Bệnh Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Nhanh Lành

Bệnh Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Nhanh Lành

Để nuôi dưỡng cơ thể, thức ăn là thành phần chính nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng. Việc ăn uống tưởng chừng như đơn giản với tất cả chúng ta nhưng đối người bị bệnh dạ dày thì không đơn giản như vậy. Vì thức ăn cũng là yếu tố quan trọng làm cho tình trạng bệnh trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Vì vậy, câu hỏi “Bệnh dạ dày nên ăn gì” là câu hỏi thường trực của người bị đau dạ dày.

1. Vai trò của dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn

Thức ăn ăn vào sẽ được nhai, ngấm nước bọt, được tiêu hóa một phần ở khoang miệng và đi xuống thực quản, đi qua cơ vòng thực quản dưới và đi vào dạ dày. 

Dạ dày có nhiệm vụ:

  • Lưu trữ thức ăn và chất lỏng từ miệng xuống trong một khoảng thời gian
  • Sản xuất ra dịch vị như pepsin, lipase dịch vị và chymosin, axit HCl
  • Đổ hỗn hợp thức ăn, nước,…trong dạ dày vào ruột non

Quá trình này diễn ra trong bao lâu phụ thuộc vào loại thực phẩm ăn vào và mức độ hoạt động của cơ dạ dày. Một số loại thực phẩm, như carbohydrate được hấp thu và chuyển hóa nhanh chóng, trong khi protein lưu lại lâu hơn. Chất béo mất nhiều thời gian để xử lý nhất. Thông thường thời gian thức ăn lưu lại dạ dày từ 2-8 giờ.

Hệ tiêu hoá

Đường đi của thức ăn khi được đưa vào cơ thể

2. Nguyên nhân gây bệnh dạ dày

Tình trạng đau dạ dày có thể được sinh ra bởi rất nhiều nguyên do. Phổ biến nhất, có thể kể tới các nguyên do dưới đây:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Đa số bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn HP gây ra, ước tính khoảng 80%. Trong những trường hợp bị nhiễm HP thì có khoảng 25% trường hợp đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày – tá tràng cho đến khi xuất hiện các thói quen không lành mạnh như uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện… tạo ra môi trường sinh trưởng tốt cho vi khuẩn này phát triển, từ đó mới dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

>>> Xem thêm : Vi khuẩn Hp trong dạ dày là gì và những điều cần biết về vi khuẩn Hp

  • Lạm dụng thuốc Tây quá mức

Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm không steroid có thể làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày như ibuprofen, indomethacin, diclofenac và đặc biệt là aspirin.

Aspirin được liệt kê vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống kết tập tiểu cầu. Việc lạm dụng hoặc sử dụng không theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ là rất nguy hiểm.

Ngoài tác dụng phụ gây chống kết tập tiểu cầu dẫn đến máu khó đông gây tình trạng chảy máu, thuốc còn có khả năng gây viêm loét, chảy máu dạ dày – tá tràng, nhất là ở những người đang có biểu hiện viêm loét.

Sử dụng corticoid cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng loét dạ dày và có thể làm cho bệnh dạ dày trầm trọng hơn.

  • Căng thẳng quá mức (Stress)

Tình trạng căng thẳng kéo dài thường xuyên sẽ làm dạ dày tăng co bóp, đồng thời kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây mất cân bằng độ pH dẫn đến làm bào mòn niêm mạc dạ dày.

Dạ dày bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu, khi dạ dày dư thừa axít, niêm dịch dạ dày sẽ bị bào mòn, dễ bị tổn thương.

>>> Xem thêm : Cách giảm căng thẳng áp lực cho người viêm loét dạ dày

  • Bia rượu, thuốc lá, các sản phẩm có chứa chất kích thích góp phần hủy hoại dạ dày

Nicotine trong khói thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời cản trở quá trình phục hồi của tế bào niêm mạc bị tổn thương.

Đồ uống có chứa hàm lượng cồn cao cũng góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, bào mòn niêm mạc và làm giảm chức năng hấp thu các chất.

Nguyên nhân bệnh dạ dày

Các nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày

  • Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay, nóng, quá chua, đồ ăn nhanh, hàm lượng chất béo và calo cao cũng làm cho bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn

  • Ăn uống không khoa học

Việc ăn quá nhanh sẽ dẫn đến thức ăn không được thấm đều enzym tiêu hóa ở khoang miệng mà trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp dẫn đến tạo gánh nặng cho dạ dày. Dạ dày sẽ phải tăng cường co bóp để nghiền, nhào trộn thức ăn.

