Bị Chướng Bụng. Định Nghĩa, Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Bị Chướng Bụng. Định Nghĩa, Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Hiện nay rối loạn tiêu hóa đang là vấn đề mà nhiều người gặp phải, ở trẻ em khi chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện thì tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra với tần suất nhiều hơn so với trẻ lớn hay người trưởng thành. Một trong những rối loạn tiêu hóa hay gặp nhất hiện nay là bị chướng bụng. Vậy làm sao để hạn chế được tình trạng chướng bụng này và các điều trị chứng chướng bụng này, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về tình trạng này và các cách để hạn chế tình trạng ấy.

1.Định nghĩa “ chướng bụng” 

chướng bụng là gì

bị chướng bụng là gì?

  • Chướng bụng là tình trạng bụng phình to, căng tròn, kèm theo đó là cảm giác đầy hơi, khó chịu trong bụng, thức ăn khó tiêu, không có cảm giác đói hay thèm ăn, kèm theo đó là tình trạng chán ăn, không muốn dung nạp thức ăn và trên mọi đối tượng thì tình trạng này khá phổ biến. Thời gian gặp phải tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 ngày tới một tuần. Nếu thời gian mắc bệnh kéo dài thì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng tiêu hóa của ống tiêu hóa. 
  • Với bệnh nhân bị chướng bụng, tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhưng gây mệt mỏi và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. 
  • Chướng bụng là tình trạng rối loạn tiêu hóa cấp nhưng có thể phòng ngừa qua chế độ ăn hàng ngày và điều trị các nguyên nhân từ các bệnh lý tiêu hóa khác.

2.Nguyên nhân bị chướng bụng

Bụng là nơi chứa toàn bộ các cơ quan nội tạng của cơ thể con người, thực hiện tất cả các quá trình trao đổi hóa của cơ thể. Do đó khi bị chướng bụng thì nguyên nhân gây bệnh có thể tới từ nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do chủ yếu hiện nay vẫn là từ hệ thống ống tiêu hóa, và ở bài viết này, chúng tôi cũng chỉ đề cập tới nguyên nhân liên quan tới hệ thống ống tiêu hóa. 

>>> Xem thêm: Bị Chướng Bụng Đầy Hơi Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

                           Trẻ Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Là Tình Trạng Như Thế Nào

2.1 Do rối loạn chức năng tiêu hóa

bị chướng bụng

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân gây chướng bụng

  • Khi thức ăn và dạ dày, được co bóp nghiền nhỏ và ngấm đều với dịch vị, sẽ được đẩy xuống ruột non và ruột già. Ruột già tưởng như không quan trọng nhưng đây là nơi các chất dinh dưỡng tiếp tục được hấp thu và các chất dư thừa bị thải ra ngoài cơ thể. Nhưng khi chức năng tiêu hóa bị rối loạn ở một vị trí nào đó, nó sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, thời gian lưu trữ thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn so với bình thường, làm cho thức ăn có thể lên men trong ống tiêu hóa, sinh ra nhiều khí và làm căng phồng ống tiêu hóa. Nếu sự cố ở ống tiêu hóa không được chỉnh sửa kịp thời, quá trình tiêu hóa thức ăn kéo dài, sẽ làm cho toàn bộ ống tiêu hóa bị dư thừa khí, dẫn tới căng bụng và làm chướng bụng. 
  • Tình trạng rối loạn tiêu hóa kết hợp với chướng bụng trong thời gian dài sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tinh thần sa sút, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. 
  • Các chứng rối loạn tiêu hóa có thể làm chướng bụng là: hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, đau dạ dày cấp…

2.2 Do các bệnh lý dạ dày

  • Dạ dày là cơ quan đầu trong bộ máy tiêu hóa, nó có tác dụng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày bị rối loạn thì việc nghiền nhỏ cũng như thấm đều dịch vị sẽ không đạt hiệu quả, điều ấy làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở giai đoạn sau trở nên phức tạp hơn, hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng giảm, thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày lâu, nên khả năng bị chướng bụng sẽ tăng. 
  • Một trong những biểu hiện mắc các bệnh lý dạ dày là hiện tượng đầy hơi chướng bụng. Và khi mắc các bệnh lý dạ dày thì tần suất bị chướng bụng cũng tăng nếu như không được điều trị sớm các bệnh lý ấy.
  • Khi mắc các bệnh lý dạ dày bạn cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế các triệu chứng khó chịu như: đau, rối loạn tiêu hóa, ợ chua nóng rát cổ, đầy bụng khó tiêu…

2.3 Do thức ăn và thói quen ăn uống thiếu khoa học

bị chướng bụng

thức ăn và thói quen ăn uống là nguyên nhân gây chướng bụng

  • Khi chức năng dạ dày hoạt động bình thường, bạn cũng có khả năng bị chướng bụng khi lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể là thức ăn khó tiêu hay thức ăn không đủ an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • Với thức ăn kém vệ sinh, khi vào cơ thể, vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh và thải ra nhiều độc tố gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài vấn đề chướng bụng đầy hơi bạn có thể gặp phải các vấn đề như tiêu chảy, mất nước, kèm theo các cơn đau dữ dội, đổ mồ hôi, lạnh run người. Khi đó bạn cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị hoặc hỏi ý kiến của người có chuyên môn. 
  • Các loại thực phẩm kém vệ sinh làm tăng nguy cơ gây chướng bụng là tiết canh, gỏi, cuốn, đồ tái, niêm chua…
  • Khi bạn dung nạp các thức ăn khó tiêu, hay khi dung nạp thức ăn một cách nhanh chóng sẽ làm cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, thời gian tiêu hóa thức ăn lâu, dẫn tới bị đầy hơi, chướng bụng. 

