Đau Dạ Dày Nên Ăn Hoa Quả Gì Sẽ Cải Thiện Tình Trạng Bệnh

Đau Dạ Dày Nên Ăn Hoa Quả Gì Sẽ Cải Thiện Tình Trạng Bệnh

Bên cạnh việc dùng điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen, việc phối hợp chế độ ăn uống cũng quan trọng đối với bệnh đau dạ dày. Trong chế độ ăn, hoa quả là một phần không thể thiếu. Vậy đau dạ dày nên ăn hoa quả gì thì sẽ cải thiện?

1. Đau dạ dày do nguyên nhân gì?

Đau dạ dày là một trong những dấu hiệu bạn đang mắc bệnh. Nó có thể do rất nhiều loại bệnh lý gây ra. Một số nguyên nhân chính gây nên các cơn đau đó là nhiễm trùng, viêm, tắc nghẽn và rối loạn đường ruột.

Ngoài ra, một số nhiễm trùng ở vùng lân cận như cổ họng, ruột và máu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa của bạn, dẫn đến đau bụng. Điển hình của 2 bệnh lý do nhiễm trùng này đó là tiêu chảy hoặc táo bón.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây các cơn đau dạ dày bao gồm:

  • Bệnh táo bón
  • Bệnh tiêu chảy
  • Viêm dạ dày ruột
  • Trào ngược axit (khi acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra chứng ợ nóng và các triệu chứng khác)
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( còn có tên viết tắt tiếng Anh là GERD)
  • Hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co cứng: gây đau bụng, chuột rút và thay đổi nhu động ruột.
  • Bệnh Crohn: bệnh liên quan đến các phản ứng viêm, gây đau mạn tính
  • Bệnh không dung nạp lactose: Người mắc bệnh này không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

Nếu cơn đau bụng của bạn dữ dội có thể do các nguyên nhân:

  • Vỡ hoặc gần vỡ nội tạng (ví dụ như vỡ ruột thừa vỡ hay viêm ruột thừa cấp tính)
  • Sỏi túi mật hay sỏi mật.
  • Xuất hiện sỏi thận
  • Nhiễm trùng tiết niệu.

>>> Xem thêm ngay: Viêm Dạ Dày Không Nên Ăn Gì Để Tình Trạng Bệnh Được Cải Thiện?

2. Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì thì sẽ cải thiện?

Tùy theo nguyên nhân, mà câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn hoa quả gì có sự khác biệt. Mỗi loại hoa quả sẽ chỉ tốt cho từng bệnh khác nhau.

2.1. Táo

Trong táo chứa một lượng canxi, magiê và kali dồi dào là loại trái cây đầu bảng trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn hoa quả gì. Bởi người ta cho rằng những khoáng chất kiềm hóa này có thể giúp làm giảm các triệu chứng của các cơn đau liên quan đến acid dạ dày. 

Táo cũng chứa polyphenol – một chất chống oxy hóa sinh học. Tổng quan hiện tại đã xác nhận rằng polyphenol trong chế độ ăn uống có tiềm năng bảo vệ và điều trị trong loét dạ dày tá tràng qua trung gian: bảo vệ và ngăn chặn tổn thương niêm mạc, kháng acid, chống viêm, cải thiện bảo vệ tế bào.

dau-da-day-nen-an-hoa-qua-gi-tao-1

Táo đỏ giúp giảm acid dạ dày

Mặc dù nhiều người thành công trong việc điều trị trào ngược axit bằng táo, nhưng hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh cho sự cải thiện này. 

Ngoài ra, táo cũng có một số tác dụng khác:

  • Pectin đã được tìm thấy trong táo giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chứa chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
  • Axit ursolic ở trong vỏ táo giúp giảm mỡ và tăng cơ.

Nói chung táo là một loại lựa chọn an toàn cho các loại hoa quả tốt cho đau dạ dày với nguyên nhân do acid dạ dày. Bạn nên dùng táo đỏ bởi táo xanh có tính axit cao hơn, có thể có tác động tiêu cực đối với một số người.

