nhóm bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, nổi bật lên là những bệnh lý tại bao tử. 

Một số bệnh lý chính có thể kể đến như:

bao-tu-nam-o-dau-4

Đau bao tử, viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày là các bệnh lý phổ biến nhất

4.1.Đau bao tử:

Đau bao tử (Đau dạ dày) là một trong những bệnh lý dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nhân bị đau bao tử thường có triệu chứng nôn, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi… Nhìn chung so với các bệnh lý khác đau dạ dày vẫn ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, có thể đau dạ dày chỉ là một triệu chứng ban đầu gặp trong các bệnh lý dạ dày khác như viêm dạ dày, loét dạ dày…Nó sẽ trở thành dấu hiệu đầu tiên để bạn phát hiện ra các căn bệnh này. 

4.2.Viêm loét dạ dày – tá tràng: 

Dạ dày chịu tác động của 2 yếu tố: yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Yếu tố tấn công ở đây bao gồm dịch acid dạ dày và men tiêu hóa, các chất hóa học, vi khuẩn, rượu, thuốc lá… Yếu tố bảo vệ là lớp màng nhầy phủ bên trong dạ dày, giúp ngăn ngừa sự tổn thương dạ dày gây ra bởi các yếu tố tấn công. Khi cơ thể bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh, chúng sẽ làm cho các yếu tố tấn công tăng lên: tăng tiết acid dạ dày, men tiêu hóa…đồng thời giảm bài tiết chất nhầy. Khi đó, các yếu tố bảo vệ không thể thực hiện tốt chức năng của mình, dạ dày sẽ bị tấn công bởi dịch acid gây ra tình trạng viêm, loét niêm mạc dạ dày. Các yếu tố gây bệnh viêm loét bao tử bao gồm vi khuẩn Hp, thuốc, chế độ và thói quen ăn, stress…

4.3.Trào ngược dạ dày:

 Trào ngược dạ dày là bệnh lý khi đó dịch vị, dịch thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày bị đẩy ngược lên trên phía thực quản qua lỗ tâm vị. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý này cũng gần tương tự với bệnh viêm dạ dày.

Một số bệnh khác như ung thư dạ dày, viêm hang vị dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Các bệnh lý đường tiêu hóa do rất phổ biến nên nhiều người vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị và thăm khám kịp thời dẫn đến để lại những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc. 

5. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý ở bao tử

5.1.Stress, lo âu, căng thẳng thần kinh:

Khi cơ thể rơi vào lo âu, stress, cơ thể sẽ kích thích bài tiết ra nhiều cortisol hơn. Cortisol được bài tiết để giúp cơ thể chống lại stress tuy nhiên nó lại gây tăng bài tiết acid dạ dày. Do đó, bao tử sẽ dễ bị viêm loét hơn. 

5.2.Chế độ ăn và thói quen ăn không khoa học: 

Có thể nói đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh lý tại bao tử.

Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay, nóng, mặn, chua thường xuyên sẽ gây ra tình trạng kích thích các tế bào niêm mạc dạ dày. 

Một số thói quen ăn sau có thể dẫn đến các bệnh lý dạ dày như:

– Thói quen bỏ bữa, thói quen ăn khuya: việc ăn uống thất thường sẽ gây đảo lộn sự bài tiết acid dạ dày.

– Thói quen ăn quá no. Khi ăn quá no tức là bạn đã đưa một lượng thức ăn vượt quá khả năng chứa của dạ dày, nó làm cho dạ dày bị kích thích, giãn rộng. Đồng thời nó cũng làm cho acid dạ dày tiết ra nhiều hơn để tiêu hoá, từ đó gây ra bệnh viêm, loét dạ dày và một số bệnh lý khác. 

– Thói quen ăn vội, không nhai kỹ trước khi nuốt: ăn quá nhanh, làm cho tốc độ thức ăn di chuyển xuống dạ dày nhanh, trong khi lượng thức ăn trước đó vẫn chưa được đưa xuống ruột non. 

5.3.Sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê mỗi ngày:

Khi chúng vào trong cơ thể, chúng sẽ kích thích gây tăng bài tiết acid dạ dày và giảm bài tiết chất nhầy bảo vệ nên dạ dày dễ bị bào mòn, tổn thương. Theo các nhà dịch tễ học thống kê được, tỷ lệ mắc các bệnh lý tại bao tử cao hơn ở nam giới mà nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự chênh lệch này chính là từ sở thích sử dụng rượu, thuốc lá nhiều hơn ở nam giới. 

