Chứng Trào Ngược Dạ Dày Là Gì Và Các Cách Điều Trị

Chứng Trào Ngược Dạ Dày Là Gì Và Các Cách Điều Trị

Chứng trào ngược dạ dày được biết đến là tình trạng rối loạn tại đường tiêu hóa khá phổ biến. Ở Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 25-40% người khỏe mạnh có xuất hiện triệu chứng trào ngược một lần trong đời. Ở Việt Nam, đây là tình trạng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Một khi các triệu chứng trào ngược lặp đi lặp lại nhiều lần thường gây ra các khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống hoặc lâu dài hình thành nên các biến chứng trên đường tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày.

1. Chứng trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Chứng trào ngược dạ dày là tình trạng các chất trong dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi) trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

2. Triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày là gì?

chung-trao-nguoc-da-day-1

Triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Đây là các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn no, đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt khi nằm và vào ban đêm.

2.2. Buồn nôn, nôn

Do sự trào ngược của axit dạ dày vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và hoạt động hệ thần kinh phó giao cảm diễn ra mạnh mẽ.

2.3. Đau tức ngực thượng vị

Cảm giác như bị đè ép, đau thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Nguyên nhân được cho là do axit trào ngược lên thực quản tác động vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, khi đó cơ quan tiếp nhận cảm giác đau sẽ đưa ra triệu chứng như đau ngực. Lưu ý cần tránh nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh tim mạchbệnh phổi.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Thượng Vị Là Vấn Đề Sức Khỏe Gì? Nguyên Nhân Phát Sinh, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

2.4. Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản khi xảy ra thường xuyên sẽ gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp ống thực quản. Vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.

2.5. Khản giọng và ho

Nguyên nhân ở đây là do dây thanh quản tiếp xúc thường xuyên với axit dạ dày dẫn đến bị tổn thương, gây phù nề. Lâu ngày, người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khàn giọng, khó nói và xuất hiện tình trạng ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

2.6. Miệng tiết nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt nhằm trung hòa bớt lượng axit trào ngược lên, đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng.

3. Những nguyên nhân gây ra xuất hiện chứng trào ngược dạ dày là gì?

Một số nguyên nhân gây ra chứng trào ngược dạ dày có thể là:

3.1. Nguyên nhân liên quan yếu tố bệnh lý

3.1.1. Cơ thắt thực quản dưới suy yếu (LES)

Ở hầu hết những người bị bệnh, trào ngược dạ dày là do sự giãn ra của LES-có nhiệm vụ đóng và mở phần dưới của thực quản và hoạt động như một rào cản ngăn cản các chất trong dạ dày trào ngược trở lại. Một khi suy yếu, LES sẽ không thể đóng hoàn toàn như bình thường sau khi thức ăn đi vào dạ dày. Sau đó, axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản gây ra chứng trào ngược dạ dày.

3.1.2. Thoát vị hoành

Điều này làm giảm áp lực lên LES, gây ra chứng trào ngược dạ dày. Trình trạng này có thể xảy ra ở những người ở mọi lứa tuổi.

3.1.3. Suy giảm chức năng dạ dày

Những người mắc chứng trào ngược dạ dày có thể do chức năng thần kinh hoặc những bất thường trong dạ dày, do đó, việc tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm. Điều này gây ra sự chậm trễ trong việc làm tháo rỗng dạ dày, làm tăng áp lực bên trong dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

3.1.4. Bất thường về nhu động ruột

Trong hoạt động tiêu hóa bình thường, thức ăn được di chuyển qua đường tiêu hóa bằng các cơn co thắt một cách nhịp nhàng được gọi là nhu động ruột. Sự bất thường về nhu động ruột có thể do một trong hai nguyên nhân. Một vấn đề bên trong các sợi cơ, hoặc một vấn đề về các dây thần kinh hoặc hormone kiểm soát nhu động ruột.

