Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Và Lời Khuyên Của Chuyên Gia

Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Và Lời Khuyên Của Chuyên Gia

Bệnh trào ngược dạ dày hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, là vấn đề quan tâm của mọi người, mọi nhà. Bệnh trào ngược dạ dày tuy không nguy hiểm nhưng nếu bệnh về lâu dài không được chữa trị, sẽ đem lại những biến chứng vô cùng nặng nề, thậm chí có nguy cơ dẫn đến ung thư thực quản. Vì thế, việc biết đến những kiến thức chung của bệnh trào ngược dạ dày, cũng như các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày sẽ giúp chúng ta kiểm soát được bệnh tốt nhất. Hãy cùng Scurma Fizzy và chuyên gia giúp bạn tìm hiểu về các vấn đề này nhé.

1.Tìm hiểu chung về bệnh trào ngược dạ dày và nguyên nhân gây bệnh

1.1.Trào ngược dạ dày là gì

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi axit trong dịch dạ dày, thức ăn và các chất lỏng khác trong dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày vào thực quản.

GERD có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi — từ trẻ sơ sinh đến người lớn.

chua-benh-trao-nguoc-da-day-3

Trào ngược dạ dày là gì và cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

1.2.Triệu chứng của trào ngược dạ dày là gì?

Khi nhận được câu hỏi liên quan đến vấn đề này, Gs.Ts.Bs Đào Văn Long đã chia sẻ: “Biểu hiện quan trọng nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nóng rát ở vùng thượng vị.

  • Biểu hiện nóng rát này có một số đặc điểm như thường xuất hiện ngay sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ và có khuynh hướng lan lên phía cổ, đôi khi lan ra đằng sau và có xu hướng tăng khi ta cúi gập người xuống.
  • Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua và có cảm giác như dịch của thức ăn trào ngược lên cổ họng, buồn nôn, khó nuốt, đau ở vùng ngực”

Bác sĩ cũng chia sẻ thêm về một nghiên cứu với sự tham gia của 519 Bác sĩ đến từ khắp nơi trong cả nước với số lượng bệnh nhân thu thập được là 2736 người .

Kết quả cho thấy rằng 95% bệnh nhân có biểu hiện nóng rát, đau ngực chiếm tỉ lệ 96%, các biểu hiện như ợ hơi chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số bệnh nhân và các biểu hiện tương tự như hen suyễn chiếm tỷ lệ 56%. 

chua-benh-trao-nguoc-da-day-4

Triệu chứng trào ngược và cách chữa trào ngược dạ dày

>>>> Tìm hiểu thêm: Triệu Chứng Dạ Dày Trào Ngược, Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát

1.3.Nguyên nhân và tác hại của bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Giáo sư Đào Văn Long cũng chia sẻ về nguyên nhân và tác hại của bệnh trào ngược dạ dày như sau:

  • Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trào ngược dạ dày nhưng nguyên nhân cơ bản nhất phải kể đến đó là do sự bất thường của cơ thắt thực quản dưới.

Bất thường này làm cho tâm vị của dạ dày đóng không kín. Ở dạ dày bình thường thức ăn sau khi qua thực quản sẽ được dạ dày co bóp, đi xuống dưới.

Nhưng ở những người trào ngược dạ dày, thức ăn và axit dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản.

Ngoài ra còn có nguyên nhân khác gây ra trào ngược như do giảm sự thông thoáng và trung hòa axit ở thực quản.

Việc giảm nhu động thực quản sẽ giảm sự thông thoáng do thức ăn hay dịch trào ngược sẽ bị trào ngược lên thực quản, giảm di chuyển xuống dạ dày.

Việc giảm tiết nước bọt cũng sẽ làm giảm đi yếu tố trung hòa axit trong dạ dày trào ngược lên.

  • Tác hại của trào ngược dạ dày

Theo thời gian dài, axit sẽ bào mòn thực quản và có thể dẫn đến một số biến chứng, một số tác hại như viêm trợt, viêm thực quản Barrett hoặc thậm chí ung thư thực quản.

