Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Làm Gì

Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Làm Gì

Hiện nay, ở Việt Nam số lượng người mắc bệnh trào ngược dạ dày đang có xu hướng tăng cao. Đây là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như công việc của người bệnh. Nếu bệnh trào ngược dạ dày không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng khó lường. Vì vậy, những người mắc bệnh đều có rất nhiều thắc mắc như Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”, “Bị chứng bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?”, “Làm thế nào để cải thiện sức khỏe cho người bị trào ngược dạ dày?”….Mọi người sẽ cùng giải quyết vấn đề “Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?” dưới sự đồng hành hỗ trợ của Scurma Fizzy qua bài viết ngày dưới đây. Cũng nhờ bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mọi người góp nhặt thêm một vài thông tin hữu ích khác xoay quanh chứng trào ngược dạ dày.

1. Trào ngược dạ dày là gì? Khi bị trào ngược dạ dày có những triệu chứng như thế nào?

    • Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị của dạ dày bị trào ngược lên thực quản và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Căn bệnh này diễn ra một cách âm thầm, dai dẳng (mãn tính), về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe như nhiễm khuẩn, viêm loét vòm họng… Bệnh trào ngược dạ dày có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi và không phân biệt giới tính; thường những người có lối sống không lành mạnh, như: thường xuyên sử dụng thức uống có cồn, ga; đồ cay nóng;… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 
    • Trước khi đi giải quyết vấn đề “Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?” thì những biểu hiện đặc trưng đại diện cho căn bệnh này mà người bệnh có thể bắt gặp sẽ được Scurma Fizzy dẫn dắt mọi người tìm hiểu ngay sau đây. Cũng giống như cách bệnh khác, bệnh này cũng có các triệu chứng cụ thể để nhận biết và chẩn đoán bệnh. Dưới đây là những triệu chứng khi bị bệnh trào ngược dạ dày:
      • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
      • Buồn nôn, nôn
      • Đau tức vùng thượng vị.
      • Đau tức ngực.
      • Tiết nhiều nước bọt.
      • Miệng có vị đắng.
      • Hen suyễn.

>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Biểu Hiện Triệu Chứng Có Và Không Điển Hình Của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

bi-trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi-1

Triệu chứng trào ngược dạ dày

2. Yếu tố nào là nguyên do khiến cho tình trạng trào ngược xuất hiện?

Để giải quyết được về vấn đề “Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?” thì những nguyên do tạo điều kiện cho trào ngược xuất hiện là một vấn đề tiên quyết mà chúng ta phải nắm chi tiết, cụ thể, rõ ràng.

  • Cơ thắt dưới thực quản có sự bất thường: Do một số vấn đề (tác dụng phụ của thuốc, dùng các kích thích, bia, rượu, thuốc lá…)  khiến cơ thắt dưới thực quản bị giảm trương lực cơ sẽ làm suy giảm chức năng của cơ và từ đó xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Thoát vị cơ hoành: Khi thoát vị cơ hoành sẽ khiến cơ thắt dưới thực quản và cơ hoành hoạt động không có sự thống nhất dẫn đến acid ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
bi-trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi-2

Thực quản bất thường là nguyên nhân làm trào ngược dạ dày

  • Các bệnh lý của dạ dày như đau dạ dày, viêm – loét dạ dày, ung thư dạ dày,.. làm cho lượng thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được hoặc là tiêu hóa rất chậm và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bị trào ngược dạ dày.
  • Ổ bụng phải chịu một áp lực lớn do bị tác động bởi một lực lớn (ho lâu ngày, gập bụng,..). Đây là điều kiện để trào ngược dạ dày bắt đầu xuất hiện.
  • Trào ngược dạ dày vào những tháng cuối của thai kỳ.
  • Béo phì: Những người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh.

>>>>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Do Những Yếu Tố Nào Để Lại – Tìm Hiểu Cùng Chuyên Gia

3. Các biến chứng khi bị trào ngược dạ dày.

Nếu bệnh trào ngược dạ dày không được phát hiện, điều trị kịp thời và lâu dài sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe – cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những biến chứng mà bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra:

  • Thực quản bị viêm loét, chảy máu: Trào ngược dạ dày làm cho acid trào ngược lên thực quản và khiến niêm mạc thực quản tổn thương, nặng hơn là viêm thực quản và gây chảy máu. 
  • Hẹp thực quản: Niêm mạc thực quản bị tổn thương để lại sẹo. Về lâu dài, sẹo sẽ bị xơ hóa làm co rút thực quản gây hẹp thực quản.
  •  Viêm đường hô hấp: Khi trào ngược dạ dày, có một lượng acid vô tình tràn sang phổi làm tổn thương và viêm (viêm phế quản, viêm xoang,…).
  • Barrett thực quản: Trào ngược dạ dày làm cho niêm mạc thực quản tiếp xúc nhiều với acid làm cho tế bào của đoạn dưới thực quản bị biến đổi. Chính các tế bào bị biến đổi này có nguy cơ tiềm ẩn trở thành các tế bào ung thư.
  • Ung thư thực quản: Người bệnh ung thư thực quản sẽ  xuất hiện các hạch to, khó nuốt, sụt cân một cách nhanh chóng.

