Bụng Chướng Hơi, Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị

Bụng Chướng Hơi, Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị

Bụng chướng hơi là triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp trong cuộc sống hiện nay. Tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Sau đây hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu bụng chướng hơi là gì, các nguyên nhân gây ra tình trạng bụng chướng hơi, triệu chứng và các cách khắc phục hiệu quả

1. Bụng chướng hơi là bệnh gì?

Bụng chướng hơi còn được biết với cái tên thông thường khác – “đầy bụng”, là hiện tượng xảy ra trong đường ruột khi lượng hơi tăng lên quá mức, do sự rối loạn lên men của vi khuẩn hệ tiêu hóa hoặc do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột.

Tình trạng này dẫn đến hiện tượng bụng bị phình to, căng cứng, có cảm giác nặng nề gây khó chịu ngay cả khi không ăn uống gì.

Nếu hiện tượng này xảy ra do rối loạn tiêu hóa thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, có thể được cải thiện nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Tuy nhiên, rất có thể bạn đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm về tiêu hóa gan mật nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng kéo dài thường xuyên. Lúc này, việc bận nhất định phải làm là tìm đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám cụ thể.

2. Nguyên nhân dẫn đến bụng chướng hơi

Nguyên nhân đầy bụng, chướng hơi rất đa dạng. Bên cạnh những nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, chướng hơi, đầy bụng còn xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm. Do đó bạn không nên xem nhẹ, chủ quan. 

>>>> Xem thêm: Đầy hơi chướng bụng là gì và top 6 nguyên nhân gây bệnh

bung-chuong-hoi-1

Nguyên nhân gây ra chứng bụng chướng hơi

2.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lí

Bụng chướng hơi có mối liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Một số thói quen gây ra tình trạng này có thể kể đến là:

  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, thức ăn tái sống như nem chua, tiết canh, rau sống,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đặc biệt là lỵ amip, vi khuẩn Hp. 
  • Nạp vào cơ thể một lượng lớn thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem phim sẽ vô tình khiến lượng không khí đi vào trong bụng nhiều gây ra tình trạng chướng hơi, đầy bụng.
  • Ăn không đúng giờ hoặc thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no, ăn xong đã nằm khiến bạn cảm thấy nặng nề, khó chịu ở bụng.
  • Ăn kẹo cao su thường xuyên.
  • Sử dụng đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích.

>>>>> Xem thêm: Hp là loại vi khuẩn, mối nguy nào cho sức khỏe có thể gây ra bởi Hp

2.2. Không dung nạp thực phẩm gây bụng chướng hơi

Cũng có một số trường hợp không thể tiêu hóa một thành phần nào đó của thức ăn nên dẫn tới tình trạng chướng hơi, đầy bụng. Ví dụ như các thành phần sau:

  • Lactose: ở trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
  • Fructose: đường có trong hoa quả.
  • Gluten: một dạng protein có trong ngũ cốc.

2.3. Thói quen sinh hoạt phản khoa học

Chế độ sinh hoạt không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đầy bụng, chướng hơi. Lười biếng trong vấn đề vận động, ngồi nhiều một chỗ thường xuyên khiến cho hệ tiêu hóa trở nên trì trệ, ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu hóa thức ăn.

2.4. Tác dụng phụ của một số thuốc 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc trung hòa acid dạ dày tạo ra hơi vô tình khiến lợi khuẩn giảm mạnh trong khi hại khuẩn phát triển, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến các hoạt động của đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, một số người tự ý mua thuốc uống hoặc không tuân theo chỉ định của bác sĩ cũng có thể gây kháng thuốc, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đại tràng yếu đi và suy giảm chức năng.

