Những Món Ăn Tốt Cho Dạ Dày Cần Biết Để Phòng Và Điều Trị Bệnh

Những Món Ăn Tốt Cho Dạ Dày Cần Biết Để Phòng Và Điều Trị Bệnh

những món ăn tốt cho dạ dày

Những món ăn tốt cho dạ dày cần biết để phòng và điều trị bệnh dạ dày

Thức ăn tác động trực tiếp lên sức khỏe của con người và dạ dày là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng. Lựa chọn những món ăn tốt cho dạ dày rất quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cũng như phòng và điều trị các bệnh về dạ dày. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về những món ăn tốt cho dạ dày và những thực phẩm nên tránh cho người đau dạ dày.

1. Vị trí giải phẫu và chức năng sinh lý của dạ dày

1.1 Vị trí giải phẫu

Dạ dày là vị trí phình to nhất của đường tiêu hóa trong cơ thể, nằm sát dưới cơ hoành, sau cung sườn và vùng thượng vị trái, nối thực quản với tá tràng.

1.2 Chức năng sinh lý

Sau khi được nghiền nhỏ bằng việc nhai và phân hủy một phần nhỏ nhờ các enzyme có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua thực quản và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát và nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm đều dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để tiêu hóa và hấp thu.

Độ pH của dạ dày rất thấp ( 2-2,5) có tác dụng trong tiêu hóa và bảo vệ dạ dày khỏi những tác nhân gây bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc khiến dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH sinh lý sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH này là một rào cản hóa học để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp dạ dày sẽ có thể bị viêm loét. 

1.3 Đau dạ dày ở vị trí nào?

Đau dạ dày là đau vùng bụng, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến đại tràng, mật, tụy, thận hoặc đường tiết niệu. Để tránh nhầm lẫn khi chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân có thể căn cứ vào các vị trí đau dạ dày.

Vùng bụng được chia làm hai vùng chính, vùng trên rốn gọi là thượng vị, vùng dưới rốn được gọi là vùng hạ vị. Người bệnh đau dạ dày có thể ở các vị trí sau:

  • Đau vùng thượng vị: đây triệu chứng điển hình nhất của người đau dạ dày. Cơn đau thường tập trung ở vùng phía trên rốn và dưới xương sườn. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn và có thể kéo dài âm ỉ suốt nhiều giờ. Đau bụng vùng thượng vị cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm tụy, sỏi túi mật… Tuy nhiên trong trường hợp người bị đau vùng thượng vị có kèm theo triệu chứng đầy bụng, ợ chua, ợ nóng, chán ăn và giảm cân đột ngột thì tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày là rất lớn.
  • Đau dạ dày phía trên bên trái và phải: Các cơn đau sẽ thường xuất hiện ở vùng thượng vị đầu tiên, sau đó lan rộng ra hai bên và ra cả sau lưng, đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái. Triệu chứng thường xuất hiện khi đói và giảm sau khi ăn no.
  • Đau bao tử ở giữa vùng bụng: rốn là nơi tập trung rất nhiều cơ quan nội tạng, đây cũng là một vị trí đau dạ dày phổ biến.

2. Bệnh đau dạ dày và vai trò của ăn uống với việc điều trị

Bệnh đau dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét do tác động của acid dịch vị. Đau dạ dày biểu hiện bằng tình trạng đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ chua, nôn hoặc buồn nôn,… Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết dạ dày ( chảy máu dạ dày), ung thư dạ dày,…

Đau dạ dày có thể do ảnh hưởng của vi khuẩn Helicobacter Pylori, tác dụng không mong muốn khi lạm dụng và sử dụng thuốc tây sai cách, do căng thẳng stress kéo dài và phổ biến nhất là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Việc bỏ bữa sáng, ăn không đúng bữa, ăn nhiều món ăn có hại cho dạ dày, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…đều có thể khiến bạn mắc bệnh đau dạ dày và làm tình trạng đau dạ dày của bạn nghiêm trọng hơn.

Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, để điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày bạn cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn những món ăn tốt cho dạ dày và tránh những thực phẩm có hại. Đau dạ dày là bệnh rất dễ tái phát nếu bạn ăn uống không đúng cách. Cùng tham khảo những món ăn tốt cho dạ dày để xây dựng chế độ ăn đúng cách cho bạn và người thân và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

>>>Xem thêm: Các bệnh về dạ dày mà bạn cần đặc biệt lưu ý

3. Những món ăn tốt cho dạ dày

3.1 Sữa chua và thực phẩm chứa probiotic

trà kombucha chứa nhiều probiotic

Trà Kombucha

Một trong những món ăn tốt cho dạ dày chính là sữa chua. Trong sữa chua có chứa lượng lớn probiotic và các enzym hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Ăn sữa chua hàng ngày giúp cung cấp lợi khuẩn làm tăng sức đề kháng tại chỗ cho dạ dày. Acid lactic có trong sữa chua còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori – tác nhân gây viêm loét và ung thư dạ dày phổ biến nhất hiện nay.

Ngoài sữa chua bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều probiotic cho cơ thể. Trà Kombucha là loại đồ uống khá mới lạ nhưng thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng vì tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Kombucha là loại trà được lên men nhờ con giống Scoby – một loại nấm men được nuôi trong nước trà có đường, để tạo ra đồ uống sủi bọt có tính acid nhẹ. Không chỉ chứa probiotic, trà Kombucha còn chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ức chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại,…Lợi ích từ việc sử dụng trà Kombucha rất lớn và bạn hoàn toàn có thể tự làm nó tại nhà, tham khảo cách làm tại đây.

3.2 Món ăn tốt cho dạ dày chứa nhiều chất đạm và chất béo tốt

Protein trong thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc và làm lành các vết loét. Ngoài tác dụng tốt với dạ dày, protein còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Protein có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt heo,…trong thủy hải sản như cá, tôm,…Đặc biệt phải kể đến cá hồi với hàm lượng protein cao và giàu omega 3 có tác dụng chống viêm, rất tốt cho dạ dày và những người bị viêm loét dạ dày.

Chất béo có vai trò quan trọng với cơ thể, 1g chất béo cung cấp 9 kcal trong khi protein và carb chỉ cung cấp 4 kcal với mỗi 1 gam chất tương ứng. Chất béo hòa tan các vitamin, là thành phần cấu tạo nên các tổ chức và tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong chất béo có thể chứa cholesterol có hại cho sức khỏe, vì thế bạn cần chọn nguồn chất béo tốt cho cơ thể. Chất béo có trong thực vật có chứa nhiều acid béo tốt và ít chứa cholesterol, một số nguồn chất béo tốt có thể kể đến như: quả bơ, dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương,… 

3.3 Rau xanh

những món ăn tốt cho dạ dày-rau xanh

Rau xanh- món ăn tốt cho dạ dày

Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu cho cơ thể, ngoài ra trong rau xanh còn chứa rất nhiều vitamin và các chất khoáng cần thiết. Chất xơ có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển từ đó tăng khả năng hấp thu ở ruột. Chất xơ còn có tác dụng phòng và điều trị bệnh táo bón, giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, giúp giảm cholesterol và các bệnh tim mạch…

Một số loại rau thuộc những món ăn tốt cho dạ dày có thể kể đến như bắp cải, súp lơ xanh, cải bó xôi,…

3.4 Thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột là một trong ba nhóm chất cung cấp năng lượng cho cơ thể, hằng ngày tinh bột chiếm từ 40-50% khẩu phần ăn của mỗi người, do đó vai trò của tinh bột với cơ thể rất lớn. Tinh bột giúp trung hòa acid trong dạ dày, tạo lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày. Lựa chọn nguồn tinh bột phù hợp cho cơ thể là điều cần thiết để có một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. 

