Bị Dạ Dày, Cần Biết Gì Về Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bị Dạ Dày, Cần Biết Gì Về Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hiện nay, bị dạ dày hay các bệnh liên quan đến dạ dày ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng rất nhanh. Theo thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, có tới 70% dân số Việt Nam hiện nay bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Các triệu chứng khó chịu và đau đớn xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. 

Vậy bệnh dạ dày là gì, nguyên nhân xuất hiện và cách điều trị như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này.

1. Bị dạ dày là gì?

Dạ dày là cơ quan nội tạng nằm giữa ruột non và thực quản. Đây là nơi bắt đầu tiêu hóa thức ăn và có ba nhiệm vụ chính là lưu trữ thức ăn được nuốt vào từ thực quản, trộn thức ăn với axit dạ dày và đưa hỗn hợp thức ăn xuống ruột non. Dạ dày có khả năng mở rộng hoặc co bóp tùy thuộc vào lượng thức ăn chứa bên trong. Lớp niêm mạc bên trong dạ dày tiết ra hỗn hợp các enzymaxit clohydric có chức năng tiêu hóa các chất như protein và chất béo trong thức ăn.

Bị dạ dày hay các vấn đề về dạ dày xảy ra khi chức năng của dạ dày hoạt động không hiệu quả. Các bệnh liên quan đến dạ dày từ nhẹ đến nặng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mắc bệnh.

Theo thống kê, các bệnh dạ dày được chẩn đoán và điều trị phổ biến trong các cơ sở khám chữa bệnh thường gặp hiện nay là:

1.1. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh lý viêm nhiễm xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. Sự suy yếu chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày là tác nhân tạo điều kiện cho các chất trong dịch tiêu hóa làm tổn thương và gây ra tình trạng viêm. Năm 2013, thống kê ghi nhận 90 triệu trường hợp mắc mới và ước tính có tới một nửa dân số trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

bi-da-day-1

Viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột và tồn tại trong thời gian ngắn được gọi là viêm dạ dày cấp tính, hoặc phát triển dần dần và kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm (viêm dạ dày mãn tính). Tình trạng viêm dạ dày có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như tâm vị, hang vị, môn vị. Viêm dạ dày có thể tự lành hoặc sử dụng các phương pháp điều trị thích hợp tùy thuộc vào tình trạng viêm, nguyên nhân và triệu chứng.

Các triệu chứng viêm dạ dày có thể xuất hiện như:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đầy bụng
  • Ợ hơi
  • Chán ăn
  • Khó tiêu

>>>> Tìm hiểu thêm: Viêm Dạ Dày – Nguyên Nhân Nào, Phòng Ngừa Ra Sao?

1.2. Loét dạ dày

Trên niêm mạc dạ dày xuất hiện những vết loét gọi là loét dạ dày. Khi lớp niêm mạc hoạt động không hiệu quả và bị bào mòn, axit có trong dịch vị có thể làm hỏng các mô dạ dày và gây ra vết loét.

Dạ dày bị loét có thể được chữa khỏi tương đối dễ dàng nhờ vào các phương pháp y học hiện đại. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiệm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.

bien-chung-2

Một số biến chứng loét dạ dày

Một số triệu chứng loét dạ dày phổ biến như:

  • Đau bụng thượng vị 
  • Chướng bụng đầy hơi
  • Buồn nôn 
  • Chán ăn
  • Sụt cân

>>>> Tìm hiểu thêm: Thường Gặp Phải Những Nguy Hiểm Nào Khi Dạ Dày Bị Loét, Điều Trị Thế Nào?

1.3. Ung thư dạ dày

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư dạ dày khiến 783.000 người chết trên toàn thế giới vào năm 2018. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ sáu trên toàn thế giới, nhưng là nguyên nhân thứ ba gây tử vong liên quan đến ung thư.

Ung thư dạ dày hình thành khi các tế bào ung thư xuất hiện trong dạ dày, phát triển và nhân lên thành một khối u. Phần lớn (90-95%) ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến, nghĩa là các tế bào ung thư phát sinh từ lớp mô niêm mạc bên trong dạ dày. Các tế bào này có thể lan rộng theo thời gian và xâm lấn sâu hơn vào thành dạ dày, cuối cùng sẽ lan sang các mô hoặc cơ quan lân cận.

Giai đoạn đầu của ung thư dạ dày có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Khó nuốt, chán ăn
  • Cảm thấy đầy hơi sau bữa ăn
  • Ợ hơi thường xuyên
  • Đau bụng
  • Đau ở xương ức
  • Nôn mửa, có thể có máu

Tuy nhiên, các triệu chứng trên có thể không xuất hiện hoặc xảy ra thoáng qua, ít ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh và rất khó phân biệt so với các bệnh lý khác. Vì vậy, nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường không được chẩn đoán điều trị kịp thời cho đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Khi ung thư dạ dày tiến triển các giai đoạn nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Thiếu máu
  • Đau bụng dữ dội
  • Chướng bụng
  • Suy nhược, cơ thể mệt mỏi
  • Da hoặc mắt hơi vàng
  • Sụt cân 

