Bệnh Dạ Dày Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì

Bệnh Dạ Dày Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì

Người mắc bệnh dạ dày kiêng gì, nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Ăn uống hợp lý và có lối sống khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Một trong những lý do rất lớn khiến việc điều trị bệnh dạ dày kéo dài và tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng hơn là do người bệnh chưa thực sự chú ý đến chế độ ăn uống và nghĩ rằng chỉ cần dùng thuốc thôi là đủ. Vì vậy, hiểu được điều đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bệnh dạ dày kiêng gì và những thực phẩm nên dùng khi mắc bệnh dạ dày.

1. Các bệnh dạ dày thường gặp

 benh-da-day-kieng-gi-1

Các bệnh dạ dày thường gặp

Dạ dày là một cơ quan trọng yếu của cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, giải phóng nhiều enzym khác nhau và bảo vệ ruột khỏi các vi sinh vật có hại.

Dạ dày nằm ở phần trên của bụng và ngay dưới khung xương sườn bên trái, nó kết nối với thực quản ở trên và với ruột non ở dưới. Ngoài ra, dạ dày còn có liên quan phức tạp đến tuyến tụy, lá lách và gan. 

Vì vậy, có nhiều chứng bệnh với những mức độ nặng nhẹ khác nhau liên quan đến dạ dày.

1.1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày-tá tràng là những tổn thương ở niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng) làm lộ ra các lớp bên trong (lớp mô, lớp cơ), khiến chúng dễ bị tấn công bởi acid dạ dày. Triệu chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày-tá tràng là đau dạ dày.

Những nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng là:

  • Vi khuẩn Hp: Nhiễm vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng. Khoảng 80% đến 90% trường hợp loét dạ dày là do vi khuẩn này gây ra.
  • NSAID: Sử dụng lâu dài các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể làm suy yếu lớp niêm mạc của dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương do axit dạ dày dịch vị.
  • Căng thẳng, stress: Tình trạng này kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh dạ dày. 
  • Thức ăn cay, nóng; thức uống có cồn: Tuy không phải nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nhưng, ăn những thức ăn này có thể làm cho các triệu chứng của người bệnh tồi tệ hơn.
  • Chế độ sinh hoạt thất thường: Giờ giấc thất thường, bỏ bữa, ăn quá khuya cũng gây ra các ảnh hưởng có hại đến dạ dày.

Những triệu chứng thường gặp:

  • Đau rát vùng bụng (thường gặp nhất)
  • Cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng ngực và họng
  • Không dung nạp được thức ăn béo
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn

Bệnh viêm loét dạ dày có thể do chế độ ăn uống, vậy bệnh dạ dày kiêng gì để phòng tránh, mời bạn đọc cùng tìm hiểu tiếp.

1.2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

benh-da-day-kieng-gi-2

Trào ngược dạ dày thực quản

Chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng mà thức ăn, axit dịch vị, nhũ trấp trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu xuất hiện thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Axit dịch vị có thể trào ngược lên thực quản được là do hở van dạ dày-thực quản.Van dạ dày-thực quản bình thường là van một chiều, chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại, nhằm ngăn không cho thức ăn và axit dịch vị trào ngược lên thực quản. Vì một số nguyên nhân nào đó mà van dạ dày thực quản bị hở, dịch dạ dày trào lên làm tổn thương niêm mạc thực quản.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cụ thể như:

  • Đau tức vùng ngực
  • Cảm giác nóng rát thực quản
  • Ợ chua
  • Khó nuốt
  • Nhạt miệng
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi

>>> Xem thêm ngay: Triệu Chứng Trào Ngược Thực Quản Bạn Cần Lưu Ý

1.3. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là chảy máu từ thành dạ dày, máu rò rỉ vào khoang dạ dày. 

Chảy máu trong dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Chảy máu ít có thể không bị phát hiện trong một thời gian dài, cho đến khi cơ thể bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu có thể được phát hiện trong nội soi hoặc xuất hiện vết máu ở phân. 

Bất kỳ dấu hiệu nào của xuất huyết dạ dày cũng cần được lưu ý và điều trị ngay lập tức. Vì hầu hết các trường hợp chảy máu đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) đều là do xuất huyết dạ dày gây nên. 