3.1.5. Bệnh hen suyễn

Hơn 75% người bị bệnh hen suyễn được cho là có xuất hiện chứng trào ngược dạ dày. Hiện nay, chưa chứng minh được liệu bệnh hen suyễn có gây ra trào ngược dạ dày hay không và ngược lại. Có một số lý do giải thích tại sao hai bệnh lý thường xuất hiện đồng thời với nhau. Thứ nhất là cơn ho kèm theo cơn hen suyễn có thể dẫn đến thay đổi áp lực lồng ngực và có thể gây trào ngược dạ dày. Sau đó, có một thực tế là một số loại thuốc hen suyễn làm giãn đường thở, làm giãn LES và dẫn đến trào ngược dạ dày. Cả hai bệnh đều làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh kia, nhưng điều trị chứng trào ngược dạ dày thường có tác dụng giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.

3.1.6. Mang thai

Sự gia tăng của các hormone estrogenprogesterone trong thời kỳ mang thai làm giãn LES, cộng với việc vòng bụng ngày càng rộng ra sẽ gây áp lực nhiều hơn lên bụng. Do đó, phụ nữ mang thai bị ợ chua là điều khá bình thường và có thể dẫn đến chứng trào ngược dạ dày.

3.1.7. Thuốc

Nhiều loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện chứng trào ngược dạ dày và làm các triệu chứng trầm trọng hơn.

Một số thuốc thường được nhắc đến là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): bao gồm một số hoạt chất như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen. Những thuốc này thường có liên quan đến việc gây loét dạ dày tá tràng và cũng có thể làm tăng nguy cơ chứng ợ nóng và kích ứng thực quản trở nên trầm trọng hơn, cũng có thể do những thuốc này làm suy yếu hoặc giãn LES
  • Thuốc chẹn kênh canxi: những thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch
  • Thuốc kháng cholinergic: những thuốc này được sử dụng trong điều trị rối loạn đường tiết niệu, bệnh dị ứng và bệnh tăng nhãn áp
  • Chất chủ vận beta-adrenergic: những thuốc này được sử dụng trong bệnh hen suyễn và các bệnh phổi tắc nghẽn
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: amitriptyline, imipramine và nortriptyline
  • Thuốc kháng histamin: các thuốc này dùng trong dị ứng
  • Thuốc giảm đau: một số hoạt chất như codein và thuốc có chứa acetaminophen và hydrocodone
  • Progesteron
  • Quinidine: loại thuốc này thuốc nhóm thuốc chống sốt rét được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim và trong sốt rét
  • Thuốc an thần và thuốc benzodiazepine: ví dụ hoạt chất diazepam
  • Theophylline: thuốc này được sử dụng để giãn phế quản cho bệnh nhân mắc hen suyễn, bệnh viêm phế quản mãn tính và các bệnh lý về phổi khác
  • Diazepam: thuốc dùng trong điều trị co giật
  • Dopamin: thuốc dùng trong bệnh Parkinson
  • Bisphosphonates
  • Thuốc kháng sinh: ví dụ thuốc tetracyclin
  • Bổ sung kali
  • Chất sắt
chung-trao-nguoc-da-day-2

Chứng trào ngược dạ dày do những nguyên nhân nào

3.2. Nguyên nhân liên quan lối sống

3.2.1. Béo phì/thừa cân

Béo phì làm tăng áp lực lên vùng bụng, khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Mối liên hệ chính xác giữa chứng trào ngược dạ dày và béo phì vẫn chưa được hiểu rõ một cách đầy đủ, nhưng béo phì được xem là nguyên nhân tiềm ẩn và yếu tố nguy cơ xuất hiện chứng trào ngược dạ dày.

3.2.2. Thói quen ăn uống

Khi ăn nhiều thức ăn cùng một lúc, đặc biệt nếu nằm xuống ngay sau ăn no và ăn ngay trước khi đi ngủ đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển trào ngược axit dạ dày. Vì vậy, nên dùng các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn và không ăn trong vài giờ trước khi đi ngủ.

3.2.3. Hút thuốc lá

Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc cũng được xem là một nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phát triển trào ngược dạ dày. Có nhiều cơ chế mà khi hút thuốc có thể dẫn đến chứng ợ nóng, chẳng hạn như giảm lượng nước bọt tiết ra, tạo ra nhiều axit dạ dày hơn. Ngừng hút thuốc lá có lẽ là một trong những điều tốt nhất người bệnh có thể làm để giảm bớt các triệu chứng hoặc giảm nguy cơ phát triển trào ngược dạ dày ngay từ ban đầu.