Táo tươi cũng được khuyên dùng hơn các sản phẩm đã qua chế biến, như nước trái cây, nước sốt táo hoặc các sản phẩm táo khác. Lý do là bởi vì táo tươi có hàm lượng chất xơ cao hơn, nhiều chất chống oxy hóa hơn và ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bạn.

Thông thường bạn nên ăn một quả táo vừa hoặc khoảng một chén táo cắt nhỏ sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

2.2. Chuối

Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất thế giới và ở Việt Nam nó được trồng ở khắp mọi nơi. Bên cạnh táo, chuối cũng là một trong những thức quà mà bạn nên sử dụng khi còn đang phân vân đau dạ dày nên ăn hoa quả gì.

Nó là một trong 4 thành phần của chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) chứa khoảng 105 calo và hầu như chỉ chứa nước và carbs, chứa rất ít protein và gần như không có chất béo. Theo nghiên cứu, với một quả chuối cỡ trung bình ( nặng khoảng 118 gram) có chứa: vitamin B6: 33% RDI, kali: 9% RDI, vitamin C: 11% RDI, magiê: 8% RDI, đồng: 10% RDI, mangan: 14% RDI, 24 gram carbohydrat thuần, 3,1 gram chất xơ, 1,3 gram chất đạm và 0,4 gram chất béo. 

Trong đó, thuật ngữ RDI (Reference Daily Intake) là khẩu phần ăn hàng ngày mà bạn nên nạp vào.

chuoi-la-hoa-qua-nen-an-trong-dau-da-day-2

Chuối tốt cho tiêu hóa trong bệnh dạ dày

Chất xơ trong chuối gồm 2 loại chính:

  • Pectin: Giảm khi chuối chín, đã được nghiên cứu trong ống nghiệm có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư ruột kết.
  • Kháng tinh bột: Được tìm thấy trong chuối chưa chín là một loại carbohydrate có chức năng tương tự như chất xơ hòa tan, nó giúp lên men và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn, đồng thời tăng sản xuất các axit béo chuỗi ngắn tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, một số nghiên cứu về chuối xanh trên động vật bị loét dạ dày do thuốc nhóm NSAIDs cho thấy bột chuối xanh phơi khô loài Musa sapientum có thành phần hoạt tính là leucocyanidin giúp bảo vệ niêm mạc bằng cách kích thích tăng sinh tế bào, thúc đẩy tiết chất nhầy, tăng sức đề kháng của chất nhầy, ức chế bài tiết HCl và do đó làm lành vết loét.

Chính vì vậy, chuối là một thực phẩm khá tốt cho đường tiêu hóa của bạn. Chuối xanh giúp tiêu hóa, bảo vệ dạ dày bạn khỏi vết loét, chuối chín thì giúp bổ sung chất điện giải, khi bị nôn.

Không chỉ trên đường tiêu hóa, chuối còn có tác động tốt trên nhiều chức năng, cơ quan khác của cơ thể như: giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy cảm với insulin, hỗ trợ giảm cân, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Bạn nên sử dụng 1 – 2 quả chuối chín mỗi ngày để tốt cho sức khỏe bạn. Với việc sử dụng chuối xanh cho bệnh loét dạ dày, bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế khi sử dụng.

>>> Tìm hiểu thêm về: Đau Dạ Dày Ăn Chuối Được Không, Giải Đáp Thắc Mắc

2.3. Đu đủ

Đu đủ là cũng như chuối là một thức quả khá quen thuộc ở nước ta. Dù còn nhiều vấn đề tranh cãi về việc nó có tốt cho đường tiêu hóa hay không. Nó tốt cho đau dạ dày khi kèm theo triệu chứng bị khó tiêu. Trong một quả đu đủ cỡ nhỏ (khoảng 152 gram) chứa : 59 calo, 15 gam carbohydrate, 3 gram chất xơ, 1 gram chất đạm, vitamin C: 157% RDI, vitamin A: 33% RDI, folate (vitamin B9): 14% RDI, kali: 11% RDI.