2.5. Mắc một số bệnh lý

Bụng chướng hơi kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường đôi khi lại là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:

  • Hội chứng ruột kích thích

Còn được gọi với cái tên khác là viêm đại tràng chức năng. Đây là tình trạng ruột bị rối loạn chức năng, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh phổ biến liên quan đến đường ruột, mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

Bụng chướng hơi

Hội chứng ruột kích thích gây ra bụng chướng hơi

  • Hội chứng chậm tiêu chức năng

Hội chứng chậm tiêu chức năng có thể gây ra chướng hơi, đầy bụng. Hội chứng này xảy ra không liên quan tới các tổn thương ở thực thể ở hệ thống tiêu hóa.

Một số triệu chứng đi kèm như là: đầy bụng, khó chịu trong bụng, đau thượng vị… Việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể điều trị triệt để hội chứng này.

>>>>> Xem thêm: Đau thượng vị dạ dày-dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm

  • Rối loạn tiêu hóa

Đây là hiện tượng xảy ra do sự co thắt giữa các cơ trong hệ tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa dẫn đến lượng thức ăn nạp vào cơ thể khó tiêu, ùn tắc trong ruột già, từ đó khiến bạn chán ăn, mệt mỏi.

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị bụng chướng hơi, một trong những bệnh mà bạn có thể mắc chính là trào ngược dạ dày. Đây là hiện tượng lượng acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản đi kèm một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày với những ổ viêm ở dạ dày sẽ khiến quá trình nhào trộn và tiêu thụ thức ăn diễn ra khó hơn so với bình thường. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà bạn có thể nghĩ tới.

>>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và những điều cần biết

  • Viêm đại tràng

Tình trạng tổn thương khu trú hoặc lan tỏa trên niêm mạc đại tràng với các cấp độ và tần suất khác nhau gọi là viêm đại tràng.

Khi bệnh mới chớm nhẹ sẽ xuất hiện những vết viêm gây đau đớn, ở mức độ nặng hơn có thể gây ra những ổ loét, xuất huyết đại tràng.

  • Ung thư đại tràng

Trong trường hợp xấu nhất, tình trạng bụng chướng hơi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng. Bởi vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

2.6. Các yếu tố khách quan

Tâm lý stress, căng thẳng kéo dài, mất ngủ, lo lắng thái quá,… cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bụng chướng hơi.

3. Triệu chứng bụng chướng hơi

  • Chướng bụng

Là hiện tượng bụng bị phình to, căng cứng, có cảm giác nặng nề, khó chịu ngay cả khi không ăn uống gì khiến bạn chán ăn, sợ ăn và mệt mỏi. Điều này xảy ra khi lượng hơi tăng quá mức trong đường ruột.

  • Đầy hơi

Có cảm giác no ở vùng bụng trên, thường xảy ra với hiện tượng xì hơi. Ngoài ra, bạn còn gặp các triệu chứng như vùng ngực và thượng vị khó chịu, tức ngực, buồn nôn nhưng phần lớn không nôn được,…

4. Đối tượng dễ mắc chứng bụng chướng hơi

  • Trẻ em

Do hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, thêm vào đó trẻ thường hay khóc, khi khóc vô tình sẽ khiến lượng không khí đi vào nhiều và thành hơi trong đường ruột nên trẻ em thường dễ bị bụng chướng hơi hơn nhiều so với người lớn.

bung-chuong-hoi-2

Trẻ con thường dễ mắc chứng bụng chướng hơi

Trẻ nhỏ bị bụng chướng hơi thường không thoải mái, quấy khóc, bụng ì ạch, có cảm giác chán ăn, sợ ăn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng.

  • Người già

Ở người già, nguyên nhân gây ra tình trạng bụng chướng hơi là do chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu vận động, hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng,…

Ngoài ra, những người mắc các bệnh về tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt,… cũng có nguy cơ bị bụng chướng hơi thường xuyên.