3.2.4. Thực phẩm

Hiện nay việc liệu một số loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng hay không còn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Trường hợp ít khi bị ợ chua, thì thức ăn thường không liên quan đến cơn đau. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì có thể do một số loại thực phẩm hoặc chỉ đơn giản là ăn quá nhiều bất cứ thứ gì. Một số thực phẩm kích thích sản xuất axit và làm giãn LES.

Thực phẩm giúp giãn cơ thắt thực quản dưới: Thông thường, LES đóng chặt để ngăn chặn thức ăn và axit dạ dày trong dạ dày không trào ngược. Nếu nó giãn ra khi không đúng lúc, thức ăn và axit dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản và gây ra tình trạng ợ chua. 

Sau đây là một số loại thực phẩm có thể làm giãn LES:

  • Thực phẩm chiên (nhiều dầu mỡ)
  • Thịt nhiều chất béo
  • Bơ và bơ thực vật
  • Mayonnaise
  • Nước sốt kem
  • Salad
  • Các sản phẩm từ sữa nguyên kem
  • Sô cô la
  • Bạc hà
  • Đồ uống có chứa caffeine ví dụ như nước ngọt, cà phê, trà và ca cao

Thực phẩm kích thích sản xuất axit dạ dày: Ợ chua cũng có thể xảy ra khi dạ dày tiết ra quá nhiều axit, chất này sẽ trào ngược lên thực quản. 

Thực phẩm có thể tăng sự kích thích sản xuất axit và làm tăng triệu chứng ợ nóng là:

  • Đồ uống có cồn
  • Đồ uống có ga
  • Rượu
  • Thức ăn cay
  • Tiêu đen
  • Trái cây nhiều múi và mọng nước như cam hoặc bưởi
  • Nước ép cà chua
  • Muối

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều muối có thể tăng nguy cơ gây ra trào ngược axit dạ dày. Tuy nhiên, ở  thể trạng những người khỏe mạnh, chế độ ăn quá mặn hầu như không làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Để làm rõ điều này, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn, nhưng ít nhất, muối được biết đến có thể là tác nhân gây ra triệu chứng ợ nóng ở một số đối tượng nhất định. Cách duy nhất để biết chắc chắn là hãy thử hạn chế lượng muối ăn vào và xem liệu việc có tạo ra kết quả khác biệt hay không.

3.3. Nguyên nhân liên quan yếu tố di truyền học

  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân trào ngược dạ dày liên quan đến thành phần di truyền hoặc do các vấn đề về cơ hoặc cấu trúc của thực quản hoặc dạ dày. Một nghiên cứu chỉ ra rằng một biến thể DNA được gọi là GNB3 C825T có ở các đối tượng tham gia nghiên cứu mắc trào ngược dạ dày, nhưng nó không có ở nhóm đối tượng không mắc chứng trào ngược dạ dày.
  • Yếu tố di truyền cũng có liên quan đến việc bệnh nhân dễ bị mắc Barrett thực quản, đây là một tình trạng tiền ung thư do trào ngược dạ dày thực quản rất nặng gây ra. Một nghiên cứu đã cho thấy trào ngược dạ dày, Barrett thực quản và ung thư thực quản đều có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Các nhà khoa học tin rằng việc hình thành nên chứng trào ngược dạ dày là sự kết hợp của các yếu tố về mặt di truyền, yếu tố môi trường và các yếu tố về lối sống. Tuy nhiên, không phải cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc trào ngược dạ dày thì những người thân cũng mắc trào ngược dạ dày, mặc dù nguy cơ mắc bệnh là có tăng lên.
  • Như vậy, cần phải nghiên cứu thêm các thành phần di truyền để việc chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày đạt hiệu quả và đúng mục tiêu hơn.