dau-da-day-nen-an-hoa-qua-gì-du-du-3

Đu đủ tốt cho tiêu hóa trong bệnh dạ dày

Nó còn được biết đến như một phương thuốc tự nhiên cho chứng khó tiêu. Trong đu đủ có chứa một loại enzyme tên là papain giúp phân hủy protein trong thực phẩm từ đó giúp việc tiêu hóa và hấp thu dễ dàng hơn. Bởi vậy, với một số người bị đau dạ dày do chứng khó tiêu, khi tiêu thụ các enzyme bổ sung, như papain giúp giảm chướng bụng, dễ tiêu hóa hơn. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng người trưởng thành thường xuyên uống nước ép đu đủ cô đặc giúp giảm táo bón và đầy hơi.

Ngoài ra, ở một số nước Tây Phi, đu đủ cũng được sử dụng như một phương thuốc truyền thống chữa bệnh viêm loét dạ dày. Tác dụng này đã được nghiên cứu trên động vật nhưng bằng chứng trên người còn hạn chế. 

Hạt của đu đủ cũng được dùng bằng đường uống để loại bỏ ký sinh trùng đường ruột, một số ít nguyên nhân gây đau bụng.

Bạn có thể sử dụng đu đủ chín là một thức quả ăn hàng ngày. Dưới đây là một vài ý tưởng công thức nấu ăn giúp bạn sử dụng đu đủ chín: 

  • Làm sinh tố đu đủ: Thái đu đủ thành hạt lựu, cho vào máy xay sinh tố, thêm nước cốt dừa và đá sau đó xay cho đến khi mịn.
  • Salat đu đủ: Cắt đu đủ và bơ thành khối vuông xếp chồng lên nhau, thêm thịt gà nấu chín thái hạt lựu rồi trộn đều với dầu ô liu và giấm.
  • Món tráng miệng: Đu đủ ta có thể sử dụng cùng 1 cốc (240 ml) sữa hạnh nhân và 1/4 thìa vani. Trộn đều, cho vào tủ lạnh để món ăn ngon nhất. 

2.4. Dừa

Dừa có nhiều chất xơ, giúp tăng khối lượng phân, hỗ trợ sự điều hòa của ruột, giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh.

Trong loại trái cây này cũng chứa nhiều chất béo nên giúp cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, như các vitamin A, D, E và K.

Ngoài ra, thịt dừa đã được chứng minh là tăng cường vi khuẩn đường ruột của bạn , có thể bảo vệ chống lại viêm và các tình trạng như hội chứng chuyển hóa.

Hơn nữa, dầu dừa có thể làm giảm sự phát triển của các loại nấm men có hại như Candida albicans gây nhiễm trùng tiêu hóa nặng.

dau-da-day-nen-an-hoa-qua-gi-dua-4

Dừa giúp điều hòa tình trạng dạ dày

Nước cốt dừa (được làm bởi cùi dừa nạo đun sôi, lọc bỏ bã) cũng có thể:

  • Giảm viêm: chiết xuất từ dầu dừa và đưa được nghiên cứu trên động vật cho thấy có thể làm giảm viêm và sưng tấy ở chuột bình thường và chuột bị thương 
  • Giảm kích thước vết loét dạ dày: Trong một nghiên cứu trên chuột, nước cốt dừa làm giảm kích thước vết loét dạ dày ở chuột 54%.
  • Chống lại vi rút và vi khuẩn: Theo một số nghiên cứu ở trong ống nghiệm cho thấy axit lauric trong dừa có thể làm giảm mức độ vi rút và vi khuẩn gây nhiễm trùng, kể cả các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Trong thịt dừa hay nước cốt dừa chứa khá nhiều calo, vì vậy bạn nên cân nhắc trong việc sử dụng dừa hàng ngày. Bạn cũng nên sử dụng dừa tươi vì các sản phẩm dừa khô và đóng gói sẵn được làm ngọt nhiều, làm tăng đáng kể lượng đường.

