Bé Bị Đầy Bụng, Khái Niệm, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bé Bị Đầy Bụng, Khái Niệm, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bé bị đầy bụng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là những bé đang trong độ tuổi đang bú sữa mẹ. Việc này dẫn đến bé thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn. Điều này khiến cho ông bà, bố mẹ lo lắng rất nhiều và không biết phải xử lý như thế nào. 

Để giải quyết thắc mắc trên, các chuyên gia hàng đầu của Scurma Fizzy sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích về khái niệm, nguyên nhân và cách chữa trị khi bé bị đầy bụng. Các bạn hãy chú ý theo dõi bài biết trên nhé!

1. Bé bị đầy bụng là gì?

Bé bị đầy bụng là gì?

Bé bị đầy bụng là gì?

Trẻ nhỏ dễ bị đầy bụng hơn người lớn vì bé thường xuyên quấy khóc nhiều. Khi bé khóc một lượng lớn không khí sẽ đi vào trong đường ruột và gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ. Tiêu biểu là hiện tượng bụng ậm ạch, khó chịu, lúc nào cũng căng tròn. Bé không thích ăn uống gì thậm chí là bú mẹ. Luôn trong tình trạng quấy khóc vì đây là cách giao tiếp duy nhất giữa bé và mẹ.

Mặt khác, trẻ nhỏ dưới một tuổi đang trong giai đoạn phát triển hệ tiêu hóa. Nếu như bạn cho bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm quá sớm thì cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bé bị đầy bụng. Lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh. Khi chuyển sang ăn dặm thì cả số lượng và chất lượng đều tăng lên. Nó vô tình khiến cho đường tiêu hóa của bé chưa kịp xử lý thức ăn đó và cứ dần dần tích tụ thức ăn lại và nên men gây ra các triệu chứng như đầy hơi hoặc chướng bụng.

Nếu tình trạng trên kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bé luôn tục bỏ ăn, quấy khóc và  dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng. 

2. Dấu hiệu bé bị đầy bụng

Dấu hiệu thường gặp khi bé bị đầy bụng

Dấu hiệu thường gặp khi bé bị đầy bụng

Bố mẹ nên để ý đến những dấu hiệu thường gặp sau:

  • Bụng bé luôn trong tình trạng căng trong trong khoảng từ 1-2 giờ sau ăn
  • Khi bạn vỗ nhẹ vào bụng bé sẽ thấy phát ra âm thanh như tiếng gõ trống
  • Luôn xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua sau ăn
  • Bụng lúc nào cũng luôn ậm ạch và khó chịu nên bé thường xuyên quấy khóc, bướng bỉnh
  • Lười bú mẹ và biếng ăn cũng một dấu hiệu thường gặp khi bé bị đầy bụng. Bố mẹ nên chú ý đến dấu hiệu này
  • Quan sát phân của bé thì thấy bé có thể bị táo bón hoặc phân lỏng, màu sắc khác thường

>>>Xem thêm: Bé Bị Chướng Bụng Đầy Hơi Và Nỗi Trăn Trở Của Nhiều Bậc Phụ Huynh

3. Nguyên nhân dẫn đến bé bị đầy bụng

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc rằng không biết vì những lí do gì mà bé bị đầy hơi, chứng bụng. Các chuyên gia Scurma Fizzy sẽ giải đáp thắc mắc ngay sau đây thôi

3.1. Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bé bị đầy bụng

Nhiều bậc cha mẹ cho các bé ăn dặm quá sớm (khoảng trước 5 đến 6 tháng tuổi), ăn cơm quá sớm ( khoảng trước 1 tuổi) trong khi răng hàm của bé chưa mọc đầy đủ. Hoặc cho bé ăn các món thức ăn mà bé chưa có khả năng tiêu hóa hết. Điều này khiến cho lượng thức ăn bị ứ đọng lại trong ruột, chưa kịp tiêu hóa dần dần chúng lên men và sinh ra khí khiến cho bụng bé lúc nào cũng căng tròn. 

Chế độ ăn uống hàng ngày của bé không cân đối giữa các thành phần. Điển hình là thừa đạm, thừa tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ. Khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn và bé có thể bị táo bón.

 Ngoài ra, một số bà mẹ cho con ăn quá nhiều bữa trong một ngày hoặc ăn các bữa quá sát nhau khiến cho hệ tiêu hóa của bé chưa kịp tiêu hóa. Lượng thức ăn tích tụ ngày càng nhiều và tăng áp lực nên thành dạ dày khiến cho bé rất dễ gặp các hiện tượng như đầy bụng, ợ hơi, trào ngược,.. Lượng thức ăn bị đẩy xuống chưa kịp tiêu hóa sẽ khiến cho trẻ bị đi ngoài phân sống. 

