Cách Điều Trị Hp Dạ Dày Hiện Nay Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Cách Điều Trị Hp Dạ Dày Hiện Nay Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Hiện nay những bệnh lý liên quan đến dạ dày rất thường gặp trong đời sống. Và một trong những lý do có liên quan tới đó là do nhiễm vi khuẩn Hp. Vậy vi khuẩn này là gì? Tại sao lại gây bệnh viêm loét dạ dày? Cách điều trị hp dạ dày như thế nào là hiệu quả, nhanh chóng và không bị tái phát trở lại ?… Hãy để các chuyên gia, dược sĩ, bác sĩ của Scurma Fizzy giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc bằng bài viết dưới đây nhé!

1.Những vấn đề liên quan đến điều trị hp dạ dày

1.1.Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp hay còn gọi là H.pylori có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Cách đây chưa đầy 3 thập kỷ, Robin Warren và Barry Marshall đã xác định chính xác vi khuẩn Helicobacter pylori bằng cách nuôi cấy từ các mẫu sinh thiết dạ dày. Năm 2005, Marshall và Warren đã được trao giải Nobel Y học vì đã phát hiện ra và xác định được vai trò của nó trong bệnh loét dạ dày tá tràng. 

H.pylori là vi khuẩn gram âm, dạng xoắn, vi hiếu khí. Sống trên lớp tế bào niêm mạc dạ dày. Hoạt động của H.pylori phụ thuộc vào pH (chỉ số đánh giá môi trường acid/kiềm) dạ dày, sinh trưởng tốt ở pH từ 3-7, khi pH >7 thì sẽ ngưng hoạt động và chuyển sang trạng thái thể hạt hay thể ngủ.

1.2.Cơ chế gây bệnh dạ dày của vi khuẩn Hp

H.pylori là tác nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến nhất (chiếm khoảng 60% các nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng) và hơn 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn này. Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở các nước phát triển thấp hơn so với các nước đang hoặc kém phát triển. Tại Việt Nam trong dân số ước tính khoảng 70,3% nhiễm H.pylori theo khảo sát năm 2015. 

H.pylori sống trên lớp niêm mạc dạ dày, dưới lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Vì môi trường acid dạ dày có pH từ 1-2 nên để phát triển được H.pylori tiết ra enzyme Urease giúp li giải ure thành amoniac (NH3), trung hòa acid xung quanh khu vực vi khuẩn sinh sống, bảo vệ vi khuẩn khỏi acid dịch vị tấn công. NH3 cũng là chất gây độc cho tế bào biểu mô dạ dày, góp phần gây viêm và loét dạ dày. Ngoài ra vi khuẩn còn tiết ra enzyme Protease, Lipase phân hủy lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, niêm mạc bị acid dạ dày tấn công. Mặt khác, khả năng bám dính của vi khuẩn lên lớp niêm mạc giúp độc tố xâm nhập vào tế bào thuận lợi hơn từ đó xuất hiện các phản ứng viêm, kích thích phóng thích cytokine và các chất trung gian hóa học làm trầm trọng phản ứng viêm tại dạ dày, càng làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn. Nếu H.pylori ở hang vị sẽ kích thích tiết gastrin, làm tăng tiết acid dịch vị.

Trên vi khuẩn H.pylori nào có sự hiện diện của gen CagA (cytokine-associated gene A ) và VacA (vacuolating cytotoxin) sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày – tá tràng, thậm chí cả nguy cơ ung thư dạ dày. Vi khuẩn H.pylori ở trạng thái ngủ sẽ không gây bệnh nhưng sẽ hoạt động trở lại khi điều kiện thuận lợi. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tái phát loét dạ dày – tá tràng nên cần lưu ý điều trị tuân thủ đúng, đủ phác đồ.

>>>Xem thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị

điều trị hp dạ dày

1.3.Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua những con đường nào?

Đường lây truyền của vi khuẩn H.pylori chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Các con đường lây nhiễm thường gặp của Hp dạ dày là đường miệng – miệng, đường miệng – dạ dày, đường dạ dày – dạ dày, đường phân – miệng.