>>> Xem thêm: Chướng Bụng Đầy Hơi Và Những Thứ Người Bệnh Cần Biết

                           Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Có Nguy Hiểm Không, Dấu Hiệu Cảnh Báo

2.4 Căng thẳng lo âu cũng là nguyên nhân gây chướng bụng

bị chướng bụng

Căng thẳng lo âu gây chướng bụng

  • Tình trạng chướng bụng xảy ra có thể là do ảnh hưởng từ thần kinh. Việc đột ngột căng thẳng lo âu có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa của toàn hệ thống, dẫn tới chướng bụng đột ngột. Khi ấy chỉ cần bạn giảm tải lo âu thì chứng chướng bụng sẽ tự động thuyên giảm.
  • Căng thẳng lo âu kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày và nhiều tình trạng khác như mất ngủ, lão hóa nhanh, da mọc mụn, suy nhược cơ thể…

2.5 Chướng bụng ở người không thể dung nạp lactose

  • Ở những bệnh nhân không có khả năng dung nạp lactose khi sử dụng sữa hay các sản phẩm từ sữa sẽ gặp phải tình trạng chướng bụng đầy hơi do cơ thể không thể tiêu thụ được lượng sữa dung nạp vào cơ thể. 

2.6 Sự xâm nhập và phát triển hơn bình thường của vi khuẩn không có lợi cho đường ruột

bị chướng bụng

Sự xâm nhập và phát triển hơn bình thường của vi khuẩn không có lợi cho đường ruột

  • Trong đường ruột của con người luôn tồn tại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Thông thường hai hệ vi khuẩn này sẽ cân bằng nhau hoặc vi khuẩn có lợi sẽ phát triển hơn vi khuẩn có hại. Nhưng vì một vài yếu tố nào đó làm cho vi khuẩn có hại phát triển hơn mức bình thường sẽ làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị ảnh hưởng, vi khuẩn thải ra nhiều chất độc và nhiều khí hơn, gây ra các rối loạn, khi ấy việc mắc các chứng chướng bụng đầy hơi là không thể tránh khỏi.

3.Biến chứng khi bị chướng bụng kéo dài

    • Mệt mỏi khó chịu: chướng bụng làm cho cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, kèm theo cảm giác buồn nôn chán ăn, khiến cho cơ thể suy nhược. Thông thường khi bị chướng bụng, người bệnh còn mắc kèm theo các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, việc mất nước và điện giải sẽ làm cho bệnh nhân trở nên mệt mỏi khó chịu. 
    • Tình trạng chướng bụng đầy hơi còn khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó thở, tức ngực, uể oải và khó giải tỏa
    • Chướng bụng lâu ngày làm cho chức năng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, việc hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn không đạt hiệu quả, khiến cho việc dung nạp thức ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 
    • Mất thẩm mỹ: chướng bụng lâu ngày làm cho bụng căng tròn, to hơn mức bình thường, lâu ngày làm cho vòng bụng to hơn, gây khó chịu, nhất là ở người phụ nữ.
    • Tăng kích thước ống tiêu hóa: chướng bụng đầy hơi lâu ngày làm tăng kích thước của ống tiêu hóa, đặc biệt là ống tiêu hóa phía dưới dạ dày. Do ống tiêu hóa có khả năng giãn nở để phù hợp với thích thước của thức ăn nên khi bị đầy hơi, ruột cũng sẽ căng theo lượng hơi có bên trong, lâu dần làm cho kích thước của ruột tăng. 
    • Đau bụng dữ dội: việc chướng bụng trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ làm cho việc tiêu hóa kém hiệu quả, ảnh hưởng tới các cơ quan chức năng trong cơ thể, tạo ra các cơn đau, khó chịu, đổ nhiều mồ hôi, rối loạn điều chỉnh nhiệt trong cơ thể. 
    • Tắc ruột: Khi thức ăn vào cơ thể mà không được tiêu hóa, thức ăn tồn trữ trong ruột lâu, lượng thức ăn mới được dạ dày đẩy xuống ruột sẽ làm tắc ống tiêu hóa một cách nghiêm trọng. Tình trạng tắc ruột hay táo bón kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. 
    • Ung thư ống tiêu hóa: ngoài chướng bụng thì tất cả các rối loạn tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời thì đều có khả năng dẫn tới ung thư ống tiêu hóa. Có thể là ung thư dạ dày, ung thư ruột non, hoặc ung thư đại tràng… 
bị chướng bụng

