Cach Tri Trao Nguoc Da Day Ở Một Số Đối Tượng Đặc Biệt

Cach Tri Trao Nguoc Da Day Ở Một Số Đối Tượng Đặc Biệt

cach-tri-trao-nguoc-da-day-4

Cach tri trao nguoc da day ở một số đối tượng đặc biệt

Trào ngược dạ dày thực quản hiện nay là một căn bệnh khá phổ biến, nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên nguy cơ xảy ra trào ngược axit dạ dày sẽ cao hơn nếu đối tượng là trẻ em hay phụ nữ có thai. Hai đối tượng này có những đặc điểm gì đặc biệt mà khiến nguy cơ trào ngược sẽ xảy ra nhiều hơn, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu cùng bạn nhé.

1.Cach tri trao nguoc da day ở trẻ sơ sinh và trẻ em

cach-tri-trao-nguoc-da-day-3

Cach tri trao nguoc da day ở trẻ em

1.1.Trẻ sơ sinh hay trẻ em có thể bị trào ngược axit dạ dày hay không?

Trào ngược axit dạ dày vào thực quản là một tình trạng khá phổ biến ở người lớn, với các nguyên nhân chủ yếu là do lối sống, sinh hoạt và ăn uống không điều độ. Vậy trẻ sơ sinh hay trẻ em thường không có chế độ sống thiếu khoa học đó thì có thể bị trào ngược dạ dày thực quản hay không, đó cũng là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời cho câu hỏi này là có, ai cũng có thể mắc chứng trào ngược axit dạ dày dù đó là trẻ em hay không.

Theo chia sẻ của BS.CK2 Phạm Hưởng, Trưởng khoa khám bệnh, BV Nhi đồng TP.Cần Thơ : “Trào ngược dạ dày ở trẻ có thể là sinh lý, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và phát triển của trẻ; nó cũng có thể là bệnh lý, có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, viêm thực quản và một số biến chứng về hô hấp khác.” 

Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ hết trào ngược khi được 1 tuổi, với ít hơn 5% tiếp tục có các triệu chứng đến độ tuổi biết đi. Tuy nhiên, trào ngược axit dạ dày cũng có thể xảy ra ở trẻ có độ tuổi lớn hơn. Đừng quá lo lắng khi mà trong cả hai trường hợp này, chúng ta đều có thể kiểm soát được vấn đề cho trẻ.

cach-tri-trao-nguoc-da-day-7

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ hết trào ngược khi được 1 tuổi

1.2.Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và trẻ sơ sinh

-Nôn ói thường xuyên hoặc tái phát

-Ho hoặc thở khò khè thường xuyên hoặc dai dẳng

-Chán ăn hoặc khó ăn (nghẹn hoặc nôn khi bú)

-Ợ chua, đầy hơi, đau bụng, thường xuyên quấy khóc đặc biệt khi cho ăn

-Nôn trớ và nuốt lại

-Có vị chua trong miệng, đặc biệt là vào buổi sáng

Các vấn đề khác gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể do nguyên nhân của tình trạng trào ngược dạ dày này bao gồm:

-Bệnh Colic của trẻ: là tình trạng trẻ quấy khóc thường xuyên, quá mức bình thường

-Trẻ chậm lớn

-Khó thở

-Viêm phổi tái phát

1.3.Tác hại của trào ngược axit dạ dày ở trẻ

Việc trào ngược có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, và đôi khi có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như viêm loét dạ dày tá tràng hay thậm chí cả ung thư dạ dày. Vì vậy, việc áp dụng các cach tri trao nguoc da day sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được các khó chịu của bệnh, đặc biệt là không để bệnh có nguy cơ tái phát ở các giai đoạn khi trẻ lớn lên.

1.4.Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Đa phần, tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh là do hệ thống đường tiêu hóa hoạt động kém. Nhiều trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thì tình trạng sức khỏe rất bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh; tuy nhiên, một số khác trẻ sơ sinh lại có thể gặp các vấn đề ảnh hưởng đến thần kinh, não hoặc cơ bắp. Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ em thường là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng đó và hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ chấm dứt được tình trạng trào ngược axit dạ dày này khi được 12 tháng tuổi.