4. Các biến chứng của chứng trào ngược dạ dày có thể gây ra

Theo thời gian, chứng trào ngược dạ dày có thể gây ra:

  • Hẹp thực quản: Tổn thương thực quản dưới do axit dạ dày gây ra hình thành các mô sẹo. Các mô sẹo này làm thu hẹp đường dẫn thức ăn, dẫn đến tình trạng khó nuốt.
  • Một vết loét hở trong thực quản (loét thực quản): Axit dạ dày có thể làm mòn các mô trong thực quản, gây ra vết loét hở. Các vết loét ở thực quản có thể chảy máu, gây đau và vướng khi nuốt.
  • Ung thư thực quản: Tổn thương do axit có thể gây ra những thay đổi trong mô lót dưới thực quản. Những tổn thương này có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Trong một nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ mắc ung thư thực quản ở những người xuất hiện triệu chứng đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày một lần trong một tuần cao hơn người bình thường không có những triệu chứng trên 8 lần.
chung-trao-nguoc-da-day-3

Biến chứng do chứng trào ngược dạ dày

5. Chẩn đoán chứng trào ngược dạ dày như thế nào?

Khi bệnh nhân có các triệu chứng ợ chuabuồn nôn, nôn, chứng trào ngược dạ dày thường được chẩn đoán thông qua việc thăm khám lâm sàng và khai thác các chi tiết về các triệu chứng đã xảy ra.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị, hoặc bác sĩ muốn phát hiện các biến chứng tiềm ẩn thì sẽ tiến hành một số kỹ thuật để chẩn đoán:

  • Nội soi đại tràng: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ nhìn thấy bề mặt thực quản và phát hiện những bất thường, bất kỳ tổn thương nào của thực quản. 
  • Theo dõi thực quản pH lưu động: Máy theo dõi axit lưu động rất hữu ích khi bệnh nhân có các triệu chứng của trào ngược dạ dày nhưng không có tổn thương thực quản. Quy trình này cũng giúp phát hiện xem các triệu chứng hô hấp như thở khò khè và ho có phải do trào ngược dạ dày gây ra hay không. Thử nghiệm này được coi là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện trào ngược dạ dày.
  • Đo áp lực thực quản: Thử nghiệm này đo các cơn co thắt trong thực quản khi người bệnh nuốt.
  • Chụp X quang với Bari: Sử dụng tia X để giúp phát hiện những bất thường như hiện tượng thực quản thu hẹp, loét và các chỗ chít hẹp. Trong quá trình chụp X quang, bệnh nhân sẽ ngồi hoặc đứng trước máy chụp X-quang và uống một dung dịch bari đặc, bác sĩ xem cách bari di chuyển qua miệng và thực. Sau chụp X quang, bệnh nhân có thể cảm thấy chướng bụng hoặc buồn nôn, và có thể đi ngoài ra phân có màu sáng từ bari.

6. Điều trị chứng trào ngược dạ dày ra sao?

Việc điều trị chứng trào ngược dạ dày bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa và một số biện pháp, thủ thuật khác

chung-trao-nguoc-da-day-5

Điều trị chứng trào ngược dạ dày

6.1. Thay đổi lối sống

  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là bước đầu tiên trong điều trị chứng trào ngược dạ dày. Một số loại thực phẩm làm cho các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Một số biện pháp để giúp giảm bớt các triệu chứng bao gồm:
  • Giảm cân: giảm 3-5% trọng lượng cơ thể, cần giảm từ từ không quá 1,6 kg/tuần
  • Bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia
  • Tránh ăn quá no
  • Tránh thức ăn nhiều chất béo đặc biết thức ăn nhanh
  • Tránh cafein, chocolate, bạc hà
  • Không nằm ngay sau bữa ăn, tránh nằm trong 3 giờ sau ăn
  • Nâng cao đầu của bạn khi ngủ
  • Mặc quần áo rộng

>>>> Tham khảo thêm: 10 Mẹo Đơn Giản Chữa Nhanh Chóng Trào Ngược Dạ Dày

6.2. Điều trị nội khoa

Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không có hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc cho người bệnh. Các nhóm thuốc điều trị chứng trào ngược dạ dày dựa trên cơ chế làm giảm mức axit trong dạ dày hoặc làm tăng mức độ nhu động (chuyển động) ở đường tiêu hóa trên.