 

Đường miệng – miệng : đây là con đường lây nhiễm phổ biến của H.pylori. Theo một số nghiên cứu thì vi khuẩn Hp không chỉ có ở dạ dày, tá tràng mà còn hiện diện trong khoang miệng, trên kẽ răng, mảng bám của người. Khi chúng ta dùng chung bát, đũa, thìa, bàn chải, ly,… vi khuẩn sẽ từ miệng bám vào bề mặt dụng cụ chưa được làm sạch kỹ đó sẽ lây truyền sang người khác. Ngoài ra còn có thể lây trực tiếp từ miệng sang miệng khi hôn nhau hay từ người lớn khi mớm cho trẻ con ăn. 

Đường miệng – dạ dày : tỷ lệ lây nhiễm bằng con đường này ít hơn đường miệng – miệng nhưng với tỷ lệ bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhiều như hiện nay thì đây cũng không phải con đường quá hiếm gặp. Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… làm trào các dịch trong dạ dày lên hầu, họng, miệng vô tình mang theo cả vi khuẩn Hp nếu có nên khi ăn uống chung cũng có thể lây truyền cho người khác. Nhưng việc này có thể kiểm soát được một cách hiệu quả bằng cách chú ý vệ sinh răng miệng, họng thường xuyên, hạn chế ăn uống dùng chung dụng cụ cá nhân.

Đường dạ dày – dạ dày : thường lây bằng đường này là do các dụng cụ nội soi, dụng cụ lấy dịch từ dạ dày bệnh nhân chưa được vệ sinh kỹ càng dẫn tới việc lây từ người này sang người khác mà không hề hay biết. Vì vậy nên chú ý thăm khám tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng và vệ sinh để không tiền mất tật mang.

Đường phân – miệng : người bị nhiễm H.pylori trong phân họ có một lượng lớn vi khuẩn này nên sau khi đi vệ sinh nếu không rửa tay sạch sẽ có thể lây truyền đi và ruồi, muỗi, chuột, gián,.. cũng là tác nhân gián tiếp lây truyền vi khuẩn này. 

1.4.Vi khuẩn này có thực sự có hại cho con người?

Đa số mọi người đều có vi khuẩn Hp đang hiện diện trong cơ thể. Nhưng không phải ai cũng phải điều trị hp dạ dày. Theo một số nghiên cứu cho thấy bình thường vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn cộng sinh không gây hại nhiều cho người, đôi khi nhờ có vi khuẩn Hp mà những vi khuẩn có hại khác không thể phát triển vì Hp tiết ra chất ức chế hoạt động của chúng. Tuy nhiên sự hiện diện của vi khuẩn này làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày – tá tràng cũng như ung thư dạ dày. Thời gian nhiễm càng lâu thì khả năng tiến triển thành bệnh lý để điều trị hp dạ dày càng lớn. Trong số những người bị nhiễm H.pylori, khoảng 10% phát triển thành bệnh loét dạ dày – tá tràng, 1 – 3% phát triển thành ung thư biểu mô tuyến dạ dày và <0,1% phát triển thành ung thư hạch mô liên kết niêm mạc (MALT). Vì vậy vẫn nên chú ý phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn này hoặc điều trị hp dạ dày dứt điểm nếu thấy những dấu hiệu liên quan tới bệnh dạ dày càng sớm càng tốt để hạn chế những tổn thương không đáng có.

vi khuẩn H.pylori có nguy hiểm khi điều trị hp dạ dày

1.5. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới việc điều trị hp dạ dày

Mọi người thường không để ý tới những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới việc phải điều trị hp dạ dày, dưới đây là những yếu tố nếu có sẽ làm tăng khả năng phải điều trị hp dạ dày :

Người thường xuyên ăn uống không hợp vệ sinh, hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Stress cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đau dạ dày, cộng thêm việc có vi khuẩn Hp thì việc điều trị hp dạ dày là khó tránh khỏi.

