Bị Ho Do Trào Ngược Dạ Dày Liệu Có Nguy Hiểm
Triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit là cảm giác ợ nóng hay ợ chua. Một số người lớn có thể bị trào ngược dạ dày mà không hề bị ợ chua. Bên cạnh đó, tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày cũng là một triệu chứng khá phổ biến.
Ở bài viết này, Scurma Fizzy sẽ cung cấp đến các bạn các kiến thức chung về tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày, cũng như các biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị nó một cách tốt nhất.
1.Bị ho do trào ngược dạ dày là tình trạng như thế nào?
Theo một số nghiên cứu, mặc dù tình trạng ho không phải là triệu chứng điển hình nhất của trào ngược axit. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học North Carolina School of Medicine Trusted Source ước tính rằng GERD là nguyên nhân gây ra hơn 25% tổng số trường hợp ho mãn tính.
Mặc dù có mối liên hệ giữa ho mãn tính và trào ngược dạ dày, nhưng điều đó không có nghĩa là tình trạng trào ngược axit luôn là nguyên nhân gây ra ho. Ho là một vấn đề rất phổ biến và một người có thể chỉ mắc hai tình trạng này cùng một lúc.
Bị ho do hiện tượng trào ngược dạ dày là tình trạng cơ thể ho do nguyên nhân xuất phát từ tình trạng axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản (GERD). GERD là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ho mãn tính.
>>>> Xem thêm ngay: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Điều Trị Như Thế Nào Là Hợp Lý Và Hiệu Quả
2.Cơ chế dẫn đến tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày diễn ra như thế nào?
Có 2 cơ chế chính có thể dẫn đến tình trạng bị ho do trào ngược axit, bao gồm:
- Phản ứng ho xảy ra như một hành động phản xạ tự nhiên khi axit dạ dày bị trào ngược lên trên ống dẫn thức ăn.
- Cơ chế thứ hai là do axit trào ngược di chuyển lên phía trên ống dẫn thức ăn và làm cho các giọt axit dạ dày rơi vào ống thanh quản hoặc cổ họng. Trào ngược loại này được gọi là trào ngược lên họng thanh quản. Trào ngược này có thể dẫn đến sự phát triển của ho, đây là một cơ chế bảo vệ nhằm chống lại sự trào ngược.
Vậy tình trạng trào ngược họng thanh quản(LPR) là tình trạng gì?
LPR, còn được gọi là trào ngược thầm lặng hoặc trào ngược không điển hình, tương tự như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), mặc dù nó thường có các triệu chứng khác nhau.
Khi axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản và cổ họng, nó có thể gây viêm dẫn đến các triệu chứng như ho khan, khàn tiếng, cảm giác có gì đó mắc kẹt trong cổ họng, ngứa ngáy, khó chịu…
Lượng axit dạ dày cần có để gây kích thích lớp niêm mạc cổ họng và ống thanh quản. Chỉ khoảng 50% những người bị trào ngược họng thanh quản bị mắc chứng ợ nóng.
3.Các triệu chứng của tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày
Phần lớn những người bị ho do GERD không có các triệu chứng điển hình của bệnh như ợ chua. Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng bị ho có nguồn gốc do trào ngược dạ dày như:
- Ho thường xảy ra chủ yếu vào ban đêm khi ngủ hoặc ngay sau bữa ăn
- Ho khi đang nằm
- Ho dai dẳng xảy ra ngay cả khi không có nguyên nhân thông thường, chẳng hạn như hút thuốc lá hoặc dùng thuốc (bao gồm cả thuốc ức chế men chuyển), trong đó ho là một tác dụng phụ của việc dùng thuốc
- Ho không kèm theo hen suyễn hoặc chảy nước mũi, hoặc khi chụp X-quang phổi kết quả bình thường
4.Các phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày
4.1.Dựa vào việc thăm khám ban đầu và khai thác tiền sử bệnh
Để chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và ho mãn tính liên quan với nhau, các chuyên gia y tế trước tiên sẽ dựa vào tiền sử bệnh chi tiết của từng bệnh nhân và từ đó đánh giá các triệu chứng của từng người.
