Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng, Nguyên Nhân Do Đâu

Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng, Nguyên Nhân Do Đâu

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đã và đang là nỗi lo của nhiều người. Đối tượng mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, tập trung nhiều ở độ tuổi 20 – 40. Trào ngược dạ dày không những tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, trào ngược dạ dày gây hôi miệng khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Vì vậy, việc điều trị trào ngược dạ dày cũng như khắc phục hôi miệng là cần thiết để giảm thiểu tác động không tốt  đến cuộc sống hàng ngày.

1. Một số thông tin về bệnh trào ngược dạ dày bạn nên biết

Trào ngược dạ dày được được coi là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất thế giới. Không những thế, căn bệnh này có thể gặp ở hầu hết các độ tuổi từ trẻ đến già. Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trào ngược dạ dày như chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc… nhưng nguyên nhân trực tiếp là sự suy yếu của cơ thắt thực quản. Khi mắc căn bệnh này, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau: buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua… Ngoài ra, trào ngược dạ dày gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày của người bệnh.

1.1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản

Trong điều kiện sinh lý bình thường, thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ theo thực quản xuống dạ dày.Khi đó, cơ vòng thực quản sẽ đóng lại, ngăn thức ăn không đi lên trên. Dạ dày sẽ trộn thức ăn với dịch vị và thực hiện nhào trộn, nghiền nát thức ăn rồi đưa xuống ruột non. Ra khỏi dạ dày, thức ăn được tiêu hóa, hấp thu và đào thải ở ruột non và đại tràng. Tuy nhiên, khi cơ vòng thực quản có vấn đề, dạ dày không được đậy kín để chứa thức ăn và dịch vị. Chúng sẽ bị đẩy lên trên, gây ra trào ngược dạ dày thực quản.

1.2. Biểu hiện nào cho thấy bạn mắc trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày thực quản không phải căn bệnh khó chữa. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, biết rõ các triệu chứng của trào ngược dạ dày là cần thiết để sớm phát hiện bệnh. 

1.2.1. Ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua là triệu chứng điển hình nhất khi bạn mắc trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát thực quản, miệng lúc nào cũng thấy chua tạo cảm giác chán ăn. Hiện tượng ợ hơi, ợ chua thường xuất hiện sau khi ăn no, đầy bụng khó tiêu. Đặc biệt, khi nằm ngủ, các cơn ợ hơi, ợ chua sẽ xảy ra nhiều hơn. Vì vậy, người mắc trào ngược dạ dày thường thấy ăn không ngon, ngủ không yên.

1.2..2. Buồn nôn, nôn

Khi acid dịch vị từ dạ dày lên thực quản, cổ họng bị kích thích bởi acid gây cảm giác buồn nôn. Nôn, buồn nôn cũng là triệu chứng hay gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên hay gặp nhất khi nằm ngửa hoặc khi cổ họng bị kích thích (đánh răng, ăn đồ chua cay…).

>>>> Tìm hiểu ngay: Cách Giải Quyết Bệnh Lý Trào Ngược Hiệu Nghiệm

1.2.3. Đau tức vùng thượng vị

Đau tức ngực là một biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Đau tức ngực là một biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Cũng giống với các bệnh liên quan đến dạ dày khác, trào ngược dạ dày thực quản cũng gây đau tức vùng thượng vị. Tuy nhiên, cơn đau từ thượng vị thường lan lên phía trên gây cảm giác tức ngực, khó chịu. Nguyên nhân là do các đầu mút thần kinh trong niêm mạc thực quản bị kích thích bởi acid trong dịch vị, từ đó gây cảm giác đau.

1.2.4. Một số triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng điển hình kể trên, người mắc trào ngược dạ dày thực quản còn gặp một số biểu hiện khác. Tuy nhiên, các triệu chứng nay không phải ai cũng gặp phải.