6.2.1. Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit là hiệu quả cho trường hợp người bệnh có các triệu chứng trào ngược xuất hiện không thường xuyên. Thuốc kháng axit được dùng để giảm chứng ợ nóng nhẹ và các triệu chứng nhẹ khác. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại thuốc này hàng ngày hoặc đối với các triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, những thuốc thuốc này có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón.

6.2.2. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) bao gồm một số hoạt chất như là esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole. PPI là loại thuốc ngăn chặn quá trình sản xuất axit dịch vị. PPI ngăn chặn sản xuất axit hiệu quả hơn nhiều so với hoạt chất kháng H2. PPI hiệu quả tốt cho giảm triệu chứng và liền các tổn thương thực quản.

6.2.3. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin H2 như là cimetidine, famotidine, nizatidine. Thuốc kháng H2 là loại thuốc làm giảm tiết axit dạ dày. Thuốc kháng H2 giúp làm lành các vết loét thực quản ở khoảng 50 phần trăm bệnh nhân.

Hiệu quả điều trị thấp hơn PPI, điều trị kéo dài nhiều tác dụng phụ.

Được sử dụng trong các trường hợp triệu chứng của trào ngược dạ dày về đêm, đáp ứng kém điều trị với PPI liều chuẩn. Phối hợp PPI và kháng H2 hiệu quả giảm acid dạ dày cao hơn so với việc tăng liều PPI đơn độc.

6.2.4. Thuốc trợ vận động (prokinetic)

Metoclopramid, Domperidon, đồng vận thụ thể HT5 (Mosapride), itopride là những loại thuốc tăng cường hoạt động của cơ trơn đường tiêu hóa. Những loại thuốc này có phần kém hiệu quả hơn PPI, điều trị đơn độc các thuốc này không được khuyến cáo. Thường được phối hợp với các PPI khi điều trị PPI đơn độc chưa mang lại hiệu quả.

6.2.5. Alginate

Alginate phản ứng với acid dạ dày tạo thành một lớp gel alginic lưu lại phần trên dạ dày qua đó ngăn cản sự trào ngược axit từ dạ dày vào thực quản.

6.2.6. Thuốc điều hòa hoạt động cơ thắt thực quản dưới

Baclofen (đồng vận GABAB) giảm trào ngược khoảng 43%, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày. Tác dụng phụ có thể: mệt mỏi, buồn nôn.

Lưu ý: Tỷ lệ bệnh nhân tái phát sau khi ngưng thuốc khá phổ biến, do đó điều trị duy trì nhằm kiểm soát triệu chứng và dự phòng biến chứng là cần thiết.

>>>> Tìm hiểu ngay: Thuốc Điều Trị Trào Ngược Có Thể Đem Lại Tác Dụng Phụ Gì Cho Người Dùng

6.3. Can thiệp ngoại khoa

Nội soi: Đốt bằng sóng cao tầng, đặt điện cực, cắt niêm mạc hiệu quả cần được chứng minh thêm, nội soi nong chỗ hẹp do biến chứng của viêm thực quản trào ngược lâu ngày.

Phẫu thuật: Phẫu thuật cuộn đáy vị, đặt van chống trào ngược (LINX reflux).

7. Tìm hiểu một số thảo dược hỗ trợ làm giảm chứng trào ngược dạ dày

7.1. Gừng

Gừng chứa một số hoạt chất như: Tecpen, Oleoresin, chất cay. Đây là những chất có khả năng giảm đau, chống viêm, sát trùng, và đặc biệt có khả năng trung hòa axit dạ dày.

Bên cạnh đó, một số phức hợp chứa trong gừng như Methadone, Ginger oil, 6-Zingiberol. Những chất này có tác dụng giảm đau, lợi mật, giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng.

chung-trao-nguoc-da-day-6

Gừng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Hai cách dưới đây đưa ra hướng dẫn cách sử dụng gừng vào mục đích hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày:

  • Cách 1: Uống trà gừng vào buổi sáng. Pha trà gừng bằng cách lấy vài lát gừng tươi vào ly nước ấm. Để dễ uống có thể thêm một chút đường, khuấy đều.
  • Cách 2: Gừng ngâm giấm. Ngâm lát gừng thái mỏng trong giấm khoảng 1 tuần. Khi xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày (ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu), hãy ăn 3 lát gừng ngâm giấm giúp giảm nhanh triệu chứng.