Ở trẻ em lớn hơn, nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản thường giống như những nguyên nhân ở người lớn. Ngoài ra, trẻ em có nguy cơ mắc trào ngược axit dạ dày cao hơn nếu các em đã từng trải qua bệnh này trước đó. Bất cứ các yếu tố nguy cơ nào khiến van cơ giữa dạ dày và thực quản hay còn gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES) giãn ra, hoặc làm tăng áp lực đều có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.

Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra trào ngược axit trong dạ dày, bao gồm béo phì, ăn quá nhiều, ăn thức ăn cay hoặc chiên, uống caffein, cacbonat và tác dụng phụ của một số loại thuốc.

1.5.Các phương pháp giúp chẩn đoán trào ngược axit dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ em?

Thông thường, chỉ với việc nghe tiền sử bệnh hay các triệu chứng qua lời kể của cha mẹ là đã đủ để bác sĩ chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ, đặc biệt nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên và gây khó chịu đối với các bé. Biểu đồ tăng trưởng hay chế độ ăn uống cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Nhưng đôi khi, các xét nghiệm cũng có thể được khuyến nghị thực hiện để góp phần chẩn đoán xác định được trào ngược ở trẻ. Các xét nghiệm đó có thể bao gồm:

1.5.1.Xét nghiệm X quang Bari

Đây là một xét nghiệm tia X đặc biệt sử dụng bari để có thể quan sát được bề mặt bên trong của thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non bằng cách nuốt dung dịch Bari. Thử nghiệm này cũng có thể giúp xác định bất kỳ vật cản hoặc sự thu hẹp nào trong hệ thống đường tiêu hóa.

1.5.2.Đo pH tại thực quản trong vòng 24 giờ

Phương pháp này sẽ sử dụng một đầu dò pH. Trong quá trình thử nghiệm, trẻ em sẽ được yêu cầu nuốt một ống dài, mỏng có đầu dò ở đầu vào trong thực quản trong suốt 24 giờ. Đầu đo được định vị và đo nồng độ axit trong dạ dày. Phương pháp này cũng giúp xác định xem các vấn đề về hô hấp của trẻ có phải là kết quả của trào ngược dạ dày thực quản hay không để từ đó có cach tri trao nguoc da day hiệu quả.

1.5.3.Nội soi đường tiêu hóa trên (GI)

Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một ống nội soi (một ống mỏng có gắn camera trên đó) cho phép bác sĩ có thể quan sát trực tiếp bên trong đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.

1.5.4.Nghiên cứu thời gian làm trống dạ dày

Một số người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) sẽ có cảm giác làm trống dạ dày chậm, từ đó có thể góp phần gây ra trào ngược axit. Trong quá trình thử nghiệm này, trẻ em sẽ được cho uống sữa hoặc ăn thức ăn cùng với một loại hóa chất. Hóa chất này sẽ được theo dõi qua đường tiêu hóa bằng một camera đặc biệt.

>>>Xem thêm: Điều Trị Và Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Trào Ngược Dạ Dày

1.6.Cach tri trao nguoc da day ở trẻ sơ sinh và trẻ em

1.6.1.Cach tri trao nguoc da day bằng thay đổi lối sống

-Nâng cao đầu nằm hoặc nôi của trẻ

-Nên giữ tư thế trẻ thẳng đứng trong vòng 30 phút sau khi bú, như chơi đùa nhẹ nhàng với bé, bế bé, không nên để bé nằm xuống và ngủ ngay.

-Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cho bé, không nên cho bé ăn 1 lần quá no

-Đảm bảo rằng bé không ăn quá nhiều, quá no trong một lần ăn

-Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược của trẻ như nhiều chất béo, thực phẩm chiên hoặc cay, cacbonat và cafein.

-Khuyến khích bé nên luyện tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng. Lưu ý không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn, cũng nên hạn chế các động tác cúi gập người xuống.

 Nếu đã áp dụng các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống mà tình trạng trào ngược ở trẻ em nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm, nên đến gặp các chuyên gia y tế ngay để được thăm khám, và điều trị. Lúc này, Bác sĩ có thể sẽ kê đơn dùng thuốc cho trẻ.

