Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Cùng Bật Mí Những Thông Tin Hữu Ích
Với người Việt Nam, trào ngược dạ dày cũng giống như đau dạ dày đã không còn là bệnh lý gì hiếm gặp. Vì vậy mà các câu hỏi như “Bệnh dạ dày thực quản trào ngược được gây ra bởi những nguyên do nào?”, “Những biểu hiện mà bạn có thể gặp phải khi mắc chứng bệnh này là gì?”, “Nó có tiến triển thành biến chứng gì nguy hiểm cho người bệnh hay không?” Đây là câu hỏi được đặt ra bởi đông đảo người dân chứ không chỉ riêng những người đang bị nỗi ám ảnh mang tên “bệnh trào ngược dạ dày“ đeo bám. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn những thông tin hữu ích nhất mà bạn cần lưu tâm.
1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày – thực quản, tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD), là tình trạng thức ăn, hơi, acid dịch vị,… gọi chung là dịch trong dạ dày có xu hướng đi ngược lên trên thực quản, thậm chí dẫn đến vòm họng. Đôi khi, vào những lúc bạn ăn quá no hoặc lập tức vận động ngay sau khi ăn hoặc nằm sai tư thế khi đi ngủ thì tình trạng những chất chứa bên trong dạ dày bị trào ngược lên có thể sẽ xảy ra. Khi đó, trào ngược dạ dày được coi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng, khi các triệu chứng của hiện tượng này như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi,… xuất hiện lặp đi lặp lại trong một ngày và kéo dài sang các ngày kế tiếp thì lúc đó, trào ngược dạ dày đã không còn là một hiện tượng sinh lý bình thường nữa mà được xác định là một bệnh lý mà bạn cần phải lưu tâm. Và chứng bệnh trào ngược dạ dày này đã không còn là bệnh lý gì xa lạ đối với các nước phương Tây và hiện nay ở một vài quốc gia châu Á bao gồm cả Việt Nam, chứng bệnh này đang gia tăng một cách nhanh chóng.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày?
2.1. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở thực quản
2.1.1. Thoát vị hoành
Bên cạnh các cơ thắt của thực quản trên và dưới thì còn một loại cơ nữa đóng một vai trò bảo vệ không kém phần quan trọng đối với thực quản đó là “cơ hoành”. Đây là ranh giới ngăn cách giữa khoang bụng và khoang ngực của cơ thể, hình vòm dẹt. Ở cơ hoành có một số “cánh cửa thông thương” giữa các cấu trúc thuộc khoang ngực và khoang bụng được gọi là các lỗ hoặc các khe. Và “lỗ cơ hoành thực quản” bao quanh phần dưới của cơ thắt thực quản dưới là một trong những “cánh cửa thông thương” đó. Khi chức năng sinh lý của cơ thể ở trạng thái bình thường, lỗ cơ hoành thực quản sẽ khép chặt lại khi cơ hoành co để tiếp thêm nguồn lực cho cơ thắt dưới thực quản, giúp tăng mức độ cản trở trào ngược trong trường hợp các hoạt động gắng sức như ho hoặc hắt hơi diễn ra làm tăng áp lực ổ bụng. Do đó, khi cơ hoành bị yếu đi (tình trạng thoát vị cơ hoành), một phần nhỏ của bao tử đi kèm với cơ thắt dưới thực quản sẽ “lồi” lên trên cơ hoành, phá hủy phần cấu trúc giữa dạ dày và thực quản. Khi đó hiện tượng dạ dày thực quản trào ngược sẽ càng có thêm cơ hội để diễn ra bởi sự thay đổi vị trí của cơ thắt thực quản dưới và lỗ cơ hoành thực quản khiến hai bộ phận này không còn nằm đồng mức dẫn tới tình trạng cơ thắt thực quản dưới bị hở, tạo thuận lợi cho acid dịch vị kéo theo các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên bên trên.
