Đau Thượng Vị Dạ Dày, Cảnh Báo Những Căn Bệnh Nguy Hiểm
Hiện nay, có rất nhiều người bị đau hoặc căng tức vùng bụng từ rốn cho tới dưới xương ức. Nhiều bác sĩ nội tiêu hóa đã cho rằng đây là đau thượng vị dạ dày. Chúng ta vẫn cứ nghĩ đây là những cơn đau bụng thông thường nên nhiều người cố lướt qua hoặc tự mua thuốc giảm đau về uống mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy đau thượng vị là gì? Làm thế nào để giảm bớt những cơn đau thượng vị này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.
1. Đau thượng vị dạ dày là gì?
Vùng thượng vị là vùng bụng trung tâm nằm ngay giữa hai bên xương sườn, phía trên rốn và dưới mũi xương ức. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như: ống thực quản, tụy, tá tràng, một phần của gan và một phần của dạ dày.
Đau thượng vị dạ dày là tên gọi của những cơn đau hoặc cảm giác căng tức, khó chịu vùng thượng vị của bụng. Nó thường xảy ra chung với các triệu chứng khác cũng tương đối phổ biến của hệ tiêu hóa. Các triệu chứng này có thể bao gồm ợ chua và đầy hơi.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến đau thượng vị dạ dày
Đau thượng vị dạ dày không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra, đặc biệt là xảy ra sau khi ăn no. Vùng thượng vị là nơi tập trung nhiều cơ quan nên sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau thượng vị này.
Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội, đau quặn hay đau âm ỉ kéo dài. Bởi vì nguyên nhân gây ra cơn đau là khác nhau, rất đa dạng khó xác định. Thế nên cần phải hiểu rõ những nguyên nhân có thể gây ra cơn đau thượng vị để có cách khác phục phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau thượng vị dạ dày:
2.1. Trào ngược acid
Trào ngược acid xảy ra khi acid trong dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Theo thời gian, trào ngược acid liên tục có thể gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi tình trạng trào ngược acid xuất hiện sẽ gây đau ở ngực và cổ họng của bạn. Đồng thời gây khó chịu, căng tức và đau thượng vị. Những cơn đau thượng vị thường xuất hiện kèm một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:
- Ợ nóng, ợ hơi
- Khó tiêu
- Đau họng hoặc khàn giọng
- Ho mạn tính
- Cảm giác có khối u trong cổ họng, nuốt khó
>>>> Tìm hiểu thêm: Axit Trong Dạ Dày Và Những Vấn Đề Xoay Quanh Axit Dạ Dày
2.2. Không dung nạp lactose
Khi cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa chẳng hạn như pho mát hoặc sữa thì đó chính là tình trạng không dung nạp lactose. Bởi lactose là loại chung chứa bên trong các sản phẩm này. Thông thường mỗi khi bạn ăn sữa các triệu chứng sẽ xảy ra. Đây cũng là một trong những tác nhân khá phổ biến gây nên hiện tượng thượng vị dạ dày bị đau.
Chứng không dung nạp lactose bao gồm các triệu chứng phổ biến như:
- Cảm thấy đầy hơi
- Đau dạ dày
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
2.3. Ăn quá nhiều
Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày của bạn bị kéo dãn rộng so với kích thước bình thường. Điều này khiến cho các cơ quan xung quanh phải gánh chịu nhiều áp lực. Áp lực này có thể khiến ruột bị đau, cũng có thể gây khó thở vì phổi có ít chỗ để giãn nở hơn khi bạn hít vào.
Ăn quá nhiều cũng có thể khiến acid và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy những cơn đau thượng vị sau khi ăn trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn bị rối loạn ăn uống liên quan đến việc ăn uống vô độ, nôn mửa nhiều lần sau khi ăn cũng có thể gây ra đau thượng vị dạ dày.
2.4. Thoát vị Hiatal
Thoát vị Hiatal hay còn gọi là thoát vị khe hoành xảy ra khi một phần dạ dày hoặc một cơ quan khác bị đẩy lên phía cơ hoành và vào lồng ngực thông qua lỗ thực quản của cơ hoành. Khi dạ dày trồi lên sẽ gây những cơn co thắt, đau bụng như đau ở vùng thượng vị. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như: khó tiêu, cảm giác nóng trong ngực, ợ hơi lớn, bị kích thích hoặc đau họng.