Các giai đoạn lâm sàng của ung thư dạ dày được nghiên cứu là:

  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư xuất hiện giới hạn ở lớp niêm mạc bên trong dạ dày.
  • Giai đoạn I: Tế bào ung thư thâm nhập đến lớp thứ hai của thành dạ dày (giai đoạn 1A) hoặc đến lớp thứ hai và các hạch bạch huyết lân cận (giai đoạn 1B).
  • Giai đoạn II: Tế bào ung thư thâm nhập đến lớp thứ ba và các hạch bạch huyết lân cận hoặc cả bốn lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư thâm nhập sâu tới lớp thứ tư và các mô lân cận hoặc các hạch bạch huyết xa hơn.
  • Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã thâm nhập đến khắp các mô lân cận và các hạch bạch huyết ở xa hơn và có thể di căn đến các cơ quan khác. Khi tình trạng bệnh kéo dài tới giai đoạn này rất hiếm khi có thể chữa khỏi.

2. Nguyên nhân bị dạ dày

2.1. Bị dạ dày do vi khuẩn Hp

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây ra các vấn đề dạ dày phổ biến nhất là do vi khuẩn Helicobacter pylori

bi-da-day-3

Bị dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra

H.pylori là loại vi khuẩn gram âm hình xoắn, có kích thước nhỏ và thường được tìm thấy trong dạ dày. Những vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và có khả năng thay đổi môi trường axit xung quanh để tồn tại. Vì vậy, lớp chất nhầy và các tế bào miễn dịch của cơ thể không thể tiếp cận và tiêu diệt chúng. 

Sự xâm chiếm dạ dày của H. pylori dẫn đến viêm dạ dày tại vị trí nhiễm trùng. Các protein giàu cysteine ​​của vi khuẩn Hp kích hoạt phản ứng miễn dịch và gây viêm. Loét dạ dày là biến chứng của viêm xảy ra khi axit dạ dày và men tiêu hóa pepsin lấn át các cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày tạo nên vết loét. Dạ dày suy yếu chức năng do vi khuẩn Hp nếu không được chữa trị kịp thời cũng là nền móng tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển. 

2.2. Bị dạ dày do thuốc

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và naproxen được sử dụng phổ biến có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh sử dụng nhóm thuốc này lâu dài với liều cao có thể kích thích tăng sản xuất axit dịch vị trong dạ dày, ức chế sự tăng sinh tế bào niêm mạc và lưu lượng máu ở niêm mạc, giảm tiết bicarbonat và chất nhầy bảo vệ của niêm mạc. Từ đó làm mòn niêm mạc dạ dày, gây viêm và các vấn đề liên quan đến dạ dày. Nghiên cứu cũng cho rằng sử dụng NSAID có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày lên 4 lần so với người không sử dụng nhóm thuốc này.

2.3. Bị dạ dày do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa nói chung và các bệnh dạ dày nói riêng. Trong đó, chế độ ăn uống không lành mạnh là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày. Với những thói quen xấu như ăn quá nhanh, ăn quá no, ăn khuya cũng như chế độ ăn sử dụng nhiều thực phẩm chiên rán, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn có thể gây áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày tăng sinh axit quá mức. Ngoài ra, theo khảo sát tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, người dân tiêu thụ nhiều thực phẩm muối chua, hun khói có tỷ lệ ung thư dạ dày khá cao.

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ bị dạ dày như:

  • Sử dụng quá nhiều rượu bia và đồ uống có chất kích thích
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng, stress

3. Chẩn đoán và điều trị khi bị dạ dày

3.1. Chẩn đoán

Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến dạ dày phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Để chẩn đoán bị dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, các triệu chứng xuất hiện của người bệnh cũng như tìm hiểu các loại thuốc đang được sử dụng kê đơn hoặc không kê đơn.

Để loại trừ nguyên nhân xuất hiện các vấn đề liên quan đến dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. pylori, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tìm sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong máu, phân hoặc hơi thở. Với xét nghiệm Hp hơi thở, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn uống một chất lỏng trong suốt và thở vào một chiếc túi, sau đó được đậy kín. Nếu có H. pylori, lượng carbon dioxide có chứa trong mẫu hơi thở sẽ cao hơn mức bình thường.

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến dạ dày, một số xét nghiệm cũng được bác sĩ chỉ định như:

  • Nội soi: Xét nghiệm này sử dụng một ống mỏng, gắn camera chiếu sáng và được đưa qua miệng vào dạ dày và đi xuống phần đầu của ruột non. Sử dụng phương pháp nội soi để tìm vết loét, xuất huyết tiêu hóa và kiểm tra dấu hiệu xuất hiện mô tế bào bất thường.
  • Sinh thiết: Sinh thiết là phương pháp sử dụng một phần mô dạ dày được lấy ra khi nội soi để phân tích trong phòng thí nghiệm. Sử dụng mẫu mô sinh thiết có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác về vị trí viêm trong dạ dày, mức độ nghiêm trọng và khả năng thoái hóa của các tế bào riêng lẻ giúp chẩn đoán ung thư dạ dày.
  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp CT:  Thực hiện phương pháp chụp cắt lớp hoặc chụp CT tại vùng bụng có thể phát hiện ung thư dạ dày khi xuất hiện sự xâm lấn của các tế bào bất thường đến các mô lân cận hoặc hiện diện sự lây lan đến các hạch bạch huyết tại chỗ.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nội Soi Dạ Dày Kèm Gây Tê Nguy Hiểm Hay Không?