1.6.2.Cach tri trao nguoc da day bằng phương pháp dùng thuốc:

1.6.2.1.Thuốc kháng axit (Antacid)

Thuốc kháng axit như Mylanta và Maalox. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc kháng axit trong thời gian ngắn để làm giảm các triệu chứng trào ngược nhẹ ở trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón. Không nên sử dụng thuốc kháng axit lâu dài, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1.6.2.2.Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng Histamin H2 như cimetidine (Tagamet) hoặc famotidine (Pepcid) có vai trò làm giảm lượng axit trong dạ dày, giúp chữa lành vết loét thực quản, nhưng không hiệu quả bằng thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Thuốc kháng H2 có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu và có thể làm tăng khả năng mắc một số loại nhiễm trùng khác hay tăng nguy cơ còi xương (loãng xương).

1.6.2.3.Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex) có vai trò làm giảm lượng axit trong dạ dày. PPI có tác dụng tốt hơn các nhóm thuốc khác trong cach tri trao nguoc da day bằng thuốc, đồng thời chữa lành niêm mạc thực quản tốt hơn. Các bác sĩ thường kê đơn PPI để điều trị GERD ở trẻ em từ 4 đến 8 tuần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn PPI để điều trị lâu dài. PPI khá là an toàn và hiệu quả. Các tác dụng phụ của PPI có thể bao gồm tiêu chảy, đau đầu hoặc khó chịu ở dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc một số loại nhiễm trùng.

Nếu việc dùng các nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI), thuốc kháng Histamin H2 và thuốc kháng axit (Antacid) không cải thiện các triệu chứng của trẻ em, bác sĩ có thể đề nghị dùng một số loại thuốc khác.

Lưu ý: Việc dùng thuốc cho đối tượng trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ phải hết sức thận trọng, cần tuân theo chỉ định và theo dõi của Bác sĩ. Liều lượng dùng thuốc đa số sẽ phụ thuộc vào cân nặng và số tuổi của trẻ.

1.6.3.Cach tri trao nguoc da day bằng phương pháp phẫu thuật

cach-tri-trao-nguoc-da-day-9

Cach chua trao nguoc da day bằng phẫu thuật

Đa số các trường hợp thông thường không cần phải phẫu thuật để điều trị chứng trào ngược axit ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong các trường hợp khác, phẫu thuật có thể được chỉ định dùng làm cach tri trao nguoc da day ở trẻ em. 

Phẫu thuật khâu đáy vị vào thực quản (Fundoplication) là phương pháp phổ biến nhất trong cach tri trao nguoc da day bằng phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, nó giúp cho việc cải thiện lâu dài các triệu chứng của trào ngược axit từ trong dạ dày. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật khâu phần trên của dạ dày xung quanh phần cuối của thực quản, điều này tạo thêm áp lực cho cơ thắt thực quản dưới, tạo thành một vòng bít co lại và đóng lại khỏi thực quản bất cứ khi nào dạ dày co bóp, giúp ngăn ngừa trào ngược.

Phương pháp này thường có hiệu quả, nhưng không phải là không có rủi ro. Nên tham khảo với các chuyên gia y tế về những rủi ro tiềm ẩn và lợi ích của bất kỳ cuộc phẫu thuật nào đối trẻ em.

2.Cach tri trao nguoc da day ở phụ nữ có thai

cach-tri-trao-nguoc-da-day-2

Cach tri trao nguoc da day ở phụ nữ mang thai

2.1.Phụ nữ có thai có thể bị trào ngược axit trong dạ dày hay không?

Có một điều mọi người nên lưu ý rằng nguy cơ xảy ra trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ có thai sẽ nhiều hơn so với người bình thường. Đó là do khi mang thai, sẽ có những sự thay đổi nhất định trong cơ thể cũng như lối sống khiến các phụ nữ có thai sẽ có nhiều khả năng mắc trào ngược hơn bình thường. Theo một nghiên cứu, trào ngược axit hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ảnh hưởng đến khoảng 80% phụ nữ đang mang thai. Chứng trào ngược có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nó phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (từ tháng thứ 4 trở đi).

2.2.Triệu chứng của ngược axit dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai là gì?