Tìm hiểu rõ về các biến chứng của trào ngược dạ dày cũng là một cách để mọi người hiểu hơn về bệnh và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho việc điều trị bệnh cũng như giải quyết tốt vấn đề Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”

bi-trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi-3

Biến chứng của trào ngược dạ dày

4. Khi phải đối mặt với trào ngược dạ dày nên làm gì để giúp bản thân nhẹ nhõm?

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?” không phải là vấn đề mà bất kỳ cá nhân nào cần giải quyết, đó là vấn đề chung, nỗi lo chung mà tất cả những người bị mắc chứng bệnh này buộc phải lưu tâm. Sau đây là câu trả lời cũng như một số mẹo vặt dùng trong việc điều trị trào ngược dạ dày.

4.1. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày kịp thời –  trả lời cho câu hỏi “bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”

Bệnh trào ngược dạ dày là một căn bệnh khó chữa và có nguy cơ tái phát rất cao. Để giải quyết vấn đề này, các phương pháp điều trị phải mang lại hiệu quả cao và an toàn đối với người bệnh. Dưới đây là những phương pháp tốt giúp chúng ta giải quyết vấn đề “Bị trào ngược nên làm gì?”

  • Dùng thuốc Tây: Thuốc này được dùng để  kiểm soát sự bài tiết và trung hòa acid của dạ dày nên có tác dụng cắt nhanh hoặc giảm tạm thời các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Một số nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị như:
    • Thuốc trung hòa acid có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng, uống sau ăn 1 giờ và 3 giờ.
    • Thuốc ức chế thụ thể H2 có tác dụng tốt đối với thể trào ngược dạ dày nhẹ hoặc trung bình, uống 1 viên / 2 lần trước ăn 15-30 phút.
    • Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định dùng trong thể trào ngược dạ dày trung bình, nặng và có biến chứng; uống 1 viên trước ăn 30 phút và dùng kéo dài trong 4 đến 8 tuần. Nếu không có đáp ứng thì cần tăng liều lên gấp đôi và dùng trong 4 đến 8 tuần. Dùng thuốc ức chế bơm proton có thể duy trì lâu dài và phụ thuộc vào yêu cầu của người bệnh. Nhưng dùng thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm hấp thu một số chất như sắt, canxi, magie, vitamin B12; vì vậy cần theo dõi để bù trừ chất khi cần thiết.
  • Dùng thuốc Đông y: Có rất nhiều vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày và thường được sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền. 
  • Điều trị ngoại khoa: Trong những trường hợp chỉ định điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh nhân không có mong muốn dùng thuốc kéo dài thì phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. 

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bằng Đông Và Tây Y Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

Để việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả cao thì bệnh nhân nên đến thăm khám ở các bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra những lời khuyên phù hợp với tình trạng bệnh. Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân không tự ngừng uống thuốc, phải uống đúng liều, đúng giờ. Đặc biệt, bệnh nhân không nên tự mua thuốc khi chưa đi khám và được chẩn đoán tình trạng của bệnh.

4.2. Ăn uống khoa học – phương án tốt cho vấn đề “bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”

Một chế độ ăn uống khoa học được xem là phương pháp tốt dùng để giải quyết vấn đề Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”, nó giúp ngăn chặn bệnh tái phát. Dưới đây là chế độ ăn uống khoa học đối với người bệnh trào ngược dạ dày: 

  • Ăn đúng bữa: Khi hệ tiêu hóa hoạt động theo khung giờ cụ thể sẽ giúp quá trình tiết dịch tiêu hóa cũng như hoạt động đẩy thức ăn xuống dạ dày hay quá trình nhào trộn thức ăn của dạ dày được diễn ra một cách nhịp nhàng, làm chất lượng quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao.
  • Ăn đúng cách: Thay vì ăn 3 bữa lớn thì người bệnh nên chia nhỏ ra 5 bữa. Khi chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp dạ dày giảm thiểu được lượng thức ăn cần tiêu hóa mà vẫn đáp ứng được đủ năng lượng để cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó, sau bữa ăn không nên nằm và không nên ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