2.Chia sẻ của chuyên gia về cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

Với tác hại như trên, việc chữa bệnh trào ngược dạ dày là vô cũng quan trọng, và Giáo sư Đào Văn Long cũng đã có những lời khuyên cho mọi người về việc chữa bệnh trào ngược dạ dày:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể tái đi tái lại nhiều lần cho nên việc điều trị dứt điểm là một điều vô cùng khó khăn. Tuy khó khăn nhưng việc quản lý được bệnh cũng không phải là việc không thực hiện được.
  • Khi các triệu chứng còn nhẹ

Thông thường ở đa số người bệnh, các triệu chứng cũng thường nhẹ cho nên ban đầu chỉ cần dùng một số loại thuốc thông thường.

Ví dụ như nếu chỉ có những triệu chứng nhẹ như ợ nóng, nóng rát thôi thì cũng có thể bắt đầu dùng những thuốc để bao bọc niêm mạc dạ dày hay những thuốc tạo màng ngăn không cho axit trào ngược

  • Khi các triệu chứng nặng

Còn về lâu dài, các trường hợp có dấu hiệu bệnh nặng hơn thì nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, để có một liệu trình điều trị bệnh thích hợp.

Khi đó, những trường hợp nặng hơn phải bắt buộc dùng đến những thuốc có tác dụng ức chế bài tiết axit trong dạ dày.

Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) được khuyến khích dùng nhiều hơn thuốc kháng Histamin H2. Những loại thuốc này sau mấy chục năm sử dụng thì người ta thấy rằng nó tương đối an toàn và có thể sử dụng lâu dài.”

  • Biến chứng của trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như ung thư.

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Nên lưu ý điều này là không đúng vì bệnh có thể dẫn đến ung thư thực quản do axit từ trong dạ dày trào ngược lên thực quản. 

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ ung thư thực quản đang tăng lên rất là nhanh song song với tỉ lệ trào ngược dạ dày ở Việt Nam càng ngày càng tăng.

Việc điều trị bên cạnh dùng thuốc thì nên kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Khi ngủ nên kê cao gối khoảng 25-30cm để cho axit không bị trào ngược.

Bệnh cũng thường xảy ra ở những người có cân nặng cao hơn mức bình thường cho nên giữ cân nặng ở mức hợp lý, nếu thừa cân béo phì thì nên giảm cân để tránh bị trào ngược.

Nên tránh ăn các loại thức ăn có thể gây giảm co thắt thực quản dưới như sôcôla, các loại trà đặc, trứng, cà phê, các món chiên, rượu bia, cà phê vì nó có thể tác động đến việc trào ngược dạ dày.

Vấn đề về chế độ ăn uống và thay đổi lối sống là vô cùng quan trọng cần được lưu ý.

3. Các biện pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày mà bạn có thể áp dụng ngay

3.1.Thay đổi chế độ ăn

3.1.1. Những thực phẩm nên ăn để chữa bệnh trào ngược dạ dày

  • Trái cây

Những loại trái cây không có tính axit sẽ giúp giảm axit dạ dày vì chứa ít chất béo, ít đường và cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng như chuối, dưa hấu, bơ, đu đủ,…

  • Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch và bánh mì nguyên hạt giúp ngăn chặn các triệu chứng trào ngược axit, là nguồn cung cấp chất xơ tốt và có thể giúp hấp thụ axit trong dạ dày.

  • Thịt nạc

Thịt nạc như thịt gà, hải sản, đậu phụ và lòng trắng trứng vì ít chất béo. Cách tốt nhất để chế biến chúng là nướng hay luộc.

  • Các loại đậu

Các loại đậu như đậu Hà Lan. Cùng với nguồn chất xơ dồi dào, chúng cũng cung cấp protein, vitamin và khoáng chất.