Có thể khó chẩn đoán ho mãn tính hơn ở những người mắc trào ngược họng thanh quản (LPR) mà không có triệu chứng ợ chua. Điều này là do các tình trạng thông thường như chảy dịch mũi và hen suyễn có nhiều khả năng dẫn đến ho mãn tính.
Trên thực tế, có khoảng 75% trường hợp ho nguyên nhân do trào ngược dạ dày gây ra, có thể không có các triệu chứng về đường tiêu hóa khác.
4.2.Kiểm tra độ pH 24 giờ giúp chẩn đoán bị ho do trào ngược axit dạ dày
Cách tốt nhất để chẩn đoán GERD là theo dõi độ pH trong suốt 24 giờ. Tuy nhiên, xét nghiệm này ít được sử dụng hơn so với chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh.
Kiểm tra độ pH trong 24 giờ là việc đặt một đầu dò qua mũi vào ống dẫn thức ăn để đo nồng độ pH của thực quản. Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây nên khá nhiều bất tiện do có sự can thiệp của ống dẫn vào cơ thể trong suốt 24 giờ.
4.3.Phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên
Các chuyên gia y tế đưa một ống mỏng được trang bị đèn và camera (ống nội soi) qua miệng, xuống thực quản của chúng ta, sau đó tiếp tục xuống hệ thống ống tiêu hóa để kiểm tra tình trạng lớp niêm mạc bên trong thực quản và dạ dày.
Kết quả xét nghiệm có thể giúp xác định được tình trạng trào ngược, từ đó có thể xác định nguyên nhân liệu bị ho có phải do trào ngược dạ dày hay không.
4.4.Chẩn đoán dựa trên việc dùng thuốc điều trị
Bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI)- một loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) trong một khoảng thời gian để xe liệu các triệu chứng có giảm bớt hay không.
Nếu các triệu chứng ho cải thiện sau khoảng thời gian dùng thuốc này, điều đó có thể cho thấy đầy là tình trạng bị ho do trào ngược axit.
>>>> Xem thêm ngay: Thuốc Trào Ngược Thực Quản Và Các Phương Pháp Phòng Tránh Bệnh
5.Các biện pháp giúp điều trị và phòng ngừa tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày
Điều trị ho mãn tính do trào ngược axit nhằm mục đích làm giảm tình trạng trào ngược gây ra hoặc làm trầm trọng hơn cơn ho. Điều trị tình trạng này thường thông qua việc sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng khá hiệu quả, đặc biệt đối với những người có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp các triệu chứng trào ngược xảy ra nghiêm trọng hơn, biện pháp phẫu thuật có thể được xem xét và áp dụng.
5.1.Các biện pháp giúp phòng ngừa bị ho do trào ngược dạ dày
5.1.1.Thay đổi chế độ ăn giúp ngăn ngừa bị ho do trào ngược axit
Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng một số loại thực phẩm và đồ uống gây kích hoạt hiện tượng trào ngược axit, từ đó dẫn đến hiện tượng ho.
Những tác nhân gây kích thích trào ngược dạ dày phổ biến như là rượu, cafein, sô cô la, cam quýt, thức ăn chiên rán ngập dầu mỡ, tỏi, thực phẩm giàu chất béo, bạc hà, hành, thức ăn cay, cà chua và thực phẩm làm từ cà chua,…
Mỗi loại thực phẩm sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau ở mỗi người, vì vậy ghi nhận lại nhật ký về lượng thức ăn và các triệu chứng bất thường xảy ra có thể là một cách hữu ích để mọi người phát hiện ra loại thực phẩm nào góp phần gây ra các triệu chứng bị ho do hiện tượng trào ngược dạ dày, từ đó có các lựa chọn sử dụng các loại thức ăn thích hợp.
