Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Kiêng Ăn Gì, Thực Phẩm Nào Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Kiêng Ăn Gì, Thực Phẩm Nào Tốt

Theo thống kê cho biết, có khoảng hơn 7 triệu người ở Việt Nam đang mắc vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một trong những căn bệnh tiêu hóa phổ biến nhất tại nước ta. Bằng cách ăn uống kiêng khem một cách khoa học sẽ tối đa hóa hiệu quả điều trị căn bệnh này. Vậy câu hỏi của mọi người đặt ra là trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì? ăn gì? Cần lưu ý gì trong cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân? Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về vấn đề này.

1.  TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN LÀ CĂN BỆNH GÌ?

Để tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản nên kiêng ăn gì? ăn gì? ta cần phải tìm hiểu qua định nghĩa và cơ chế của bệnh này.

Trào ngược dạ dày thực quản tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Là tình trạng thức ăn cũ cùng với dịch vị trong lòng dạ dày trào ngược lên phần thực quản của người bệnh gây ra những tổn thương đến phần thực quản của bệnh nhân.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan1

2.  TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?

Khi nói đến triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thì rất khó phân biệt với một số bệnh dạ dày khác như viêm, loét dạ dày tá tràng hay viêm xung huyết hang vị dạ dày. Hơn thế nữa các triệu chứng của bệnh có thể âm thầm, không thể hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên dựa trên các triệu chứng ghi nhận ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản người ta có thể chia thành 2 loại triệu chứng đó là triệu chứng trong thực quản và ngoài thực quản

2.1  Triệu chứng trong thực quản.

2.1.1 Ợ hơi.

Đây là một trong những triệu chứng phổ thông nhất đối với các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Thức ăn vì một lý do nào đó mà không thể tiêu hóa được thức ăn tồn đọng trong dạ dày, sẽ dẫn đến sản sinh ra hơi (khí). Hơi này tồn đọng trong dạ dày và và làm tăng áp lực trong lòng dạ dày. Chúng sẽ thoát ra ngoài bằng con đường đi từ dạ dày đến thực quản và ra ngoài qua đường miệng. Hơi tích tụ càng nhiều thì sẽ gây ra tiếng ợ hơi càng lớn.

Thông thường thì ợ hơi chỉ là phản ứng sinh lí bình thường của cơ thể người. Tuy nhiên tình trạng ợ hơi này sảy ra thường xuyên liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm và đi cùng một số triệu chứng khác như buồn nôn, nóng rát ngực… thì rất có thể đây là triệu chứng của một số căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.

2.1.2 Ợ chua.

Là tình trạng phổ biến hay gặp nhất đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này xảy ra từ cơ chế của căn bệnh này. Chính dịch vị trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản thậm chí là miệng làm cho người mắc khó chịu nóng rát từ vùng xương ức trở lên họng và sẽ xuất hiện tình trạng chua miệng nên người ta gọi là ợ chua.

Tuy nhiên ta cần phân biệt giữa ợ chua sinh lý và ợ chua do bệnh lý. Với tình trạng ợ chua sinh lý bình thường của cơ thể thì ợ chua có thể xảy ra 1-2 lần trong 1 tháng. Nếu phát hiện tình trạng này xảy ra nhiều lần và tiến tục thì Scurma Fizzy khuyên bạn nên đến cơ sở y tế để khám và phát hiện căn bệnh của mình một cách sớm nhất có thể.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan2

Ợ chua, ợ nóng là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

2.1.3 Buồn nôn, nôn.

Sự trào ngược acid lên thực quản thậm chí là họng và miệng sẽ kích thích họng, miệng gây ra cảm giác buồn nôn thậm chí là nôn ra cả thức ăn và dịch vị trong dạ dày.

Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày bao gồm trước khi ăn, sau khi ăn… nhưng hay gặp nhất vào ban đêm do tư thế nằm khi ngủ là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc trào ngược dịch vị dạ dày lên họng cũng như ban đêm cũng chính là thời điểm mà hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh nhất trong ngày, tăng cảm giác buồn nôn.