Người có lối sống không lành mạnh : hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có gas, trà, cà phê ; ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ăn không đúng bữa,…

Do sử dụng thuốc trong một thời gian dài đặc biệt là nhóm thuốc NSAID, đây là thuốc dùng phổ biến để giảm đau, kháng viêm ở bệnh nhân có bệnh lý cơ xương khớp. Cơ chế gây tổn thương niêm mạc của NSAID là kích ứng trực tiếp do các NSAID thường có tính acid và cơ chế ức chế sản xuất PGE2 – một trong những yếu tố có vai trò bảo vệ dạ dày từ đó làm giảm tưới máu tới niêm mạc, giảm sản xuất chất nhầy và bicarbonat làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Hội chứng Zollinger – Ellison do khối u gây tăng tiết gastrin dẫn đến tăng tiết acid. Bệnh nhân thường có nhiều vết loét và nguy cơ biến chứng như xuất huyết hay thủng dạ dày rất cao. Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác cũng ảnh hưởng tới nguy cơ gây loét dạ dày – tá tràng như xơ gan, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim mạch hay ghép tạng,…

yếu tố nguy cơ dẫn đến điều trị hp dạ dày

2.Chẩn đoán điều trị hp dạ dày

2.1.Các xét nghiệm chẩn đoán điều trị hp dạ dày

2.1.1. Nhóm xét nghiệm xâm lấn 

Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng (OGD) : đây là biện pháp cần thiết để xác định tình trạng, mức độ vết loét cũng như lấy các mẫu sinh thiết từ dạ dày ra để làm các xét nghiệm tìm H.pylori.

Xét nghiệm urease nhanh (CLO-test) : mẫu sinh thiết từ dạ dày sẽ được cấy vào thạch có chứa urea và phenolphtalein (chất chỉ thị màu pH), khi có vi khuẩn Hp thì urea sẽ bị phân hủy thành NH3, làm môi trường kiềm hơn, thạch đổi màu do phenolphtalein đổi màu hồng. Xét nghiệm này cho độ nhạy và độ chính xác cao (>90%), cách làm đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên một số thuốc cũng có ảnh hưởng tới kết quả như thuốc ức chế bơm proton (PPI), kháng sinh ức chế H.pylori, Bismuth có thể gây âm tính giả. VÌ vậy xét nghiệm này thường được sử dụng vào giai đoạn đầu để phát hiện vi khuẩn chứ không dùng để đánh giá hiệu quả điều trị hp dạ dày.

Giải phẫu bệnh : nhuộm mẫu sinh thiết sau đó quan sát đặc điểm mô học, tế bào. Đây là tiêu chuẩn vàng giúp phân biệt các thể viêm dạ dày, độ nhạy và độ chính xác lên tới 95% nhưng kết quả chậm và phụ thuộc vào kỹ năng của người đọc kết quả nên không ưu tiên trong chẩn đoán ban đầu.

Nuôi cấy : cấy mẫu sinh thiết trong môi trường thạch acid. Độ chính xác gần như tuyệt đối nhưng phương pháp này chỉ thực hiện khi điều trị H.pylori thất bại, cho phép làm kháng sinh đồ. Nhưng phương pháp này chưa phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam.

 

2.1.2. Nhóm xét nghiệm không xâm lấn 

Xét nghiệm urea hơi thở (UBT) : người bệnh sẽ được cho uống dung dịch ure có C13 hoặc C14, Urease do H.pylori tiết ra sẽ phân hủy ure cho ra CO2 trong khí thở và sẽ có thiết bị phát hiện cho kết quả dương tính. Đây là xét nghiệm ưu tiên để đánh giá hiệu quả điều trị H.pylori nhưng một số thuốc PPI, kháng sinh ức chế H.pylori, bismuth vẫn có khả năng gây âm tính giả. Do đó cần ngưng PPI ít nhất 2 tuần, ngưng kháng sinh, bismuth ít nhất 4 tuần trước khi làm xét nghiệm tìm H.pylori dạng hoạt động.

Xét nghiệm huyết thanh : tìm kháng thể của H.pylori trong máu người bệnh. Kháng thể này có thể tồn tại từ 6-12 tháng sau khi đã diệt H.pylori nên không được khuyến cáo sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị hp dạ dày.

Xét nghiệm phân : tìm kháng nguyên của H.pylori trong phân. Có thể dùng xét nghiệm này để đánh giá hiệu quả điều trị hp dạ dày, mặc dù cũng bị ảnh hưởng bởi các thuốc PPI, kháng sinh diệt H.pylori, bismuth như UBT nhưng mức độ thấp hơn.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm máu HP có chính xác không?