Bị chướng bụng lâu ngày gây to bụng

4.Cách điều trị khi bị chướng bụng

  • Trước hết cần đi thăm khám để biết nguyên nhân gây chướng bụng.
  • Bổ sung nước và chất điện giải nếu cơ thể kèm theo chứng tiêu chảy. 
  • Không tự ý dùng thuốc điều trị chướng bụng mà không được bác sỹ kê.
  • Nằm nghỉ ngơi, có thể xoa bụng nhẹ nhàng để giảm chứng chướng bụng, bên cạnh đó bạn có thể chườm ấm để đạt tác dụng nhanh hơn. 
  • Thay đổi chế độ ăn cho phù hợp: sử dụng đồ ăn chín nước sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

5.Cách phòng ngừa và hạn chế bị chướng bụng

  • Với người không thể dung nạp lactose cần chú ý tới việc sử dụng sữa. Cần hạn chế sử dụng hoặc có thể sử dụng các dòng sản phẩm chuyên dùng cho người không dung nạp lactose.
  • Với người mắc các bệnh lý dạ dày cần điều trị theo đúng phác đồ để đạt kết quả điều trị tối đa nhất và hạn chế các biểu hiện của nó như: giảm tần suất đau dạ dày, giảm việc đầy hơi chướng bụng, giảm rối loạn tiêu hóa…
  • Cung cấp và bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày và tập thể dục thường xuyên
  • Sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích, tạo không gian sống thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi, tập thể dục hàng ngày để tạo cho cơ thể có một sức khỏe tốt nhất. 
  • Chú ý tới chế độ ăn để đảm bảo vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa đảm bảo chức năng của ống tiêu hóa.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể sử dụng thêm các dòng thực phẩm chức năng tăng cường khả năng tiêu hóa của đường ruột.

6.Chế độ ăn để hạn chế bị chướng bụng

6.1 Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Với bệnh nhân không dung nạp lactose cần hạn chế tối đa sử dụng sữa
  • Sữa cũng là một trong những thực phẩm khó tiêu, với bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày cần hạn chế sử dụng sữa để hạn chế gánh nặng lên dạ dày.
  • Sử dụng sữa cần sử dụng đúng liều, đúng cách để hạn chế rối loạn tiêu hóa. 

6.2 Các thực phẩm cần hạn chế

bị chướng bụng

Thực phẩm cần hạn chế khi bị chướng bụng

  • Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
  • Đồ ăn khó tiêu như: đồ chiên xào nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhiều chất đạm, các món ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, cá viên chiên…
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, không ăn các món ăn như tiết canh, gỏi, nem chua…
  • Tránh ăn các món cà vì hạt cà có chứa solanin rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên ống tiêu hóa mà nó còn làm cho người ăn có thể ngộ độc cấp.

6.3 Thực phẩm cần bổ sung

bị chướng bụng

Thực phẩm cần bố sung để hạn chế chướng bụng

  • Hoa quả chứa nhiều vitamin như cam, bưởi, táo… Trong các loại hoa quả thì đu đủ là hoa quả có tác dụng tốt nhất với đường tiêu hóa. 
  • Rau xanh chứa nhiều chất xơ và chất khoáng. Bổ sung nhiều rau xanh đem lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, đặc biệt là ống tiêu hóa. Các loại rau xanh có thể bổ sung là: bắp cải, rau cải các loại, rau muống, rau chân vịt, các loại rau thơm,…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho đường ruột như khoai lang, ngô…
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotic, yatul…

>>> Xem thêm: Các Biện Pháp Ngăn Ngừa Chướng Bụng Đầy Hơi Khó Tiêu Tại Nhà

6.4 Các loại thảo dược tốt cho đường tiêu hóa và hạn chế chướng bụng

  • Búp ổi non: búp ổi non chứa nhiều thành phần như tanin, chất chát… làm săn niêm mạc ruột, ngưng hiện tượng tiêu chảy, giảm nhanh các cơn chướng bụng khó chịu.
  • Các loại lá như lá sung, lá vọng cách, lá đinh lăng, lá mơ… Có rất nhiều loại lá tự nhiên trong vườn nhà có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các rối loạn tiêu hóa hay các cơn chướng bụng khó chịu. Từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng các loại lá này trong các món ăn như gỏi, cuốn, tiết canh…để hạn chế ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa.
  • Sử dụng các loại trà thảo dược như trà cam thảo, trà hoa cúc, trà bạc hà… nó chứa nhiều vitamin, chất khoáng và tinh dầu, giúp tăng cường nhu động ruột, làm lành vết loét, diệt khuẩn nên có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa chướng bụng.

Chướng bụng tuy không nghiêm trọng tới sức khỏe con người, nhưng về lâu dài nó gây ra các ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, gây ra nhiều khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó khi bị chướng bụng bạn cần điều trị sớm và dứt điểm, bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng ngừa một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc của các bạn vui lòng liên hệ hotline 18006091 để được các bác sĩ của Scurma Fizzy tư vấn trực tiếp mọi lúc mọi nơi. 

Chúc bạn sức khỏe và thành công!

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091