2.1.4 Đau tức ngực thượng vị.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản thì người bệnh thường có cảm giác đau tức ngực thường xuyên cảm giác hết sức khó chịu. Tình trạng này xảy ra là do khi acid dạ dày trào ngược lên vùng thực quản nó sẽ kích thích các thụ thể và đầu mút sợi thần kinh ở trên bề mặt niêm mạc thực quản, từ đó tín hiệu sẽ truyền dẫn về não bộ gây ra cảm giác đau. Người bệnh sẽ có cảm giác như đau ngực. Tuy nhiên triệu chứng đau tức thượng vị này rất dễ nhầm lẫn với cơn đau ở tim.

2.1.5 Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản một cách thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng viêm, sưng tấy ở vùng thực quản do acid liên tục tác động lên vùng thực quản của chúng ta. Khi đó ống thực quản bị chít hẹp lại khiến cho việc đưa thức ăn vào trở nên khó khăn hơn gây ra cảm giác khó nuốt ở người bệnh.

>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

2.2 Triệu chứng ngoài thực quản.

Bên cạnh các triệu chứng trong thực quản thì người bệnh vẫn còn mắc một số triệu chứng khác ngoài thực quản như đau họng viêm họng ho….

2.2.1 Viêm họng kéo dài, viêm thanh quản.

Khi acid trào ngược lên vùng họng sẽ dẫn đến niêm mạc họng và dây thanh quản bị tổn thương, nếu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính gây đau rát họng cũng như khản tiếng trong một khoảng thời gian rất dài.

2.2.2  Khó thở và hen suyễn.

Acid dạ dày chạy ngược vào thực quản có thể xâm nhập vào phổi nhất là vào các thời điểm như lúc đang ngủ tư thế nằm sẽ làm cho việc acid xâm nhập vào đường thở dễ dàng hơn. Đường thở khi bị tấn công bởi tác nhân acid sẽ dẫn đến phù nề sưng tấy dẫn đến khít hẹp đường thở gây khó thở hoặc nặng hơn là tình trình trạng hen suyễn thậm chí là viêm phổi.

2.2.3  Răng xỉn màu.

Do tình trạng ợ chua xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến men răng bị acid dịch vị tác động đến và trở nên xỉn màu kèm theo đó là tình trạng hơi thở có mùi hôi.

3. NGUYÊN NHÂN CỦA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN.

Để có thể biết trào ngược dạ dày thực quản kiêng gì, ăn gì thì ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của căn bệnh này trước tiên. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản chỉ xoay quanh 2 cơ chế đó là sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa của acid trong dạ dày.

3.1  Nguyên nhân gây suy yếu cơ thắt thực quản dưới.

  • Thói quen sử dụng nhiều và thường xuyên thuốc lá, rượu bia.
  •   Một số bệnh lý gây suy yếu cơ thắt thực quản dưới như: Hệ thần kinh phó giao cảm bị tổn thương, nhiễm trùng ở thực quản gây xơ…
  • Tác dụng phụ của một số thuốc: glucagon, aspirin, somatostatin…

3.2 Nguyên nhân gây thừa acid dạ dày.

  • Các bệnh lý dạ dày: Viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, hẹp hang- môn vị dạ dày…
  • Một số thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá no, để bụng quá đói…
  • Stress lo âu quá mức.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức quá khuya, ăn không đúng bữa, tập thể dục ngay sau khi ăn no…

trao-nguoc-da-day-thuc-quan3

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Là Gì

4. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN.

Trước khi tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì ta cùng tìm hiểu qua một số nguyên tắc chung đối với chế độ ăn của những người bị bệnh này cần tránh để mang lại kết quả điều trị cao nhất.