2.5. Viêm thực quản
Khi các tế bào niêm mạc thực quản bị viêm sẽ dẫn tới tình trạng viêm thực quản. Nếu không được điều trị, viêm thực quản theo thời gian có thể sẽ gây sẹo ở niêm mạc thực quản. Các cơn đau tức cũng từ đó mà ra.
Các triệu chứng của viêm thực quản như:
- Nóng rát ở ngực hoặc cổ họng
- Có vị chua bất thường trong miệng
- Ho khan
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
2.6. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc tổn thương liên tục trong dạ dày. Tình trạng này có thể cấp tính, chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc mãn tính, kéo dài nhiều năm hoặc hơn nếu không được điều trị. Đây là nguyên nhân điển hình gây những cơn đau thượng vị. Cơn đau thượng vị xuất hiện với tần số cao hơn nếu bạn mắc viêm dạ dày.
Viêm dạ dày kèm theo các triệu chứng thường gặp như:
- Đau hoặc khó chịu ở phần bụng trên rốn.
- Buồn nôn
- Nôn ra máu hoặc chất dịch giống bã cà phê
- Đi ngoài phân đen.
2.7. Bệnh loét dạ dày tá tràng
Bệnh loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến và gặp ở mọi đối tượng. Khi niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị tổn thương do các yếu tố tấn công như vi khuẩn hp, acid dạ dày hay sử dụng lâu dài thuốc giảm đau chống viêm sẽ dẫn đến bệnh lý này.
Đau thượng vị là một triệu chứng điển hình của bệnh loét dạ dày tá tràng. Hay nói cách khác loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân gây những cơn đau thượng vị. Dấu hiệu điển hình của những người bị loét dạ dày là buồn nôn, đau thượng vị, dấu hiệu chảy máu như xanh xao, mệt mỏi. Phải hết sức chú ý nếu như bạn đang gặp những tình trạng nêu trên.
>>>> Tìm hiểu thêm: Trên Thị Trường Phổ Biến Nhất Những Loại Thuốc Chữa Loét Tá Tràng Dạ Dày Nào?
2.8. Viêm túi mật hoặc sỏi mật
Đau dạ dày thượng vị có thể phát triển hơn khi túi mật của bạn bị viêm do sỏi mật chặn sự mở của túi mật. Tình trạng này gọi là viêm túi mật và nó gây đau đớn, có thể phải nhập viện hoặc phẫu thuật.
Viêm túi mật có thể bao gồm các triệu chứng phổ biến như sau:
- Không có cảm giác thèm ăn
- Đau dữ dội xung quanh túi mật (đau vùng phía trên bên phải của dạ dày)
- Buồn nôn
- Đầy hơi
- Sốt cao
- Da có màu vàng (vàng da)
- Phân màu đất sét
2.9. Khi mang thai bị đau dạ dày thượng vị
Đau nhẹ vùng thượng vị thường xảy ra khi bạn đang mang thai, do thai càng ngày càng lớn gây áp lực cho vùng bụng. Nó cũng phổ biến do những thay đổi do nội tiết tố và tiêu hóa. Bạn cũng có thể bị ợ chua khi đang mang thai.
Tuy nhiên, đau thượng vị đáng kể trong thai kỳ đôi khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật. Tình trạng này đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì nó có thể đe dọa tính mạng của mẹ và bé nếu nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ quan sát chặt chẽ, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để loại trừ đây là nguyên nhân gây đau thượng vị.
3. Những triệu chứng nào khác có thể xảy ra cùng với cơn đau thượng vị dạ dày?
Một số người bị đau vùng thượng vị nhẹ xuất hiện sau khi ăn và giảm đi nhanh chóng, trong khi những người khác có thể có cảm giác nóng rát dữ dội ở bụng, ngực và cổ khiến giấc ngủ trở nên khó khăn. Có rất nhiều vấn đề tiêu hóa phổ biến liên quan đến đau thượng vị, cũng như một loạt các bệnh lý tiềm ẩn khác có thể gây đau ở khu vực này.
