Trẻ Bị Đầy Bụng, Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Biện Pháp Điều Trị Là Gì

Trẻ Bị Đầy Bụng, Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Biện Pháp Điều Trị Là Gì

Trẻ em là nhóm đối tượng cần được quan tâm nhiều trong vấn đề sức khỏe bởi ở trẻ nhỏ có một số cơ quan còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn yếu hơn so với người trưởng thành. Một trong số những hiện tượng bệnh mà trẻ em hay gặp phải là hiện tượng đầy bụng. Hiện tượng đầy bụng có thể xảy ra ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ nhưng ở trẻ nhỏ thì vấn đề này nên được các bậc cha mẹ chú ý để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ bị đầy bụng thì sẽ có những biểu hiện như thế nào, đâu là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đầy bụng và các biện pháp để giảm đầy bụng ở trẻ nhỏ là gì? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về hiện tượng đầy bụng ở trẻ nhỏ thông qua bài viết dưới đây:

1. Trẻ bị đầy bụng sẽ có những biểu hiện như thế nào?

1.1 Trẻ bị đầy bụng ăn ít hoặc không chịu ăn

Trẻ kém ăn-biểu hiện trẻ bị đầy bụng

Trẻ kém ăn-biểu hiện trẻ bị đầy bụng

Đây được coi là dấu hiệu phát hiện sớm nhất khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu. Tuy nhiên, biểu hiện này lại không được các bậc cha mẹ để ý và thường xem nhẹ, bởi ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ chán ăn, bỏ ăn. Vậy, khi thấy con mình bỏ ăn hoặc ăn kém hơn thường ngày, các bậc cha mẹ nên nghĩ đến vấn đề trẻ bị đầy bụng để tìm cách giảm đầy bụng cho trẻ. Để có thể biết chắc chắn hơn coi trẻ có bị đầy bụng hay không, bạn có thể xem xét một số biểu hiện khác như sau

1.2  Bụng trẻ căng tròn

Khi trẻ bị đầy bụng, thức ăn trong dạ dày trẻ không được tiêu hóa một cách hoàn toàn nên trong dạ dày luôn chứa một lượng thức ăn nhất định. Ngoài ra, trong dạ dày của trẻ còn có thể chứa một lượng khí lớn do thức ăn phân hủy sinh ra. Do vậy, bụng của trẻ luôn trong tình trạng căng tròn cho dù đang ở thời điểm xa bữa ăn, trẻ cảm thấy bụng óc ách, khó chịu, nếu vỗ nhẹ bụng của trẻ thì có thể nghe thấy tiếng như tiếng trống. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho trẻ không muốn ăn thêm thức ăn hoặc ăn ít đi so với bình thường.

1.3 Trẻ dễ bị nôn trớ

Trẻ nôn trớ- biểu hiện trẻ bị đầy bụng

Trẻ nôn trớ- biểu hiện trẻ bị đầy bụng

Khi bộ máy tiêu hóa của trẻ nhỏ có vấn đề, quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại dẫn tới lượng thức ăn trong dạ dày bị ứ lại, sau đó bị phân hủy là sinh khí. Khi đó, thức ăn và khí cũng như dịch vị dễ dàng bị trào ngược lên thực quản và gây ra hiện tượng nôn, trớ ở trẻ em. 

1.4 Trẻ bị đầy bụng thì phân có sự thay đổi so với ngày thường

Một trong những triệu chứng của trẻ khi bị đầy bụng chính là sự thay đổi về tính chất phân của trẻ. Trẻ có thể không trung tiện được, phân của trẻ có thể bị lỏng hoặc sền sệt trong thời gian dài, hoặc trẻ có thể bị táo bón. Khi đó trẻ sẽ bị tức bụng, khó chịu và quấy khóc. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể khiến cho khả năng tiêu hóa của trẻ bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu thấy dấu hiệu phân của trẻ bất thường trong thời gian dài, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

1.5 Một số biểu hiện khác 

Ngoài các biểu hiện trên, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như trẻ có thể bị đau bụng râm ran, trẻ quấy khóc, khó chịu và thường khó ngủ về đêm.

Như vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ được các biểu hiện của hiện tượng đầy bụng để có thể phát hiện kịp thời khi trẻ có những biểu hiện trên. Khi đó, trẻ cần được thăm khám kịp thời để giảm đầy bụng nhanh nhất có thể.