Triệu chứng chính của trào ngược axit ở phụ nữ có thai cũng như người bình thường là chứng ợ nóng, cảm giác nóng rát ở giữa ngực, có thể kèm theo nặng ngực hoặc khó chịu ở dạ dày.

Khả năng xảy ra các triệu chứng trào ngược sẽ tăng đặc biệt sau khi ăn hoặc uống, khi nằm xuống, khi cúi xuống và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất cứ lúc nào, đặc biệt dễ xảy ra hơn trong thời kỳ mang thai.

Các triệu chứng khác có thể xảy ra của trào ngược axit bao gồm cảm giác có vị đắng trong miệng, đau họng, ho, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa,…

>>>Xem thêm: Trào Ngược Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không Và Các Cách Điều Trị Hiệu Quả

2.3.Tác hại của trào ngược axit dạ dày ở phụ nữ mang thai

Nếu không áp dụng các cach tri trao nguoc da day kịp thời và đúng cách, nó có thể dẫn đến một số tác hại đối với phụ nữ có thai. Trước hết phải kể đến cảm giác khó chịu mà nó mang lại, từ đó có thể khiến phụ nữ có thai cảm thấy bất tiện, đôi khi Stress sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong suốt kỳ mang thai. Điều trị kịp thời sẽ khiến các triệu chứng biến mất, đặc biệt bệnh sẽ không còn xuất hiện ở giai đoạn sau thai kỳ.

2.4.Nguyên nhân xảy ra dạ dày trào ngược ở phụ nữ mang thai

Vì những tác hại kể trên, việc biết được cach tri trao nguoc da day là vô cùng quan trọng giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé, phòng ngừa nguy cơ xảy ra trào ngược sau giai đoạn mang thai.

Dưới đây là một số yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ xảy ra trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai.

cach-tri-trao-nguoc-da-day-5

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị trào ngược

2.4.1.Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Trong thời kỳ mang thai, trong cơ thể bà bầu sẽ sản xuất lượng hormone progesterone tăng lên hơn mức bình thường. Hormone này có vai trò làm giãn các mô cơ trơn trên khắp cơ thể và đặc biệt nó đóng một vai trò quan trọng trong việc làm co giãn tử cung để thai nhi có thể lớn lên và phát triển trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, progesterone cũng có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới (LES), là cơ vòng nối thực quản với dạ dày, cho phép thức ăn đi vào dạ dày đồng thời ngăn chặn thức ăn và axit dạ dày trào lên thực quản. Progesterone làm giãn cơ vòng, từ đó cho phép axit trào ngược lên thực quản.

2.4.2.Sự tăng áp lực lên dạ dày

Ở giai đoạn sau càng về sau của thai kỳ, tử cung và thai nhi ngày càng phát triển nên gây áp lực lên dạ dày ngày càng lớn. Áp lực này có thể khiến axit trào ngược khỏi dạ dày và lên thực quản. Sự trào ngược này dễ xảy ra sau bữa ăn khi bụng đã no.

2.4.3.Sự thay đổi về chế độ ăn

Phụ nữ có thai trong giai đoạn này sẽ thèm ăn nhiều món hơn người bình thường, bên cạnh đó, nhu cầu về dinh dưỡng cũng tăng cao để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi. Hai yếu tố đó kết hợp lại sẽ khiến cho phụ nữ có khả năng ăn nhiều món có thể gây kích thích dạ dày và thực quản, đôi khi cũng sẽ ăn quá nhiều, quá no hơn bình thường.

2.5.Cach tri trao nguoc da day ở phụ nữ mang thai như thế nào?

2.5.1.Cach tri trao nguoc da day dùng thuốc

Phụ nữ mang thai bị mắc hội chứng trào ngược nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc trị chứng trào ngược nào trong thai kỳ. Họ có thể giúp đưa ra những lời khuyên về loại thuốc nào an toàn cho phụ nữ và thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Có ba loại thuốc trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản chính, an toàn cho phụ nữ khi mang thai. Những nhóm thuốc này bao gồm:

2.5.1.1.Thuốc kháng Axit (Antacid)

Thuốc kháng axit uống sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm cho nó có ít axit hơn. Các thuốc nhóm này bao gồm nhôm hydroxit, magie hydroxit hay canxi cacbonat. Cũng nên lưu ý về một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này đối với phụ nữ có thai như tiêu chảy, táo bón,…

2.5.1.2.Thuốc đối kháng thụ thể H2

Thuốc đối kháng thụ thể H2 là thuốc ngăn chặn các tế bào trong dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Chúng hoạt động bằng cách giảm mức độ Histamin H2, từ đó giảm kích thích các tế bào trong dạ dày sản xuất ra axit dịch vị.