  • Ho, viêm họng kéo dài: acid trào ngược lên họng làm tổn thương niêm mạc gây phù nề, dịch viêm chảy xuống thanh phế quản gây ho, viêm họng, viêm phế quản. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh kéo dài gây viêm họng mãn tính với những cơn ho, khản tiếng.
  • Khó nuốt: acid dịch vị trào ngược lên thực quản gây viêm, phù nề niêm mạc làm thu nhỏ đường kính thực quản nên khi thức ăn đi xuống sẽ bị vướng ở cổ, tạo cảm giác khó nuốt.
  • Răng xỉn màu: acid trào ngược làm mòn men răng khiến răng bị xỉn màu, ngoài ra trào ngược dạ dày hôi miệng do hơi thở có mùi
  • Đắng miệng: khi hang môn vị bị đóng mở quá mức, dịch mật từ tá tràng vào trong dạ dày, sau đó theo acid dịch vị lên thực quản tới khoang miệng gây đắng miệng.
  • Nước bọt được tiết ra nhiều trong miệng: cơ thể sẽ tự tiết nước bọt nhiều hơn khi acid trào ngược lên để trung hòa chúng nhưng lượng nước bọt này lại làm tăng khí vào dạ dày gây nên ợ hơi.

1.3. Những nguyên nhân nào dẫn đến trào ngược dạ dày?

Nguyên nhân trực tiếp gây ra trào ngược dạ dày là do cơ thắt thực quản có vấn đề (suy yếu, đóng mở bất thường). Khi đó, acid dịch vị có thể đi lên thực quản gây tổn thương niêm mạc dẫn tới tình trạng viêm. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể do các nguyên nhân khác gây ra.

1.3.1. Tác dụng không mong muốn của thuốc

trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Một số thuốc có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản

Tác dụng không mong muốn của loại thuốc bạn đang sử dụng cũng có thể là tác nhân khiến cho trào ngược dạ dày khởi phát. Các thuốc có tác động không tốt lên dạ dày thường gặp nhất là các corticoid và thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID). Các thuốc này đều có đặc điểm chung là khó tan trong môi trường acid. Trong dạ dày, chúng kết tụ thành đám gây kích thích niêm mạc dạ dày gây viêm loét, trào ngược dạ dày.

  • Aspirin: đây là thuốc có khả năng gây hại cho dạ dày cao nhất, nếu lạm dụng có thể gây xuất huyết dạ dày, nặng hơn là thủng dạ dày.
  • Ibuprofen: thường kết hợp với paracetamol để giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn, nôn…
  • Diclofenac: thường được dùng để giảm đau các bệnh xương khớp, tuy nhiên nếu lạm dụng gây viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
  • Indomethacin: có tác dụng giảm đau, chống viêm trong viêm dây thần kinh, viêm khớp mạn tính… nếu lạm dụng, thuốc có thể gây hại cho dạ dày.

1.3.2. Bệnh liên quan đến dạ dày

Thông thường, các bệnh lý dạ dày có mối liên quan với nhau. Bệnh này có thể là nguyên do khiến cho bệnh kia khởi phát. Vì vậy, trào ngược cũng có thể do viêm loét dạ dày, hẹp hang môn vị, trợt niêm mạc dạ dày gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hiện Nay Thường Gặp Phải Hội Chứng Dạ Dày Nào?

1.3.3. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Người trẻ tuổi ngày càng có nhiều trường hợp mắc phải trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân chính là do họ có chế độ ăn uống không lành mạnh. Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ kết hợp đồ uống có gas gây đầy bụng khó tiêu. Bên cạnh đó, ăn quá no và đi nằm ngay sau khi ăn cũng không tốt cho dạ dày. Ngoài ra, các chất kích thích như rượu bia, cafe cũng gây ra các bệnh lý dạ dày trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.

1.3.4. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai dễ mắc trào ngược dạ dày

Phụ nữ mang thai dễ mắc trào ngược dạ dày

Ở phụ nữ mang thai, hormone cơ thể thay đổi làm các cơ thực quản giãn ra, acid dịch vị có thể trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, khi thai nhi phát triển dạ dày có thể sẽ bị chèn ép, tạo ra áp lực đẩy acid dịch vị lên thực quản, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc trào ngược đầy thực quản.

1.3.5. Căng thẳng, stress

Khi căng thẳng stress quá mức, cơ thể sẽ tăng tiết cortisol ức chế khả năng tự nhiễm bảo vệ dạ dày và làm nồng độ pepsin, HCl tăng cao. Khi đó, pepsin tăng áp lực lên cơ vòng thực quản làm cơ này yếu đi, tạo điều kiện cho acid dịch vị trào lên thực quản. Vì vậy, stress gây ra trào ngược dạ dày thực quản và làm bệnh nặng hơn.

