Cách Trị Viêm Loét Dạ Dày, Tổng Hợp Những Cách Điều Trị Hay

Cách Trị Viêm Loét Dạ Dày, Tổng Hợp Những Cách Điều Trị Hay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, tùy vào từng nguyên nhân thì sẽ có các cách trị viêm loét dạ dày phù hợp. Tuy đây là một căn bệnh phổ biến và không xa lạ đối với mọi người nhưng nếu không có cách trị viêm loét dạ dày phù hợp thì sẽ có những biến chứng nặng nề về sau. 

 cach-tri-viem-loet-da-day-1

Viêm loét dạ dày

Mục tiêu chung trong cách trị viêm loét dạ dày là làm lành vết loét. Các mục tiêu khác sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các biến chứng và tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách trị viêm loét dạ dày phổ biến và hiệu quả.

1. Cách trị viêm loét dạ dày không dùng thuốc

Cách trị viêm loét dạ dày dễ dàng, mang lại hiệu quả lớn là thay đổi lối sống của bệnh nhân. Việc thay đổi lối sống sẽ giảm thiểu các yếu tố nguy cơ làm viêm loét nặng hơn và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể gây nặng thêm bệnh hoặc gây tái phát như:

  • Không hút thuốc lá (kể cả là chủ động hay thụ động).
  • Không nên sử dụng các thức uống thực phẩm chứa cồn như rượu bia.
  • Giảm lo âu, căng thẳng, stress. Không tự ý sử dụng các thuốc NSAIDs.
  • Hạn chế một số loại thực phẩm cay, nóng và cafein.

Ngoài ra, để giảm các cơn đau thì những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần phải ăn uống đầy đủ chất, đủ bữa và đúng giờ, nếu được hãy ăn vào các giờ cố định trong ngày. Nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng giúp bệnh nhân đỡ đau và dễ tiêu hóa.

2. Cách trị viêm loét dạ dày bằng thuốc

Cách trị viêm loét dạ dày chung là làm lành vết loét bằng cách lập lại cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố hủy hoại. Cụ thể là giảm các yếu tố hủy hoại như giảm tiết hoặc trung hòa acid dạ dày, diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori nếu có và tăng cường yếu tố bảo vệ như bổ sung các chất bảo vệ niêm mạc, prostaglandin.

2.1. Thuốc giảm tiết acid dạ dày

Thuốc thường được sử dụng nhất trong cách trị viêm loét dạ dày là các thuốc ức chế sự tiết acid dịch vị.

2.1.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Các thuốc PPI ngăn tiết acid dạ dày bằng cách ức chế bơm H+/K+-ATPase không thuận nghịch. Các thuốc này ngăn ngừa quá trình tiết acid cơ bản và tiết acid do bị kích thích bởi thức ăn. Sau khi dùng thuốc, tác dụng giảm tiết acid sẽ tăng dần và đạt ổn định sau 3-4 ngày, tùy thuộc vào số lượng bơm proton bị ức chế.

Do sự ức chế là không thuận nghịch, bơm proton sau khi bị ức chế cần khoảng 24 giờ sau mới hoạt động trở lại nên có thể chỉ cần dùng thuốc 1 lần/ngày trong. Khi có vi khuẩn H.Pylori hay điều trị hội chứng Zollinger-Ellison hay phòng ngừa biến chứng do viêm loét dạ dày thì dùng liều cao 2 lần/ngày.

Các PPI là tiền dược, sau khi uống sẽ được hấp thu vào máu và chỉ hoạt hóa trong môi trường acid. Thuốc chỉ ức chế các bơm proton đang hoạt động nên cần uống thuốc trước ăn 30-60 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngày nay người ta đã bào chế ra nhiều dạng thuốc để thích hợp trên nhiều bệnh nhân như: viên bao tan trong ruột, dạng cốm cho trẻ em, dạng tiêm truyền tĩnh mạch, và bào chế bằng công nghệ vi hạt MUPS có thể bẻ nhỏ.

Một số hoạt chất của thuốc PPI là:

  • Dexlansoprazole
  • Omeprazole
  • Rabeprazole
  • Esomeprazole
  • Lansoprazole
  • Pantoprazole

2.1.2. Thuốc kháng histamin H2

Một cơ chế khác trong cách trị viêm loét dạ dày bằng cách giảm tiết acid dịch vị là cạnh tranh gắn trên thụ thể histamin H2 ở tế bào viền dạ dày. Hiệu quả kháng tiết acid của thuốc đã được chứng minh là tương đương nhau khi uống nhiều lần trong ngày hay uống 1 lần/ngày. Khi sử dụng 1 lần/ngày thì hiệu quả giảm tiết acid vào ban đêm là tốt nhất.