5.4.Các yếu tố di truyền:

Trong một gia đình, các thành viên có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp cho nhau qua đường miệng hoặc đường tiêu hóa. Đã có thống kê cho thấy, trong các nhóm máu, người có nhóm máu O có tỉ lệ mắc các bệnh ở bao tử cao hơn các nhóm máu khác. 

5.5.Vi khuẩn Hp:

 Vi khuẩn Hp hiện hữu trong mảng bám trên răng, nước bọt nên rất dễ lây nhiễm. Khi chúng tới dạ dày, chúng sẽ sản sinh ra các độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi bệnh nhân bị các bệnh lý bao tử mà do vi khuẩn Hp gây ra thương được chỉ định phối hợp các thuốc trong đó có các kháng sinh. Do sự sử dụng không khoa học, lạm dụng thuốc kháng sinh mà hiện nay vi khuẩn Hp có tỉ lệ kháng sinh ngày càng cao, gây ra khó khăn trong việc điều trị bệnh. 

>>>> Đọc thêm: Phòng Tránh Hp Và Điều Trị Hp Trong Dạ Dày Hiệu Quả Bằng Phác Đồ

5.6.Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm và một số loại thuốc khác:

Một số thuốc, điển hình là các thuốc giảm đau, chống viêm là những thuốc được sử dụng rất phổ biến mà không cần đến sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường tự ý tìm mua tại các nhà thuốc và sử dụng bất cứ lúc nào khi họ cảm thấy đau. Trong khi đó, các thuốc này hầu hết đều có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như gây nôn, viêm loét dạ dày… nếu không được phối hợp sử dụng hợp lý.

6. Điều trị các bệnh ở bao tử

Hiện nay, với sự phát triển của y học và khoa học công nghệ, có rất nhiều phương pháp điều trị các bệnh ở dạ dày. Trong đó, 3 phương pháp chính thường được sử dụng đó là: điều trị bằng thuốc tây, điều trị bằng thuốc đông y, thảo dược và điều trị bằng can thiệp ngoại khoa.

6.1.Điều trị bằng thuốc tây

bao-tu-nam-o-dau-5

Giải pháp điều trị bệnh bao tử bằng thuốc tây

 

6.1.1.Nhóm antacid:

 Các antacid là các thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày. Do đó, trong các bệnh như đau bao tử, viêm, loét bao tử… khi sử dụng các antacid, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh chóng do độ acid của dạ dày giảm đi. Các antacid chủ có tác dụng điều trị triệu chứng, không điều trị tận gốc nguyên nhân nên nó luôn luôn được phối hợp với các nhóm thuốc trị nguyên nhân khác. 

Các antacid duy trì tác dụng ngắn trong vài giờ nên khi phải sử dụng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, nhóm thuốc này nếu sử dụng nhiều sẽ có nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn như táo bón, tiêu chảy hoặc nhiễm độc hệ thần kinh. 

Một số thuốc phổ biến trên thị trường như maalox, gaviscon…

6.1.2.Các PPIs

Acid dạ dày được bài tiết qua kênh proton trên tế bào viền trong dạ dày. Kênh này chịu kích thích của các yếu tố thần kinh và thể dịch qua các chất trung gian hóa học như acetylcholin, gastrin, histamin. Khi bị kích thích, chúng sẽ bài tiết ra dịch acid vào trong lòng dạ dày. Các PPIs là những dược chất có khả năng tạo liên kết chọn lọc không thuận nghịch với bơm, từ đó ức chế bài tiết acid dạ dày gây ra bởi mọi nguyên nhân. Chính vì tác dụng đó, chúng trở thành nhóm thuốc chính, không thể thiếu trong chỉ định điều trị bệnh lý tại bao tử. Một số PPIs thông dụng hiện nay bao gồm: lansoprazole, Pantoprazole, Omeprazole…

6.1.3.Thuốc kháng H2

Một số dược chất hay được chỉ định như nizatidin, ranitidin,…Các chất này có cấu tạo tương tự với phân tử histamin trong cơ thể. Do đó, chúng sẽ ức chế cạnh tranh với histamin trong việc gắn với receptor H2 trên tế bào thành dạ dày. Từ đó gây ức chế bài tiết acid theo con đường của histamin. Tuy nhiên, các con đường khác vẫn duy trì tác dụng nên nhóm thuốc này có vai trò thứ yếu hơn nhóm PPIs.