Ngoài ra, trong lúc mẹ cho ăn uống, bé cười nói nhiều sẽ khiến cho một lượng không khí đi vào bên trong đường ruột và vô tình gây ra triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. 

3.2. Cha mẹ ép ăn uống quá nhiều

Cha mẹ ép ăn quá nhiều là nguyên nhân bé bị đầy bụng

Cha mẹ ép ăn quá nhiều là nguyên nhân bé bị đầy bụng

Trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau thì thể tích dạ dày và chiều dài đường ruột là khác nhau. Trẻ nhỏ thì dạ dày nhỏ và đường ruột cũng ngắn nên bé chỉ có thể chứa một lượng thức ăn vừa đủ thể tích của dạ dày. Như vậy, mỗi lần ăn thì bé chỉ ăn được một lượng rất ít và phải chia nhỏ thành nhiều bữa thì mới đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. 

Nếu như một bữa bố mẹ bắt ăn quá nhiều hoặc các bữa ăn quá sát nhau. Điều này sẽ khiến cho dạ dày không đủ thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn cũ trong khi đó lượng thức ăn mới đã tiếp tục được thêm vào. Lượng thức ăn sẽ bị đẩy nhanh chóng ra ngoài và gây ra tình trạng đi ngoài phân sống. Ngoài ra, bé bị đầy bụng, ợ hơi, chướng bụng, nôn và chớ cũng là những dấu hiệu thường gặp.

3.3. Ngộ độc thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến bé bị đầy bụng

Thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ khiến bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Nếu bé ăn phải những thức ăn nhiễm khuẩn, vệ sinh không đảm bảo thì không chỉ gặp những dấu hiệu trên mà còn đi kèm với đó là nôn và buồn nôn, tiêu chảy,.. 

3.4. Dị ứng thức ăn

Sữa mẹ có thể chứa các mùi vị của thực phẩm mẹ ăn vào. Một số em bé bị nhạy cảm với những mùi vị của thức ăn này và gây ra hiện tượng ợ hơi, chướng bụng,.. Cha mẹ của bé cần chú ý đến những thực phẩm này để tránh đưa vào trong bữa ăn hàng ngày. 

3.5. Bé uống nhiều kháng sinh trong một thời gian dài ( hơn 14 ngày) 

Uống nhiều thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian dài là nguyên nhân bé bị đầy bụng

Uống nhiều thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian dài

Trong ruột có chứa nhiều vi khuẩn bao gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Đối với trẻ có sức khỏe bình thường thì lượng vi khuẩn này là như nhau để đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Trong khi đó, thuốc kháng sinh có động lực mạnh chỉ với một liều lượng nhỏ cũng có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn. Ngay cả những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa cũng có thể bị ảnh hưởng.

Khi dùng kháng sinh trong một thời gian dài sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Dẫn đến sự cân bằng đường ruột bị phá vỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.

 Điều này dẫn đến những rối loạn về đường tiêu hóa. Phân của bé lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày đi kèm với đó là biểu hiện sốt, buồn nôn, đau bụng,.. Các triệu chứng trên sẽ mất đi nếu như bé dừng uống thuốc kháng sinh khoảng 2-3 ngày.

>>>Xem thêm: Trẻ Bị Đầy Bụng, Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Biện Pháp Điều Trị Là Gì

3.6. Bé bị đầy bụng do không dung nạp hết lactose

Bất dung nạp lactose hay còn biết đến là không dung nạp lactose. Theo các chia sẻ của chuyên gia, bạn có thể hiểu đơn giản như sau: 

Trong sữa mẹ, sữa bò có một lượng lớn đường lactose và muốn tiêu hóa cũng như hấp thu loại đường này thì ruột của trẻ nhỏ cần phải tiết ra men lactose. Nếu như men lactose không đủ hoặc không có thì đường lactose sẽ đi xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn sẽ lên men và tạo thành axit lactic, axit béo,.. và gây ra nhiều triệu chứng của đường tiêu hóa. Dấu hiệu điển hình là tiêu chảy, bụng căng tròn, vỗ có tiếng vang. Nhiều đứa trẻ còn bị hăm ở hậu môn, nguyên nhân là do axit lactic tạo nên hiện tượng trên. 

Theo các chuyên gia, bất dung nạp đường lactose thiếu hoặc không có hoàn toàn không phải là do em bé đó bị bệnh mà do hệ tiêu hóa của em bé đó chưa hoàn chỉnh. Do đó, lượng men tiết ra không đủ để tiêu hóa lượng đường lactose có trong sữa mẹ hay sữa bò. 