2. Tại sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Trào ngược dạ dày thực quản đã và đang là vấn đề đáng lo ngại của nhiều người. Không những gây những tác động lên sức khỏe, căn bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Trong đó, trào ngược dạ dày gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp của người bệnh với người xung quanh. Vậy nguyên nhân do đâu trào ngược dạ dày gây hôi miệng? Cách khắc phục tình trạng hôi miệng như thế nào?

trào ngược dạ dày gây hôi miệng

Tại sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

2.1. Trào ngược dạ dày gây hôi miệng như thế nào

Hôi miệng là một tình trạng hay mắc phải ở người bị trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu dẫn đến việc ngại, tự ti khi nói chuyện với người khác. Vậy do đâu mà trào ngược dạ dày gây hôi miệng? Đầu tiên phải kể đến một số loại vi khuẩn có đường ruột có khả năng sinh ra khí hydro sulfua như Enterobacteriaceae, Helicobacter pylori (HP). Khi dạ dày có vấn đề, các loại vi khuẩn này gặp điều kiện phát triển và tạo ra nhiều khí hydro sulfua. Theo acid dịch vị trào ngược lên thực quản, các khí này thoát ra cùng hơi thở gây mùi hôi đặc trưng. Ngoài ra, thức ăn đang được tiêu hóa trong dạ dày khi trào ngược lên vòm họng sẽ đọng lại ở các khe, hốc. Nếu không được vệ sinh đúng cách, chúng sẽ phân hủy gây hôi miệng và có thể gây viêm nhiễm vùng họng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Dạ Dày Và Hôi Miệng Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào?

2.2. Một số nguyên nhân khác gây hôi miệng

2.2.1. Do các bệnh trong khoang miệng

Khoang miệng gặp vấn đề là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng. Viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh thân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi. Ngoài ra, nếu bạn không loại bỏ hết mảng bám trên răng, lâu ngày nó sẽ tạo thành vôi răng. Khi đó, giữa lợi và răng sẽ hình thành các lỗ nhỏ tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn tích tụ lại và gây ra hôi miệng.

2.2.2. Do thức ăn

Một số loại thực phẩm có thể gây hôi miệng như hành tây, tỏi… Khi bạn ăn các loại thực phẩm này, các chất gây ra mùi sẽ được đưa vào máu tới phổi rồi theo hơi thở ra ngoài. Vì vậy, khi ăn hành tây, tỏi… hơi thở của bạn sẽ có mùi hôi đặc trưng. Ngoài ra, tình trạng hôi miệng cũng có thể là hệ lụy tới từ thức ăn chứa nhiều đường. Bởi vì, đường là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Chúng sẽ gây hại cho răng lợi của bạn, có thể gây sâu răng, viêm lợi và gây hôi miệng.

2.2.3. Do sử dụng các chất kích thích

Ở nam giới, nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng chính là hút thuốc lá. Thuốc lá sẽ làm nặng hơn các vấn đề về răng miệng của bạn. Khi đó, hơi thở của bạn có mùi khó chịu, răng sẽ bị xỉn màu. Bên cạnh đó, rượu bia cũng là một thủ phạm gây ra hôi miệng vì đồ uống có cồn sẽ làm nặng hơn tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua. Ngoài ra, cafein trong cafe làm giảm tiết nước bọt, tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi.

2.2.4. Do thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Khoảng 400 thuốc có thể gây khô miệng như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp… Ngoài ra, một số thuốc khi phân hủy giải phóng ra các chất vào máu và theo hơi thở và gây mùi. Đa số thuốc này được dùng làm hóa chất điều trị ung thư. Các thuốc có chứa lưu huỳnh cũng có thể gây hôi miệng như dimethyl sulphoxide, disulfiram.