Vì vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn từ từ nhằm tăng sự tiết nước bọt, thức ăn ngấm đủ nước bọt sẽ giúp tiêu hóa bớt một phần thức ăn từ đó giảm tải gánh nặng cho dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn.

Ăn quá nhiều (quá no) hoặc ăn quá ít trong bữa ăn, vừa ăn vừa xem tivi hoặc đọc sách hay ăn quá khuya, và sử dụng thực phẩm bẩn,… cũng sẽ dẫn đến mắc các bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản (Gerd), viêm loét dạ dày- tá tràng.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày

  • Ợ hơi, ợ chua và cảm giác nóng rát vùng thượng vị

Thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu, không được đẩy xuống ruột bị lên men và tạo ra khí đẩy lên thực quản. Axit dư thừa bị đẩy lên thực quản gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua và cảm giác nóng rát vùng thượng vị.

>>> Xem thêm: Những Thông Tin Gì Quan Trọng Về Ợ Nóng, Ợ Hơi Bạn Cần Biết

  • Bị chướng bụng, ăn không có cảm giác ngon miệng

Do thức ăn trong dạ dày bị tiêu hóa chậm nên cảm giác tức bụng, chướng bụng xuất hiện.

  • Đau bụng từ trên rốn đến phần dưới xương ức

tình trạng nóng rát khó chịu ở vùng thượng vị hoặc là vùng bụng phía trên bên trái. Tình trạng đau thường kéo dài và âm ỉ thường xuyên

  • Ho và viêm họng kéo dài

Do acid dịch vị trào ngược lên thực quản, họng gây ăn mòn niêm mạc họng thực quản nên dẫn đến tình trạng ho, viêm họng kéo dài.

  • Buồn nôn, nôn mửa

Bởi tình trạng thức ăn bị đẩy ra ngoài do chúng không được tiêu hóa hết kịp.

  • Không thể uống chất lỏng

Uống chất lỏng vào gây ậm ạch, đau bụng, khó chịu

  • Cảm thấy đói ngay sau khi ăn
  • Mệt mỏi, giảm cân

Do tiêu hóa kém, làm quá trình hấp thu thức ăn kém đi, bệnh nhân thường xuyên khó chịu dẫn đến lười ăn, chán ăn, ăn không đủ chất.

  • Phân đen hoặc hắc ín

Nếu xuất hiện tình trạng xung huyết, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày

Tiệu chứng dạ dày

Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp khi mắc các bệnh về dạ dày

4. Biện pháp tăng cường sức khỏe cho người bệnh dạ dày nên ăn gì

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, việc quan tâm đến chế độ ăn uống xem bệnh dạ dày nên ăn gì.

Bệnh nhân đau dạ dày cần phải kết hợp một gói giải pháp tổng thể bao gồm cả thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập khoa học và hợp lý để tăng cường sức khỏe cho bản thân thì quá trình điều trị mới đạt kết quả như mong đợi.

Các biện pháp này bao gồm:

  • Duy trì một trạng thái hợp lý trong chế độ ăn uống

Tránh thức ăn gây đau, khó tiêu, ăn chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả

Nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ hơn trong ngày, ăn một lượng ít nhưng ăn nhiều lần

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: mỗi ngày uống từ 6 đến 8 cốc nước

Ăn đủ lượng chất xơ: 25-30g chất xơ

Bổ sung men vi sinh

  • Chế độ sinh hoạt hợp lý

Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nguy cơ gây đau, và gây loét

Tránh dùng các thuốc chống viêm không steroid như aspirin nếu được

Hạn chế rượu bia, các đồ uống có chứa cồn, đồ uống có ga và các chất kích thích có hại cho dạ dày

Đi vệ sinh ngay lập tức khi có nhu cầu

Có chế độ vận động phù hợp: Tập thể dục 30-40 phút, 3 đến 5 lần 1 tuần để giúp cải thiện tổng thể đường tiêu hóa, đi bộ, chạy nhẹ, yoga,…

Sau bữa ăn, có thể đi bộ nhẹ hoặc đứng thẳng

Giảm cân nếu thừa cân

Sử dụng thuốc chống trào ngược axit nếu cần

  • Giữ ấm

Nghe thì có vẻ lạ, nhưng dạ dày là cơ quan rất mẫn cảm với khí hậu và nhiệt độ bên ngoài. Khi bị nhiễm lạnh, dạ dày sẽ bị kích thích dẫn đến tăng co thắt dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn….

Chúng ta có thói quen chỉ giữ ấm vào mùa đông mà không biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu trong điều hòa cũng có thể khiến cho dạ dày bị lạnh gây ảnh hướng đến hoạt động chức năng.