Các triệu chứng khác có thể đi kèm cùng với đau thượng vị dạ dày, chúng thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng cơ bản. Các triệu chứng tiêu hóa có thể xảy ra cùng với đau thượng vị là:
- Đau bụng
- Bụng sưng hoặc căng đầy hơi
- Ợ hơi
- Cảm giác ngực trên hoặc ở bụng nóng rát
- Táo bón, tiêu chảy
- Buồn nôn không hoặc có kèm theo cả nôn
- Đau ở ngực trên
Trong một số trường hợp, triệu chứng đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc tình trạng nghiêm trọng. Hãy đến ngay bệnh viện nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng sau đây:
- Đau ngực, tức ngực, đánh trống ngực
- Đau xuống vai và cánh tay
- Gặp các vấn đề về hô hấp như thở gấp, thở khò khè, khó thở, không thở được hoặc nghẹt thở.
- Nôn ra máu hoặc trong dịch nôn có chất màu như bã cà phê.
4. Đau thượng vị dạ dày cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào
Đau thượng vị dạ dày là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên vì dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng thông thường khác nên mọi người thường bỏ qua. Nhẹ là những rối loạn tiêu hóa bình thường, nếu nặng hơn là các bệnh lý hệ tiêu hóa hay thậm chí là ung thư. Chính vì vậy không được chủ quan trước những cơn đau bất thường dù là nhỏ nhất.
Một số bệnh lý được cảnh báo bằng những cơn đau thượng vị dạ dày có thể gặp dưới đây.
4.1. Trào ngược dạ dày
Đau thượng vị dạ dày là một trong những đặc điểm biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Với những triệu chứng rất mơ hồ không có nhiều khác biệt với các bệnh dạ dày khác như đau thượng vị âm ỉ, đầy bụng hay khó tiêu, ợ chua, buồn nôn nên nhiều người thờ ơ với những cơn đau vùng thượng vị, khi phát hiện thì bệnh đã nặng rồi.
Đau thượng vị tự nó thì không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng, mà chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên nếu đau vùng thượng vị đi kèm với những triệu chứng khác, ví dụ như ợ chua ợ hơi, thì đó là dấu hiệu của một tình trạng cần được điều trị y tế. Ở đây là thực quản dạ dày trào ngược bệnh lý.
>>>> Tham khảo ngay: Uống Thuốc Gì Cho Hiệu Quả Nhất Trong Trường Hợp Bạn Bị Trào Ngược?
4.2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Những cơn đau âm ỉ, bỏng rát hay đau quặn vùng bụng trên rốn và dưới mũi xương ức xuất hiện thường xuyên hơn. Những cơn đau bụng vùng thượng vị này có tính chất chu kỳ, thường đau sau bữa ăn. Đợt đau kéo dài vài tuần rồi hết, có thể gặp lại cơn đau sau vài tháng hoặc một năm. Thời gian về sau, những cơn đau mất dần tính chu kỳ và bệnh nhân gặp với tần suất nhiều hơn.
Đây cũng là dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi có những cơn đau vùng thượng vị, đừng lơ là nó đi mà hãy thật cẩn trọng vì đó cũng chính là lời cảnh báo cho những bệnh lý tiềm ẩn khác mà bạn có thể không biết.
4.3. Các bệnh viêm cấp: Viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp và viêm tụy cấp
Nếu tự nhiên những cơn đau cấp tính xuất hiện đột ngột thì rất có thể bạn đang gặp phải một trong các tình trạng sau: ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp hay viêm tụy cấp. Cơn đau bụng vùng thượng vị đau lan cả sang sau lưng một cách dữ dội, không có dấu hiệu giảm đi mà càng đau nặng hơn. Nếu gặp phải tình trạng này hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán chính xác cơn đau do bệnh lý nào gây ra.
4.4. Ung thư dạ dày
Như đã biết, đau thượng vị là một trong những đặc điểm biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, viêm túi mật… Trong đó, nghiêm trọng nhất phải kể đến ung thư dạ dày. Mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng vẫn cần phải lưu ý. Ung thư dạ dày cũng đau tức thượng vị, đau âm ỉ, đây dấu hiệu sớm để nhận biết ung thư dạ dày. Để phát hiện và điều trị kịp thời cần chú ý những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.
4.5. Các bệnh lý gan mật
Vùng thượng vị là phần trung tâm của ổ bụng nên là nơi tập trung nhiều cơ quan khác nhau. Bên cạnh các bệnh lý liên quan đến dạ dày thì những cơn đau vùng thượng vị cũng cảnh báo một số bệnh lý gan mật.