Tuy nhiên nhược điểm của thuốc là bị dung nạp sau 3-5 ngày sử dụng, do đó nó ít được ưu tiên sử dụng hơn PPI. Với những bệnh nhân suy gan thì lại ưu tiên dùng thuốc kháng H2 vì thuốc thải trừ chủ yếu qua thận.

Một số hoạt chất của thuốc kháng histamin H2 là:

  • Cimetidine
  • Nizatidine
  • Ranitidine
  • Famotidine

2.1.3. Thuốc cạnh tranh K+

Là một loại thuốc kháng tiết acid mới với cơ chế ngăn dòng ion K+ trao đổi với H+ tại bơm proton làm ức chế hoạt động của bơm proton, sự ức chế là thuận nghịch. Ưu điểm của thuốc cạnh tranh K+ Vonoprazan so với PPI là không cần môi trường acid để hoạt hóa, thuốc có tác dụng nhanh hơn và ức chế được cả bơm proton ở trạng thái hoạt động và trạng thái nghỉ.

Tuy nhiên thuốc mới chỉ được nghiên cứu tại Nhật Bản, các vùng dân số khác còn rất ít.

2.1.4. Thuốc kháng acid (Antacid)

Một cơ chế khác trong cách trị viêm loét dạ dày là trung hòa môi trường acid ở dạ dày nhờ thuốc antacid là thuốc có tính kiềm yếu. Thuốc này có tác dụng nhanh nhưng ngắn nên thường sử dụng 4-7 lần/ngày vào khoảng 1 giờ, 2 giờ sau bữa ăn, có thể uống 1 liều trước khi đi ngủ.

Các thuốc antacid được sử dụng phổ biến hiện nay là dạng muối của magie và hoặc nhôm.

2.2. Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ngoài việc ức chế sự tiết acid thì cách trị viêm loét dạ dày khác là tăng cường các yếu tố bảo vệ tại niêm mạc như lớp nhầy prostaglandin, bicarbonat.

2.2.1. Sucralfat

Sucralfat có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, đặc biệt là tại vết loét tạo điều kiện cho quá trình lành các vết loét dạ dày-tá tràng. Tuy nhiên thuốc này ít được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do thuốc cần uống nhiều lần trong ngày (2-4 lần) làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn, đồng thời việc tạo lớp màng cũng gây cản trở sự hấp thu của các thuốc đường uống khác.

2.2.2. Misoprostol

Misoprostol có tác dụng ức chế tiết acid trung bình và kích thích tiết chất nhầy, bicarbonat làm tăng yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Misoprostol còn có tác dụng làm lành vết loét tương đương với thuốc kháng H2 hay sucralfat khi dùng liều cao. Tuy nhiên thuốc này bị chống chỉ định với phụ nữ có thai vì kích thích co bóp tử cung.

2.2.3. Bismuth

Bismuth có tác dụng làm lành vết loét dạ dày nhờ tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori và kích thích tổng hợp prostaglandin bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc là phân đen, có thể có răng đen và lưỡi đen khi nhai hay uống. Tuy nhiên các hiện tượng này sẽ hết khi ngừng thuốc. 

3. Cách trị viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc dân gian 

Mặc dù khoa học ngày càng phát triển, thuốc tây y càng được phổ biến trong cách trị viêm loét dạ dày nhưng bên cạnh đó thì sử dụng thuốc tây để điều trị viêm loét dạ dày cũng có nhiều tác dụng phụ như có cảm giác nóng rát ở dạ dày, có hiện tượng nhờn thuốc, không đáp ứng điều trị, chỉ điều trị triệu chứng chứ không trị dứt điểm nguyên nhân.

Từ ngày xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng các loại thảo dược để trị những bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày. Việc sử dụng các loại thảo dược, các vị thuốc nam sẽ có thể hạn chế được các tác dụng không mong muốn của thuốc tây y.

Các loại thảo dược này dễ dàng tìm được ở xung quanh nơi ở, trong vườn nhà, có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc đã phơi khô tùy vào từng bài thuốc. Ngoài ra, chi phí của các thảo dược khá rẻ nên hầu hết các đối tượng đều có thể sử dụng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nóng Rát Dạ Dày, Làm Gì Để Giải Quyết Được Ngay Tại Nhà?

3.1. Sử dụng lá mơ lông để trị viêm loét dạ dày

Lá mơ lông hay còn gọi là mơ tam thể là một trong những gia vị quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày. Ngoài ra, lá mơ lông còn được xem là một cách trị viêm loét dạ dày hiệu quả, đơn giản. Theo đông y, lá mơ lông có tính lương, vị đắng, quy vào kinh tỳ vị, có công năng thanh nhiệt, giải độc nên được sử dụng để trị viêm loét dạ dày.