Tập thể dục

Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày và làm cho tình trạng bệnh tốt lên

5. Bệnh dạ dày nên ăn gì? Ảnh hưởng của thức ăn và thói quen ăn uống đến người bệnh dạ dày

Thức ăn có thể làm cho bệnh dạ dày dịu xuống, cũng có thể làm cho bệnh dạ dày trở lên trầm trọng hơn. Vì vậy việc bệnh dạ dày nên ăn gì ăn như thế nào là rất quan trọng. 

5.1. Duy trì tính khoa học trong thói quen ăn uống

  • Các loại thức ăn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chịu đựng cho người bệnh
  • Thức ăn, các sản phẩm thực phẩm bổ sung có chứa các thành phần có tác dụng chống oxy hóa, làm lành vết loét như: nghệ, gừng, lá mơ, mật ong…
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý, chế độ luyện tập vừa phải sẽ giúp người bệnh dạ dày có cơ hội lành bệnh nhanh hơn.

5.2. Ảnh hưởng của thói quen ăn uống không khoa học

  • Ăn những loại thức ăn mà tính vệ sinh của chúng không được đảm bảo

Bạn rất dễ mắc phải các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn, viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính, tiêu chảy… nếu thức ăn không đảm bảo tính vệ sinh an toàn.

Đặc biệt, trong mùa hè nóng bức, các loại vi khuẩn phát triển sinh sôi nhanh chóng, thực phẩm rất dễ bị thiu, biến chất. Việc ăn phải các thực phẩm bị ôi thiu, biến chất sẽ khiến bạn càng dễ mắc những căn bệnh này.

Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày mãn tính và lây nhiễm qua đường ăn uống. Helicobacter pylori ngoài ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng chúng cũng tồn tại trong hơi thở, khoang miệng và nước bọt của người mắc bệnh.

Do đó, việc ăn uống chung đụng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này.

  • Ăn quá nhiều vào buổi tối

Việc bạn bỏ qua bữa sáng, ăn bữa trưa qua loa, đến bữa tối lại ăn nhiều hoặc trước khi ngủ còn ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa vốn rất khỏe mạnh dễ dàng bị suy yếu.

Bởi ban đêm thay vì hệ tiêu hóa cần được nghỉ ngơi để hồi phục thì việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải gồng mình làm việc để tiêu hóa thức ăn.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, gây béo phì và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại

Làm giảm sự tập trung khi ăn, ảnh hưởng đến thần kinh, khiến hệ thần kinh 1 lúc phải làm nhiều việc, gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Có thể gây nên tình trạng ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa mà chúng ta không để ý.

Bệnh dạ dày nên ăn gì

Không nên vừa ăn vừa xem máy tính, TV, điện thoại

  • Ăn không đúng bữa

Ăn quá muộn, không đúng giờ sẽ làm mất nhịp sinh học của hệ tiêu hóa. Khi đến bữa ăn mà bạn không ăn, việc để bụng bị tháo rỗng sẽ dẫn đến axit và dịch vị tiết ra sẽ quay trở lại ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc các bệnh về dạ dày và làm cho bệnh dạ dày trầm trọng hơn.

  • Ăn xong không vận động

Nên ngồi thẳng và vận động nhẹ nhàng sau khi ăn để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn.

  • Ăn uống vội vàng, quá nhanh

Sẽ khiến thức ăn không được ngấm kỹ các enzym tiêu hóa ở khoang miệng mà nhanh chóng chuyển xuống dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp.

Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, do dạ dày phải tăng cường nhào trộn, co bóp để tiêu hóa thức ăn dẫn đến mệt mỏi gây quá tải cho cơ dạ dày.

Thay vì ăn vội vàng, bạn nên nhai  kỹ thức ăn trước khi nuốt để thức ăn được ngấm kỹ các enzym tiêu hóa ở miệng và giúp thức ăn được tiêu hóa bớt một phần ở miệng, điều này sẽ giúp cho dạ dày không bị quá tải, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn được tốt hơn.

6. Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn uống cho người bệnh dạ dày 

Bệnh dạ dày hay đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa phổ biến ở người lớn và ngày càng có xu hướng tăng lên ở trẻ em.

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh dạ dày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị, phần nào giúp người bệnh dạ dày có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng và hiểu biết thêm bệnh dạ dày nên ăn gì?

  • Bữa ăn cân đối

Người bị bệnh dạ dày vẫn cần một bữa ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: Chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo cho các tế bào trong cơ thể có đầy đủ dưỡng chất đảm bảo hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường. 

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây

Ưu tiên sử dụng các thực phẩm có nhiều chất xơ, kết hợp thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên như nghệ, gừng,..

Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả đồng thời cắt giảm thức ăn giàu chất béo, các đồ ăn nhanh, đồ ăn có hàm lượng calo cao.

  • Các thực phẩm nên tránh

Nên tránh các loại thực phẩm, đồ uống làm tăng sản xuất axit trong dịch vị hoặc gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày như: các loại gia vị cay nóng, ớt, hạt tiêu, mù tạt, các loại quả chua như xoài chua, cam quýt chua, các loại rau củ quá già,…

  • Cách thức ăn uống

Thời gian ăn uống nên cố định để tạo thói quen sinh lý cho dạ dày. Người bệnh nên ăn uống đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa hoặc nhai nuốt quá vội vàng mà nên nhai kỹ. 

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và sử dụng lượng thức ăn vừa phải cho mỗi lần ăn để hạn chế các cơn đau ở thượng vị dạ dày cũng như giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, ăn không tiêu.

  • Cách chế biến món ăn

Chế biến thức ăn dưới dạng băm nhuyễn, hầm mềm, hấp hoặc luộc, cháo, súp để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Mỗi ngày nên uống khoảng 6 đến 8 cốc nước (tương đương với 1.5-2.5 lít nước trong ngày). Trong các bữa ăn tránh các yếu tố gây xao nhãng, mất tập trung như: tivi, điện thoại, suy nghĩ…

Bệnh dạ dày nên ăn gì

Cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn

7. Những thực phẩm tốt cho dạ dày?

Những thực phẩm dưới đây sẽ gợi ý thực đơn hàng ngày cho người bệnh dạ dày, phần nào giải tỏa nỗi băn khoăn bệnh dạ dày nên ăn gì

  • Chuối

Chuối được xếp vào nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày. Thành phần trong quả chuối có chất kali sẽ giúp cân bằng huyết áp.

Trong quả chuối, 2 hoạt chất đặc biệt có lợi với người bị bệnh rối loạn tiêu hóa và mắc các chứng táo bón và tiêu chảy là pectin và tinh bột kháng ở dạng chất xơ hòa tan.

  • Táo

Táo là nguồn cung cấp canxi, magie và kali dồi dào. Những kim loại kiềm này có tác dụng làm giảm trào ngược axit lên thực quản.

Trong táo có chứa một lượng chất xơ hòa tan lớn là pectin giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn ngoài ra còn giúp ngăn chặn cholesterol tích tụ trên thành mạch.

Trong táo có chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid, các polyphenol có tác dụng loại bỏ các gốc tự do nên có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ăn một trái táo mỗi ngày sẽ giúp dạ dày và cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

  • Bánh mì nướng

Bánh mì nướng giúp thấm bớt axit trong dạ dày, điều đó sẽ khiến người bệnh dạ dày cảm thấy dễ chịu và nó cũng không chứa quá nhiều chất béo.

Tuy vậy, người bị dạ dày nên tránh xa bơ và mứt cho tới khi dạ dày làm việc tốt hơn nhé.

  • Thực phẩm giàu tinh bột

Theo chuyên gia, khi ăn nhiều thực phẩm thô thay thế cho thực phẩm đã tinh lọc là giải pháp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của những người bị vấn đề về tiêu hóa hay các chứng bệnh về dạ dày.

Các loại hạt toàn phần như: Gạo lứt, ngô, gạo nếp hay các loại đậu, khoai lang, khoai tây, khoai sọ…; một số loại hạt có chứa chất béo như mè, hạt điều, hạt bí, óc chó, macca còn nguyên lớp màng ngoài của hạt,…

Trong các loại hạt cũng như thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất khoáng, các vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn.

Ví dụ vitamin B1 (thiamin) tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate (tinh bột) thành đường glucose. Ngoài ra, hạt thô, ngũ cốc có chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc dạ dày.

Bệnh dạ dày nên ăn gì

Nên ăn thực phẩm giàu tinh bột

  • Canh/Soup

Các loại cháo súp thức ăn được làm mềm, nhuyễn, nấu chín sẽ không gây ra áp lực với hệ tiêu hóa, giúp giảm tải cho dạ dày trong việc nghiền thức ăn, đồng thời loại thức ăn này có hàm lượng chất béo thấp hơn sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

  • Trà thảo mộc

Một số trà thảo mộc không chứa caffein có tác dụng kích thích tiêu hóa. Nó làm giảm chứng khó tiêu, đầy bụng.

Các loại trà thảo mộc chiết xuất từ hoa cúc, nghệ, gừng, trà húng quế, trà xanh, trà cam thảo được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng vì nó giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng, viêm dạ dày.

Lưu ý các loại trà bạc hà làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép axit, khí đi ra khỏi dạ dày, có thể gây ra chứng ợ hơi.