Xuất huyết dạ dày có thể nhận biết thông qua các triệu chứng: 

  • Đau vùng thượng vị
  • Nôn ra máu
  • Phân xuất hiện vết máu
  • Nôn mửa
  • Ra mồ hôi nhiều
  • Chướng bụng

1.4. Viêm hang vị dạ dày

Viêm hang vị dạ dày là tình trạng tổn thương vùng niêm mạc gần cuối của dạ dày, trước môn vị. Bệnh có thể xuất xuất hiện ở rất nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 35 trở lên

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày. 

Các triệu chứng của viêm hang vị dạ dày bắt đầu xuất hiện khi các tế bào của hang vị bị các tác nhân bên ngoài gây tổn thương, cụ thể:

  • Đau âm ỉ, có lúc dữ dội
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Buồn nôn
  • Nôn ra dịch nhầy có mùi khó chịu (dịch vị tiêu hóa thức ăn)
  • Cơ thể mệt mỏi

1.5. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính bắt đầu trong các tế bào dạ dày của bệnh nhân. Các tế bào ung thư có khả năng phát triển nhanh, nhân lên nhanh và sống lâu hơn các tế bào bình thường. 

Một số bệnh nhiễm trùng, béo phì và hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển  ung thư dạ dày của bệnh nhân. 

 benh-da-day-kieng-gi-3

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu, nội soi, chụp CT, chụp X-quang hoặc sinh thiết dạ dày. Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư dạ dày của bệnh nhân, việc điều trị có thể là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc phương pháp hóa trị liệu.

Các triệu chứng thường thấy của ung thư của ung thư dạ dày như:

  • Đau dạ dày, đầy hơi
  • Ăn nhanh no
  • Chứng khó tiêu và ợ chua nặng, dai dẳng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Máu trong phân
  • Vàng da
  • thiếu máu
  • mệt mỏi dai dẳng

2. Người mắc bệnh dạ dày kiêng gì đối với thức ăn?

Người mắc bệnh dạ dày kiêng gì để giúp hỗ trợ điều trị, không gây hại cho sức khỏe chính mình; là những mối bận tâm mà chắc hẳn người đang gặp những vấn đề về dạ dày rất muốn biết.

Mặc dù mỗi người có sở thích và khả năng dung nạp thực phẩm riêng, nhưng có một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là khi sử dụng thường xuyên. Kể cả những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nếu ăn quá thường xuyên hoặc với số lượng lớn vẫn có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, đặc biệt là các những người mắc các bệnh về dạ dày từ trước. 

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của mọi người. Một chế độ ăn uống không phù hợp với bệnh dạ dày có thể làm các triệu chứng của người bệnh tăng lên và tiến triển theo chiều hướng xấu đi.

Vậy người mắc bệnh dạ dày kiêng gì để không làm bệnh tình trầm trọng thêm?

2.1. Hạn chế đồ ăn cay đối với người mắc bệnh dạ dày

benh-da-day-kieng-gi-4

Bệnh dạ dày nên kiêng đồ ăn cay, nóng

Đồ ăn cay luôn hấp dẫn vì chúng kích thích vị giác của chúng ta. Nhưng, bên cạnh những lợi ích dinh dưỡng, đồ ăn cay có thể dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu và làm cho bệnh tình của bệnh nhân mắc những chứng bệnh về dạ dày tiến triển theo chiều hướng xấu đi.

Hầu hết, người Việt Nam chúng ta thường có thói quen dùng ớt trong các bữa ăn, vì ớt là một loại gia vị rất thông dụng. Là một trong những gia vị quen thuộc, phổ biến nhất trên thế giới và không thể thiếu trong các món ăn của các gia đình người Việt Nam. Nhưng, các hợp chất hóa học trong ớt không bị phân hủy trong dạ dày. Vì thế nó ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.

Khi ăn cay nhiều sẽ gây hại cho dạ dày, những dấu hiệu dễ nhận thấy là:

  • Viêm dạ dày 
  • Nôn ói
  • Ợ chua
  • Đau nóng rát dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Khởi phát cơn đau loét dạ dày tá tràng

Vì vậy, trả lời cho thắc mắc bệnh dạ dày kiêng gì, thì đồ ăn cay là nhóm thực phẩm đầu tiên cần phải được loại bỏ trong bữa ăn của người mắc bệnh dạ dày.

2.2. Trái cây có múi sử dụng cần lưu ý

Các loại trái cây có múi như cam, bưởi và chanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người đang có những vấn đề về dạ dày.

Lượng axit đáng kể được tìm thấy trong những loại trái cây này có thể gây khó tiêu và trào ngược axit dịch vị từ dạ dày lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở cổ họng hoặc ngực. 