Tinh bột có nhiều trong gạo, ngô, khoai,… Với người Việt Nam gạo là nguồn tinh bột phổ biến nhất và cũng rất có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên một số loại gạo giàu chất xơ như gạo lứt, dù tốt cho sức khỏe nhưng với người bị các bệnh lý về dạ dày không nên sử dụng vì có thể gây khó tiêu, tạo gánh nặng cho dạ dày và làm bệnh nghiêm trọng hơn.

3.5 Ngũ cốc và các loại hạt

những món ăn tốt cho dạ dày- ngũ cốc và hạt

Hạt và quả khô là những món ăn tốt cho dạ dày

Ngũ cốc và các loại hạt chứa đa dạng chất: chất xơ, chất khoáng, tinh bột, chất đạm, chất béo,… Do đó đây được coi là một trong những món ăn tốt cho dạ dày được bác sĩ khuyên dùng.

Yến mạch được gọi là loại ngũ cốc tốt nhất trên thế giới. Ngoài tinh bột, yến mạch chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng và các chất chống oxy hóa. Loại ngũ cốc này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch nhờ chất beta- glucan có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể.

Các loại hạt thuộc những món ăn tốt cho dạ dày có thể kể đến các hạt họ đậu, hạt bí, hạt hướng dương, hạnh nhân,…Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng với các loại hạt như nấu cháo, làm bánh, sữa hạt,… lưu ý khi chế biến cần đảm bảo hạt đã chín hoàn toàn để tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu cho dạ dày.

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì

3.6 Nhóm thực phẩm chứa chất chống viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc

3.6.1 Nghệ

Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh về đường tiêu hóa với hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm, giúp làm dịu các vết thương và thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày. 

Nghệ rất dễ trồng hoặc mua được, bạn nên chọn loại nghệ ta củ nhỏ có mùi thơm và màu vàng đặc trưng. Để chữa bệnh đau dạ dày nghệ thường được sử dụng dưới dạng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ và kết hợp với mật ong. Xem những bài thuốc điều trị đau dạ dày từ củ nghệ tại đây.

3.6.2 Gừng

Gừng là một phương pháp điều trị rất hiệu quả đối với một số loại đau dạ dày. Gừng có chứa Oleoresin Tecpen cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Những thành phần này có tác dụng quan trọng trong việc giảm đau, trung hòa acid, chống viêm, nhiễm trùng và điều trị cảm cúm.

Bên cạnh đó, phức hợp gồm Ginger oil, Methadone (Anidon), Zingiberi có tác dụng ức chế sự hình thành prostaglandin cũng như hỗ trợ gan, mật hoạt động tối ưu.

3.6.3 Mật ong

mật ong chữa bệnh đau dạ dày

Mật ong chữa bệnh đau dạ dày

Mật ong được coi là thực phẩm vàng để chữa các bệnh về dạ dày có thể dùng trong điều trị hoặc phòng bệnh.

Một ly nước ấm kết hợp với một thìa mật ong 30 phút trước bữa sáng giúp dạ dày của bạn khỏe mạnh. 

Ngoài ra mật ong còn dùng kết hợp với nghệ, gừng và các thảo dược khác trong các bài thuốc chữa đau dạ dày từ thiên nhiên.

3.7 Hoa quả

Hoa quả chứa lượng vitamin dồi dào cung cấp cho cơ thể. Việt Nam là nước nhiệt đới có lượng hoa quả phong phú. Tuy nhiên không phải loại quả nào cũng tốt cho dạ dày, đặc biệt với những người có bệnh lý về dạ dày việc lựa chọn loại quả  phù hợp là rất cần thiết.

