Top 10 Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Và Thực Phẩm

Top 10 Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Và Thực Phẩm

Đau dạ dày ngày nay đã không còn là căn bệnh xa lạ, đặc biệt là với người Việt Nam. Và “Có thể điều trị một cách dứt điểm chứng bệnh này không?”, “Điều trị bằng cách nào?” luôn là thắc mắc mỗi ngày đều tồn tại trong tiềm thức của các bạn đang phải chịu đựng sự đeo bám khó chịu của chứng đau dạ dày. Ngay dưới đây, nhóm Dược sĩ, Bác sĩ của Scurma Fizzy sẽ gửi tới các bạn 4 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng các sản phẩm thuốc tây được các chuyên gia khuyên dùng cùng với 6 thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn có thể giúp điều trị bệnh lý đáng ghét này.

1. Một số cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc được chuyên gia khuyên dùng

Dựa vào những nghiên cứu về các tác nhân gây tổn thương đến sức khỏe của dạ dày cũng như các yếu tố có tác dụng bảo vệ bao tử, các nhà khoa học thấy rằng những cơn đau vẫn luôn ám ảnh bạn mỗi ngày đều bắt nguồn từ các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, trợt hang vị dạ dày,… mà các bệnh lý này lại là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các “tấm khiên” bảo vệ của bao tử và những “kẻ thù” luôn lăm le làm tổn thương nó. Chính vì thế mà các loại thuốc có tác dụng tăng cường sức mạnh bảo vệ và chống lại các yếu tố có hại được dùng trong điều trị bệnh dạ dày đã ra đời. Và dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng.

1.1. Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc ức chế quá trình bài tiết acid dịch vị

1.1.1. Thuốc kháng H2 – Histamin:

Bình thường trong cơ thể của con người có chứa một chất với khả năng làm tăng sản sinh acid dịch vị thông qua việc tác động vào thụ thể H2 nằm trên tế bào thành dạ dày là Histamin. Sau khi chất này liên kết được với thụ thể H2, một loại enzyme trong cơ thể có tên gọi adenylcyclase sẽ được kích hoạt làm tăng bài tiết acid HCl. Và thuốc kháng H2 – Histamin là một nhóm gồm các thuốc có công thức hóa học tương tự với Histamin. Chính vì thế mà chúng có khả năng cạnh tranh với Histamin trong việc liên kết với thụ thể H2. Từ đó ngăn chặn được quá trình sản sinh dịch vị do sự tiếp xúc giữa thụ thể H2  và Histamin không xảy ra, làm giảm những tổn thương nghiêm trọng do HCl gây ra cho bề mặt niêm mạc bao tử của bạn. 

 “Cimetidin” là một trong các hoạt chất thuộc nhóm thuốc này được bán trên thị trường với tên thương hiệu là Tagamet dưới dạng viên nén hoặc viên sủi 200, 300, 400 và 800 mg. Khi dùng Cimetidin bạn cần uống 200 mg × 3 lần/ ngày và 400 mg trước khi đi ngủ trong khoảng 4 – 8 tuần. 

cach-chua-benh-dau-da-day

Cimetidin – Thuốc kháng H2 – Histamin dùng để ức chế quá trình bài tiết dịch vị

Rất nhiều hoạt chất có tên với hậu tố “tidin” đều thuộc nhóm thuốc này nhưng hiện nay ngoài Cimetidin thì chỉ còn 3 hoạt chất khác thường được dùng trên thị trường đó là: Nizatidin, RanitidinFamotidin.

1.1.2. Thuốc PPIs:

Trong cơ thể chúng ta có một “bộ máy” có chức năng vận chuyển lượng acid được sản xuất từ tế bào thành vào bên trong bao tử. “Bộ máy” đó chính là hệ H+/ K+ – ATPase (còn được biết đến với cái tên khác là bơm proton). Vì vậy, ngoài nhóm thuốc kháng H2  – Histamin bên trên thì còn một nhóm thuốc kháng cũng được phát minh để ức chế quá trình sản sinh quá mức dịch vị là PPIs (viết tắt của cụm từ Proton Pump Inhibitor, tức là ức chế bơm proton). Do đó, khi sử dụng nhóm thuốc này, lượng acid từ “nhà máy sản xuất” sẽ không được vận chuyển vào trong dạ dày, hạn chế được những ổ loét gây ra trực tiếp bởi acid HCl lên niêm mạc bao tử của bạn.