2.3. Thực phẩm giàu chất xơ 

Chất xơ là một thành phần quen thuộc của chế độ ăn uống lành mạnh và rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. 

Nhưng đối với người mắc bệnh về dạ dày thì không nên quá lạm dụng. Tăng lượng tiêu thụ quá nhanh hoặc nạp quá nhiều chất xơ vào hệ thống có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa dai dẳng và nghiêm trọng. 

Những người sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, thường xuyên bị đầy hơi và táo bón, dẫn đến đau dạ dày.

2.4. Thức ăn nhiều dầu mỡ cần hạn chế trong bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày kiêng gì để tránh gây táo bón?

Nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ kích thích đường ruột làm hạn chế quá trình tiêu hóa và di chuyển của thức ăn, gây táo bón. Vì vậy, để tránh bị táo bón, thức ăn dầu mỡ cần giảm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh dạ dày.

Thức ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho đường ruột, nó sẽ làm hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều, gây mệt mỏi. Chính vì thế, người mắc bệnh dạ dày nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt, phô mai, bơ.

2.5. Thức ăn lên men và đồ chua

benh-da-day-kieng-gi-5

Bệnh dạ dày nên kiêng thức ăn lên men

Các loại đồ ăn lên men (cà muối, dưa muối) hay các loại quả có vị chua không tốt đối với tình trạng của người bị bệnh dạ dày. 

Độ chua của thực phẩm sẽ kích thích nồng độ axit dịch vị tăng cao, từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng. Vì lý do đó mà người bệnh nên tránh ăn thức ăn lên men và đồ chua khi đang bị bệnh về dạ dày.

>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Điều Trị Như Thế Nào

3. Người mắc bệnh dạ dày kiêng gì đối với đồ uống?

Khi nhắc đến bệnh dạ dày kiêng gì, mọi người thường hay chú trọng đến thức ăn, mà quên mất rằng những thức uống mà hàng ngày chúng ta sử dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh nhân mắc bệnh dạ dày.

Một số loại thức uống mà người mắc bệnh dạ dày nên kiêng:

  • Đồ uống có ga
  • Sữa nguyên kem và sữa socola
  • Cacao và socola nóng
  • Các loại đồ uống có chứa caffeine
  • Bạc hà, trà bạc hà
  • Trà xanh, trà đen
  • Nước ép cam, bưởi
  • Đồ uống có cồn (bia, rượu)
benh-da-day-kieng-gi-6

Bệnh dạ dày nên kiêng đồ uống có cồn

Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc bệnh dạ dày đều gặp vấn đề với bất kỳ hoặc tất cả những loại thức ăn, đồ uống trên. Điều này phụ thuộc vào từng người, vì vậy hãy cân nhắc việc sử dụng thực phẩm với số lượng nhỏ hoặc trong thời gian ngắn để xem thực phẩm nào gây kích ứng cho bạn.

Sau khi đã hiểu cơ thể mình hơn, tuân theo chế độ ăn kiêng trong thời gian điều trị bệnh. Việc tiếp tục bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho mình và loại bỏ một số loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày, đã hỗ trợ cho việc điều trị bệnh dạ dày rất nhiều.

4. Người mắc bệnh dạ dày kiêng gì để có lối sống lành mạnh?

Bệnh dạ dày kiêng gì để có thể vui vẻ và sống tích cực hơn?

Một số yếu tố thiếu lành mạnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của người mắc bệnh dạ dày, cụ thể như: 

  • Sử dụng thường xuyên thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin.
  • Sử dụng thuốc lá.
  • Stress, căng thẳng kéo dài.

5. Một số thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày

Bên cạnh, bệnh dạ dày kiêng gì thì những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày cũng là một kiến thức rất cần thiết. Vì sức khỏe mà chúng ta lựa chọn thực phẩm để sử dụng cẩn thận hơn, ăn uống có chọn lọc hơn.

5.1. Thực phẩm có tính kiềm

Những loại thực phẩm có độ pH thấp có tính axit gây ra các bệnh về dạ dày. Những loại thực phẩm có độ pH cao hơn có tính kiềm, có thể giúp bù đắp axit mạnh trong dạ dày, hỗ trợ điều trị.