Chẳng hạn như cơn đau quặn mật, báo động cho sỏi mật sẽ có cơn đau thượng vị thoáng qua lan lên vai hoặc xuyên ra sau lưng, đau hạ sườn phải sau đó sẽ có cơn đau của sỏi mật rất dữ dội khiến người bệnh khó có thể chịu nổi.
Với bệnh áp xe gan, xuất hiện cơn đau cùng với triệu chứng sốt, đau, gan to, ấn vào kẽ sườn thấy đau.
>>>> Đọc thêm: Có Nguy Hiểm Không Nếu Dịch Mật Bị Trào Ngược?
4.6. Viêm ruột thừa
Những cơn đau ruột thừa cần phải phát hiện kịp thời để điều trị nếu không sẽ rất nguy hiểm đối với người bệnh. Triệu chứng thường thấy của bệnh là những cơn đau thượng vị dạ dày kèm theo sốt nhẹ trước khi đau di chuyển xuống vùng hố chậu phải.
5. Làm thế nào để giảm bớt những cơn đau thượng vị dạ dày
Người gặp các bệnh lý hệ tiêu hóa nói chung và những bệnh nhân đau thượng vị dạ dày nói riêng đều phải chịu đựng những cơn đau đớn, có thể đau âm ỉ dai dẳng, cũng có thể đau dữ dội, căng cứng bụng nên rất là khó chịu. Những cơn đau không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của mọi người. Vì thế chúng tôi rất quan tâm đến việc làm như thế nào để giảm bớt những cơn đau thượng vị này. Những trường hợp đau do bệnh lý thì phải điều trị bệnh kết hợp dùng thuốc, bên cạnh đó kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện rất nhiều tình trạng do cơn đau gây ra.
5.1. Biện pháp dùng thuốc
Nếu nguyên nhân gây đau do các bệnh lý về dạ dày thì phải đến gặp các bác sĩ để điều trị phù hợp với bệnh. Bạn có thể dùng các thuốc để giảm tiết acid dạ dày hay trung hòa lượng acid tiết ra như: thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, rabeprazol, lansoprazol, pantoprazol…); thuốc kháng acid; thuốc làm giảm sản xuất acid (cimetidin, famotidin…) hoặc sử dụng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cố gắng không sử dụng các thuốc giảm đau nhóm NSAID để tránh tác dụng không mong muốn trên dạ dày.
Nếu một tình trạng tiềm ẩn như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), barrett’s thực quản gây đau thượng vị thì bạn có thể dùng thuốc để điều trị những tình trạng này. Việc điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nguyên nhân.
5.2. Chế độ ăn cho người đau thượng vị dạ dày
Trong những trường hợp đau do rối loạn tiêu hóa liên quan đến thói quen ăn uống thì chỉ cần thay đổi một chế độ ăn phù hợp sẽ làm giảm những cơn đau thượng vị dạ dày.
Nếu một số loại thực phẩm có vẻ gây ra cơn đau của bạn, hãy cố gắng không ăn chúng. Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng các triệu chứng bệnh dạ dày. Hạn chế thực phẩm chiên và cay nóng, thức ăn quá nhiều chất béo và thực phẩm có hàm lượng acid cao như cà chua, cam, bưởi, chanh.
Ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt, tránh ăn những đồ ăn quá cứng sẽ không tốt cho hoạt động co bóp của dạ dày.
Không nên uống rượu vì nó có thể kích ứng dạ dày.
Không sử dụngcaffein hoặc sử dụng thuốc lá. Những yếu tố này có thể trì hoãn việc chữa lành và làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Không ăn nhiều bữa trước khi đi ngủ, ngủ cách bữa ăn từ 2-3h.
Kết luận: Đau thượng vị dạ dày là một tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể gặp. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau này hay chính những cơn đau là một cảnh báo sớm các bệnh lý tiềm ẩn khác mà mọi người thường bỏ qua. Nếu phát hiện chính xác các nguyên nhân và được điều trị phù hợp thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Hy vọng với những thông tin bổ ích chúng tôi nêu ra sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về đau thượng vị dạ dày để có thể cải thiện sức khỏe tốt nhất cho bản thân và những người xung quanh.
Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các dược sĩ, bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn miễn phí và giải đáp tất cả những thắc mắc về những vấn đề liên quan đến đau thượng vị dạ dày.