Omeprazol” là một trong các thuốc thuộc nhóm này được bán trên thị trường với nhiều tên gọi như Losec, Ocid, Ome 20, Protoloc,… dưới dạng viên nang 20 mg. Liều dùng của thuốc này là 1 viên/ ngày trong 4 – 6 tuần đối với trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng và từ 4 – 12 tuần với trường hợp người bệnh đang mắc trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp rất nhiều thuốc thuộc nhóm này với tên gọi có chữ tận cùng là “prazol” như Omerprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Dexlansoprazol,… 

cach-chua-benh-dau-da-day

Thuốc ức chế bơm proton – Omeprazol

1.2. Sử dụng antacid – cách chữa bệnh đau dạ dày bắt đầu từ việc trung hòa dịch vị

Một phương pháp khác không tồi trong việc giải quyết các cơn đau dạ dày gây ra bởi tình trạng viêm loét là trung hòa lượng acid dịch vị được tế bào thành sản xuất ra. Và nhóm thuốc kháng acid, gọi tắt là antacid đã được sinh ra để làm điều này. Nhóm thuốc này có khả năng loại bỏ lượng HCl được tiết ra bằng các tạo các phức trung hòa nó. Trước đây, có 2 loại antacid từng được sử dụng đó là: antacid toàn thân (bao gồm NaHCO3 CaCO3) và antacid tại chỗ (bao gồm Al3+, Mg2+,…) nhưng do số tác dụng phụ không mong muốn vượt quá các tác dụng cần thiết nên ngày nay chỉ còn antacid tại chỗ được sử dụng.

Một trong các thuốc thuộc nhóm PPIs mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp là Phosphalugel (được quảng cáo trên tivi là thuốc chữ P màu vàng). Phosphalugel được bán dưới dạng gói bột 100g trong đó có 13g AlPO4 keo. Khi dùng Phosphalugel, bạn cần uống sau bữa ăn 1 – 2 giờ và uống 1 – 2 gói × 2 – 3 lần/ ngày.

cach-chua-benh-dau-da-day

Thuốc trung hòa acid dịch vị – Phosphalugel

1.3. Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc – cách chữa bệnh đau dạ dày tăng cường “phòng thủ”

Ngoài các cách trên thì việc tăng cường “tấm chắn phòng thủ” cho dạ dày cũng là một trong những biện pháp giúp bạn giải quyết được tình trạng bệnh của bản thân. Và đó là lý do tại sao 3 loại thuốc sau được ra đời:

cach-chua-benh-dau-da-day

Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

1.3.1. Sucralfat (Ulcar):

Là hợp chất giải phóng trong dạ dày và sản xuất ra các lớp gel nhầy, bám chặt vào các tế bào niêm mạc, bao phủ và bảo vệ các vết loét, ngăn không cho các yếu tố có hại tác động. Hiện nay, Sucralfat đang được bán trên thị trường dưới dạng viên nén 1g. Khi dùng loại thuốc này, bạn cần uống trước mỗi bữa ăn, mỗi lần 1 viên (như vậy là 3 viên/ ngày) và dùng liên tục trong vòng 4 – 6 tuần.

1.3.2. Hợp chất bismuth:

Đây là hợp chất có khả năng phong tỏa được hoạt tính của pepsin, làm tăng sản xuất dịch nhầy liên kết với protein qua việc tăng sản sinh HCO3, từ đó tạo ra một hàng rào vững chắc bảo vệ bề mặt niêm mạc bao tử của bạn trước các tác nhân nguy hại. Hợp chất Bismuth đang được bán với nhiều tên thương mại trong đó có Pepto – Bismol Ultra dưới dạng viên nén. Liều dùng của Pepto – Bismol Ultra cho người lớn là 2 – 10 g/ ngày và cho trẻ em là 0,1 – 0,2 g/ tuổi/ ngày.