6.1.4.Thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc bao vết loét

Các thuốc này có tác dụng làm tăng bài tiết chất nhầy bao bọc các vết loét sẽ giúp niêm mạc dạ dày tránh được sự tấn công của dịch acid và men tiêu hóa. Một số thuốc thông dụng trên thị trường như sucralfat, muối bismuth…Khi sử dụng thuốc thuộc nhóm này bạn nên uống cách xa các thuốc khác do việc che phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày cả nó có thể làm cho một số thuốc khác không được hấp thu. 

6.1.5. Thuốc trấn tâm an thần

Các thuốc an thần như rotundin, levosulpiride… có tác dụng giảm căng thẳng, stress, khó ngủ, mất ngủ. Sở dĩ các thuốc này có thể được chỉ định cho bệnh nhân có bệnh ở bao tử do chúng sẽ ngăn chặn sự tiến triển của các bệnh dạ dày gây ra bởi yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress…

6.1.6. Các thuốc khác

Một số loại thuốc khác được kê đơn có thể gặp như:

  • Các kháng sinh: các kháng sinh sẽ có trong những phác đồ điều trị các bệnh lý bao tử với nguyên nhân là do vi khuẩn Hp. Phần lớn các kháng sinh này sẽ thuộc nhóm penicillin hoặc macrolid do có phổ tác dụng phù hợp. 
  • Các thuốc điều trị một số triệu chứng như:

+Simethicon: giảm triệu chứng đầy hơi

+Domperidon: giải quyết các triệu chứng nôn, buồn nôn.

+ Papaverin, Drotaverin: giúp giảm co thắt đường tiêu hóa

>>>> Tham khảo thêm: Sử Dụng Thế Nào Mới Là An Toàn Và Hiệu Quả Thuốc Chữa Bệnh Dạ Dày?

6.2.Điều trị bằng thuốc đông và thảo dược

Đây là phương pháp hiệu quả được nhiều người lựa chọn để điều trị do ưu điểm dễ sử dụng, an toàn và ít tác dụng phụ hơn các thuốc tây y. Có rất nhiều loại thảo dược, vị dược liệu bạn có thể sử dụng tại nhà để điều trị một số bệnh lý đơn giản cũng như phối hợp với thuốc tây để điều trị các bệnh lý nặng hơn. 

Dưới đây là một số vị thảo dược tự nhiên hiệu quả trong điều trị các bệnh lý bao tử

6.2.1.Bột nghệ

bao-tu-nam-o-dau-6

Bột nghệ rất tốt cho người bị bệnh ở bao tử

Trong bột nghệ có chứa hàm lượng lớn curcumin có tác dụng giảm bài tiết acid dạ dày, kháng khuẩn và cải thiện các triệu chứng của một số bệnh lý như viêm bao tử, trào ngược dạ dày… Dùng một ly trà nghệ pha với mật ong vào mỗi buổi sáng, chỉ sau vài tuần bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện chức năng của bao tử. 

6.2.2.Gừng tươi

Gừng tươi có tác dụng chỉ nôn, giảm đau dạ dày, kích thích tiêu hóa và có diệt vi khuẩn Hp. Với gừng, bạn có thể pha trà uống giống như nghệ, hoặc sử dụng gừng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, gừng có tính nóng nên nêu dùng nó trong thời gian dài, lượng dùng lớn có thể gây phản tác dụng, làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. Các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng mỗi tuần khoảng 4 lần, sử dung lượng nhỏ trong một lần.

6.2.3.Trà hoa cúc, trà dây, trà nguyệt quế

Các loại trà này có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. Một ly trà hoa vào buổi sáng sẽ giúp cho bạn có một ngày dài minh mẫn, sảng khoái, đồng thời cải thiện được chức năng của bao tử. 

 6.2.4.Cam thảo dây

Cam thảo dây có công năng giảm đau, tiêu viêm, sát khuẩn nên rất tốt trong điều trị các bệnh lý tại dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm hang vị, trào ngược dạ dày – tá tràng. 

6.3.Điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa

Trong một số bệnh lý như polyp dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…nếu bệnh nhân thất bại với liệu pháp không dùng thuốc và liệu pháp điều trị nội khoa, những can thiệp ngoại khoa sẽ được chỉ định như phẫu thuật cắt dạ dày, mổ nội soi,… 

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của y học, các phương pháp điều trị ngoại khoa đã được cải thiện hơn rất nhiều.