Thực phẩm có tính kiềm bao gồm:

  • Chuối
  • Dưa
  • Súp lơ trắng
  • Thì là
  • Quả hạch
benh-da-day-kieng-gi-7

Súp lơ trắng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

5.2. Thức ăn nhiều nước

Ăn thực phẩm chứa nhiều nước có thể làm loãng và giảm axit trong dạ dày. Chọn các loại thực phẩm như:

  • Rau cần tây
  • Quả dưa chuột
  • Rau diếp
  • Dưa hấu
  • Súp dựa trên nước dùng
  • Trà thảo mộc

>>> Xem thêm ngay: Trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì và nên ăn gì

6. Lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh dạ dày

Bên cạnh những điều cần biết về bệnh dạ dày kiêng gì, nên ăn gì; thì cách ăn như thế nào cũng quan trọng không kém; dưới đây là một vài lưu ý:

  • Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên: Điều này cho phép đáp ứng nhu cầu calo và chất dinh dưỡng mà không làm đầy bụng. Người bệnh sẽ bớt cảm thấy đầy hơi và khó chịu với khẩu phần ăn nhỏ hơn.
  • Nhai kỹ thức ăn: Điều này sẽ giúp dạ dày của người không phải làm việc quá sức để phân hủy thức ăn. Khi thức ăn được răng phá vỡ, nó cũng có thời gian để trộn với các enzym nước bọt để tiêu hóa trước khi được nuốt.
  • Tận dụng lợi thế của trọng lực: Bằng cách đứng thẳng và đi bộ nhẹ sau khi ăn, thức ăn có nhiều khả năng đi xuống ruột non để tiếp tục tiêu hóa. Tránh ăn quá khuya, chợp mắt hoặc ngả lưng trên ghế sau khi ăn xong.
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo: Bỏ qua các loại thực phẩm chiên rán, thịt nhiều chất béo, sữa và đồ nướng. Thay vào đó, hãy ăn một lượng hạn chế các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như dầu ô liu nguyên chất, bơ, hoặc cá.
  • Hạn chế hấp thụ chất xơ: Tránh thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (ví dụ như đậu Hà Lan, đậu lăng), vỏ và hạt của trái cây, rau. 
  • Ăn các loại hạt được xay nhuyễn: Các loại hạt được xay nhuyễn dễ tiêu hóa hơn các loại hạt nguyên. Nhưng đừng lạm dụng thức ăn này nếu người bệnh đang có chế độ giảm cân. Chúng vẫn chứa nhiều chất béo và do đó chứa nhiều calo.
  • Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng: Vì mỗi calo đều có giá trị, nên đừng lãng phí chúng vào đồ ăn vặt. Thường xuyên uống nước trái cây; ăn các thức ăn ít béo, rau, thịt nạc và hải sản. Thỉnh thoảng người bệnh có thể ăn đồ ăn vặt, tập trung vào các lựa chọn ít chất béo.
  • Tránh rượu mạnh:  Vì có thể làm chậm nhu động dạ dày.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt được xem là biện pháp quan trọng phụ trợ cho quá trình khắc phục các chứng bệnh về dạ dày được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống mà mong có thể thuyên giảm được.

Bệnh dạ dày kiêng gì, nên ăn gì chỉ có tác dụng hỗ trợ người bệnh. Vì vậy người bệnh nên thực hiện theo đúng phác đồ chữa trị chuyên khoa của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu nào bất thường cần chủ động đi khám, kịp thời khắc phục vấn đề và bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Người bệnh có thể kết hợp với việc sử dụng các bài thuốc đặc trị, tốt nhất là các bài thuốc Đông y từ thảo dược thiên nhiên. Các bài thuốc này rất an toàn cho dạ dày, không gây kích ứng lại có thể giải quyết từ gốc các biểu hiện của bệnh dạ dày. Từ đó có thể kiểm soát và hạn chế khả năng tái phát.

Trên đây là một số kiến thức cần thiết về bệnh dạ dày kiêng gì và nên ăn gì, để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lí cho người mắc các bệnh về dạ dày. Nhưng bên cạnh đó, người mắc bệnh về dạ dày nên đến gặp bác sĩ để có một phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh dạ dày kiêng gì và nên ăn gì chỉ giúp hỗ trợ trong việc điều trị.

Nếu các bạn còn những vấn đề gì thắc mắc,hãy liên hệ tới HOTLINE 1800.6091 của chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia dược sĩ, bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn kỹ hơn.

Nếu bạn đang tìm một sản phẩm có chứa thành phần Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, hãy tìm hiểu về sản phẩm Scurma Fizzy New của chúng tôi. Xin cảm ơn.

Benh-da-day-kieng-gi-10

Scurma Fizzy với công nghệ nano Curcurmin hướng đích giúp hỗ trợ bảo vệ dạ dày hiệu quả

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091