1.3.3. Dẫn xuất của prostaglandin:

Các chất này có một vai trò quan trọng trong việc chống loét do có thể kích thích bài tiết bicarbonat (HCO3), thúc đẩy bài tiết dịch nhầy ở dạ dày. Bên cạnh đó là tác dụng đẩy nhanh việc tái tạo các tế bào niêm mạc bao tử làm lành các vết loét. “Misoprostol” là một trong những thuốc thuộc nhóm này được bào chế dưới dạng viên nén 200 μg. Liều dùng cho loại thuốc này là 1 viên/ lần × 4 lần/ ngày và uống khi đã ăn no.

>>>> Tham khảo ngay: Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Nghiệm Bằng Liệu Pháp Bấm Huyệt

1.4. Diệt vi khuẩn Hp – cách chữa bệnh đau dạ dày với thuốc kháng sinh

Viêm loét dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau bao tử cho bạn. Theo thống kê ở những người bị viêm loét dạ dày cho thấy có tới 75% trường hợp bị gây ra bởi vi khuẩn Hp trú ngụ trong các ổ viêm. Loại vi khuẩn này sẽ làm các ổ loét đó ngày một nghiêm trọng, khó lành hơn bởi khả năng tiết ra độc tố bất lợi. Vì vậy mà việc tiêu diệt nó đang là một trong những giải pháp được lựa chọn trong việc điều trị tình trạng đau dạ dày ở những người bệnh bị viêm loét.

Một số thuốc đang được sử dụng để diệt trừ Hp hiện này bao gồm:

+ Kháng sinh: Amoxicilin, tetracyclin, clarithromycin

+ Bismuth (hợp chất có hoạt tính diệt khuẩn Hp).

+ Nhóm imidazol: Metronidazol, tinidazol

Hiện nay, bên cạnh thuốc kháng sinh, trong các phác đồ diệt Hp còn sử dụng thêm các nhóm thuốc dạ dày có tác dụng tăng cường bảo vệ niêm mạc và làm giảm sản sinh acid dịch vị để nâng hiệu quả điều trị lên 85 – 90%. Dưới đây là các phác đồ mà Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng để tiêu diệt Hp:

1.4.1. Phác đồ bộ 3:

+ Omeprazol + Amoxicilin + Clarithromycin

+ Omeprazol + Clarithromycin + Metronidazol.

1.4.2. Phác đồ bộ 4:

+ Omeprazol + tetracyclin + metronidazol + hợp chất bismuth.

+ Omeprazol + hợp chất bismuth + tetracyclin + amoxicilin.

cach-chua-benh-dau-da-day

Phác đồ diệt vi khuẩn Hp

Bên cạnh tác dụng điều trị đau dạ dày hiệu quả thì các loại thuốc này cũng đem đến không ít những tác dụng phụ phiền toái mà bạn không hề mong muốn. Để biết rõ các tác dụng đó là gì cũng như có thêm hiểu biết về một số loại thuốc khác được các chuyên gia khuyên dùng trong điều trị chứng đau dạ dày mời các bạn bớt thêm chút thời gian ghé vào đây và tham khảo bài viết của Scurma Fizzy chúng tôi.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Thức Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Được Sử Dụng Trong Điều Trị

2. Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả và đơn giản tại nhà từ những thực phẩm quen thuộc

Ngoài các loại thuốc Tây được khuyên dùng trong việc điều trị đau dạ dày thì hiện nay các biện pháp chữa đau bao tử đến từ các thực phẩm tự nhiên cũng được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp mới bị đau dạ dày (đau dạ dày nhẹ, mức độ đau và các triệu chứng bệnh chưa nhiều), còn đối với trường hợp đau kinh niên (đau lâu năm) thì các biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện phần nào triệu chứng, không thể hoàn toàn loại bỏ được căn bệnh đau dạ dày mà bạn đang mắc phải. Và dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một vài phương pháp bạn có thể sử dụng để chữa đau dạ dày tại nhà bằng các thực phẩm rất đỗi quen thuộc.