Với 80 gram dừa tươi chỉ chứa 5 gram đường, trong khi 93 gram dừa nạo ngọt chứa 34 gram đường.

Bạn có thể sử dụng cùi dừa như sau:

  • Cắt nhỏ, thêm vào salad trái cây, rau trộn, sữa chua hoặc bột yến mạch.
  • Dùng dừa trong các món sinh tố, nước sốt hoặc nước chấm.
  • Thêm vào các món ăn như thịt lợn, cá, thịt gà hoặc đậu phụ trước khi chế biến.
  • Xào, hầm hoặc nấu những miếng dừa tươi.

2.5. Dưa chuột

Dưa chuột là một loại hoa quả tươi mát, bổ dưỡng và có thể sử dụng cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Vì vậy mà nó cũng nằm trong danh sách những trái cây mà bạn muốn tìm câu trả lời cho đau dạ dày nên ăn hoa quả gì.

Chúng ít calo nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin K, magie, mangan và hàm lượng nước cao.

Ăn dưa chuột có thể có nhiều lợi ích sức khỏe như giảm cân, cân bằng hydrat hóa, ổn định tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.

Khi bạn bị táo bón, nguyên nhân chính là do mất nước vì nó làm thay đổi sự cân bằng nước của bạn, khiến cho việc di chuyển phân trở nên khó khăn.

Trong quả dưa chuột có chứa nhiều nước và có tác dụng thúc đẩy quá trình hydrat hóa, nhờ đó cải thiện độ đặc của phân, giúp ngăn ngừa và cải thiện táo bón. 

Ngoài ra, dưa chuột có chứa chất xơ là pectin –  một loại chất xơ hòa tan có thể giúp tăng tần suất chuyển động của ruột.

Bạn có thể sử dụng 2 – 3 quả dưa chuột mỗi ngày để tốt cho sức khỏe và giảm táo bón.

>>> Xem thêm bài viết: Đầy Bụng Uống Gì Và Các Loại Đồ Uống Tốt Nhất Hiệu Quả Cao

3. Khi bị đau dạ dày không nên ăn hoa quả gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, bạn cũng cần phải biết những loại hoa quả cần tránh khi bị đau dạ dày. Tùy theo nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh đau dạ dày, bạn cần kiêng những loại hoa quả khác nhau.

3.1. Trái cây họ cam quýt

Trong trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh, quýt là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng chúng lại chứa nhiều acid hữu cơ khiến cho các triệu chứng đau dạ dày liên quan đến acid như trào ngược dạ dày thực quản hay loét dạ dày có thể nặng hơn. Vì vậy bạn nên tránh sử dụng chúng khi đau dạ dày có kèm theo nóng rát, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.

3.2. Cà chua và các chế phẩm làm từ cà chua

dau-da-day-khong-nen-an-hoa-qua-gi-5

Cà chua không tốt cho người bị ợ nóng

Cũng giống như trái cây họ cam quýt, trong cà chua cũng chứa nhiều acid hữu cơ không tốt cho dạ dày của bạn lúc bị trào ngược, nó có thể làm nặng hơn các triệu chứng bệnh. Hãy hạn chế tối đa sử dụng chúng cho đến khi bạn đã chữa khỏi được các cơn đau dạ dày của bạn do acid.

3.3. Dứa

Dứa là một thức quả bổ dưỡng nhiều chất xơ và hàm lượng nước, có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, bromelain trong dứa đặc tính chống viêm và chống ung thư.

Một số bác sĩ khuyên không nên ăn dứa nếu bạn bị trào ngược acid, do dứa có tính acid cao, chúng có pH 3 đến 4 trên thang độ pH. Tuy nhiên, ăn dứa có bị nặng hơn hay không tùy thuộc vào từng người. Dứa tươi thường ít gây trào ngược hơn nước ép dứa. Bạn nên kiêng dứa, đặc biệt là nước ép dứa.