Thế những người bị trào ngược dạ dày nên làm gì trong việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người bệnh nên ăn và nên kiêng:

  • Các thực phẩm nên ăn: 
    • Bột yến mạch, bánh mì giúp làm giảm và trung hòa lượng acid dư trong dạ dày.
    • Đậu: loại thực phẩm này có hàm lượng chất xơ cao được xem là lựa chọn tốt dành cho người bị trào ngược dạ dày.
    • Đạm dễ tiêu: Thịt lợn, thịt ngan,… là những loại đạm có thể giúp trung hòa acid trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
    • Sữa chua: là một thực phẩm giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, nó làm cho thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhờ  có chứa men lợi khuẩn.
    • Hoa quả: chuối chín, dưa hấu, bơ, đu đủ, thanh long,… đây là những loại quả đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Không nên ăn các loại hoa quả có tính acid như chanh, cam,.. vì chúng sẽ làm kích thích cơ thắt dưới thực quản.
    • Những thực phẩm giàu acid béo omega 3: Cá hồi, cá thu, hàu, cá mòi,… được xem là nhóm thực phẩm có chứa các acid béo có lợi cho sức khỏe, nó có tác dụng chống viêm và chữa chứng trào ngược dạ dày.
  • Các thực phẩm không nên ăn:
    • Những thực phẩm có tính acid có thể làm kích thích tăng tiết acid ở dạ dày. Một số loại hoa quả như cam, bưởi, chanh, dứa,… có thể bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
    • Thực phẩm cay nóng như ớt, mù tạt,…  có khả năng làm nặng thêm mức độ trào ngược dạ dày và làm các chỗ viêm loét nặng hơn. 
    • Thực phẩm có nhiều chất béo (đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, mỡ động vật,…) được xem là nhóm thực phẩm khó tiêu và gây hiện tượng đầy bụng và khó chịu ở vùng thượng vị.
    • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa.
    • Thực phẩm chứa các chất kích thích (bia, rượu, cà phê, thuốc lá, đồ uống có gas…) làm suy giảm chức năng của đường tiêu hóa.

>>>>>>> Xem thêm: Thực Đơn Dành Riêng Cho Sức Khỏe Của Người Bệnh Trào Ngược

bi-trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi-4

Ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

4.3. Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh –  phương án tốt cho vấn đề “bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”

  • Việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học là một trong những yếu tố giúp đẩy lùi căn bệnh trào ngược dạ dày và nó giúp giải quyết vấn đề Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”
    • Thiết lập thói quen tập thể dục, điều này vừa nâng cao sức khỏe vừa làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
    • Người bệnh nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga,…; không nên quá gắng sức và tập những bài tạo áp lực quá mạnh lên phần bụng và thực quản.
    • Thường ngày sẽ có áp lực đến từ công việc, cuộc sống nhưng mọi người nên cố gắng dành một chút thời gian để thư giãn đầu óc. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này, bản thân được giải tỏa stress và cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
    • Bên cạnh có một chế độ luyện tập hợp lý thì người bệnh cũng cần chú ý đến giấc ngủ của bản thân. Một giấc ngủ đảm bảo chất lượng cũng mang lại một cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Theo nghiên cứu, một giấc ngủ  hợp lý là kéo dài từ 7-8 giờkhông nên đi ngủ sau 11 giờ đêm. Khi ngủ không nên nằm nghiêng sang bên phải vì ngủ tư thế đó sẽ làm tăng áp lực chèn ép lên ổ bụng và có thể làm trào ngược acid dạ dày lên thực quản. Thay vào đó, người bệnh nên nằm gối đầu cao khi ngủ và tư thế ngủ có thể nằm nghiêng sang bên trái hoặc nằm ngửa.
    • Duy trì cân nặng một cách phù hợp không nên để cơ thể thừa cân. Khi xảy ra tình trạng thừa cân thì sẽ tạo áp lực lên toàn cơ thể và lúc này dạ dày bị đẩy lên dẫn đến hiện tượng trào ngược acid dạ dày.
bi-trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi-5

Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp giải quyết vấn đề “Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”

4.4. Áp dụng một số mẹo chữa bệnh trào ngược dạ dày tại nhà – phương án để giải quyết vấn đề “bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”