4. Các biện pháp phòng tránh hiện tượng bé bị đầy bụng

  • Mẹ nên cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Nếu như sữa tiết ra quá nhiều thì nên vắt ra một cái cốc và đút cho bé
  • Khi bú bình nên cho bé uống từ từ, không nên cho uống quá nhiều trong một lần. Một ngày nên uống khoảng 6-8 lần.
  • Trong bữa ăn dặm nên ăn ít đạm, tinh bột thay vào đó nên bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn cho trẻ. 
  • Các thực phẩm cho bé ăn phải được đảm bảo an toàn thực phẩm, không ôi thiu.

5. Các cách chữa hiện tượng bé bị đầy bụng 

5.1. Massage nhẹ nhàng cho bé nếu bé bị đầy bụng

Massage nhẹ nhàng là cách chữa bé bị đầy bụng

Massage nhẹ nhàng là cách chữa bé bị đầy bụng

Để giảm hiện tượng bé bị đầy hơi, mẹ nên xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn của bé ra phía ngoài. Trước khi massage, mẹ có thể dùng dầu xoa để tránh việc chà sát quá mạnh nên làn da mỏng manh của bé. 

Thời điểm thích hợp nhất để massage cho bé là lúc hai mẹ con đang vui đùa cùng với nhau, sau bữa ăn khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Tiếp tục làm lại khoảng 10 lần và nghỉ khoảng 15 phút sau đó tiếp tục massage tiếp cho trẻ. 

Tuy nhiên, điều tối kỵ là sau khi mới ăn xong không nên cho xoa bóp cho trẻ vì nó có thể sẽ khiến cho bé có thể bị tức bụng, có cảm giác khó chịu.

5.2. Chường nóng vùng bụng là một cách giúp giảm hiện tượng bé bị đầy bụng

Mẹ dùng một cái khăn tay sau đó nhúng chúng vào chậu nước ấm và vắt khô nước. Chờ đến khi độ ấm vừa phải thì đắp khăn lên vùng bụng của bé. Nhờ có sức nóng của khăn sẽ giúp bé giảm hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. 

Ngoài ra, các bà mẹ sữa bỉm cũng có thể dùng túi chườm nóng nhưng không được cho quá nhiều nước vào túi. Vì nó có thể khiến cho các bé bị tức bụng.

5.3. Cho bé bú đúng tư thế

Bú đúng tư thế

Bú đúng tư thế là cách chữa bé bị đầy bụng

Cho bé bú đúng tư thế sẽ giúp bé hạn chế nuốt hơi vào bên trong ruột. Điều này sẽ hạn chế việc bé bị đầy hơi, chướng bụng. Khi cho trẻ bú, mẹ nên chú ý cho đầu của bé luôn ở tư thế cao hơn so với dạ dày. Vì sữa sẽ đi xuống phía dưới và hơi nhẹ hơn sẽ ở phía trên. Nó sẽ thuận tiện hơn trong việc loại bỏ khí ra bên ngoài. 

Nếu như bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình để bé ngậm trọn vào núm bình để tránh hiện tượng khí vào bên trong. 

5.4. Giúp bé ợ hơi

Giúp bé ợ hơi

Giúp bé ợ hơi

Việc làm  vô cùng đơn giản này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ sơ sinh đặc biệt nó hạn chế hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, trào ngược ở trẻ. Để hạn chế các triệu chứng trên, các bậc phụ huynh nên thực hiện một trong số các cách sau:

  • Bế bé ngồi thẳng

Mẹ để bé nằm thẳng trong lòng mình, để người của bé ngả về phía trước. Tiếp đó đặt tay ngang ngực trẻ vỗ vỗ nhẹ và xoa lưng thật nhẹ nhàng.

  • Bế trẻ nằm ngả trên vai

Mẹ bế bé đứng ngả vào người của mẹ, hai tay duỗi sang hai bên. Một tay ôm người bé, một tay xoa lưng bé thật nhẹ nhàng.

  • Trẻ nằm úp trong lòng mẹ

Để trẻ nằm úp trong lòng mẹ và nhẹ nhàng xoa lưng trẻ. Vừa xoa vừa nói chuyện cười đùa cùng bé. 

Những hành động trên rất đơn giản và dễ thực hiện giúp hạn chế bé bị đầy hơi, chướng bụng. Đồng thời nó còn là một hành động thể hiện tình yêu thương đến con trẻ.

>>>Xem thêm: Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh- Đơn giản hóa việc chăm trẻ sơ sinh.