>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh đầy bụng do gì? Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nào?

2. Trẻ bị đầy bụng thì nguyên nhân là do đâu?

Khi trẻ bị đầy bụng, các bậc cha mẹ cũng nên tìm ra được nguyên nhân của hiện tượng đầy bụng này. Khi hiểu rõ được các nguyên nhân có thể dẫn tới đầy bụng, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, tránh tình trạng trẻ lại bị đầy bụng trở lại. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng đầy bụng ở trẻ nhỏ:

2.1 Trẻ bị đầy bụng do chế độ ăn của người mẹ

Chế độ ăn của mẹ

Chế độ ăn của mẹ là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đầy bụng

Đới với những trẻ sơ sinh, chế độ ăn của trẻ chủ yếu là sữa mẹ và sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với trẻ. Do vậy, sữa mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa ở dạ dày của trẻ. Chế độ ăn của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ mà có hiện tượng bị đầy bụng thì có thể người mẹ đã ăn phải thực phẩm ôi thiu, thực phẩm còn sống, nguội lạnh hoặc do mẹ đã ăn một số loại thực phẩm có tính hàn cao. Chính vì thế, chế độ ăn của mẹ cũng nên được chú ý để giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ.

2.2 Nguyên nhân đầy bụng do thay đổi chế độ ăn đột ngột

Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện và còn khá là nhạy cảm với những loại thức ăn lạ. Do vậy, việc thay đổi chế độ ăn một cách đột ngột có thể khiến cho cơ thể trẻ không kịp thích nghi với những loại thức ăn mới. Hiện tượng này thường xảy ra ở giai đoạn mà trẻ chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang giai đoạn bú bình hoặc chuyển sang ăn dặm. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khó tiêu có thể làm quá trình tiêu hóa của trẻ chậm lại, do đó cần cân nhắc khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm này. 

2.3 Nguyên nhân do trẻ không dung nạp đường lactose

Ngoài những nguyên nhân do các thực phẩm mà trẻ sử dụng, việc trẻ không dung nạp đường lactose cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị đầy bụng. Cơ thể trẻ bất dung nạp lactose là hiện tượng mà cơ thể trẻ không tiết hoặc tiết không đủ lượng men lactase – loại men có vai trò trong việc tiêu hóa các loại thực phẩm chứa lactose, đặc biệt là sữa. Khi thiếu những men này, lactose sẽ không được tiêu hóa và bị những vi khuẩn lên men tạo khí, gây ra hiện tượng bụng chứa nhiều khí, bụng đầy. 

2.4 Nguyên nhân do trẻ bị dị ứng với protein sữa

Một số loại protein trong sữa có thể gây ra hiện tượng dị ứng ở trẻ. Khi bị dị ứng, ngoài hiện tượng đầy hơi và đầy bụng, khó tiêu thì trẻ còn có thể có một số biểu hiện khác như trẻ bị nôn trớ, khó thở, có thể bị tiêu chảy. 

2.5 Trẻ bị đầy bụng do sử dụng kháng sinh hoặc một số thuốc khác

Sử dụng thuốc-Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng

Sử dụng thuốc-Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng

Kháng sinh là một loại thuốc được sử dụng rất phổ biến và hiện nay đang xảy ra hiện tượng lạm dụng kháng sinh. Kháng sinh khi vào đường tiêu hóa có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi sinh tại đường ruột. Khi đó, quá trình tiêu hóa trong cơ thể sẽ bị rối loạn, trẻ sẽ có những biểu hiện như tiêu chảy, đầy bụng và khó tiêu. Có một vài trường hợp trẻ có thể bị dị ứng với một số thành phần của một số loại thuốc hoặc dị ứng với thành phần của vắc xin. Tuy nhiên các trường hợp này rất ít gặp.

2.6 Nguyên nhân do trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị đầy bụng cũng có thể do rối loạn tiêu hóa. Trong một số trường hợp, trẻ bị trào ngược dạ dày, hơi cùng với thức ăn và dịch vị bị đẩy ngược lên trên thực quản, thức ăn không được tiêu hóa. Vì thế, trẻ có thể cảm thấy chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn. Một số trường hợp trẻ có thể bị táo bón, phân ứ lại tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn yếm khí thực hiện lên men, gây hiện tượng đầy hơi. 

Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị đầy bụng. Các bậc cha mẹ cần tìm ra được nguyên nhân thực sự khi trẻ bị đầy bụng để có thể có được biện pháp giảm thiểu đầy bụng hiệu quả cũng như tránh trường hợp trẻ lại bị đầy bụng về sau.

>>>Xem thêm: Trẻ Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Là Tình Trạng Như Thế Nào

3. Biện pháp làm giảm đầy bụng ở trẻ nhỏ

Các biện pháp giảm đầy bụng cho trẻ

Các biện pháp giảm đầy bụng cho trẻ

Có rất nhiều cách được áp dụng để giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ nhỏ. Với từng giai đoạn phát triển cũng như độ tuổi của trẻ thì sẽ có những biện pháp giảm đầy bụng phù hợp. Sau đây là một số biện pháp thường được sử dụng trong việc giảm đầy bụng ở trẻ nhỏ:

3.1 Massage bụng cho trẻ

Để quá trình tiêu hóa của trẻ nhỏ được thực hiện tốt hơn, sau bữa ăn khoảng 30 phút, các bậc cha mẹ hãy dùng các ngón tay xoay theo chiều kim đồng hồ một cách nhẹ nhàng từ lỗ rốn ra ngoài. Để quá trình massage có hiệu quả hơn, có thể sử dụng thêm một số loại dầu dùng để massage, vừa có tác dụng giảm ma sát, giúp cho làn da mềm mỏng của trẻ không bị tổn thương , lại vừa có tác dụng giúp cho bé được thư giãn và thoải mái.

3.2 Giúp bé xì hơi

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng chính là do khí ở trong dạ dày của trẻ. Để làm giảm đầy hơi, các bậc cha mẹ nên giúp trẻ đẩy hơi ra ngoài để giảm áp lực trong bụng. Cha mẹ có thể giúp trẻ xì hơi bằng cách ôm trẻ sát vào ngực và hơi ngả người ra sau hoặc cũng có thể bế trẻ sao cho bụng của trẻ nằm ngang trên cánh tay của mình. Sau đó, hãy dùng tay vuốt lưng cho trẻ xì hơi dễ hơn. 

Ngoài cách trên, cha mẹ có thể giúp trẻ dễ xì hơi hơn bằng cách là đặt bé nằm ngửa rồi sau đó giúp bé thực hiện động tác giống như trẻ đang đạp xe. Hãy lấy một chân của trẻ đẩy ngược nhẹ nhàng lên trên phần ngực rồi sau đó đẩy xuống, trong lúc đó thì đẩy chân bên kia lên. Việc này cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng và đều đặn. Khi thực hiện động tác đạp xe như thế này, khí trong dạ dày dễ dàng bị đẩy ra ngoài.

3.3 Chườm nóng bụng trẻ

Chườm nóng bụng của trẻ cũng là một biện pháp giúp trẻ giảm hiện tượng đầy bụng. Việc chườm nóng bụng được thực hiện như sau: cha mẹ hãy lấy hai cái khăn tay mềm, làm ấm 2 khăn. Sau đó lấy một chiếc quấn lại thành gói và đặt lên bụng của trẻ. Tiếp theo lấy cái khăn còn lại quấn xung quanh bụng trẻ để giúp khăn thứ nhất không bị rơi ra ngoài. Khi thực hiện chườm nóng bụng, cha mẹ nên chú ý là không nên quấn chăn quá chật và không để khăn quá nóng, có thể khiến trẻ bị phỏng.

3.4 Giúp trẻ ợ hơi

Biện pháp giúp trẻ ợ hơi cũng là một biện pháp rất hay được sử dụng và thực hiện cũng khá dễ dàng. Sau khi trẻ bú xong, cha mẹ không nên vác trẻ lên vai, cho trẻ nằm sấp và cũng không nên cho trẻ nằm ngay xuống giường. Sau mỗi lần bú, cha mẹ hãy giúp trẻ ợ hơi bằng cách ẵm trẻ tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng của trẻ hoặc xoa lưng trẻ theo những chuyển động dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ. Động tác này giúp cho không khí từ trong bụng di chuyển lên trên và bị đẩy ra ngoài. 