2.1.2. Sự suy yếu chức năng hoạt động của cơ thắt dưới thực quản
Cơ thắt dưới thực quản (Lower Esophageal Sphincter) còn gọi là cơ LES là một bộ phận này nằm dưới cùng của thực quản, nối thông với dạ dày, có tác dụng như một cái nắp đậy, không cho các chất chứa trong bao tử có cơ hội trào ngược lên phía trên. Hiện tượng dạ dày thực quản bị trào ngược xảy ra có thể là báo hiệu cho thấy tình trạng hoạt động bất thường, không ổn định của cơ thắt dưới thực quản. Khi cơ thể ở trạng thái sinh lý bình thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ tự động mở ra trong khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 2 – 5 giây) để cho thức ăn, nước bọt,… có cơ hội di chuyển xuống dưới bao tử chuẩn bị cho các quá trình tiêu hóa tiếp theo khi các bạn thực hiện hành động “nuốt” những “chất” đó. Sau khi lượng thức ăn, nước bọt,… đã hoàn toàn rời khỏi thực quản, cơ LES sẽ ngay lập tức thắt chặt lại, đóng kín lối thông giữa dạ dày và thực quản, cản trở cơ hội trào ngược trở lại phía thực quản của các chất chứa cũng như acid dịch vị bên trong dạ dày. Tuy nhiên, khi cơ LES bị suy yếu chức năng hoạt động thì khoảng thời gian mà “cánh cửa tự động” này giãn mở sẽ bị kéo dài hơn bình thường, tạo ra thuận lợi cho các chất (thức ăn,…) bên trong dạ dày đi theo acid dịch vị di chuyển ngược lên thực quản dẫn tới tình trạng trào ngược. Và các chất kích thích (nước uống có gas, thuốc lá, rượu, bia,…), thực phẩm nhiều dầu mỡ, tác dụng phụ của thuốc tây,… là một số “tội đồ” khiến cơ thắt dưới thực quản hoạt động sai chức phận vốn có.
2.1.3. Hoạt động co thắt thực quản (nhu động) xảy ra trục trặc
Nuốt là một hành động có vai trò vô cùng quan trọng trong việc loại bỏ lượng acid trong thực quản nếu xảy ra hiện tượng trào ngược. Khi nuốt, bạn sẽ tạo ra được những cơn co thắt thực quản bắt đầu từ thực quản trên – y học gọi nó là “nhu động”. Nhu động sẽ giúp đẩy nước bọt, thức ăn,… hay bất cứ thứ gì đang hiện diện ở thực quản xuống dưới dạ dày. Khi hoạt động co thắt thực quản bị rối loạn, nhu động bị suy giảm khiến cho sự đào thải lượng acid dịch vị và các chất có trong thực quản sẽ không được diễn ra gây kích ứng. Điều này nếu lâu dần có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác cho thực quản như viêm thực quản,… khiến cho hoạt động của các bộ phận có ở thực quản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có cơ LES. Chính vì vậy,khi co thắt thực quản hoạt động có vấn đề là một trong những nguyên nhân góp phần làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, Bật Mí Hay Cho Bạn
2.2. Bệnh trào ngược dạ dày do nguyên nhân đến từ bao tử
2.2.1. Hoạt động tiêu hóa gặp vấn đề dẫn tới tích đọng thức ăn trong bao tử
Nguyên nhân này có thể xuất phát từ một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà bạn đang mắc phải như viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, trợt niêm mạc dạ dày,… khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn của bao tử bị ảnh hưởng gây tích đọng thức ăn lâu ngày. Khi lượng thức ăn mà bạn đã sử dụng không được kịp thời tiêu hóa mà bị ứ lại lâu ngày trong dạ dày sẽ khiến cơ thắt dưới thực quản phải chịu một gánh nặng do sự đè nén của khối lượng thức ăn đó. Lâu dần, cơ quan này sẽ ngày càng suy yếu, hoạt động chức năng bị rối loạn, từ đó tạo cơ hội cho các chất chứa trong dạ dày và dịch vị trào ngược lên thực quản.