Trong số cá phương pháp đó, mổ nội soi là phương pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh do ưu điểm vượt trội của nó. Các ưu điểm có thể kể đến như: giảm đau đớn, mát máu trên bệnh nhân, không để lại sẹo, không kéo dài thời gian nằm viện theo dõi…

7.Các phương pháp chẩn đoán bệnh ở bao tử

7.1.Xét nghiệm

7.1.1.Xét nghiệm xác định vi khuẩn Hp

  • Xét nghiệm máu
bao-tu-nam-o-dau-7

Xét nghiệm máu chẩn đoán vi khuẩn Hp

Các mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch tay của bệnh nhân, chúng được bảo quản trong các ống thủy tinh đã được bổ sung thêm chất chống đông máu. Sau đó, quá trình ly tâm được tiến hành để tách lấy phần huyết tương. Nguyên tắc xác định chẩn đoán ở đây đó là, nếu trong mẫu huyết tương của bệnh nhân tìm thấy các kháng thể IgM và IgG – các kháng thể này được kích thích sinh ra khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Hp thì bệnh nhân đó sẽ được chẩn đoán là dương tính với H.pylori

  • Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên

Phân của bệnh nhân dược lấy một lượng nhỏ, chứa trong ống nghiệm phân tích. Mẫu này sẽ được kiểm tra xem hệ thống miễn dịch được kích hoạt có ở trong phan hay không. Nếu có, chứng tỏ rằng bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn Hp.

  • Sinh thiết dạ dày

Các mẫu bệnh phẩm được lấy từ niêm mạc dạ dày, ruột được đem đi làm PCR, nuôi cấy, nhuộm màu để tìm sự thấy được hình ảnh cụ thể của vi khuẩn Hp trong mẫu. 

7.1.2.Ung thư dạ dày phát hiện được bằng xét nghiệm nào

  • Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán ung thư bao tử. Mục đích của các xét nghiệm này là xác định sự có hay không tồn tại các dấu ấn của ung thư như: CA 72 – 4, C 19 – 9, CEA…trong đó CA 72 – 4 là xét nghiệm phổ biến nhất. Dấu ấn này có trên bề mặt các cơ quan như đại tràng, vú, buồng trứng… chúng sẽ xuất hiện với số lượng nhiều trong ung thư bao tử. Tuy vậy lượng các chất này thường không ổn định nên xét nghiệm này không được sử dụng đơn độc để chẩn đoán mà cần phối hợp với các xét nghiệm khác. 

  • Sinh thiết dạ dày

Trong chẩn đoán bệnh, đây được đánh giá là phương pháp hữu hiệu nhất. Các mẫu tế bào bệnh được lấy từ những vùng nghi ngờ có khối u hay các vùng tế bào lân cận. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho biết chính xác mức độ nhiễm vi khuẩn Hp, giai đoạn của bệnh. 

Bên cạnh những phương pháp trên, bệnh nhân còn có thể được chỉ định làm thêm xét nghiệm tìm máu ẩn, xét nghiệm các mô bệnh học tại vùng có khối u. 

7.2.Nội soi

Có hai dạng nội soi hay được sử dụng đó là nội soi gây mê và nội soi truyền thống. Với nội soi theo cách truyền thống tức bệnh nhân sẽ không được gây mê trước khi tiến hành thủ thuật nên cảm giác đau rát, khó chịu khi luồn ống nội soi trong cơ thể. Với nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ được gây mê trước phẫu thuật bằng cách sử dụng các thuốc mê qua đường tiêm tĩnh mạch. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi có gắn camera và đèn ở đầu đi từ miệng xuống thực quản để tới dạ dày của bệnh nhân. Các hình ảnh sẽ được truyền tải về một cách rõ nét trên màn hình máy nội soi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ phát hiện ra các khối u có trong dạ dày của bệnh nhân, chẩn đoán sơ bộ giai đoạn tiến triển của khối u, từ đó có thể tiến hành các xét nghiệm sinh học khác để chẩn đoán xác định bệnh. 

Để thủ thuật nội soi diễn ra thuận lợi nhất, bệnh nhân sẽ được nhắc phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi, không sử dụng cà phê hay các đồ uống có màu để tránh làm sai lệch hình ảnh quan sát được.