  • Ngừng hút thuốc lá, thuốc lào ngay lập tức…. Như đã đề cập ở trên thì sử dụng thuốc lá, thuốc lào một cách thường xuyên sẽ làm cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu từ đó làm tăng tần suất trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh trong đó có cả trào ngược dạ dày thực quản. khi thừa cân cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều mỡ nhất là ở vùng bụng, ngực từ đó sẽ dẫn tới chèn ép gây tăng áp lực lên vùng bụng tạo điều kiện thuận lợi cho trào ngược dạ dày thực quản.
  • Không nên ăn quá no, để bụng quá đói đây là thói quen rất nguy hiểm của nhiều người. Khi ăn quá no thì áp lực dạ dày tăng lên còn để bụng quá đói làm cho dạ dày tăng bài tiết dịch vị.
  • Không nên ăn trước khi ngủ, không ăn khuya. Như đã đề cập chính tư thế khi nằm ngủ tạo điều kiện cho trào ngược xảy ra, vậy nên cần chú ý không nên ăn trước khi ngủ hay ăn khuya để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong đêm.
  • Cần hạn chế chất béo. Thức ăn chiên xào… luôn thật hấp dẫn tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rằng thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày.
  • Tránh việc nằm ngay sau khi ăn no.
  • Không mặc quần áo và đeo thắt lưng quá chật để làm giảm áp lực của chúng lên dạ dày từ đó hạn chế nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.

5. TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN KIÊNG ĂN GÌ?

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chính xác về các thực phẩm nào là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng những thực phẩm sau đây thì hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của mình nhé.

5.1  Thực phẩm có chứa nhiều chất béo.

Thực phẩm chứa nhiều acid và chất béo làm tăng lượng acid dạ dày tiết ra ngoài ra chúng còn khiến cho cơ thắt thực quản dưới giãn ra và khiến quá trình làm rỗng dạ dày xảy ra lâu hơn.

5.1.1 Khoai tây chiên.

Là một trong những món ăn cực ngon mà chưa ai là chưa từng thử qua, vừa ngon vừa rẻ tuy nhiên đây là một trong những món ăn có hại đối với cơ thể.

  • Tác hại: khoai tây chiên chứa hàm lượng chất béo rất cao. Nếu sử dụng một cách thường xuyên sẽ dẫn đến tăng cân rất nhanh trong 20 miếng khoai tây chiên có khoảng 10 g chất béo là quá nhiều so với đồ ăn thông thường. Do vậy khi sử dụng khoai tây chiên nhiều và thường xuyên sẽ là, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. ngoài tác hại trên ta còn có thể điểm qua một số tác hại khác của khoai tây chiên như làm tăng huyết áp hay tăng lượng cholesterol máu.
  • Giải pháp thay thế: tuy khoai tây chiên không tốt về mặt sức khỏe nhưng khoai tây thì lại có rất nhiều dinh dưỡng cùng lượng tinh bột cần thiết. Thay vì sử dụng khoai tây chiên ta có thể chế biến khoai tây bằng một số phương pháp khác như khoai tây nướng, khoai tây chiên không dầu…

5.1.2 Các loại thịt nhiều mỡ.

  • Tác hại: Ba chỉ bò, mỡ lợn, thịt cừu béo… những thực phẩm cực kì hấp dẫn tuy nhiên có quá nhiều chất béo trong những loại thịt này. Mỡ động vật không chỉ có hàm lượng chất béo cao mà còn có hàm lượng cholesterol cao chúng không tốt cho sức khỏe và chúng là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày tăng tiết acid đó là yếu tố nguy cơ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản.
  • Giải pháp thay thế: sử dụng các thực phẩm thịt có chứa lượng chất béo ít hơn điển hình như ức gà, thịt thăn bò, lợn…