5.1.2.Thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa bị ho do trào ngược dạ dày
Những người bị mắc tình trạng ho do trào ngược axit dạ dày có thể áp dụng việc thay đổi lối sống sau đây để cải thiện các triệu chứng của họ như:
Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý
- Điều này có thể làm giảm một số áp lực lên dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày bị trào ngược lên đường ống dẫn thức ăn.
- Chỉ số BMI là phép đo giữa khối lượng cơ thể của một người so với chiều cao của người đó, là một phép đo trực tiếp về tổng lượng mỡ cơ thể của một người. Điều này có nghĩa là khi chỉ số BMI tăng lên đồng nghĩa với tổng lượng mỡ cơ thể của một người cũng sẽ tăng lên.
- WHO định nghĩa một người trưởng thành có chỉ số BMI dưới 18.5 được coi là thiếu cân, từ 18.5 đến 24.9 là bình thường, chỉ số BMI từ 25 đến 29.9 là thừa cân và một người trưởng thành có chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì.
- Công thức tính toán chỉ số BMI
BMI =Cân nặng (tính bằng kilogam) / Chiều cao bình phương (tính bằng mét)
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần áo quá chật
Điều này làm giảm áp lực lên dạ dày, từ đó giảm trào ngược axit và gây ra tình trạng ho do trào ngược.
Ngừng hút thuốc lá
Những người hút thuốc có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày hơn so với những người bình thường.
Đó là do Nicotine, một thành phần quan trọng trong thuốc lá, được cho là có tác dụng làm giãn vòng cơ ở thực quản dưới-là nơi giữ cho axit ở bên trong dạ dày-nơi nó thuộc về. Khi cơ vòng đó giãn ra, axit có thể trào ngược ra và gây ra cảm giác nóng rát đó, và có thể dẫn đến ho.
Ronnie Fass.MD-Giám đốc bộ phận Tiêu hóa và Gan mật tại Trung tâm Y tế MetroHealth ở Cleveland cho biết: “Khi hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra, axit sẽ bị trào ngược lên thực quản. Nước bọt sẽ có tác dụng loại bỏ axit đó.”
Hút thuốc cũng có thể khiến miệng của chúng ta tiết ra ít nước bọt hơn, điều này có nghĩa là dễ xảy ra hiện tượng bị ho do hiện tượng trào ngược dạ dày hơn. Thuốc lá cũng có thể khiến cơ thể chúng ta khó tạo ra lớp chất nhầy giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của axit dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều trong một lần
Các bữa ăn lớn và quá no sẽ ức chế sự đóng kín của cơ vòng thực quản dưới (LES), cho phép axit dạ dày trào lên đường ống thức ăn.
Không nằm ngay sau khi ăn hoặc vừa nằm vừa ăn
Mọi người nên đợi khoảng ít nhất 3 giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ sau bữa ăn.
Nâng cao đầu giường
Những người bị trào ngược axit vào ban đêm có thể thử nâng cao đầu giường của họ khoảng từ 15cm đến 20cm bằng gối hoặc nệm gỗ. Làm như vậy có thể làm giảm lượng axit tăng lên, từ đó giảm hiệu trào ngược dạ dày thực quản cũng như hiện tượng bị ho do trào ngược axit.
>>>> Xem thêm ngay: Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị
5.2.Các biện pháp giúp điều trị tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày
Một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn phổ biến cho chứng trào ngược axit và các triệu chứng liên quan như ho bao gồm
5.2.1.Các phương pháp dùng thuốc
5.2.1.1.Thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit là một chất trung hòa axit và được sử dụng để làm giảm chứng ợ nóng, khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày, từ đó giảm thiểu được hiện tượng ho do trào ngược dạ dày.