  • Nước dừa

Nước dừa có chứa nhiều khoáng chất Ca, K, Mg. Đây là những khoáng chất kiềm có tác dụng làm giảm trào ngược axit dạ dày lên thực quản do có tác dụng trung hòa bớt axit trong dạ dày.

Ngoài ra, chúng còn giúp cân bằng điện giải 2 bên màng tế bào dạ dày từ đó bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương.

  • Gừng

Gừng không chỉ là gia vị truyền thống mà gừng còn là vị thuốc trong đông y được sử dụng để điều trị các chứng khó tiêu, đau bụng do lạnh.

Việc uống trà gừng hay ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Trong gừng có chứa thành phần Gingerol rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Sử dụng gừng trong bữa ăn sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược, ợ hơi, ợ chua. 

  • Cây thì là

Vừa là gia vị, vừa là cây thảo mộc truyền thống. Thì là có chứa hàm lượng khoáng chất cao như kali, magiê, phospho, đồng, kẽm và sắt.

Thì là cũng chứa hàm lượng vitamin C và E cao. Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng thì là chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa khác, cùng với vitamin C và E loại bỏ gốc tự do bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các khoáng kiềm như Canxi, Magie, kali giúp giảm tình trạng trào ngược, ợ hơi và ợ chua. 

  • Sữa chua

Sữa chua cung cấp rất nhiều probiotic, có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa đường ruột, đại tràng, trong quá trình sinh trưởng chúng sản sinh men lactase, các chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và cải thiện được các chức năng của hệ tiêu hóa.

  • Nước từ rau củ còn tươi và các loại trái cây

Có tác dụng cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp nâng cao thể trạng người bệnh dạ dày, nâng cao sức đề kháng từ đó giúp bệnh mau lành.

Tác dụng chống oxy hóa của chúng cũng giúp bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày.

Bệnh dạ dày nên ăn gì

Bệnh dạ dày nên uống nước ép trái cây và rau củ tươi

  • Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế có chứa linalool là một loại ancol bậc ba, phổ biến trong các loại tinh dầu. Linalool có tác dụng an thần, giảm căng thẳng lo lắng nên rất tốt cho người bị dạ dày-một trong những căn bệnh bị tác động lớn bởi vấn đề căng thẳng và stress.

  • Đậu bắp

Đậu bắp có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như carotene, vitamin B, C, E, pectin. Hơn thế nữa, đậu bắp có chứa protein kết dính là một loại chất nhầy và các chất như polysaccharides, pectin có tác dụng bao phủ và cải thiện tình trạng viêm loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Mật ong và nghệ 

Trong y học dân gian thường dùng mật ong để điều trị các bệnh dạ dày. Mật ong kết hợp với nghệ trở thành cặp đôi hoàn hảo có tác dụng hỗ trợ chức năng dạ dày và làm giảm các triệu chứng do các bệnh lý dạ dày gây ra.

Nghệ có chứa curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kiềm hóa dịch vị và làm lành vết loét dạ dày. Còn mật ong làm giảm tình trạng kích ứng dạ dày và điều hòa nồng độ acid tại dạ dày do có chứa nhiều thành phần mang tác dụng kháng khuẩn.

  • Rau bắp cải

Rau bắp cải là loại rau giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng còn chứa lượng vitamin U dồi dào. Vitamin U  giúp mau lành vết loét dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Do vitamin U bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên khi sử dụng với mục đích điều trị các bệnh dạ dày thì thay vì nấu chín chúng ta nên ép lấy nước để uống.

  • Thịt nạc, cá nạc, thịt tôm 

Giàu đạm, kẽm cung cấp axit amin cho cơ thể người bệnh dạ dày, kẽm giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và nhanh lành vết loét.

Qua một số thông tin trên, Scurma Fizzy hy vọng bạn có thêm kiến thức về dinh dưỡng cũng như hiểu được vai trò quan trọng của dinh dưỡng và chế độ luyện tập đến quá trình điều trị bệnh dạ dày cũng như biết được bệnh dạ dày nên ăn gì và sinh hoạt như thế nào để bệnh mau lành.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được chuyên gia tư vấn gói giải pháp toàn diện cho bệnh dạ dày bao gồm cả chế độ ăn uống để trả lời cho mối lo nên ăn những gì khi bị đau dạ dày.

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/stomach#peptic-ulcer

https://www.livescience.com/52046-stomach-facts-functions-diseases.html

https://www.healthline.com/health/digestive-health/apples-and-acid-reflux#benefits

https://www.healthline.com/health/fennel-tea#forms-and-doses 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091