  • Quả hạch và hạt

Nhiều loại quả hạch và hạt cung cấp chất xơ, chất dinh dưỡng và có thể giúp hấp thụ axit dạ dày. Hạnh nhân, đậu phộng, hạt chia, hạt macca và hạt lanh đều là những lựa chọn tốt.

  • Sữa chua

Sữa chua không chỉ làm dịu thực quản bị kích thích mà còn cung cấp men vi sinh hỗ trợ đường tiêu hóa và cung cấp Protein cho cơ thể.

  • Chất béo lành mạnh

Chất béo là một chất dinh dưỡng cần thiết nhưng ăn quá nhiều thức ăn chứa chất béo có thể kích hoạt trào ngược axit.

Thay thế chất béo không lành mạnh bằng chất béo không bão hòa như bơ, dầu ô liu, quả óc chó và các sản phẩm từ đậu nành.

  • Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm và đã được sử dụng từ lâu cho các vấn đề về đường tiêu hóa. Gừng có thể được thêm vào sinh tố, súp, các món xào, hoặc trà gừng.

chua-benh-trao-nguoc-da-day-6

Những loại thực phẩm giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày

3.1.2.Thực phẩm không nên ăn trong chữa bệnh trào ngược dạ dày

  • Thực phẩm giàu chất béo

Các loại thực phẩm chiên và nhiều chất béo làm kích thích giãn cơ vòng thực quản dưới, từ đó dẫn đến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

Bên cạnh đó nó cũng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày hơn so với bình thường.

Ăn thực phẩm giàu chất béo làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải triệu chứng trào ngược cao hơn, vì vậy nên giảm tổng lượng chất béo hàng ngày.

Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như khoai tây chiên và hành tây; các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo chẳng hạn như bơ, sữa nguyên chất, pho mát thông thường và kem chua; thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu; thịt xông khói; các loại mỡ,…

-Các món ăn vặt chẳng hạn như kem, khoai tây chiên, khoai lang chiên,…

-Thức ăn nhiều dầu mỡ; thức ăn nhanh như gà rán; …

  • Cà chua và trái cây họ cam quýt như bưởi, chanh, cam chua

Trái cây và rau quả rất quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh để giúp làm giảm triệu chứng của GERD. Tuy nhiên chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày, đặc biệt là các loại trái cây có tính axit cao.

Nếu thường xuyên bị trào ngược axit, chúng ta nên giảm hoặc loại bỏ các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, dứa, cà chua, nước sốt cà chua, tắc, quýt,…

  • Sô cô la:

Sô cô la có chứa một thành phần gọi là methylxanthine – Chất đã được chứng minh là làm giãn cơ thắt dưới thực quản và tăng trào ngược axit.

  • Thực phẩm cay:

Các loại thực phẩm cay chứa nhiều ớt, tiêu hoặc các loại gia vị, chẳng hạn như hành và tỏi, gây ra các triệu chứng ợ chua ở nhiều người.

  • Chiết xuất bạc hà:

Bạc hà ví dụ như kẹo cao su và kẹo bạc hà, cũng có thể gây ra các triệu chứng trào ngược axit.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải tất cả những loại thực phẩm trên đều có thể gây trào ngược axit ở tất cả mọi người.

Mỗi người cần lưu ý trong thực phẩm mình ăn có chứa những gì, nhiều hay ít, có thể gây trào ngược hay không để từ đó xây dựng một chế độ ăn hợp lý, tránh những loại thực phẩm gây trào ngược cho bản thân.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Nam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bạn Đã Biết Hay Chưa?

3.2. Thay đổi lối sống

Ngoài việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược bằng chế độ ăn uống và dinh dưỡng, chúng ta có thể quản lý các triệu chứng bằng thay đổi lối sống. 

Với bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng như nhiều bệnh khác, lối sống là một vấn đề quan trọng hàng đầu, được khuyến khích là bước đầu tiên trong điều trị cũng như phòng ngừa trào ngược dạ dày.