Thuốc đối kháng thụ thể H2 bao gồm cimetidine (Tagamet HB) và famotidine (Pepcid).

2.5.1.3.Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là loại thuốc ngăn dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Chúng hoạt động bằng cách ức chế một loại kênh H+/K+/ATPase cần thiết để sản xuất ra axit trong dạ dày như Lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Prilosec).

PPI sẽ có hiệu quả hơn 2 nhóm thuốc Kháng Histamin H2 và Kháng axit (Antacid) trong việc giảm trào ngược axit dạ dày và làm lành vết loét. Nhưng nhóm thuốc Kháng Axit sẽ có tác dụng giảm cơn đau nhanh chóng cho nên chúng sẽ được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp cần giảm đau nhanh chóng.

2.5.2.Cach tri trao nguoc da day bằng thay đổi chế độ ăn và lối sống

Ngoài các biện pháp dùng thuốc vừa tốn kém vừa có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, phụ nữ có thai cũng có thể áp dụng các cach tri trao nguoc da day tại nhà. Một số các biện pháp có thể thực hiện như:

-Nâng cao đầu giường lên khỏi sàn, hay có thể kê thêm gối cao khi ngủ

-Ngồi hoặc đứng ở tư thế thẳng trong vòng 3 giờ sau bữa ăn, không nên đi ngủ ngay

-Tránh mặc quần áo quá chật, mặc quần áo rộng rãi để không tạo áp lực quanh bụng

-Tránh ăn thức ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ

-Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ hơn

-Tránh thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ vì có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản

Phụ nữ mang thai tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp nào dù là tại nhà nào để điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản để xem xét biện pháp nào có hiệu quả và an toàn cho phụ nữ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng trào ngược nặng, dai dẳng hay không đáp ứng với các phương pháp điều trị dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống tại nhà. Những cơn đau kiểu ợ chua bên dưới xương sườn đôi khi có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Nếu không theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời, tình trạng nghiêm trọng này có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm huyết áp cao, sưng mặt, bàn tay và bàn chân, nhức đầu dữ dội, thay đổi các vấn đề với thị lực.

Điều quan trọng là phụ nữ có thai phải khám thai định kỳ theo lịch, đảm bảo rằng các chuyên gia y tế có thể xử lý được bất kỳ vấn đề sức khỏe nào phát sinh trong thai kỳ.

Trong hầu hết các trường hợp, trào ngược axit và các triệu chứng liên quan của nó sẽ biến mất sau khi sinh con.

cach-tri-trao-nguoc-da-day-8

Cach tri trao nguoc da day bằng thay đổi lối sống ở phụ nữ mang thai

>>>Xem thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai

Tóm lại, số người gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ngày càng gia tăng do sự tăng dần về thói quen sống cũng như sinh hoạt và ăn uống không đúng cách. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và ngăn chặn giảm tình trạng về dạ dày này không khó, hoàn toàn có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cũng như lối sống, sinh hoạt. Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp cung cấp được một số kiến thức chung về cach tri trào nguoc da day, cũng như các biện pháp phòng ngừa nó một cách tốt nhất.

Trên đây là một số phương pháp và cách tri trao nguoc da day. Bên cạnh tạo thói quen ăn uống khoa học, tập thể dục, thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để ngăn chặn bệnh xảy ra, đảm bảo cho một dạ dày khỏe mạnh, để hạn chế các bất lợi do trào ngược dạ dày

Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, tăng hiệu quả làm lành vết loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để giúp bảo vệ dạ dày toàn diện hơn.

cach-tri-trao-nguoc-da-day

Scurma Fizzy có vai trò trong cach tri trao nguoc da day

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay các vấn đề nào khác cần quan tâm đến vấn đề cach chua trao nguoc da day, hãy gọi ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp các thắc mắc đó cùng bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091