5. Bụng chướng hơi nên uống thuốc gì?

5.1. Thuốc Tây trị bụng chướng hơi

  • Thuốc chống acid như Aluminum hydroxyde có tác dụng giảm acid dịch vị dư trong dạ dày, cải thiện chứng đầy bụng.
  • Thuốc kháng tiết acid dạ dày như Omeprazole giúp trung hòa lượng acid dịch vị, hỗ trợ giải quyết vấn đề tích khí gây đầy bụng.
  • Thuốc Metoclopramid điều hòa co bóp dạ dày do có chứa dược chất giúp tăng trương lực cơ ở dạ dày, hỗ trợ đẩy thức ăn xuống ruột già, cải thiện hoạt động cho hệ tiêu hóa.
  • Men tiêu hóa: dùng trong trường hợp bụng chướng hơi kéo dài do rối loạn tiêu hóa.

Các loại thuốc trên có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến bụng chướng hơi. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về tình trạng đầy bụng chướng hơi uống thuốc gì để việc điều trị có hiệu quả.

bung-chuong-hoi-3

Thuốc Tây điều trị bụng chướng hơi

5.2. Các mẹo dân gian chữa bụng chướng hơi

  • Chữa bụng chướng hơi bằng quế

Công dụng

Trong cuộc sống hàng ngày, quế là một loại gia vị phổ biến trong gian bếp. Tuy nhiên, quế cũng là một vị thuốc nổi tiếng có tác dụng chữa chướng bụng, khó tiêu. 

Các món ăn có thể kích thích vị giác, mang đến cảm giác dễ chịu cho bạn nhờ việc thúc đẩy tiêu hóa và đào thải lượng khí tích tụ trong dạ dày ra ngoài khi chúng được thêm quế vào trong quá trình chế biến.

Cách thực hiện

Ngoài ra còn có mẹo chữa chướng bụng khác từ quế. Cách làm như sau:

    • Chuẩn bị 250ml nước đã đun sôi, thêm ½ thìa cà phê bột quế vào hòa tan.
    • Gạn lấy phần nước để uống sau khi ăn.
    • Hoặc thêm ½ thìa bột quế vào ly sữa ấm, khuấy tan, uống khi bị chướng bụng, đầy hơi.
  • Túi chườm

Thực hiện động tác chườm nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng, bẹ sườn bằng túi chườm nóng sẽ giúp giảm hiệu quả tình trạng bụng chướng hơi.

Đơn giản hơn, bạn có thể cho nước sôi vào một cái chai và vặn nắp chặt sau đó lăn nhẹ chai nước quanh vùng bụng cũng sẽ giúp cải thiện chứng bệnh này.

  • Lá ổi

Công dụng

Trong lá ổi có chứa chất Tanin làm se niêm mạc ruột, làm giảm dịch nhầy trong dạ dày nên có tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ điều trị chứng bụng chướng hơi. Ngoài ra, vị chát của lá ổi cũng giúp chống lại các vi khuẩn gây chướng khí.

Cách thực hiện

    • Chuẩn bị 7 – 10 lá ổi non, đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng.
    • Xay nhuyễn hoặc giã với 1 ly nước.
    • Chắt lấy nước, có thể thêm vài thìa mật ong cho dễ uống. Uống ngày 2 lần.
  • Bạc hà

Công dụng

Trong lá bạc hà có chứa menthol. Thành phần này có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm tan các khí hơi – nguyên nhân gây bụng chướng hơi.

Cách thực hiện

    • Cho 50g lá bạc hà khô, 50g tinh dầu bạc hà vào 100ml rượu nặng 90 độ.
    • Khi uống cho 5-10 giọt cho vào nước nóng, mỗi ngày uống 3 – 4 lần.
tra-bac-ha

Uống trà bạc hà chữa chứng bụng chướng hơi

  • Trà hoa cúc

Công dụng

Rất nhiều thành phần có chứa bên trong hoa cúc đem tới công dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột, chống viêm tự nhiên và giảm đầy hơi.

Cách tiến hành

Chuẩn bị 1 ít hoa cúc khô hoặc tươi bỏ vào ấm pha trà sau đó đổ nước sôi vào. Đậy nắp kín 15 phút rồi rót ra ly để uống.