3.2.1. Thay đổi thói quen ăn uống

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì phải ăn ít bữa ăn lớn hơn nhằm giữ cho dạ dày không bị quá no và giúp giảm áp lực cho dạ dày.

Bên cạnh đó, việc ăn chậm hơn sẽ đưa ít thức ăn vào dạ dày cùng một lúc nên sẽ có ích cho dạ dày.

4.2.2. Duy trì cân nặng hợp lý

Giảm cân nếu khối lượng cơ thể vượt qua mức cân nặng bình thường. Việc ăn chậm hơn cũng có thể giúp giảm cân.

Cân nặng vượt quá mức khiến cấu trúc của các cơ nâng đỡ cơ thắt thực quản dưới bị giãn ra, về lâu dài sẽ làm giảm áp lực giữ cho cơ vòng đóng lại, dẫn đến trào ngược trong dạ dày.

3.2.3. Hạn chế hoạt động mạnh ngay sau khi ăn

Tránh tập luyện gắng sức trong vòng vài giờ sau khi ăn để góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược.

Đặc biệt tốt nhất không nên tập bất kỳ bài tập nào liên quan đến việc cúi gập người vì điều đó sẽ làm cho dạ dày cao hơn thực quản, theo trọng lực sẽ gây ra hiện tượng trào ngược.

3.2.4. Bỏ hút thuốc lá

Nicotine trong thuốc lá có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, làm tăng các triệu chứng của trào ngược dạ dày. 

3.2.5. Thay đổi thói quen khi ngủ

Tránh ngủ ngay trong vòng khoảng 2 đến 3 giờ sau khi ăn có thể giúp trọng lực và quá trình tiêu hóa thức ăn phối hợp với nhau và giảm bớt các triệu chứng trào ngược.

Ngủ kê gối cao, đầu và vai nâng cao hơn dạ dày cũng góp phần giúp giảm trọng lực.

3.2.6. Xem xét lại các thuốc đang dùng

Một số loại thuốc có thể làm giãn cơ vòng thực quản, một số loại thuốc khác lại có thể gây kích ứng thực quản như:

  • Thuốc kháng sinh; tetracyclin, doxycyclin, Clindamycin,…
  • Thuốc giảm đau như Ibuprofen, naproxen và một số thuốc NSAIDs khác
  • Alendronat, Ibandronat, Risedronat,…

3.2.7. Mặc quần áo thoải mái

Nên tránh mặc quần áo bó sát vùng bụng, quần áo quá chật. Nên mặc đồ thoải mái để tránh tạo áp lực lên dạ dày.

3.2.8. Thư giãn tinh thần

Việc thư giãn, giữ cho tình thần luôn thoải mái sẽ giúp giảm bớt căng thẳng. Dù căng thẳng không liên quan đến chứng trào ngược, nhưng nó kích hoạt tăng tiết dạ dày và có thể dẫn đến một số hành vi khác gây kích thích trào ngược.

Học một số liệu pháp như Yoga, thiền, dưỡng sinh,… sẽ góp phần chữa bệnh trào ngược dạ dày.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày

3.3.Phương pháp điều trị dùng thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

Nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn không giúp cải thiện các triệu chứng, thì phương pháp điều trị tiếp theo được áp dụng là điều trị bằng thuốc.

Có 3 nhóm thuốc chính có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày:

  • Thuốc kháng axit (Antacid)
  • Thuốc kháng Histamin H2
  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

3.3.1.Thuốc kháng axit (Antacid)

Thuốc kháng axit là một phương pháp điều trị giúp làm giảm nhẹ triệu chứng trào ngược. Thành phần: là các hợp chất vô cơ có tính bazơ yếu.

Thường gồm các loại Aluminium hydroxide, Magnesium carbonate, Magnesium trisilicate, Magnesium hydroxide, Calcium carbonate, Sodium bicarbonate,…

  • Cơ chế: 
    • Trung hòa axit, làm tăng pH của axit dịch vị trào ngược và bất hoạt pepsin
    • Tăng áp lực cơ thắt dưới thực quản, hạn chế thể tích dịch trào ngược

Dùng antacid và thay đổi chế độ sống giúp giảm thiểu các triệu chứng khoảng 20% bệnh nhân.