Hiện tại các xét nghiệm được sử dụng phổ biến ở Việt Nam gồm CLO-test, UBT, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm phân và giải phẫu bệnh.

các xét nghiệm hỗ trợ điều trị hp dạ dày

2.2.Khi nào cần điều trị hp dạ dày ?

Khi bị nhiễm H.pylori thường sẽ không có triệu chứng cụ thể biểu hiện ra ngoài nhưng khi có các dấu hiệu nghi ngờ liên quan tới loét dạ dày – tá tràng sau đây thì cần tìm và điều trị hp dạ dày ngay :

Đau dạ dày, đau thượng vị âm ỉ, kéo dài hoặc đau dữ dội

Khó tiêu, chán ăn, đầy hơi

Sụt cân

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Cảm thấy khó chịu đường tiêu hóa sau một thời gian sử dụng thuốc NSAID, đặc biệt là người lớn tuổi ( >60 tuổi)

Buồn nôn, nôn ói có thể lẫn máu hoặc không

Đi cầu phân đen (không phải do dùng thuốc)

 

3.Điều trị hp dạ dày như thế nào?

3.1.Điều trị hp dạ dày không dùng thuốc 

3.1.1.Lối sống 

Không hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có gas, chất kích thích

Giảm stress tâm lí

Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng

Không được tự ý sử dụng thuốc NSAID khi không có chỉ dẫn của bác sĩ

lối sống lành mạnh cải thiện tiến trình điều trị hp dạ dày

3.1.2.Dinh dưỡng 

Ăn uống đủ, đúng bữa, đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Tránh các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều cafein (trà, cà phê),… vì những loại thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

Ăn thức ăn lỏng, mềm , sệt, dễ tiêu hóa để bệnh nhân đỡ đau hơn.

Bổ sung những thực phẩm có khả năng làm lành vết loét như nghệ,…

dinh dưỡng góp phần điều trị hp dạ dày

3.2.Phác đồ điều trị hp dạ dày hiện nay 

Diệt trừ H.pylori là điều cấp bách đối với bệnh nhân đang bị loét dạ dày – tá tràng vì vậy người bệnh cần được điều trị hp dạ dày với một phác đồ phù hợp.

Hiện nay phác đồ tiêu diệt H.pylori là phối hợp hiệu quả giữa kháng sinh và thuốc kháng tiết acid (PPI). Một số phác đồ còn có sự hiện diện của Bismuth (Bi). Kháng tiết acid làm tăng pH dạ dày, giảm thể tích dịch vị giúp cho các thuốc kháng sinh tăng được hoạt tính, độ ổn định, nồng độ trong lòng dạ dày. Ngoài ra PPI còn có khả năng ức chế hoạt động của i khuẩn H.pylori. Kháng sinh dùng trong điều trị hp dạ dày cần bền trong môi trường acid và có hiệu quả trên H.pylori.

phác đồ điều trị hp dạ dày

Dưới đây là phác đồ điều trị hp dạ dày theo Đồng thuận ASEAN 2016 :

  • Các phác đồ 3 thuốc : 

“Cổ điển” : PPI liều cao + 2 trong 3 kháng sinh sau:

– Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

– Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày

– 5-nitroimidazol 500mg x 2 lần/ ngày

Có quinolon : PPI liều cao + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

+ Levofloxacin 500mg x 1 lần/ ngày

hoặc Moxifloxacin 400mg x 1 lần/ngày

  • Các phác đồ 4 thuốc:

Đồng thời : PPI liều cao + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

+ Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày

+ 5-nitroimidazol 500mg x 2 lần/ ngày

Nối tiếp : 7 ngày đầu 

PPI liều cao + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

      7 ngày sau

PPI liều cao + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày 

+ 5-nitroimidazol 500mg x 2 lần/ ngày

Lai ghép : 7 ngày đầu

PPI liều cao + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

        7 ngày sau

PPI liều cao + Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

+ Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày

+ 5-nitroimidazol 500mg x 2 lần/ ngày

4 thuốc có Bi : PPI liều cao

  • Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat x 4 lần/ngày
  • Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày
  • 5-nitroimidazol 500mg x 3 lần/ngày

4 thuốc có Bi mới : PPI liều cao

  • Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat x 2-4 lần/ngày
  • Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày
  • 5-nitroimidazol 500mg x 3 lần/ngày
  • Các phác đồ cứu vãn :