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể đặt trẻ lên trên đùi, sau đó một tay thì giữ nhẹ cằm của trẻ, còn tay kia thì có thể vỗ lưng trẻ để đẩy khí ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để cho trẻ nằm sấp trên đùi rồi vỗ lưng hoặc xoa lưng trẻ. Các động tác này cần thực hiện lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ ợ hơi.

3.5 Bổ sung men vi sinh

Ngoài những biện pháp trên, cha mẹ có thể giảm đầy bụng ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung cho trẻ một số men vi sinh. Khi trẻ bị đầy bụng, hệ vi sinh vật trong cơ thể bị mất cân bằng, số lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa giảm đi. Men vi sinh có chứa các vi sinh vật sống giống như các lợi khuẩn trong cơ thể của trẻ nên khi trẻ được bổ sung men vi sinh, lượng lợi khuẩn tăng lên và giúp cho quá trình tiêu hóa được thực hiện bình thường. Do đó, việc bổ sung men vi sinh có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón hoặc đầy bụng, đau bụng. Ngoài ra, men vi sinh còn giúp cơ thể ngăn chặn những bệnh lý về nhiễm khuẩn và tiêu chảy thứ phát khi sử dụng kháng sinh

Men vi sinh có thể có trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua hay phô mai tươi hoặc có thể có trong một số chế phẩm men tiêu hóa trên thị trường. Việc bổ sung men tiêu hóa nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Men tiêu hóa nên sử dụng trong vòng 10 đến 15 ngày, nếu mà sử dụng trong thời gian dài thì có thể dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc hoặc có thể gây ra bệnh lý suy giảm chức năng tuyến tụy, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. 

Với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, khuyến cáo không nên sử dụng một số chế phẩm men tiêu hóa. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn chưa được ổn định. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm thích hợp.

Để men vi sinh phát huy được tác dụng tối đa, nên sử dụng men vi sinh cùng với bữa ăn hoặc uống ngay sau bữa ăn.

3.6 Thêm vào chế độ ăn của trẻ một số loại thực phẩm

Để giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ, các bậc cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm sau:

  • Cho trẻ uống nước cam: để quá trình tiêu hóa của trẻ được tốt hơn, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một cốc nước cam vào mỗi buổi sáng ngay sau khi bé vừa thức dậy. Nước cam có chứa hàm lượng lớn vitamin C và chất xơ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hóa và đào thải các chất dư thừa
  • Sử dụng tỏi tươi: mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn của con một vài lát tỏi để giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Với những trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ thì người mẹ có thể bổ sung một ít tỏi vào chế độ ăn của mình để chữa đầy bụng cho con
  • Nước chanh: cũng tương tự như cam, chanh cũng là loại thực phẩm giúp giảm tình trạng đầy bụng hiệu quả. Mẹ hãy pha một ít nước cốt chanh(khoảng ½ quả chanh) cùng với nước ấm cho trẻ uống, việc này sẽ giúp trẻ giảm đầy bụng khó tiêu trong vòng 48 giờ.
  • Sử dụng gừng tươi: gừng có tính ấm, có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa, giảm đầy bụng. Hãy xay nhuyễn một ít gừng và trộn với một cốc sữa ấm để cho trẻ uống.

Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm trên, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều những loại thực phẩm khó tiêu như đồ chiên nướng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, uống nước có gas,…Ngoài ra, khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào cho trẻ, không sử dụng hoặc hạn chế tối đa sử việc sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ. 

Với những trẻ đang bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ nên được chú ý để không ảnh hưởng đến trẻ. Đồng thời, nên giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc của trẻ do thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên trẻ sơ sinh.

Trên đây một số thông tin cơ bản về biểu hiện, nguyên nhân cũng như các biện pháp điều trị khi trẻ bị đầy bụng. Các bậc cha mẹ nên theo dõi trẻ thường xuyên để phát hiện các triệu chứng bệnh lý và chữa trị kịp thời cho trẻ. 

Nếu bạn cũng đang gặp một số bệnh lý về dạ dày, bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, giảm tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

>>>Xem thêm: Chữa Đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong vòng 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội. Sản phẩm ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường và tăng hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

Scurma Fizzy

Scurma Fizzy

Hãy tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày của mình toàn diện hơn.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về một số vấn đề về sức khỏe dạ dày mà bạn đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091