5.1.3 Bơ, sữa nguyên chất, pho mát.

  • Tác hại:  đây cũng là một trong số những thực phẩm giàu chất béo. Tuy rất bổ dưỡng nhưng đối với những người bị trào ngược dạ dày tá tràng thì chúng lại cung cấp quá nhiều chất béo vậy nên mọi người nên hạn chế những thực phẩm này khi đang bị bệnh trào ngược.
  • Thực phẩm thay thế: nên sử dụng những hoa quả lành mạnh chứa ít chất béo như chuối, mãng cầu, măng cụt, ổi…

trao-nguoc-da-day-thuc-quan4

5.2 Các loại trái cây chứa nhiều acid.

Rau xanh cùng với trái cây hết sức quan trọng trong việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh tuy nhiên có một số loại trái cây có tính acid cao làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày nếu trong cá thực phẩm bạn đang sử dụng có những loại thực phẩm như bưởi, cam, chanh, quýt, cà chua…thì nên giảm lượng sử dụng hoặc loại bỏ ra khỏi thực đơn của mình nhé.

5.3  Các loại đồ ăn chứa nhiều muối.

Muối sẽ làm gia tăng các phản ứng trong dạ dày từ đó làm tăng khả năng xuất hiện triệu chứng ợ nóng cũng như trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên ở những người khỏe mạnh bình thường khi ăn nhiều muối sẽ không làm tăng các phản ứng trong dạ dày. Hãy giảm lượng muối trong thức ăn của bạn để nhận thấy sự khác biệt nhé.

Một số sản phẩm chứa nhiều muối bạn nên kiêng như cá ướp muối, dưa chua muối, thịt gà rang muối, các đồ mặn…

5.4 Sôcôla.

Là một trong những món ăn nổi tiếng trên toàn thế giới được giới trẻ hiện nay rất yêu thích. Tuy nhiên đối với những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì nên ngừng ngay việc sử dụng sôcôla. Lý do là vì trong sôcôla có một loại chất có tên methylxanthine khiến cơ vòng dưới thực quản giãn ra làm cho tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra trong một vài loại sôcôla còn có thêm cafein làm tăng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Vậy nên việc ăn socola sẽ làm nặng hơn tình trạng của bệnh.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan5

5.4 Các loại thực phẩm cay nóng.

Các loại thực phẩm cay nóng, các loại gia vị có tính cay đều không tốt cho dạ dày. Chúng sẽ làm tăng khả năng ợ chua ở nhiều người. Một số thực phẩm điển hình bạn cần tránh như ớt cay, hành tây, các đồ ăn cay nóng khác…

5.5 Các loại đồ uống có ga.

Ta cần phải tránh những loại đồ uống này khi bị trào ngược dạ dày thực quản để tránh các tình trạng chướng bụng đầy hơi, khó tiêu…thức ăn từ đó bị tích tụ lại trong dạ dày từ đó khiến tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên hơn.

5.6 Các loại đồ uống có cồn.

Đây là một trong những thực phẩm cần hạn chế sử dụng nhất đối với nhiều chứng bệnh chứ không riêng gì trào ngược dạ dày thực quản bởi vì bản chất rượu, bia không những không có lợi mà còn ức chế, gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các loại đồ uống có cồn như rượu bia… phá hủy sự bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy, chúng còn kích thích dạ dày tăng tiết acid từ đó tăng khả năng gây viêm loét cũng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng…vậy nên ta cần phải hạn chế hoặc loại bỏ toàn thức uống có hại này ra khỏi chế độ ăn uống của bạn.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan6

 

6.CÁC THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN.

Song song với câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì thì người bệnh còn đặt ra vấn đề là khi mắc bệnh này thì nên ăn gì? Dựa vào cơ chế của trào ngược dạ dày thực quản thì người bệnh cần lựa chọn những đồ ăn có thể bảo vệ dạ dày thực quản cũng như giảm hoặc trung hòa được lượng acid tiết ra.