Có thể dùng mơ lông bằng các cách sau để trị viêm loét dạ dày:

  • 20 lá mơ lông tươi, rửa sạch ngâm muối trong vòng 10 phút. Xay nhuyễn cùng với 10ml nước. Vắt lấy nước uống. Ngày uống một lần vào lúc bụng đói.
  • 10 lá mơ lông tươi, rửa sạch ngâm nước muối. Thái sợi, trộn đều với 1 quả trứng gà, hấp hoặc chiên rồi dùng trực tiếp. Sử dụng một tuần 3 lần.
Cach-tri-viem-loet-da-day-3

Lá mơ lông

3.2. Sử dụng nghệ để trị viêm loét dạ dày

Một cách trị viêm loét dạ dày phổ biến, được nhân dân biết đến nhiều hiện nay là sử dụng nghệ để trị viêm loét dạ dày. Trong nghệ có chứa một thành phần hoạt chất là curcumin, có công dụng kháng viêm, tái tạo tế bào mới, nên có tác dụng rất tốt trong việc bao vết loét, làm lành vết loét do đó mà nghệ được sử dụng như một thần dược trong việc chữa viêm loét dạ dày.

Có thể dùng nghệ bằng cách sau để trị viêm loét dạ dày:

120g nghệ tươi, pha thêm 30ml mật ong nguyên chất. Được hỗn hợp đồng nhất, nặn hỗn hợp thành từng viên, cho vào hũ thủy tinh sạch để bảo quản. Ngày chia thành 3 lần, mỗi lần một viên. Uống liên tục từ 7 đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3.3. Sử dụng mật ong để trị viêm loét dạ dày

Mật ong cũng là một trong những cách trị viêm loét dạ dày vô cùng hiệu quả. Được biết như là một kháng sinh tự nhiên, với các đặc tính như kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong dạ dày, mật ong được nhân dân sử dụng nhiều trong việc điều trị viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, nhờ có khả năng điều hòa tình trạng tiết acid của dạ dày, cùng với đó là các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, E nên mật ong giúp hạn chế được cơn đau dạ dày do các vết loét gây ra.

Có thể dùng mật ong bằng cách sau để trị viêm loét dạ dày:

1 thìa cà phê mật ong hòa thêm 70ml nước ấm, uống trực tiếp vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

3.4. Sử dụng nước dừa để trị viêm loét dạ dày

Trong nước dừa có một thành phần là acid lauric, là một chất có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, có tác dụng bảo vệ niêm mạc rất tốt, thêm vào đó nước dừa có chứa các loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C nên chúng được sử dụng trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục viêm loét dạ dày.

Có thể dùng nước dừa bằng các cách sau để trị viêm loét dạ dày:

  • Lấy nước dừa đun sôi rồi uống trực tiếp khi còn ấm, một ngày một quả, kiên trì đều đặn sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Lấy cùi dừa, xay nhuyễn thành bột.
  • Cho cùi dừa đã nghiền vào nồi, thêm 200ml nước, đun sôi trong vòng 15 phút đến khi thấy hỗn hợp sệt. Sau đó lọc lấy nước cốt dừa.
  • Tiếp tục đun nước cốt dừa vừa lọc trên lửa nhỏ đến khi thấy có màu vàng mịn.
  • Để nguội, bảo quản trong hũ thủy tinh. Một ngày dùng một lần, mỗi lần lấy 1 thìa dầu dừa pha với 30ml nước ấm, uống trực tiếp.
  • Sử dụng liên tục trong vòng 15 ngày để tình trạng được cải thiện.

3.5. Sử dụng lá trầu không để trị viêm loét dạ dày

Theo đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm có công dụng kháng khiêm, chống khuẩn nên đây cũng là một cách trị viêm loét dạ dày dân gian mà nhân dân hay sử dụng.