Hầu như các bệnh nhân trước khi điều trị thực sự đều từng tự dùng các Antacid bán không theo toa trước đó.

Khi dùng đơn độc Al(OH)3 sẽ gây táo bón nên thường phối hợp với Mg(OH)2 có tính nhuận tràng và Simethicone có tác dụng chống đầy hơi.

Do đó phối hợp sẽ làm giảm tạm thời các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân trào ngược nên cắt đứt nhanh cơn ợ nóng của trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên sử dụng Antacid có chứa canxi.

  • Thời điểm dùng thuốc: 

Antacid thường được sử dụng vào thời điểm 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ do lúc bụng đói tác dụng trung hòa ngắn (khoảng 15-20 phút), nếu dùng 1 giờ sau bữa ăn tác động của Antacid sẽ kéo dài hơn (3-4 giờ).

Antacid có tác dụng làm tăng pH dịch vị nên đồng thời ức chế hoạt tính pepsin, giúp giảm các cơn đau nhanh chóng nhưng ngắn hạn.

Một số ví dụ về thuốc kháng axit: Maalox, Phosphalugel,…

  • Tác dụng phụ:

Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như tiêu chảy và táo bón, rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc kháng axit. Những tác dụng phụ này sẽ rõ ràng hơn khi sử dụng thuốc kháng axit quá thường xuyên và lâu dài

>>>> Xem thêm về: Trào ngược dạ dày gây hôi miệng – nguyên nhân do đâu?

3.3.2.Thuốc Kháng  Histamin H2

chua-benh-trao-nguoc-da-day-1

Chữa bệnh trào ngược dạ dày và những điều liên quan

Thuốc kháng Histamin H2 có tầm quan trọng đặc biệt trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  •  Cơ  chế:

Các thuốc kháng histamin H2 sẽ ngăn chặn sự tiết axit theo cơ chế đối kháng tương tranh với

Histamin tại các cụ thể H2 do đó làm giảm cả thể tích dịch vị tiết ra lẫn nồng độ ion H+ trong dịch vị, hiệu quả tốt nhất ở bệnh nhân viêm thực quản không có loét.

50% bệnh nhân giảm triệu chứng khi dùng thuốc kháng thụ thể H2

Tác dụng làm lành vết loét của các thụ thể H2 còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Tỷ lệ tái phát khi điều trị bằng thuốc kháng histamin H2 là 50% trong vòng một năm và giảm còn 20% nếu sử dụng duy trì một lần/ ngày vào giờ đi ngủ.

  • Tác dụng phụ: gây bất lực, giảm tinh trùng, vú to,…

Một số thuốc Kháng H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin

3.3.3.Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Việc áp dụng điều trị ngay từ ban đầu sẽ giúp bệnh nhân thường đáp ứng tốt,  ổn định lâu, giảm triệu chứng nhanh và làm liền vết sẹo loét.

  • Cơ chế:

Ức chế chọn lọc enzyme  H+/K+/ATPase. Trong giai đoạn cuối của sự tiết axit HCL, các thuốc này làm giảm triệu chứng và có khả năng làm lành vết loét lên đến 90%.

Đây là nhóm thuốc mới có tác dụng tăng tiết axit bởi tế bào viền mạnh hơn các thuốc kháng histamin hay nhất là đối với các bệnh nhân đề kháng với thuốc kháng histamin H2 trong những ca viêm loét thực quản nghiêm trọng.