2.2.2. Áp lực ổ bụng tăng đột ngột
Sự gia tăng của áp lực ổ bụng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Bởi khi áp lực ổ bụng tăng lên, cơ thắt dưới thực quản sẽ phải gánh một “sức nặng” lớn do bị đè nén. Nếu như tình trạng xảy ra trong một khoảng thời gian dài mà không được kịp thời khắc phục sẽ khiến cho “cánh cửa thông thương” giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi một cách nghiêm trọng, hoạt động đóng mở tự động của nó sẽ không được diễn ra một cách bình thường. Và đây chính là một thời cơ thuận lợi cho acid dịch vị kéo theo các chất chứa trong dạ dày trào ngược lên phía thực quản. Sự gia tăng áp lực ổ bụng có thể đột ngột xuất hiện khi bạn hắt hơi hoặc ho, nó cũng có thể xảy ra ở những người béo phì, những người có khối u trong đường ruột, ở phụ nữ đang có thai,…
2.3. Một số nguyên nhân khác có khả năng dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày
2.3.1. Ăn uống thiếu khoa học
Hoạt động hệ tiêu hóa của bạn có thể trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cách bạn ăn uống như thế nào mỗi ngày. Việc bạn ăn uống thiếu khoa học, thiếu lành mạnh có thể sẽ là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh lý khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp trở ngại, lượng thức ăn bạn dung nạp vào cơ thể sẽ vì thế mà bị tích tụ lại, tồn đọng lâu ngày trong bao tử của bạn, gây “áp lực” cho cơ LES làm nó bị suy nhược, hoạt động đóng mở tự động của cơ này cũng vì thế mà trở nên rối loạn. Khi đó, tình trạng dạ dày thực quản trào ngược rất dễ xảy ra. Và đây là một số thói quen ăn uống không khoa học có thể gây ra chứng trào ngược mà bạn cần tránh:
+ Ăn thừa lượng chất cần thiết cho cơ thể trong một ngày: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn của bạn trở nên khó khăn và làm thức ăn bị tích động lâu ngày trong dạ dày. Bởi khi bạn nạp vào cơ thể một khối lượng chất vượt mức cho phép theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng (protein > 200g/ngày, dầu mỡ > 30g/ ngày,…) đặc biệt là chất xơ, chất béo và protein dạ dày sẽ phải làm việc cật lực để tiêu hóa hết lượng chất đó. Lâu dần, việc bao tử của bạn bị suy yếu sẽ là điều không thể tránh khỏi.
+ Ăn quá no: Nếu lượng thức ăn của bữa sau liên tục được dồn vào dạ dày trong khi lượng thực phẩm trước đó chưa kịp tiêu hóa hoàn toàn thì bao tử của bạn sẽ bị căng phồng lên khiến cho khoảng thời gian nghỉ ngơi (hồi phục) sau mỗi lần làm việc bị rút ngắn lại. Lúc đó, các cấu trúc niêm mạc sẽ bị phá hủy làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị suy giảm dẫn tới hiện tượng ứ đọng thức ăn.
+ Ăn không đủ bữa (< 3 bữa/ ngày): Acid dịch vị sẽ được sản sinh ra nhiều hơn nếu bạn quá đói hoặc ăn quá no, điều này sẽ khiến bề mặt niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lâu dần hoạt động co bóp để tiêu hóa thức ăn của bao tử sẽ bị suy giảm dẫn tới tình trạng thức ăn bị ứ đọng.
2.3.2. Thừa cân béo phì gây bệnh trào ngược dạ dày
Béo phì không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý thường gặp như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch,… thì nó còn là tác nhân dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày. Khi cân nặng của bạn vượt quá mức cho phép (Theo WHO, chỉ số BMI ≥ 25 kg/m2) nó sẽ làm cho áp lực bên trong ổ bụng tăng lên và gây sức ép nặng nề cho cơ thắt dưới thực quản, lâu dần làm cho chức năng hoạt động của cơ quan này bị giảm sút. Khi đó acid dịch vị cùng các chất bên trong dạ dày sẽ có cơ hội thuận lợi để đi ngược lên trên thực quản gây ra hiện tượng trào ngược. Để kiểm tra xem bản thân mình có đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì hay không bạn có thể sử dụng thước đo là chỉ số BMI được tính theo công thức BMI = cân nặng/ (chiều cao)2, với cân nặng tính theo đơn vị là ki – lô – gam và chiều cao tính theo đơn vị mét. Nếu kết quả mà bạn thu được sau khi tính toán vượt quá 25 kg/ m2 thì bạn nên lưu tâm hơn tới cân nặng của mình.