bi-da-day-4

Chẩn đoán bằng phương pháp nội soi dạ dày

3.2. Điều trị khi bị dạ dày bằng thuốc và các phương pháp y học hiện đại

3.2.1. Sử dụng thuốc tân dược

 bi-da-day-5

Sử dụng thuốc tân dược trong điều trị các bệnh dạ dày

Đối với các bệnh lý dạ dày như viêm hang vị, viêm môn vị hay loét dạ dày thì việc sử dụng các loại thuốc điều trị tân dược là lựa chọn mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Sử dụng thuốc điều trị giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng đau đớn, khó chịu mà bệnh lý mang lại và có thể ngăn ngừa được những biến chứng xấu có thể xảy ra. 

Việc lựa chọn thuốc sử dụng điều trị các vấn đề về dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý cụ thể. Nếu nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn H. pylori thì bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đối với nguyên nhân bị dạ dày do NSAID thì bệnh nhân cần tránh sử dụng nhóm thuốc này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau, bệnh nhân cần tìm đến các bác sĩ để tư vấn giảm liều hoặc thay thế nhóm thuốc phù hợp khác. 

Ngoài ra, một số loại thuốc khác thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý viêm loét dạ dày như:

  • Thuốc kháng axit (Antacid):  Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng axit có thành phần chứa nhôm, magie, canxi để giảm nhanh cơn đau trong viêm loét dạ dày. Những loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày bệnh nhân. Tuy nhiên, một số thuốc kháng axit có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón, vì vậy cần đến các cơ sở khám chữa bệnh nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc ức chế bơm proton hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào tạo ra axit trong dạ dày. Các hoạt chất ức chế bơm proton được sử dụng điều trị phổ biến như omeprazole, lansoprazole, esomeprazole. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài, đặc biệt là ở liều cao, có thể dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương và tăng nguy cơ suy thận.
  • Thuốc đối kháng histamin: Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm lượng axit trong dạ dày, giảm các cơn đau và tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày được lành lại. Một số hoạt chất nhóm đối kháng histamin được sử dụng rộng rãi như cimetidine, ranitidine, nizatidine, famotidine. Thuốc kháng histamin H2 nên dùng trước bữa ăn 30 phút.

>>>> Tìm hiểu thêm: Muốn Có Hiệu Quả Tối Đa Thì Nên Uống Thuốc Dạ Dày Trước Hay Sau Khi Ăn?

3.2.2. Sử dụng các phương pháp y học hiện đại

Đối với bệnh lý dạ dày nghiêm trọng như ung thư dạ dày thì chỉ sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả cao.

Ở bệnh nhân ung thư dạ dày không được phát hiện sớm thì việc chữa trị hầu hết cần phải dùng đến các phương pháp kỹ thuật hiện đại như:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là liệu pháp điều trị duy nhất cho bệnh ung thư dạ dày. Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với lớp niêm mạc là phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu.  
  • Hóa trị: Việc sử dụng hóa trị liệu để điều trị ung thư dạ dày thường chỉ giúp giảm nhẹ kích thước khối u, giảm các triệu chứng của bệnh và giúp người bệnh có thêm thời gian sống sót. Các nhà lâm sàng đang nghiên cứu lợi ích của việc hóa trị sau phẫu thuật như một liệu pháp bổ trợ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

3.3. Thay đổi thói quen sống lành mạnh khi bị dạ dày 

Sau khi được thăm khám và chẩn đoán các bệnh liên quan đến dạ dày, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ trong việc thực hiện các phương pháp điều trị và sử dụng hiệu quả các loại thuốc điều trị tân dược cũng như kết hợp chế độ ăn uống và lối sống khoa học. 

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tác động tích cực đến người bệnh. Bệnh nhân khi gặp vấn đề về dạ dày cần cải thiện thực đơn hàng ngày như bổ sung trái cây tươi và rau xanh. Nhóm thực phẩm này giàu chất xơ và cung cấp nhiều vitamin có thể giảm thiểu triệu chứng viêm, hỗ trợ chữa lành vết loét và giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân bị dạ dày cần lưu ý hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm đóng hộp tẩm ướp nhiều gia vị phụ gia và các thực phẩm cay nóng.

bi-da-day-6

Bổ sung rau củ quả vào thực đơn ăn uống của bệnh nhân bị dạ dày

Một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt cũng mang lại lợi ích như giảm thiểu triệu chứng và hỗ trợ điều trị khi gặp các vấn đề dạ dày như:

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị khi có bệnh lý.
  • Không sử dụng nhiều rượu bia và đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, soda.
  • Thư giãn và kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Không hút thuốc.

Trên đây là một số điều cần biết về nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị khi bị dạ dày. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin có giá trị đến với bạn đọc.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091