5.5. Các chữa bé bị đầy bụng đối với những bé không dung nạp hết đường lactose 

Theo như chuyên gia đã chia sẻ ở phía trên, trong sữa mẹ, sữa bò có chứa một lượng lớn đường lactose. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp để hạ lượng đường có trong sữa mẹ xuống bằng với lượng men tiết ra trong ruột của bé. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên người mẹ nên vắt bỏ sữa đầu dòng đi. Vì trong sữa đầu dòng có chứa một lượng lớn đường lactose và các chất dinh dưỡng khác. Đến khi bé lớn dần thì mẹ dần dần cho quay lại bú sữa từ lúc ban đầu.

Còn đối với những bé thiếu men trung hòa đường lactose hoàn toàn, các mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để đưa ra các phương pháp chữa trị và hiệu quả nhất.

5.6. Bổ sung thêm men tiêu hóa để chữa bé bị đầy bụng, khó tiêu

Đầy hơi, chướng bụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng hoạt động đường tiêu hóa đang xảy ra vấn đề. Bổ sung men tiêu hóa là một cách chữa bé bị đầy hơi, khó tiêu mà các bà mẹ bỉm sữa nên làm đối với con yêu của mình. Men tiêu hóa có tác dụng cân bằng lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại có trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tiêu hóa và hấp thu thức ăn một cách dễ dàng và hiệu quả. 

5.7. Sử dụng vỏ quýt 

Sử dụng vỏ quýt

Sử dụng vỏ quýt là một cách chữa bé bị đầy bụng

Đối với những bé khoảng hơn 1 năm, các mẹ có thể cho bé ăn, uống vỏ quýt. Theo các chuyên gia, vỏ quýt hay còn được gọi là trần bì, có tính ôn và vị hơi cay, có rất nhiều công dụng trong việc điều trị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Vì trong vỏ quýt rất dồi dào các loại tinh dầu như glucozit orange, andehit lemon cũng như các loại vitamin và các khoáng chất khác. Các thành phần trên, không những hạn chế khả năng bé bị đầy hơi, khó tiêu mà nó còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.

Các mẹ có thể chế biến thành các món sau cho các bé

Món 1: Nước vỏ quýt

Vỏ quýt ngâm nước muối và rửa sạch cho vào trong nồi. Bạn đun sôi trong khoảng 5 -10 phút. Cha mẹ có thể bỏ thêm chút đường cho bé dễ uống hơn. Chờ nước hơi ấm và cho ra bình hoặc cốc cho các bé uống. Một ngày mẹ nên cho bé uống 1 lần và kiên trì trong một khoảng thời gian dài các mẹ sẽ không còn thấy hiện tượng đầy hơi, chướng bụng nữa.

Món 2: Mứt vỏ quýt

Các bé lớn hơn 12 tháng tuổi là thời điểm mà rất thích ăn, có thể ăn tất cả mọi thứ đặc biệt là những thức ăn kích thích vị giác. Vậy thì tại sao mẹ không vào bếp trổ tài làm mứt vỏ quýt cho bé chắc chắn bé rất thích ăn vì mùi vị món này thơm, ngọt ngọt, chua chua. Đồng thời, món ăn này là một phương pháp chữa bé bị đầy hơi, chướng bụng hiệu quả và đạt kết quả cao.

Các mẹ chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: vỏ quýt, đường, gừng thái nhỏ.

Vỏ quýt sau khi được rửa sạch đem ngâm với đường, gừng khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, cho lên bếp rang đến khi nào cạn nước thì dừng lại. Sau khi đã rang xong các mẹ nên để nguội và bỏ vào trong lọ để bảo quản được lâu hơn. 

Các món trên đều rất đơn giản và không hề cầu kỳ phức tạp. Những món này không chỉ bé mới uống, ăn được mà tất cả thành viên trong gia đình cũng nên sử dụng để tránh hiện tượng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu.

Trên đây là những thông tin bổ ích mà các chuyên gia của Scurma Fizzy bất mí đến các bà mẹ bỉm sữa về khái niệm, nguyên nhân cũng như giải pháp chữa bé bị đầy bụng, chướng bụng. Ngoài ra, trong dân gian còn có các phương pháp khác để chữa bé bị đầy hơi, khó tiêu như cho bé uống thêm nước, uống nước gừng, uống nước lá tía tô,….cũng mang lại hiệu quả cao.

Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc gì các cách chữa bé bị đầy bụng , chướng bụng cũng như các bệnh lý về đường tiêu hóa thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Scurma Fizzy qua Hotline: 1800 6091 để được tư vấn kịp thời và hiệu quả nhất.

Thu Hà

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091