3.7.1 Quả chuối

Quả chuối nằm trong top những món ăn tốt cho dạ dày. Chuối cung cấp nhiều năng lượng, giàu vitamin và nhiều khoáng chất cho cơ thể. Trong chuối đặc biệt chứa nhiều kali hơn bất kì loại quả nào, kali có vai trò trong quá trình tái tạo niêm mạc làm lành vết thương. Trong 1 quả chuối cung cấp khoảng 89% kcal, với 422 mg kali tương ứng 9% lượng kali cần thiết cho một ngày để có sức khỏe tốt.

Có nhiều ý kiến cho rằng người đau dạ dày ăn chuối sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Thực tế cho thấy trong chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho cơ thể và cho cả dạ dày. Việc ăn chuối khiến bạn đau dạ dày là do bạn chưa ăn đúng cách. Người đau dạ dày chỉ nên ăn chuối đã chín kĩ và tuyệt đối không ăn khi bụng đói. Ngoài ra bạn nên chọn loại chuối phù hợp như chuối sứ, chuối tây,…riêng chuối tiêu khi ăn cần cẩn thận theo dõi phản ứng của cơ thể vì có thể gây kích ứng dạ dày.

3.7.2 Quả đu đủ

những món ăn tốt cho dạ dày-quả đu đủ

Quả đu đủ là một trong những món ăn tốt cho dạ dày

Enzyme papain trong quả đu đủ có lợi cho hệ tiêu hóa. Enzyme này giúp hạn chế vi khuẩn, virus gây bệnh, có thể hỗ trợ chứng đau dạ dày. Ngoài ra, đu đủ còn tạo cảm giác dễ chịu cho dạ dày, giảm bớt các triệu chứng đầy bụng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa. Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn đu đủ đã chín để không bị phần nhựa quả làm đau bụng.

>>>xem thêm: Cách chữa đau dạ dày dân gian hiệu quả nhất mà bạn nên biết

4. Những món ăn cần tránh 

Bên cạnh những món ăn tốt cho dạ dày, hiểu biết về các thực phẩm cần tránh, có hại cho dạ dày là rất cần thiết để phòng và điều trị các bệnh lý về dạ dày. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh:

  • Những thực phẩm có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau quá nhiều chất xơ, quá già; những loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng khô…; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng tẩm ướp nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn hoặc đóng hộp chứa các chất bảo quản, các loại thức ăn cứng như sụn, xương băm nhỏ, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt,…
  • Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây có vị chua (cam, chanh, xoài, mận, khế…); thực phẩm muối chua (kim chi, dưa cà muối…)
  • Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: hành, hẹ, giá đỗ, cần tây… các loại nước có ga, nước ngọt đóng chai,….

Bạn nên tìm mua thực phẩm rõ nguồn gốc, nên tự nấu ăn để có thể kiểm soát nguồn thực phẩm và cách chế biến phù hợp. Đảm bảo ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn ôi thiu, nấm mốc,…và nhớ uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể.

Trong quá trình chế biến món ăn, hạn chế những món nhiều gia vị, dầu mỡ và cứng, gây khó tiêu cho dạ dày. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tiêu hóa do cơn đau dạ dày, nên nấu những món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, canh,… để giảm áp lực cho dạ dày giúp vết loét lành nhanh hơn cũng như hỗ trợ quá trình hấp thu của ruột non.

5. Kết luận

Một chế độ ăn hợp lý với các món ăn tốt cho dạ dày giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn. Ăn uống có vai trò chiếm hơn 50% trong quá trình điều trị bệnh về dạ dày và giúp phòng chống những bệnh lý khác liên quan. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin để bạn xây dựng chế độ ăn uống khoa học với những món ăn tốt cho dạ dày để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

 

Trên đây là những chia sẻ về top những món ăn tốt cho dạ dày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới các bệnh lý về dạ dày và những món ăn tốt cho dạ dày, vui lòng liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia, bác sĩ và dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn MIỄN PHÍ cũng như theo dõi chúng tôi để nắm bắt những thông tin chia sẻ về bệnh đau dạ dày từ những chuyên gia hàng đầu.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091