6.1  Nhóm thực phẩm trung hòa và giảm tiết dịch vị dạ dày.

Đối với những người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có lượng acid dạ dày được tiết ra cao hơn so với bình thường, việc sử dụng các thực phẩm trung hòa và giảm tiết acid dạ dày có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

6.1.1 Bột yến mạch.

Yến mạch là một trong những loại bột ngũ cốc có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong 100g yến mạch chứa 66g tinh bột, 17g protein, 7g chất béo, 11g chất xơ. Là loại thực phẩm mà chị em phụ nữ luôn tin dùng do bột yến mạch ngoài tác dụng giảm cân giữ vóc dáng thì còn rất nhiều tác dụng khác như làm đẹp da, bảo vệ tim, chống ung thư, giúp điều hòa lượng acid trong dạ dày…vậy chỉ cần dùng yến mạch vào mỗi bữa sáng sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày đặc biệt là giảm đi tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

6.1.2 Sữa.

Mặc dù sữa nguyên chất không được khuyến nghị sử dụng do có hàm lượng chất béo cao tuy nhiên thì ta vẫn có thể sử dụng một số sản phẩm sữa như sữa đã tách sữa chua…những loại sữa này cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng như có tác dụng trung hòa acid dạ dày hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Không nên uống sữa vào lúc đói, thời gian phù hợp để uống sữa là khoảng 2 giờ sau khi ăn.

6.1.3 Bánh mì.

bánh mì là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam cực kì dễ kiếm và sử dụng. Đây là một loại thực phẩm khô giúp thấm và hút acid trong dạ dày. Ngoài ra với lượng chất xơ có trong bánh mì sẽ giúp tăng nhu động ruột thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lời từ đó giảm tình trạng đầy bụng giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên.

6.1.4 Các loại rau xanh.

các loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ việc tiêu hóa,cung cấp đủ lượng vitamin cho cơ thể mà còn làm giảm lượng acid có trong dạ dày một số loại rau xanh khuyên dùng như cải xanh, súp lơ xanh, dưa chuột, đậu cove…

6.1.5 Dưa hấu

tên khoa học của dưa hấu là Citrullus lanatus một loại thực vật thuộc họ bí có vỏ cứng bên trong có chứa rất nhiều nước. Dưa hấu có rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể người ta ước tính rằng trong 100g dưa hấu có: Canxi – 8 mg, Magie 15 – mg,Kali – 188 mg, Đồng – 80 mg, Vitamin C – 7 mg, Vitamin B2 – 0.04 mg, Vitamin E –  0.05 mg. Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú dưa hấu còn rất rẻ và dễ ăn phù hợp với mọi đối tượng. Dưa hấu có khả năng trung hòa acid trong dạ dày hơn nữa cùng với lượng nước lớn cung cấp cho cơ thể sẽ hỗ trợ giảm cân rất nhanh, tốt cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan7

Những thực phẩm tốt nên sử dụng khi bị trào ngược dạ dày thực quản.

6.2 Nhóm thực phẩm giảm tiết acid dạ dày.

6.2.1 Nghệ.

khi nhắc đến các thực phẩm tốt nhất chữa đau dạ dày người ta không thể không nhắc đến nghệ. Trong nghệ có chứa rất nhiều hợp chất tự nhiên nhưng trong đó nổi tiếng nhất là curcumin. Curcumin chứa nhiều trong nghệ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện các tình trạng viêm loét dạ dày, điều trị tốt triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Không những thế theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu lâm sàng cho thấy: curcumin rất an toàn, có thể ngăn chặn sự hình thành, thúc đẩy và di căn của khối u của nhiều loại bệnh ung thư. vậy nên trên thị trường đã có các sản phẩm khai thác triệt để lượng curcumin có trong nghệ điển hình như SCurma Fizzy New, Curma Gold, Nano curcumin Gold…

6.2.2 Gừng.

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale là một loài thực vật đã được ông cha ta từ xa xưa dùng làm gia vị và thuốc.Các thành phần beta-sesquiphellandrene và zingiberene có trong gừng tươi có tác dụng điều trị cảm lạnh thông thường. Ngoài ra trong gừng có chứa chất kháng khuẩn, chống viêm nên có tác dụng làm lành vết loét, ngăn ngừa dạ dày tiết axit hiệu quả chính vì vậy gừng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày rất tốt.