2.1. Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ vàng – gia vị đơn giản của các món ăn

Các phương thuốc hiệu nghiệm dùng để điều trị chứng đau bao tử có chứa nghệ vàng đã được biết tới trong Đông y từ rất lâu đời. Và tới nay, với những bước tiến mới trong nền y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong củ nghệ chứa một chất có hoạt tính kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ, giúp ích rất nhiều trong việc chữa lành các vết loét làm tổn thương bề mặt niêm mạc dạ dày đó chính là Curcumin. Vì vậy, nghệ vàng được khá nhiều người tin dùng để chữa đau dạ dày. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn 2 cách để sử dụng loại thực phẩm này:

+ Xay nghệ tươi đã rửa sạch và bỏ vỏ thành bột mịn, sau đó đem hòa tan 15 gam bột nghệ vừa xay được cùng với 1 thìa cà phê mật ong trong khoảng 150 ml nước ấm và uống trực tiếp trước bữa ăn khoảng 30 phút.

+ Một cách khác phức tạp hơn là: Ngâm nghệ tươi đã rửa sạch và bỏ vỏ với mật ong khoảng 1,5 tháng rồi dùng 1 thìa trước mỗi bữa ăn (3 thìa/ ngày). Bạn có thể dùng số lượng nghệ tùy ý muốn nhưng lưu ý, khi ngâm, lượng mật ong phải ngập toàn bộ số nghệ bạn dùng.

cach-chua-benh-dau-da-day

Chữa đau dạ dày đơn giản và hiệu quả bằng nghệ vàng

2.2. Mật ong – cách chữa bệnh đau dạ dày đơn giản mà hiệu quả tại nhà

Mật ong là một trong những loại thực phẩm có khả năng bảo vệ thành niêm mạc dạ dày rất tốt, hạn chế được đa số các tác động có hại đối với những vết loét tồn tại trên bề mặt bao tử của bạn bởi lượng chất chống oxy hóa vô cùng giàu có của nó. Ngoài ra, mật ong còn chứa hoạt chất hydrogen peroxide có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi của các vết thương. Chính vì thế, mật ong là một trong những cánh tay đắc lực trong việc chữa đau dạ dày không cần dùng thuốc tại nhà. Ngoài cách sử dụng cùng với nghệ mà chúng tôi đã đề cập ở ngay bên trên, bạn còn rất nhiều cách khác có thể dùng bao gồm dùng đơn độc hoặc kết hợp với một số thảo dược khác như:

+ Hòa mật ong tan trong nước ấm rồi uống trực tiếp

+ Đập dập tỏi rồi đem ngâm với mật ong khoảng 3 tháng rồi dùng 3 thìa/ ngày (trước mỗi bữa ăn dùng 1 thìa). Cách ngâm giống với cách ngâm nghệ với mật ong được nêu ở mục trên.

cach-chua-benh-dau-da-day

Mật ong – cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà hiệu nghiệm

2.3. Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng loại quả bổ dưỡng – đu đủ

Đu đủ cũng là một thực phẩm được khá nhiều người lựa chọn để chữa đau dạ dày tại nhà bởi các hoạt chất như papain, enzyme chymopapain chứa trong đu đủ có tác dụng phân hủy những loại protein với khả năng làm thương tổn niêm mạc dạ dày bằng các vết loét. Bên cạnh đó đu đủ còn được một số người tiêu dùng lựa chọn để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tăng cường chức năng gan, thận và làm chậm quá trình lão hóa do có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi như vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, canxi, kẽm,… Ngoài cách ăn trực tiếp như một loại quả thường ngày, ngay sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một cách dùng khá đơn giản mà hiệu quả mang lại thì không thể xem thường. Đó chính là dùng đu đủ để xay sinh tố:

+ Bước đầu tiên và cũng là thiết yếu của phương pháp này đó là bạn phải có cho mình một quả đu đủ đã chín, sau đó đem rửa thật sạch và gọt đi phần vỏ của nó.

+ Bước kế tiếp bạn cần làm là loại bỏ phần hạt bên trong bằng cách dùng dao bổ đôi quả đu đủ. 

+ Tiếp đó, thái đu đủ thành từng miếng nhỏ rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Bạn có thể bỏ thêm một chút sữa tươi hoặc đường để phần sinh tố có vị ngọt phù hợp với khẩu vị của riêng bạn.