4 thuốc có furazolidon + tetracyclin : PPI liều cao

+ Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat x 4 lần/ngày

+ Furazolidon 100mg x 3 lần/ngày

+ Tetracyclin 500 mg x 4 lần/ngày

4 thuốc có furazolidon + amoxicillin : PPI liều cao

+ Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat x 4 lần/ngày

+ Furazolidon 100mg x 3 lần/ngày

+ Amoxicillin 1g x 3 lần/ngày

3 thuốc có rifabutin : Pantoprazol 80mg mỗi 8h

+ Rifabutin 150mg x 1 lần/ngày

+ Amoxicillin 1,5g mỗi 8h

2 thuốc PPI và amoxicillin liều cao : 

Rabeprazol 20 mg hoặc Esomeprazol 40mg mỗi 6h

  • Amoxicillin 500-750 mg mỗi 6 giờ 

 

Các phác đồ trên đều kéo dài 14 ngày và nên uống ngay sau bữa ăn và trước khi đi ngủ (nếu cần dùng 4 lần/ngày) để kéo dài thời gian lưu của thuốc tại dạ dày giúp tăng hiệu quả điều trị hp dạ dày.

 

Cách chọn lựa phác đồ điều trị phù hợp với từng khu vực cũng rất quan trọng do tình hình đề kháng kháng sinh khác nhau.

Khi được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng, Hp(+) :

Nếu khu vực H.pylori đề kháng Clarithromycin <15% lựa chọn phác đồ 3 thuốc cổ điển (PPI + Amoxicillin + Clarithromycin hoặc PPI + Clarithromycin + Metronidazol nếu dị ứng với penicillin) hoặc sử dụng phác đồ đồng thời

Nếu khu vực H.pylori đề kháng Clarithromycin >= 15% thì chia làm 2 khu vực :

Đề kháng Metronidazol < 15% sử dụng phác đồ 3 thuốc cổ điển (PPI + Amoxicillin + Metronidazol) hoặc phác đồ 4 thuốc có Bi

Đề kháng Metronidazol >= 15% dùng phác đồ 4 thuốc có Bi

>>>Xem thêm: Bài Thuốc dân gian chữa Hp dạ dày an toàn, 6 bài thuốc hiệu quả

Trường hợp điều trị hp dạ dày lần 1 thất bại, phác đồ lần 2 nên tránh lựa chọn lại các loại kháng sinh đã sử dụng trước đó hoặc ưu tiên chọn các phác đồ có kháng sinh ít bị đề kháng như amoxicillin, tetracyclin hay phác đồ có Bi.

Do tình hình đề kháng kháng sinh của H.pylori ở Việt Nam rất phức tạp, cụ thể tỷ lệ đề kháng của H.pylori với Clarithromycin, metronidazol và levofloxacin đều ở mức cao. Vì vậy các phác đồ 4 thuốc có Bi được ưu tiên hơn, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là phức tạp dẫn đến tuân thủ điều trị hp dạ dày kém.

đề kháng khi điều trị hp dạ dày

Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị hp dạ dày cũng là vấn đề cần cân nhắc khi điều trị. PPI có thể gây buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, thỉnh thoảng gây nhức đầu và vì thuốc chuyển hóa qua gan nhiều nên không dùng cho bệnh nhân suy gan nặng. Bismuth thường làm cho phân có màu đen nên khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa sẽ rất dễ bị che giấu đi gây nguy hiểm cho bệnh nhân vì vậy cần theo dõi những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết sát sao để nhận biết được nguyên nhân của tình trạng trên. Bismuth nên thận trọng với bệnh nhân bị suy thận hoặc cao tuổi do thuốc thải trừ qua thận và tránh dùng chung Bi subsalicylat với các dẫn chất salicylat khác (aspirin,…). 

Ngoài ra việc bổ sung Probiotic chứa một số chủng như Lactobacillus, Bifidobacterium làm giảm tác dụng không mong muốn của kháng sinh, cải thiện tuân thủ của bệnh nhân. Tuy nhiên vẫn nên cân nhắc thêm vào phác đồ điều trị hp dạ dày vì có thể làm phác đồ thêm phức tạp hơn nhất là đối với phác đồ 4 thuốc có Bi.

tác dụng phụ của thuốc điều trị hp dạ dày

3.3. Theo dõi hiệu quả điều trị hp dạ dày 

Sau phác đồ điều trị hp dạ dày 14 ngày thì bệnh nhân phải tiếp tục duy trì điều trị làm lành vết loét đủ thời gian tối thiểu bằng liều chuẩn PPI và kiểm tra hiệu quả diệt trừ H.pylori bằng xét nghiệm urea hơi thở (UBT).