  • Những người bị trào ngược dạ dày nên làm gì trong điều trị chứng trào ngược dạ dày và hạn chế bệnh tái phát. Dưới đây là một số mẹo vặt thường được dùng để điều trị bệnh tại nhà:
    • Vỏ cam khô và gừng được dùng để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Mọi người có thể dùng vỏ cam khô và gừng để điều trị bệnh bằng cách sau: 
      • Cho vỏ cam khô và gừng vào nồi cùng với 2 bát nước.
      • Sau đó tiến hành đun hỗn hợp trong khoảng 20 phút dưới lửa nhỏ
      • Đun đến khi thấy nước cạn còn đúng bằng một bát nước thì dừng lại.
    • Nghệ và tiêu đen – Hai loại gia vị này rất quen thuộc trong bếp Việt, bên cạnh được dùng để nấu ăn chúng còn được dùng để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Theo nghiên cứu, trong Nghệ có hàm lượng curcumin rất cao, có khả năng trung hòa acid trong dạ dày và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương ở niêm mạc thực quản, vì vậy trào ngược dạ dày cũng được đẩy lùi. Người ta dùng hai nguyên liệu nghệ và tiêu đen để pha nước uống, công thức như sau:
      • Cho 1 thìa tinh bột nghệ và ¼ thìa tiêu đen nguyên hạt vào nước sôi.
      • Đậy kín nắp trong 15 phút.
      • Chờ tinh bột nghệ tan ra thì rót lấy nước uống.
bi-trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi-6

Nghệ và tiêu đen cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày

    • Trà hoa cúc uống trước 30 phút hoặc 1 giờ trước  lúc đi ngủ, nó sẽ làm giảm chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và cân bằng nồng độ acid của dạ dày.
      • Rửa sạch khoảng 10 bông hoa cúc.
      • Đưa hoa cúc đi nấu với trà.
      • Có thể thêm mật ong khi uống trà hoa cúc.
    • Lá tía tô có chứa các chất như glucosid và tanin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cách dùng lá tía tô để làm giảm các triệu chứng như sau:
      • Rửa sạch 300g lá tía tô với nước muối loãng
      • Giã nát lá tía tô sau đó lọc lấy nước cốt.
      • Duy trì uống 2 lần/ ngày và uống trong 15 ngày. Khi uống có thể cho thêm một ít muối để khử mùi tanh nồng của nước cốt.
    • Mật ong: Mật ong chứa các chất chống oxy có tác dụng làm các ổ viêm loét phục hồi một cách nhanh chóng, bên cạnh đó còn có tác dụng kháng khuẩn. Cách sử dụng mật ong cho điều trị bệnh:
      • Cho 4-5 thìa cà phê mật ong vào 250ml nước và khuấy đều.
      • Có thể cho thêm chanh hoặc gừng vào uống kèm.
    • Nha đam: Đây là một nguồn tài nguyên giàu có của các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm với những khả năng ngăn chặn các đòn tấn công của các gốc tự do và cố thủ cho niêm mạc dạ dày. Người ta sử dụng nha đam trong điều trị bệnh bằng cách sau:
      • Gọt sạch vỏ 5 nhánh nha đam, ngâm với nước muối trong 10 phút.
      • Sau đó, xay nhuyễn nha đam với 5ml mật ong.
      • Tiếp theo cho khoảng 500ml nước ấm vào hỗn hợp và trộn đều lên.
      • Mỗi ngày dùng 2 thìa và hỗn hợp có thể bảo quản trong tủ lạnh.
    • Trà gừng: Gừng không chỉ là một gia vị dùng để nấu ăn mà nó còn là một thảo dược tốt. Trà gừng có công dụng làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Mọi người có thể cắt gừng thành từng lát và đun với nước trong 30 phút và nên uống trước bữa ăn để mang lại hiệu quả cao.

>>>>>>> Đọc thêm: Top 10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Nhất Trong Dân Gian

bi-trao-nguoc-da-day-nen-lam-gi-7

Trà gừng góp phần giải quyết vấn đề “Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”

Vậy bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày và đã trả lời được câu hỏi “Bị trào ngược dạ dày nên làm gì?”. Do vậy, khi mọi người cảm thấy ngờ vực vì sự hiện diện của bất kỳ một triệu chứng nào có thể thuộc về trào ngược, mọi người hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra những chẩn đoán chính xác về bệnh. Bên cạnh đó,  bác sĩ còn  tư vấn  cho người bệnh về cách điều trị bệnh một cách hợp lý và khoa học. 

Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Scurma Fizzy qua HOTLINE 18006091 nếu như bạn đang có triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường của dạ dày,…để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091