Thuốc ức chế bơm proton này có tỷ lệ đạt hiệu quả cao hơn là thuốc kháng thụ thể histamin H2. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút vì khi đó thuốc sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả ức chế tiết axit hơn 24 giờ vì thuốc ức chế enzyme  H+/K+/ATPase, khi ngưng dùng thuốc hoạt động tiếp tục sau 3-5 ngày

  • Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ xảy ra như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,…

Rất hiếm xảy ra các xáo trộn về máu hay thần kinh, tổn thương về thị giác có thể xảy ra khi tiêm tĩnh mạch Omeprazol.

chua-benh-trao-nguoc-da-day-7

Phương pháp dùng thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Acid Là Gì Và 7 Điều Cần Biết

3.4.Phẫu thuật để chữa bệnh trào ngược dạ dày

Nếu việc thay đổi lối sống, chế độ ăn và dùng thuốc không có hiệu quả trong việc chữa bệnh trào ngược dạ dày, phẫu thuật sẽ là lựa chọn tiếp theo.

Phẫu thuật sẽ tập trung vào việc đảm bảo chức năng của cơ vòng thực quản dưới (LES). LES bị yếu và suy giảm chức năng là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày.

3.4.1.Khi nào nên cân nhắc phẫu thuật để chữa bệnh trào ngược dạ dày

Phẫu thuật có thể được khuyến nghị nếu cơ thể đang có các biến chứng trào ngược  nghiêm trọng.

Ví dụ như axit trong dạ dày có thể gây nên viêm thực quản từ đó dẫn đến chảy máu hoặc loét. Các vết sẹo do tổn thương mô có thể làm co thắt thực quản và gây khó khăn cho việc nuốt.

Phẫu thuật cho trào ngược dạ dày thường là biện pháp lựa chọn cuối cùng. Đầu tiên, việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nếu không giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng, tiếp theo sẽ cân nhắc đến việc dùng thuốc lâu dài.

Phẫu thuật là biện pháp cân nhắc cuối cùng để tránh dùng thuốc lâu dài. Lựa chọn phẫu thuật có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày và kiểm soát các biến chứng.

3.4.2.Ưu điểm và nhược điểm của chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng phẫu thuật

  • Ưu điểm:
    • Giúp tránh dùng thuốc lâu dài
    • Ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm trợt thực quản
  • Nhược điểm
    • Một số lựa chọn phẫu thuật có thể tốn kém, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của người bệnh
    • Thời gian hồi phục  khác nhau tùy theo loại phẫu thuật, cần phải nghỉ ngơi một thời gian sau khi được phẫu thuật.

3.4.3.Một số lựa chọn phẫu thuật để chữa bệnh trào ngược dạ dày

  • Phẫu thuật Nissan, phẫu thuật Toupet: tạo nếp gấp đáy vị
  • Khâu cơ vòng thực quản dưới qua nội soi; đặt vòng từ qua nội soi
  • Tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ ở dạ dày, giảm thiểu trào ngược
  • Nong thực quản qua nội soi
  • Phục hồi các bất thường như thoát vị khe thực quản, thoát vị dạ dày trong lồng ngực.
Phương pháp phẫu thuật

Một số phương pháp phẫu thuật chữa bệnh trào ngược dạ dày

Tóm lại, bệnh trào ngược dạ dày tuy chiếm tỷ lệ lớn và có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, nhưng việc kiểm soát và phòng ngừa nó lại hoàn toàn có thể làm được và đến từ thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mỗi người.

Mỗi người chúng ta đều có thể ngăn ngừa được bệnh trào ngược ngay từ ban đầu, từ những việc nhỏ nhất để có thể bảo vệ được một hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh. 

Việc chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản có 3 phương pháp chính là ban đầu sẽ thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống sinh hoạt và dùng thuốc.

Nếu vẫn không cải thiện được bệnh thì khi đó sẽ lựa chọn điều trị cuối cùng là phẫu thuật.

Với sự tư vấn từ chuyên gia đầu ngành, hy vọng Scurma Fizzy đã cung cấp được cho mọi người những kiến thức chung về bệnh trào ngược dạ dày cũng như các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày để bảo vệ hệ thống tiêu hóa chúng ta hoạt động tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi ngay HOTLINE 1800 6091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp những thắc mắc đó cùng bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091