+ Bạn có thể dùng phương pháp này 3 – 4 lần/ tuần sau các bữa ăn như một món tráng miệng nhẹ. Nếu bạn có thể kiên trì với phương pháp này trong khoảng 1 tháng, chúng tôi tin chứng bệnh của bạn sẽ phần nào được cải thiện.

cach-chua-benh-dau-da-day

Loại quả chữa đau dạ dày hiệu quả – đu đủ

2.4. Chữa bệnh đau dạ dày bằng gia vị từ căn bếp – gừng

Theo Đông y, tính ấm của gừng có khả năng làm giảm chứng đầy hơi, khó tiêu và lạnh bụng vô cùng hiệu nghiệm. Không những thế, khả năng ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh đối với hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày cùng với khả năng trung hòa lượng acid dịch vị được tiết ra của gừng cũng không thể xem thường bởi trong gừng có rất nhiều hoạt chất như Zingiberol, Oleoresin, Tecpen… Chính vì những công dụng trên mà gừng cũng là một trong những thảo dược đến từ thiên nhiên được nhiều người lựa chọn để điều trị chứng bệnh đau bao tử đáng ghét của mình. Bạn có thể sử dụng gừng theo một vài cách dưới đây:

+ Đập dập gừng hoặc thái thành từng lát mỏng rồi đem ngâm trong mật ong khoảng 10 ngày rồi lấy ra dùng mỗi ngày 1 – 3 thìa trước khi ăn bữa sáng.

+ Thái lát (2 – 3 lát) hoặc đập dập nửa nhánh gừng pha với nước ấm (khoảng 30 ml) và dùng sau khi ăn hoặc khi bạn cảm thấy đầy bụng và để dễ uống hơn, bạn có thể bỏ thêm một ít đường (khoảng 1/4 thìa cà phê).

+ Hay một cách dễ thực hiện hơn nữa là sử dụng gừng tươi như một loại gia vị trong các món ăn.

cach-chua-benh-dau-da-day

Chữa đau dạ dày tại nhà bằng gừng

2.5. Lá mơ lông – thực phẩm điều trị đau dạ dày hiệu quả

Việc sử dụng lá mơ lông trong các bài thuốc chữa triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi,… vốn đã có từ xưa. Bởi theo y học cổ truyền, tính mát, vị đắng của lá mơ lông rất có hữu dụng trong việc giải độc và sát khuẩn nên có thể làm giảm đi các triệu chứng khó chịu đến từ hệ tiêu hóa. Và đến nay, bằng sự phát triển của khoa học, y học hiện đại cho thấy trong lá mơ lông có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và chất xơ hữu ích trong việc trung hòa lượng acid dịch vị cũng như điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, qua đó làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày một cách nhanh chóng. Có rất nhiều cách dùng lá mơ lông để điều trị chứng đau bao tử, dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện theo 1 trong những cách đơn giản nhất, đó là ép nước để uống:

+ Chuẩn bị: Tất cả những gì bạn cần là lượng lá mơ lông bằng khoảng một nắm tay.

+ Tiến hành:

– Đem lá mơ lông đi rửa sạch với nước và để ráo nước.

– Cho lá mơ lông đã rửa sạch vào máy xay sinh tố hoặc máy ép lấy nước, bỏ bã.

– Bạn có thể hấp cách thủy phần nước thu được hoặc uống trực tiếp đều được và sử dụng phương pháp này 2 lần/ ngày.

cach-chua-benh-dau-da-day

Cách chữa bệnh đau dạ dày từ lá mơ lông

2.6. Cách chữa bệnh đau dạ dày đơn giản mà hiệu nghiệm với tía tô

Các hoạt chất như tanin, α – linoleic acid, glucoside, aldehyde,… có trong tía tô không chỉ đem đến công dụng kháng viêm vô cùng hiệu quả mà còn có vai trò quan trọng trong việc làm lành các vết thương ở bề mặt niêm mạc dạ dày. Vì vậy, tía tô là loại thảo dược được một số lượng lớn người bệnh ưu tiên lựa chọn để chữa đau dạ dày mà không cần dùng thuốc. Ngoài việc giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau bao tử, tía tô còn rất hữu ích trong việc điều hòa giảm bài tiết dịch vị dạ dày, từ đó hạn chế đáng kể được những cơn đau quặn thắt ở vùng thượng vị. Tía tô thường được sử dụng như một loại rau ăn sống trong các món bún chả, lẩu,… nhưng đối với các bạn đang bị đau dạ dày thì tốt nhất là không nên dùng theo cách đó. Các bạn có thể dùng tía tô theo một số cách dưới đây:

+ Sử dụng tía tô như một loại gia vị cho vào các món ăn, ví dụ như cháo gà bỏ thêm tía tô không chỉ tăng độ hấp dẫn của món ăn mà đối với sức khỏe của bạn, nó còn rất tốt.