7.3.Chụp cắt lớp

Phương pháp này thường được tiến hành sau khi bao tử được nội soi, kết quả được dùng để đánh giá sự tổn thương dạ dày và xem xét sự xâm lấn của các tế bào u đến các mô xung quanh. 

>>>> Xem thêm: Dẹp Yên Đau Dạ Dày – Top 10 Loại Thuốc Và Thực Phẩm Tốt Nhất

8. Chế độ ăn uống và sinh hoạt để có một bao tử khỏe mạnh

8.1.Chế độ ăn để có một bao tử khỏe mạnh

  • Khẩu phần ăn nhiều rau xanh giúp cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất nâng cao sức khỏe. Đồng thời rau xanh sẽ giúp cung cấp chất xơ giúp thúc đẩy sự tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Một số loại rau như bắp cải, súp lơ, cà rốt, bí đỏ… chứa lượng lớn vitamin A, C, E…và có tác dụng làm lành các vết viêm loét trong bao tử.
bao-tu-nam-o-dau-2

Chế độ ăn nhiều rau xanh

 

  • Ăn các loại hoa quả có vị ngọt như chuối, táo…sẽ cải thiện được tình trạng bệnh dạ dày của bạn. Một số loại hoa quả có vị chua thường chứa nhiều acid hữu cơ sẽ gây xót ruột, làm nặng thêm tình trạng bệnh nên bạn cần đặc biệt tránh.
  • Tinh bột: muốn có một dạ dày khỏe, đừng loại bỏ tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn của bạn vì chúng có tác dụng trung hòa acid dạ dày, bao bọc các vết thương trên niêm mạc dạ dày. Các loại thực phẩm cung cấp tinh bột có thể kể đến như: cơm trắng, bánh mì, khoai tây, khoai lang.
  • Sử dụng hạn chế các món ăn chế biến sắn, các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Do khi sử dụng các thực phẩm chứa quá nhiều dầu, dạ dày sẽ phải tăng tiết acid nhiều hơn để tiêu hóa được thức ăn. 
  • Ưu tiên các món ăn có vị thanh đạm, không nên ăn quá cay, nóng, quá mặn hay quá chua để tránh kích thích niêm mạc dạ dày. Hạn chế sử dụng các loại gia vị như chanh, tiêu, ớt…để chế biến thức ăn cho những người có bệnh lý tại dạ dày. 
  • Thay đổi thói quen, sở thích sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên. Chỉ sử dụng 1 – 2 lần trên tuần đối với lượng vừa phải đối với những người chưa có bệnh lý cụ thể tại bao tử, và hạn chế tuyệt đối đối với những người có các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày và một số bệnh lý khác. Nếu sử dụng rượu, bia, cần tránh sử dụng khi bụng còn rỗng, vì nó sẽ gây gia tăng tác dụng gây viêm, loét của rượu, bia lên niêm mạc dạ dày.
  • Không tùy ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, khi sử dụng nên tuân theo sự hướng dẫn sử dụng của dược sĩ, bác sĩ để tránh được cho hệ tiêu hóa các tác dụng phụ mà không ai mong muốn.
  • Ăn đúng bữa, không ăn quá khuya, không bỏ bữa, không ăn quá nhanh, quá no.

8.2.Chế độ sinh hoạt để có một bao tử khỏe mạnh

  • Duy trì tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe, kích thích tiêu hóa, đẩy lùi căng thẳng mệt mỏi
  • Giữ tinh thần yêu đời, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng
bao-tu-nam-o-dau-8

Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh stress

  • Cân đối giữa làm việc, học tập và nghỉ ngơi thư giãn
  • Đi ngủ đúng giờ, ngủ ngon đủ giấc, cần hạn chế thức khuya để giải trí hay làm việc
  • Cần thăm khám định kỳ để đánh giá chức năng của bao tử, giúp tầm soát tốt bệnh tật, phát hiện sớm bệnh để có lộ trình điều trị ngay từ sớm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những điều bạn cần biết về bao tử. Thông qua bài viết này mong các bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích về bao tử là gì? cấu tạo, chức năng của bao tử; các bệnh thường gặp và cách để có một bao tử khỏe mạnh. Để có thêm những thông tin về các bệnh lý dạ dày và các phương pháp điều trị hiệu quả, hãy liên hệ ngay cho các chuyên gia của Scurma Fizzy theo số hotline: 18006091.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091