Có thể dùng lá trầu không bằng các cách sau để trị viêm loét dạ dày:

  • 2 lá trầu không tươi rửa sạch, để ráo. Nhai trực tiếp, áp dụng liên tục để đạt được hiệu quả mong muốn.
  • 6 lá trầu không tươi rửa sạch, vò nát. Hòa với 300ml nước sau đó đun sôi. Dùng nước trầu không thay thế cho nước lọc, nên uống sau bữa ăn 1 giờ.
 cach-tri-viem-loet-da-day-2

Lá trầu không

3.6. Cách trị viêm loét dạ dày bằng bằng nha đam

Một loại dược liệu khác có trong các cách trị viêm loét dạ dày là nha đam. Trong nha đam có một lượng lớn glycoprotein, là một chất có khả năng chống viêm, giảm đau, làm mau lành vết thương, thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra trong gel của nha đam có các acid amin, vitamin B, C có công dụng giải độc, thanh nhiệt, làm giảm cảm giác đau rát dạ dày, nên từ xưa nhân dân ta đã rất biết cách áp dụng nha đam như một loại thần dược để làm lành các vết thương, trong đó có viêm loét dạ dày.

Có thể dùng nha đam bằng các cách sau để trị viêm loét dạ dày:

  • Lấy phần thịt của một nhánh nha đam, rửa sạch, ép lấy nước uống. Dùng hàng ngày để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Cắt một nhánh nha đam 10cm, lấy phần thịt, rửa sạch, ép lấy nước cốt. Thêm 30ml mật ong, trộn đều, dùng trực tiếp. Dùng trong vòng 1 tháng liên tục.

>>>> Tham khảo thêm: Sử Dụng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất Để Trị Viêm Loét Dạ Dày

Cach-tri-viem-loet-da-day-5

Nha đam

3.7. Sử dụng lá vú sữa để trị viêm loét dạ dày

Quả vú sữa được nhiều người biết đến là một loại trái cây thơm ngon, nhưng ít ai biết rằng lá vú sữa còn được sử dụng như một cách trị viêm loét dạ dày vô cùng hữu ích.

Trong lá vú sữa có chứa những chất như acid malic, vitamin B, chất xơ, protein với hàm lượng cao. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, tiêu diệt vi khuẩn, giảm tiết acid dịch vị nên lá vú sữa được sử dụng để trị viêm loét dạ dày.

Có thể dùng lá vú sữa bằng cách sau để trị viêm loét dạ dày:

12g lá vú sữa khô, thêm 1 lít nước rồi đun sôi trong 20 phút. Mỗi ngày uống 2 lần, dùng liên tục để thấy tình trạng được cải thiện.

la-vu-sua

Lá vú sữa

3.8. Cách trị viêm loét dạ dày bằng chuối xanh 

Chuối là một thực phẩm phổ biến mà gia đình nào cũng có sử dụng. Cả chuối chín và chuối xanh đều có rất nhiều công dụng trị bệnh khác nhau. Trong đó, chuối xanh được biết đến như một cách trị viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả mà lại ít tốn kém.

Theo y học cổ truyền, chuối xanh có tính mát, vị chát, có công dụng tăng tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn việc acid ăn mòn niêm mạc, khắc phục được các triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Trong chuối xanh còn có chất xơ, các vitamin có tác dụng giảm đau, làm mau lành vết thương.

Có thể dùng chuối xanh bằng cách sau để trị viêm loét dạ dày:

  • 1 quả chuối xanh, rửa sạch, gọt sạch vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào nước ngâm 30 phút để bớt mủ, vớt ra để ráo. Ăn trực tiếp cùng với cơm nóng, dùng 3-4 lần trong tuần.
  • 2 quả chuối xanh, rửa sạch, gọt sạch vỏ, thái lát mỏng, sấy hoặc phơi khô dược liệu rồi tán thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh.
  • Mỗi ngày dùng hai lần, mỗi lần lấy 15g bột chuối xanh, hòa với 1 cốc nước ấm vừa đủ, uống trực tiếp. Dùng liên tục trong 1 tháng để thấy được hiệu quả tốt nhất.
CHUOI-XANH-8

Chuối xanh

Viêm loét dạ dày là một bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện đại, hầu như người ở lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm loét dạ dày. Lối sống không lành mạnh, thường xuyên bị căng thẳng mệt mỏi, ăn những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày, tác dụng phụ của một số loại thuốc đều là những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày hoặc làm cho căn bệnh này ngày một trầm trọng thêm. Có nhiều cách trị viêm loét dạ dày vô cùng hiệu quả, có thể sử dụng các thuốc tây y hoặc các loại thảo dược rất đỗi quen thuộc với mỗi gia đình.

>>>> Tìm hiểu thêm: Nên Ăn Gì Để Nhanh Hết Bệnh Viêm Loét Dạ Dày?

Bài viết này cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về viêm loét dạ dày, nguyên nhân nào gây ra viêm loét, triệu chứng nhận biết nó như thế nào và cách trị viêm loét dạ dày nào là hiệu quả, phù hợp với mỗi cá nhân. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể tìm được một cách trị viêm loét dạ dày riêng cho bản thân mình. Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091