  • Rượu táo mèo

Công dụng

Rượu táo không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, hạ mỡ máu, điều trị kiết lị mà còn có khả năng ức chế khuẩn trực trùng lị tuyệt vời là E.coli – một trong những nhân tố gây ra tình trạng bụng chướng hơi.

Cách dùng

Chuẩn bị rượu táo mèo đã ngâm được 1 – 2 tháng. Uống trong bữa ăn. Trước khi uống có thể nhai một vài ngọn lá bạc hà sống. Uống trong vòng 1 – 2 ngày bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Cháo tía tô

Bỏ gạo và nước vào nồi để nấu cháo. Thêm gia vị và bỏ tía tô với hành hoa vào rồi đổ ra bát ăn. Ăn một bát cháo nóng vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện tình trạng bụng chướng hơi.

  • Cần tây

Cần tây được biết đến là một vị thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ các bệnh lý liên quan đến đường ruột, thanh lọc cơ thể và giải độc đường tiêu hóa. 

  • Quả chanh

Buổi sáng, việc uống một ly nước chanh ấm được coi là một thói quen tốt. Bởi nó sẽ hỗ trợ tiêu hóa của bạn nhờ vào vai trò của acid trong quả chanh, giúp kích thích sản sinh acid clohidric – chất làm tiêu thức ăn.

  • Đu đủ

Trong quả đu đủ, loại enzym có màu trắng sữa – papain có khả năng tuyệt vời trong việc giúp cho quá trình tiêu hoá hoạt động được tốt hơn từ đó làm các chất khí hơi ứ đọng được đào thải một cách dễ dàng hơn ra bên ngoài.

Bạn có thể ăn đu đủ chín hoặc đem đu đủ nấu canh,…đều ngon miệng và bổ dưỡng. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày không nên dùng đu đủ.

  • Tỏi

Công dụng

    • Theo nghiên cứu, trong tỏi chứa hàm lượng Allincin lớn giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
    • Ngoài ra, tỏi còn chứa các thành phần khác như Sulfur, Glycosides, Germanium, các loại vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư, kích thích tiêu hóa, giảm chứng bụng chướng hơi.
bung-chuong-hoi-5

Chữa bụng chướng hơi bằng tỏi

Cách tiến hành

    • Cách 1: Chuẩn bị một củ tỏi đem nướng, sau đó bọc chúng vào băng gạc mỏng rồi đặt lên rốn. Sau vài phút, bạn sẽ xì hơi được ngay, lúc này bụng sẽ không khó chịu, cảm giác thoải mái hơn nhiều.
    • Cách 2: Chuẩn bị 30g tỏi, giã nát rồi trộn với 5g đường phèn. Sau đó, đổ 100ml nước ấm vào hỗn hợp trên, khuấy đều cho đến khi đường tan. Chia lượng nước tỏi trên làm 2 phần, uống sau bữa ăn.
  • Hạt tiêu

Công dụng

Ngoài chức năng tạo hương vị cho món ăn, hạt tiêu còn giúp cải thiện triệu chứng đầy bụng nhanh và hiệu quả.

Cách thực hiện

Lấy 1/2 bột tiêu khô cho vào đường và sữa chua. Khuấy đều hỗn hợp và uống ngay sẽ thấy được hiệu quả.

5.3. Chữa bụng chướng hơi bằng thuốc Đông y 

5.3.1. Gừng tươi giúp giảm hiện tượng bụng chướng hơi

Công dụng

Theo Y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh tỳ, phế, vị, với công dụng tiêu đàm, giải độc, phát biểu, kích thích hệ tiêu hóa, tán hàn ôn trung, hành thủy, chữa đầy hơi, chướng bụng.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 củ gừng, đem rửa sạch, gọt vỏ, thái thành lát mỏng. 
  • Đun sôi 100ml nước rồi đổ cốc, thả vài lát gừng xuống, đợi 5 phút rồi uống.

Sau 15-20 phút, cảm giác bụng sẽ thoải mái, dễ chịu hơn.