2.3.3. Stress, lo âu, căng thẳng kéo dài
Việc phải trải qua những lo âu, căng thẳng quá mức trong một thời gian dài sẽ khiến bạn bị stress. Điều này là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng dạ dày thực quản bị trào ngược. Bởi căng thẳng quá mức và stress kéo dài sẽ kích thích cơ thể tăng bài tiết một loại hormon thượng thận là “Cortisol”. Hormon này không chỉ ức chế các phản ứng bảo vệ dạ dày theo cơ chế tự miễn mà còn có khả năng kích thích làm tăng sản sinh acid HCl và pepsin trong dạ dày. Lượng pepsin được tiết ra sẽ phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản, tạo cơ hội cho acid HCl trào ngược lên trên. Không những thế pepsin còn gây áp lực lên cơ thắt dưới thực quản khiến nó bị suy yếu và làm tình trạng trào ngược ngày càng nghiêm trọng hơn. Như vậy, stress và căng thẳng quá độ kéo dài không chỉ là tác nhân gây bệnh mà còn là một “chất xúc tác” đẩy nhanh tốc độ phát triển của bệnh theo chiều hướng ngày càng xấu đi.
2.3.4. Bệnh trào ngược dạ dày do yếu tố bẩm sinh
Chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể xảy ra ở những người bẩm sinh có thoát vị cơ hoành hay cơ thắt dưới thực quản bị suy yếu,…
3. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ có những biểu hiện như thế nào?
3.1. Bệnh trào ngược dạ dày và các biểu hiện điển hình
3.1.1. Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi
Đây là triệu chứng đầu tiên mà những người đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ gặp phải. Lượng thức ăn mà bạn thu vào cơ thể nếu không được kịp thời tiêu hủy sẽ bị tích đọng trong dạ dày, lâu dần chúng sẽ lên men và thúc đẩy sự sản sinh acid dịch vị nhiều hơn. Áp lực mà cơ thắt thực quản dưới phải chịu sẽ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, lượng acid này có cơ hội trào lên trên kéo theo không khí trong lòng dạ dày gây ra các cơn ợ hơi kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu ở khoang ngực và vị chua trong khoang miệng của bạn. Triệu chứng này thường xuất hiện sau mỗi lần bạn ăn quá no, khi sử dụng các loại đồ uống có gas, đồ có vị chua hoặc khi bạn nằm ngủ thấp vào ban đêm.
3.1.2. Đau, nóng rát vùng thượng vị
Khi dạ dày thực quản bị trào ngược, bạn có thể phải trải qua cảm giác đau, nóng rát khó chịu vô cùng ở vùng thượng vị. Cơn đau đó có thể lan lên đến ngực thậm chí là xuyên ra cả sau lưng của bạn. Nhiều người khi gặp phải biểu hiện này đã nghĩ mình bị bệnh tim nhưng không phải như vậy. Triệu chứng này xuất hiện do khi lượng acid dịch vị trào ngược lên thực quản đã kích thích vào các đầu mút dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau nằm trên bề mặt niêm mạc của thực quản, sinh ra cảm giác đau tức ở vùng ngực và vùng bụng dưới xương ức (vùng thượng vị).