Thời gian điều trị làm lành vết loét với PPI liều chuẩn khi có Hp (+) như sau :

Loét tá tràng không biến chứng : 2 tuần

Loét tá tràng có biến chứng : 4-8 tuần

Loét dạ dày : 8-12 tuần (chỉ ngưng khi lành vết loét)

 

Đối với loét tá tràng sau khi điều trị phác đồ diệt trừ H.pylori và duy trì xong thời gian làm lành vết loét thì ngưng PPI 2 tuần, ngưng kháng sinh, Bismuth 4 tuần sau đó thực hiện xét nghiệm UBT để đánh giá lại hiệu quả điều trị.

Đối với loét dạ dày sau khi điều trị hp dạ dày xong và duy trì làm lành vết loét đủ thời gian thì tiến hành nội soi kiểm tra nếu vết loét đã lành thì thực hiện tiếp xét nghiệm UBT sau khi ngưng PPI 2 tuần, còn nếu vết loét vẫn chưa lành tiếp tục sử dụng PPI thêm 4 tuần rồi quay lại nội soi kiểm tra đánh giá lại lần nữa.

theo dõi hiệu quả điều trị hp dạ dày

4.Cách để phòng ngừa điều trị hp dạ dày 

Các bệnh lý về dạ dày liên quan tới Hp đếu có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên nguy cơ tái phát điều trị hp dạ dày cũng khá cao vì vậy áp dụng những biện pháp phòng ngừa hiệu quả sẽ làm giảm đi rất nhiều nguy cơ mắc cũng như tái nhiễm Hp trở lại.

Vi khuẩn H.pylori lây truyền qua đường tiêu hóa là chủ yếu nên việc luôn giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, sử dụng các dụng cụ cá nhân riêng biệt là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa điều trị hp dạ dày, nhất là khi có người thân, bạn bè đang nhiễm H.pylori.

Hạn chế bỏ bữa, ăn uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích, thực phẩm nghèo dinh dưỡng, cay nóng,…

Thiết kế những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thêm những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, nghệ, cà rốt,… giúp đường tiêu hóa hấp thu dễ dàng hơn từ đó cũng giảm tải được áp lực lên dạ dày.

Tránh stress tâm lý quá nhiều, cần có những biện pháp giúp thư giãn, bình tĩnh tinh thần như thiền, đọc sách, thể dục thể thao, nghe nhạc,…

Có những đối tượng bệnh nhân nên duy trì PPI thời gian dài để phòng ngừa biến chứng như bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng kháng trị; bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng không sử dụng NSAID Hp(-) ; bệnh nhân điều trị hp dạ dày thất bại; bệnh nhân có vết loét lớn trên 50 tuổi hoặc có nhiều bệnh đồng mắc; bệnh nhân tái phát loét dạ dày – tá tràng > 2 lần/năm; bệnh nhân đang tiếp tục dùng NSAID.

>>>Xem thêm: Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

phòng ngừa điều trị hp dạ dày

 

Sau khi đọc xong bài viết trên bạn cảm thấy thế nào? Scurma Fizzy tin rằng những thắc mắc của bạn về điều trị hp dạ dày cũng được giải đáp một phần nào rồi. Những thông tin trên đây được các chuyên gia, dược sĩ, bác sĩ tham khảo từ các nguồn uy tín nên các bạn cứ yên tâm tham khảo nhé! Nhưng Scurma Fizzy vẫn khuyên các bạn nên đi đến các cơ sở thăm khám uy tín để các bác sĩ có thể tư vấn và cho phác đồ phù hợp điều trị hp dạ dày cho bạn.

Nếu bạn vẫn còn những thêm những thắc mắc, băn khoăn hãy liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn đầy đủ hơn về điều trị hp dạ dày. Chúc các bạn luôn vui khỏe và có một cuộc sống tốt nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091