+ Đun lá tía tô uống thay nước lọc: Ở cách này, bạn rửa lá tía tô thật sạch với muối rồi đun (hoặc hãm như hãm chè) để lấy nước uống. Bạn có thể uống một lượng bằng với lượng nước cần thiết cho cơ thể trong một ngày (từ 1,5 – 2 lít) hoặc có thể uống hơn (từ 2 – 2,5 lít).

>>>> Tìm hiểu thêm: Áp Dụng Liệu Pháp Dùng Cây Nhọ Nồi Để Giải Quyết Đau Dạ Dày

cach-chua-benh-dau-da-day

Thực phẩm quen thuộc tại nhà chữa đau dạ dày – tía tô

3. Những điểm cần lưu ý giúp cách chữa bệnh đau dạ dày đạt hiệu quả nhanh hơn

Đối với các bệnh lý, nếu bạn chỉ tập trung vào điều trị mà không chú ý đến việc làm sao để có thể ngăn chứng bệnh đó chuyển biến xấu hơn hay không lưu tâm đến việc tăng cường sức khỏe cho bản thân thì sẽ rất khó “diệt trừ” dứt điểm căn bệnh của bạn một cách hiệu quả. Và đây là một số điều bạn cần lưu ý để tăng hiệu quả cho các cách chữa bệnh đau dạ dày mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

+ Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học bởi việc ăn uống và nghỉ ngơi sao cho khoa học, lành mạnh là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe dạ dày của bạn. Ăn uống đủ bữa, đủ chất và nghỉ ngơi đúng giờ sẽ giúp cho bạn luôn có một dạ dày khỏe mạnh:

– Bạn cần ăn đủ 3 bữa/ ngày và phải dừng tất cả các hoạt động ăn uống trước khi đi ngủ 3 tiếng.

– Tuyệt đối không thức khuya quá 23 giờ bởi thức khuya không chỉ là tội đồ gây ra chứng đau dạ dày đang ngày ngày hành hạ bạn mà còn là nhân tố làm suy giảm sức đề kháng của bạn, gây ra các bệnh lý cơ quan khác như hô hấp, tim mạch, mắt,…

+ Luôn luôn giữ cho tinh thần của bạn thoải mái, vui vẻ. 

+ Bỏ hút thuốc lá. Thuốc lá không chỉ gây ra đau dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi… 

+ Bạn cần kiểm soát trọng lượng của bản thân thật tốt bởi ở những người béo phì tình trạng trào ngược sẽ khiến cho triệu chứng đau dạ dày nặng thêm.

+ Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, nước có gas,… thường xuyên. 

+ Tuyệt đối không lạm dụng thuốc tây bừa bãi. Việc nghiêm túc chấp hành theo chỉ dẫn của Dược sĩ, Bác sĩ trong việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, NSAIDs,… khi điều trị các bệnh lý là thiết yếu, bạn không được tự ý dùng thuốc khi chưa được thăm khám và chỉ dẫn cụ thể…

Trên đây là một số cách chữa bệnh đau dạ dày mà nhóm Dược sĩ, Bác sĩ chúng tôi muốn gửi tới cho các bạn. Hy vọng các bạn có thể thành công đẩy lùi được căn bệnh đau bao tử khó chịu của mình. Với các cách có sử dụng thuốc, các bạn không nên chỉ tham khảo bài viết của chúng tôi và tự ý dùng những sản phẩm được nêu để điều trị bệnh lý của bản thân mà nên đến các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện,… để thăm khám và có được những chỉ định chính xác nhất từ các bác sĩ có nhiều chuyên môn. Nếu như bạn là những người bận rộn với công việc, khó có thể sắp xếp thời gian đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, bạn có thể liên hệ đến HOTLINE: 18006091 của Scurma Fizzy để nhận được những tư vấn nhiệt tình và cũng không kém phần chuyên môn đến từ những chuyên gia của chúng tôi.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091