3.1.3. Nuốt khó
Khi tình trạng trào ngược dạ dày thực quản của bạn diễn ra với tần suất lớn sẽ khiến các tế bào niêm mạc của thực quản tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị một thời gian dài gây viêm khiến thực quản bị sưng tấy và làm đường kính của nó bị thu hẹp lại. Điều này gây cản trở rất nhiều cho người bệnh trong việc nuốt thức ăn. Hiện tượng khó nuốt này sẽ tăng lên khi các vết viêm thực quản lành lại và để lại sẹo.
3.1.4. Buồn nôn, nôn
Đây cũng là một trong những hiện tượng điển hình mà bạn có thể gặp phải khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khi thức ăn cùng lượng acid dạ dày trào ngược lên trên thực quản dễ xảy ra hiện tượng nôn và buồn nôn. Bởi trong quá trình đi ngược lên thực quản, acid dịch vị sẽ kích thích các dây thần kinh cảm nhận ở cổ họng gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến bạn buồn nôn. Hiện tượng này có thể xảy ra trong ngày ở bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên cảm giác buồn nôn sẽ cao hơn lúc bạn nằm nghiêng khi ngủ vào ban đêm.
>>>Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược
3.2. Bệnh trào ngược dạ dày và một số biểu hiện không điển hình
3.2.1. Tiết nhiều nước bọt là triệu chứng không điển hình của bệnh trào ngược dạ dày
Ngoài công dụng làm mềm thức ăn trong quá trình nhào trộn, nước bọt còn có một vai trò khác đó chính là làm giảm bớt tính acid của dịch dạ dày (trung hòa) trong trường hợp chúng băng qua thực quản và tấn công được tới khoang miệng của bạn. Do đó, khi bạn mắc phải chứng dạ dày thực quản trào ngược, lượng nước bọt sẽ được bài tiết ra nhiều hơn tựa một phản ứng tự nhiên để đào thải lượng acid dịch vị không chịu an phận ở bao tử. Tuy nhiên, nếu tình trạng tăng tiết nước bọt kéo dài thì lượng không khí xâm nhập được vào dạ dày sẽ gia tăng làm cho các biểu hiện khác như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi tăng lên.
3.2.2. Bệnh trào ngược dạ dày có thể dẫn tới biểu hiện đắng miệng
Triệu chứng này cho thấy khi bạn mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thì các cơ quan khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng, cụ thể là van môn vị. Hiện tượng dạ dày bị trào ngược có khả năng khiến cho chức phận hoạt động của van môn vị trở nên rối loạn. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho dịch mật từ túi mật đi ngược qua tá tràng để vào trong lòng dạ dày khi van môn vị đóng mở không bình thường. Lượng dịch mật này sẽ theo acid dịch vị di chuyển ngược lên trên thực quản tới khoang miệng tạo cảm giác đắng. Biểu hiện này không phải lúc nào cũng xuất hiện nhưng khả năng xảy ra sẽ cao hơn khi bạn nôn hoặc khi bạn ngủ dậy vào buổi sáng.
3.2.3. Đau họng, khàn giọng là biểu hiện không điển hình khác của bệnh trào ngược dạ dày
Đau họng và khàn giọng là những tín hiệu cho thấy dây thanh quản của bạn đang có những thương tổn. Chính vì thế mà đau họng, ho và khàn giọng cũng là một trong những triệu chứng mà bạn có thể gặp phải nếu như bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày mặc dù chúng không điển hình. Do trong quá trình di chuyển từ bao tử ngược lên trên thực quản, lượng acid dạ dày có thể làm các dây thanh quản bị viêm và sưng lên khi tác động trực tiếp lên chúng. Khi các dây thanh quản bị sưng tấy lên thì tình trạng khàn giọng, đau họng sẽ xảy ra tạo cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khi bạn “nuốt” thức ăn hay nước,…
3.2.4. Khó thở cũng là một trong những triệu chứng không điển hình mà bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra
Khó thở là triệu chứng có liên quan đến tình trạng co thắt của cơ trơn phế quản. Bởi khi bạn bị trào ngược dạ dày, lượng acid được tiết ra trong bao tử của bạn có thể xâm nhập tới các đường dẫn khí của hệ thống hô hấp trong quá trình nó di chuyển ngược lên thực quản, đặc biệt là khi bạn đi ngủ. Khi lượng acid dạ dày đó tiếp xúc được với đường dẫn khí, chúng có thể làm đường thở bị sưng tấy lên do viêm, dẫn tới thể tích không khí bị giảm đi đáng kể gây cho người bệnh cảm giác đè nén, khó thở. Bên cạnh cảm giác khó thở, các cơn ho cũng có thể xuất hiện bởi đường thở của bạn bị thương tổn. Nếu như tình trạng này tiếp tục kéo dài, không được phát hiện và điều trị kịp thời thì các mảng xơ ở phổi có thể được hình thành, người bệnh có khả năng bị hen suyễn.
4. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp của bệnh trào ngược dạ dày
Thỉnh thoảng sau khi ăn quá no, uống nước có gas,… hiện tượng trào ngược có thể xuất hiện như một tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể. Cũng chính vì vậy mà nhiều người khi đã bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà vẫn không hay biết và lâu dần bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, chuyển thành những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đối với thực quản. Dưới đây là một số biến chứng đáng lo ngại của bệnh trào ngược dạ dày mà những người bệnh có thể gặp phải.
4.1. Bệnh trào ngược dạ dày có thể dẫn tới hẹp thực quản
Khi bạn bị trào ngược dạ dày, lượng acid được tiết ra từ dạ dày sẽ trào ngược lên trên thực quản kéo theo những chất chứa trong bao tử. Nếu như lượng acid dịch vị này cứ liên tục tấn công lên thực quản sẽ khiến cho các hàng rào bảo vệ thực quản là cơ LES, khả năng làm sạch thực quản gặp phải những thương tổn. Và chính những tổn thương này khiến cho thực quản bị viêm, bị phù nề dẫn tới hiện tượng collagen và tế bào mô liên kết bị dính lại với nhau, lâu dần tạo thành những mảng xơ hóa làm thực quản hẹp lại. Người bệnh sẽ phải trải qua cảm giác vô cùng khó khăn khi nuốt cùng với các cơn đau và thậm chí có cả tức ngực,…
4.2. Barrett thực quản – một trong những biến chứng đáng lo ngại của bệnh trào ngược dạ dày
Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bởi barrett thực quản là một dạng tiền ung thư với tình trạng lớp niêm mạc thực quản thay đổi, trực tiếp ảnh hưởng đến các tế bào lót ở dưới thực quản. Trong đó, so với những người có thực quản không bị barrett thì người bị barrett thực quản đoạn ngắn (≤ 3 cm) có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn 3 – 5 lần và tỷ lệ này sẽ tăng lên thành vài chục đến vài trăm lần ở những người bị barrett thực quản đoạn dài (> 3 cm).
4.3. Ung thư thực quản – biến chứng vô cùng nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ung thư thực quản là biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh dạ dày thực quản trào ngược gây ra nhiều đau đớn, khốn khổ cho người bệnh với tình trạng chảy máu thực quản, sút cân trầm trọng, da nhiều nếp nhăn,…
>>>Xem thêm: 8 Bai Thuoc Dan Gian Chua Trao Nguoc Da Day Nhanh
Trên đây là một vài thông tin về bệnh trào ngược dạ dày mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Để tìm ra được những biện pháp điều trị phù hợp với từng loại bệnh thì ta luôn phải hiểu rõ, hiểu thấu các khía cạnh liên quan đến loại bệnh đó như nguyên nhân gây bệnh là gì, khi bị bệnh sẽ có những triệu chứng (biểu hiện) như thế nào, bệnh có khả năng tiến triển thành biến chứng gì nguy hiểm không,… Và chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thể tự giải đáp những thắc mắc cơ bản liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày. Nếu như các bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về bệnh lý này hãy gọi ngay cho chúng tôi qua HOTLINE: 18006091 để gặp gỡ các chuyên gia tận tâm của Scurma Fizzy chúng tôi và có được cho mình những giải đáp cụ thể nhất, chi tiết nhất.