3.4. Hồng

Khi bạn ăn hồng sẽ làm nặng hơn các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, cồn cào trong bụng. Chính vì vậy, trong lúc đau dạ dày do khó tiêu hay đầy bụng, bạn không nên sử dụng hồng.

>>>Tìm hiểu thêm: Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Thắc Mắc Thường Gặp – SCurma Fizzy New

4. Đau dạ dày nên làm gì?

Hầu hết những cơn đau dạ dày không có gì nghiêm trọng và sẽ hết trong vài ngày, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc đau dạ dày. Ngoài việc tìm hiểu đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, người bệnh cũng có thể thay đổi các thói quen đơn giản để giảm các cơn đau.

Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng đau dạ dày đều có thể ngăn ngừa được, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: bạn không nên ăn quá no hoặc quá đói, chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa nhưng không nên ăn quá nhiều lần trong ngày, 3 đến 4 bữa là đủ nên chăm chú ăn thay vi vừa ăn vừa làm việc khác.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: ngoài đau dạ dày nên ăn hoa quả gì, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, chất béo khó tiêu hóa kết hợp ăn uống với một chế độ giàu trái cây, hoa quả, chất xơ.
  • Uống nước thường xuyên: việc bổ sung nước thường xuyên giúp năng ngừa nguy cơ táo bón và đào thải những chất lắng đọng ở thận gây sỏi thận.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh hay đạp xe đạp 30 phút mỗi ngày vừa giúp giảm cân, giảm áp lực lên đường tiêu hóa, vừa tốt cho sức khỏe của bạn.
  • Nếu bạn bị bệnh liên quan đến trào ngược dạ dày, không nên ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ bởi vì nếu ăn xong bạn nằm luôn thì có thể gây ợ nóng và đau bụng. Ngoài ra, bạn cũng nên nằm nghiêng bên trái và kê cao gối đầu khoảng 10 cm để giảm thiểu tình trạng trào ngược này.

5. Khi nào cần đến gặp bác sỹ khi có các cơn đau dạ dày?

Đau bụng nhẹ có thể giảm thiểu và biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác cơn đau dạ dày có thể là dấu hiệu mà bạn phải đi khám để điều trị. Việc trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn hoa quả gì lúc này không còn cần thiết nữa.

Gọi ngay cho cơ quan y tế nếu các cơn đau dạ dày có triệu chứng dữ dội dữ dội và liên quan đến chấn thương (do tai nạn hoặc thương tích) hoặc đau ở ngực của bạn.

dau-da-day-nen-an-hoa-qua-gi-6

Khi nào cần đến gặp bác sỹ trong đau dạ dày

Ngoài ra, bạn cũng cần phải đến cơ sở y tế gần nhất nếu đau dạ dày có các triệu chứng sau:

  • Phân xuất máu (có thể sẫm màu) hoặc nôn ra máu.
  • Sốt cao hơn 38,5 ° C.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn dai dẳng
  • Có các dấu hiệu vàng da hoặc mắt
  • Các cơn đau dữ dội ở bụng, không thể làm việc.
  • Đau bụng kèm theo triệu chứng khó thở.

Bạn nên đi khám nếu các cơn đau bụng của bạn:

  • Kéo dài hơn 24 giờ
  • Xuất hiện táo bón kéo dài
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Có các cơn sốt nhẹ.
  • Không còn cảm giác ăn ngon
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn hoa quả gì giúp. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chúng không thể thay thế cho chẩn đoán và điều trị của các bác sỹ. Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan về đau dạ dày nên ăn hoa quả gì bạn đang gặp phải, bạn có thể liên hệ số HOTLINE 18006091 của chúng tôi để được các dược sĩ Scurma Fizzy giải đáp và tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh cũng như chế độ ăn hợp lý cho bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091