Thuốc kháng axit thường có chứa muối nhôm, canxi, magie hoặc natri. Một số chế phẩm sẽ có chứa sự kết hợp của hai muối, chẳng hạn như magie cacbonat và nhôm hydroxit, đôi khi trong chế phẩm đó cũng có thêm các chất chống đầy hơi như Simethicon.
Một số loại thuốc kháng axit có thể kể đến bao gồm: Phosphalugel, Maalox, Trimafort,…
5.2.1.2.Thuốc chẹn thụ thể Histamin H2
Những thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất axit dạ dày trong tối đa 12 giờ. Thuốc chẹn thụ thể Histamin H2 là chất đối kháng thụ thể Histamin loại 2. Chúng hoạt động trong các tế bào thành của dạ dày để giảm tiết axit dạ dày.
Về mặt sinh lý, khi pH tăng trong khoang dạ dày, một số tế bào sẽ tiết ra chất Gastrin. Hormone này sẽ cảm ứng giải phóng Histamin của các tế bào khác. Chất Histamin sẽ có tác dụng tăng tiết axit clohydric bên trong khoang dạ dày.
Một số thuốc chẹn thụ thể Histamin H2 như Cimetidin, Nizatidin, Ranitidin, Famotidin
5.2.1.3.Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
Các loại thuốc ức chế bơm Proton sẽ có tác dụng hiệu quả hơn các loại thuốc chẹn thụ thể H2 và hoạt động bằng cách ngăn chặn sản xuất axit trong thời gian dài hơn thông qua việc ức chế kênh H+/K+/ATPase trong suốt 24 giờ, cho phép lớp niêm mạc thực quản có thời gian được chữa lành.
Một số thuốc ức chế bơm Proton phổ biến như Nexium, Prilosec, Prevacid,…
5.2.2.Phẫu thuật
Hầu hết những người bị GERD và trào ngược axit sẽ đáp ứng với việc thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc, hoặc kết hợp cả hai việc thay đổi lối sống và dùng thuốc.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, việc can thiệp phẫu thuật có thể được coi là cần thiết. Một số loại phẫu thuật như là phẫu thuật để thắt chặt lại cơ vòng thực quản dưới, hoặc để chèn một thiết bị từ tính để tăng cường và hỗ trợ chức năng của cơ vòng thực quản dưới đó.
Tóm lại, bị ho do trào ngược axit dạ dày hiện nay đang là một tình trạng phổ biến và rất dễ gặp phải trong đời sống hàng ngày. Tình trạng này tuy không nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến nhiều bất tiện và khó khăn trong cuộc sống giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của tất cả chúng ta. Nguyên nhân gây nên bệnh cũng chủ yếu xuất phát từ trong lối sống không lành mạnh.
Việc biết đến các cách điều trị tình trạng bị ho do trào ngược là vô cùng quan trọng, chúng ta có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cũng như lối sống, thói quen sinh hoạt mà không cần dùng đến thuốc.
Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp cung cấp được một số kiến thức chung về vấn đề bị ho do hiện tượng trào ngược dạ dày, cũng như các cách điều trị và phòng ngừa nó một cách tốt nhất và hiệu quả, đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống.
Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người mắc tình trạng bị ho do trào ngược axit. Bên cạnh việc tạo thói quen tốt hàng ngày như ăn uống khoa học lành mạnh, tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày, thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh nên tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.
Scurma Fizzy là kết quả sau 3 năm nghiên tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội của các nhà khoa học, đã áp dụng công nghệ hướng đích làm tăng hiệu quả tác gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, hiệu quả làm lành vết viêm loét sẽ cao hơn và có khả năng chống oxy hóa so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để có thể giúp hỗ trợ chữa bị ho do trào ngược.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay các vấn đề nào khác cần quan tâm đến tình trạng bị ho do trào ngược dạ dày tại nhà, hãy gọi ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ đồng hành và giải đáp các thắc mắc đó cùng bạn.