2.2.5. Do vệ sinh răng miệng  kém

Tác nhân này ở trẻ em là thường gặp nhất. Tâm lý lười đánh răng cùng với sở thích ăn đồ ngọt của trẻ đã tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển gây hôi miệng. Ngoài ra, nó còn gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…

3. Cách điều trị hôi miệng do trào ngược dạ dày

Để điều trị tình trạng hôi miệng, ta phải loại bỏ triệt để nguyên nhân gây ra là trào ngược dạ dày thực quản. Điều trị trào ngược dạ dày kịp thời giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống nếu nặng hơn thì phải can thiệp ngoại khoa. (Xem thêm cách chữa bệnh trào ngược thực quản tại đây)

3.1. Sử dụng thuốc điều trị

3.1.1. Điều trị bằng thuốc Tây

  • Nguyên tắc

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp với từng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị phải tuân theo nguyên tắc chung:

  • Hỗ trợ cơ thắt thực quản cải thiện chức năng
  • Giảm triệu chứng bệnh
  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng 
  • Phác đồ điều trị bằng thuốc của Bộ Y tế

Hiện nay, trào ngược dạ dày thực quản vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn. Các thuốc dùng trong điều trị có tác dụng cải thiện triệu chứng, nâng cao chức năng cơ thắt tâm vị và hạn chế biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ điều trị, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và dễ tái đi tái lại. Dưới đây là các thuốc có trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế:

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị: Phosphalugel, Maalox, Smectite, Sucralfat
  • Thuốc điều hòa nhu động: Metoclopramide, Domperidone maleate, Itopride, Cisapride, Mosapride,…
  • Thuốc ức chế bài tiết acid: Thuốc ức chế bơm proton (Lansoprazole, Omeprazole,…), Thuốc kháng histamin H2 (Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,…)

3.1.2. Điều trị hỗ trợ bằng các thuốc có nguồn gốc thảo dược

Những năm gần đây, Đông y có chỗ đứng nhất định trong việc điều trị các bệnh mang tính lâu dài trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Dựa theo cơ chế gây bệnh và triệu chứng trên các phủ tạng, các thầy thuốc sẽ xây dựng bài thuốc phù hợp với từng thể trạng. Một số vị thuốc thường được dùng trong các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản là ô tặc cốt, cam thảo, sài hồ bắc… Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất thuốc, các dược sĩ đã nghiên cứu ra các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày có nguồn gốc từ dược liệu. Một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả và nhận phản hồi tốt từ người dùng là Dạ dày Happy, Vitos, Scurma Fizzy…

>>>> Tham khảo thêm: Hôi Miệng Có Nguyên Do Từ Dạ Dày Điều Trị Thế Nào? Có Khó Không?

Hình ảnh sản phẩm Scurma Fizzy

Hình ảnh sản phẩm Scurma Fizzy

3.2. Thay đổi lối sống

Lối sống sinh hoạt ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhiều bệnh và cũng tác động đến việc điều trị bệnh. Đối với trào ngược dạ dày thực quản, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm, tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

3.2.1. Thay đổi chế độ ăn uống

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày như đồ chua,cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…
  • Mỗi ngày cần uống đủ nước, tốt nhất nên uống nước ấm
  • Tránh sử dụng các đồ uống dễ gây trào ngược như đồ uống có gas, rượu bia, nước ngọt…
  • Không ăn quá no và không nằm ngay sau khi ăn

3.2.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Không nên mặc quần áo bó sát hoặc dùng nịt bụng
  • Khi ngủ kê gối tạo độ dốc cho cơ thể 
  • Không lạm dụng các thuốc nhóm NSAID, corticoid…
  • Tập các bài tập nhẹ nhàng tránh tác động đến dạ dày thực quản

3.3. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Khi biện pháp dùng thuốc và thay đổi lối sống không có hiệu quả điều trị bệnh, bệnh nhân phải được can thiệp phẫu thuật. Nếu không muốn sử dụng thuốc điều trị dài ngày, bệnh nhân cũng có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Ngày nay, nhiều phương pháp phẫu thuật được tiến hành để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, cụ thể là:

  • Phẫu thuật để tạo ra nếp gấp ở đáy vị (phẫu thuật Toupet, phẫu thuật Nissen)
  • Phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF)
  • Phẫu thuật nhằm tăng cường cơ thắt dưới thực quản (Linx)

Như vậy, trào ngược dạ dày tác động lên cả sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Trong đó, trào ngược dạ dày gây hôi miệng làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp với người xung quanh. Để loại bỏ tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày, chúng ta phải phát hiện sớm và có hướng điều trị bệnh phù hợp. Việc nắm bắt các triệu chứng của trào ngược dạ dày là cần thiết để can thiệp kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Để biết thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe, vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gerd

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes/syc-20361940

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091