5.3.2. Khắc phục đầy hơi chướng bụng vỏ quýt khô

Công dụng

Vỏ quýt khô (trần bì) có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, hòa vị, giúp cải thiện chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch vỏ quýt khô bằng nước ấm sau đó đem hãm trong khoảng 15-20 phút.
  • Nên uống trà khi còn nóng và bỏ bã đi.

5.4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, chướng hơi đầy bụng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý. Bạn nên sớm đến gặp bác sĩ nếu chướng bụng, đầy hơi đi kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Chán ăn, thay đổi khẩu vị ăn
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày; đi ngoài ra máu hoặc phân nhầy; phân đen, hình dáng phân bất thường…
  • Táo bón kéo dài
  • Buồn nôn thường xuyên
  • Cân nặng giảm đột ngột
  • Sốt cao
  • Đau bụng dữ dội

6. Cách phòng tránh bụng chướng hơi

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là phương châm được nhiều người làm theo. Vì vậy để khắc phục chứng bệnh này nên có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

6.1. Bụng chướng hơi nên ăn gì, kiêng gì?

an-gi-kieng-gi

Bụng chướng hơi nên ăn gì, kiêng gì?

Theo chuyên gia, nếu tình trạng bụng đầy hơi do nguyên nhân về ăn uống thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống thì tình trạng chướng bụng, đầy hơi sẽ cải thiện đáng kể.

  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp thải độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung chất xơ nhằm ngăn ngừa táo bón, giảm chướng hơi, đầy bụng.
  • Ưu tiên ăn tỏi cùng với nhiều loại trái cây như táo, dứa, cam, bưởi, lê sau những bữa ăn chứa nhiều lượng đạm.
  • Hạn chế ăn thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chua cay, kẹo, bánh ngọt, sữa và các sản phẩm làm từ sữa,…
  • Không nên nhai kẹo cao su thường xuyên vì nó có thể đưa không khí vào bụng dễ dàng, làm nặng thêm chứng đầy hơi.
  • Tránh xa thuốc lá và nước ngọt, đồ uống có cồn, có gas vì chúng gây tích tụ nhiều khí trong dạ dày.

6.2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

6.2.1. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Nên luyện tập thể dục thể thao, các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ, chạy bộ, bơi lội nhằm nâng cao sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng.

Ngoài ra còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp giảm các tình trạng chướng hơi, đầy bụng.

6.2.2. Ăn đúng giờ, đủ bữa

Những thói quen không tốt cho sức khỏe như bỏ bữa, ăn nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện, xem TV vô tình sẽ khiến lượng khí bị nuốt vào nhiều hơn tạo cảm giác đầy bụng, không muốn ăn.

Do đó nên ăn đủ bữa hoặc chia nhỏ các bữa, tránh dung nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể khiến dạ dày không tiêu hóa được gây khó tiêu.

6.2.3. Tạo cho bản thân thói quen ăn chậm nhai kĩ

Ăn chậm, nhai kĩ trước khi nuốt có thể giảm tải quá trình nghiền nát thức ăn trong dạ dày, acid dịch vị không tiết ra quá mức, giảm nguy cơ tích tụ khí thừa.

6.2.4. Luôn giữ tinh thần thoải mái

  • Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đúng lúc, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng để hạn chế tối đa tính trạng chướng hơi, đầy bụng kéo dài.
  • Mặc dù bụng chướng hơi không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khi tình trạng này kéo dài và thường xuyên tái phát, bạn cần sớm đến bệnh viện để thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị triệt để.
  • Tuyệt đối không được tự ý ra các nhà thuốc mua thuốc về uống khi không chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học để có thể cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp kĩ hơn về chứng bụng chướng hơi mà độc giả cần có thêm những lời giải đáp kĩ hơn, hãy liên ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp cho quý độc giả mọi thắc mắc và đồng hành cùng quý độc giả trong các vấn đề sức khỏe.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091