6.2.3 Tỏi.

Tỏi tên khoa học là Allium sativum, là một trong những gia vị rất phổ biến.tỏi có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư và rất nhiều tác dụng khác

giống như gừng, trong tỏi cũng có chất kháng sinh, kháng khuẩn tự nhiên đó chính là allicin. Hoạt chất allicin này cũng có tác dụng làm giảm tiết acid trong dạ dày từ đó sẽ giúp hỗ trợ bệnh này.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan8

7. MỘT SỐ CÁCH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN.

Như vậy các bạn đã biết trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì, nên ăn gì vì vậy hãy cố gắng loại bỏ các thực phẩm nên kiêng ra khỏi thực đơn cũng như bổ sung thêm các thực phẩm tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Sau đây là một số cách chế biến đơn giản một số thực phẩm chữa trào ngược dạ dày thực quản mà bạn có thể tự làm ở nhà để tình trạng bệnh được cải thiện và suy giảm.

7.1 Cháo yến mạch.

Cách nấu cháo yến mạch rất dễ, không khác nấu cháo bằng gạo là mấy.

  • Nguyên liệu cần thiết:

Yến mạch nguyên hạt hoặc vỡ khoảng 100g.

Sữa tươi không đường 500ml. Nếu không có có thể thay bằng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội nhé.

  • cách làm:

Sử dụng 500ml sữa tươi không đường nếu không có có thể thay bằng nước lọc t đổ vào nồi sau đó cho yến mạch vào khuấy đều lửa nhỏ. Khi thây yến mạch mềm nhừ thì bạn tắt bếp.

Lần đầu ăn cháo yến mạch bạn sẽ cảm thấy khó ăn do không cho thêm gia vị, nhưng sau vài lần sử dụng thì bạn sẽ quen thuộc với hương vị này và cảm thấy rất ngon nhé.

7.2 bột nghệ với mật ong.

Từ xa xưa ông cha ta đã biết cách phối hợp giữa bột nghệ và mật ong để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Không những có hiệu quả cao mà bài thuộc này còn an toàn với mọi lứa tuổi.

  • Nguyên liệu: 15g tinh bột nghệ, mật ong, nước ấm
  • Cách làm: Đầu tiên ta hòa tan nghệ vào nước ấm dùng đũa khuấy đều. Sau đó cho 1 thìa cafe mật ong vào trộn đều và từ từ thưởng thức

7.3 Gừng ngâm dấm.

Nguyên liệu:

  • 500g gừng tươi.
  • 250ml giấm gạo lên men. Có giấm táo thì càng tốt.
  • Đường cát trắng 50-100g tùy theo khẩu vị của mỗi người.

Cách làm: Ta rửa sạch gừng, cạo vỏ thái thật mỏng sau đó ngâm muối khoảng 15 phút rồi để ráo nước. Dấm thì ta cho vào nồi đun nhẹ đến khi dấm sôi thì tắt bếp cho đường vào khuấy đều. Để dấm nguội ta cho gừng vào sau đó đổ sang 1 lọ thủy tinh để 2 hôm là có thể dùng được.

Sử dụng gừng ngâm dấm đạt hiệu quả chữa trị cao nhất nên vào buổi sáng khi đó dạ dày đang làm việc thì lượng máu lưu thông từ dạ dày sẽ tốt hơn lúc bình thường hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bạn. Hãy theo dõi kỹ tình trạng bệnh của bạn để nhận thấy hiệu quả của món gừng ngâm dấm này nhé

>>>Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

Trên đây là bài viết về những thực phẩm nên kiêng và những thực phẩm tốt nhất chữa bệnh trào ngược dạ dày. hy vọng bài viết có thể giúp đỡ các bạn ít nhiều trong việc cải thiện tình trạng bệnh.

Nếu cảm thấy có vấn đề gì bất thường về sức khỏe dạ dày của bạn hãy gọi ngay số hotline 18006091 để được các chuyên gia của chúng tôi khám và tư vấn bệnh miễn phí.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091