7.2. Trà hoa cúc

Trong Đông y, hoa cúc có vị mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm tình trạng kích thích dạ dày, cân bằng sự điều tiết axit trong dạ dày, vì vậy có thể hỗ trợ ngăn chặn được tình trạng trào ngược axit dạ dày một cách hiệu quả.

chung-trao-nguoc-da-day-7

Trà hoa cúc hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Mỗi ngày, uống trà hoa cúc vào buổi sáng sớm không chỉ giúp phòng ngừa và khắc phục các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày thực quản mà còn giúp thư giãn tinh thần và có lợi cho sức khỏe.

7.3. Viên nghệ vàng

Theo nghiên cứu nghệ vàng chứa hoạt chất Curcumin có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tái tạo niêm mạc, làm lành vết thương, ngăn chặn viêm nhiễm, diệt vi khuẩn HP, giảm tiết acid dạ dày, do vậy mà ức chế được các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày hiệu quả.

Để giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu bạn hãy thực hiện như sau:

Cách làm: Chọn những củ nghệ tươi có màu vàng sẫm, không quá già cũng không non. Rửa sạch, nấu chín (ví dụ như luộc) rồi gọt vỏ, đem thái lát càng mỏng càng tốt. Tiếp theo mang các lát nghệ vừa thái đi phơi khô cho đến khi giòn tan rồi đem xay mịn thành bột.

Chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất để trộn với bột nghệ sau khi đã xay mịn thành hỗn hợp đồng nhất hơi quánh sau đó viên thành những viên nhỏ vừa uống. Bảo quản những viên thuốc này bằng cách cho vào lọ thủy tinh và đậy kín nắp, mỗi ngày ăn khoảng 6-9 viên nghệ mật ong sẽ giúp hỗ trợ giải quyết được chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

>>>> Tham khảo thêm: Tinh Bột Nghệ Uống Như Thế Nào Để Chữa Hiệu Quả Trào Ngược Dạ Dày

chung-trao-nguoc-da-day-8

Viên nghệ vàng hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

7.4. Cam thảo

Cam thảo-vị dược liệu có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng giải độc, ích khí, bổ tỳ.

Cam thảo được biết đến có khả năng ngăn chặn trào ngược axit dạ dày lên thực quản và giảm axit tạo ra trong dạ dày, giảm các triệu chứng miệng đắng, miệng khô, an thần, chống loét.

Cách làm: Lấy cam thảo rửa sạch, đun lấy nước hoặc dùng trà cam thảo mỗi ngày.

chung-trao-nguoc-da-day-9

Cam thảo hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Lưu ý: Không sử dụng cam thảo kéo dài, sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút và trong 1-2 tuần để phát huy tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên, với những người bình thường chỉ nên dùng 1-2 gam cam thảo/ngày. Không nên dùng cam thảo cho những người bị tăng huyết áp hoặc có các vấn đề về thận.

7.5. Hạt thì là

Thì là có tính nóng, có mùi thơm đặc trưng, có tác dụng điều hòa khí âm dương, kích thích tiêu hóa. Trong hạt cây thì là có chứa chất là aletholi, chất này có tác dụng làm giảm cơn co thắt của dạ dày từ đó làm giảm chứng trào ngược dạ dày một cách hiệu quả. Một cách đơn giản, mỗi ngày nhai và nuốt 2 hạt thì là sau bữa cơm trưa và tối. Duy trì trong khoảng vài tuần chứng trào ngược dạ dày sẽ giảm đi hẳn.

Ngoài ra, một cách thực hiện khác như sau: Đun sôi 100 gam hạt thì là với nước, để nguội và uống mỗi ngày 3 lần. Để dễ uống, có thể thêm một chút nước cốt chanh. Nên uống trước khi ăn để giúp kiểm soát chứng bệnh hiệu quả hơn.

Bên cạnh lợi ích hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày, cần chú ý hạt thì là cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy, cần tuân thủ theo liều lượng nhất định.

 chung-trao-nguoc-da-day-10

Hạt thì là hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Trên đây là những hiểu biết về chứng trào ngược dạ dày, cung cấp những cách điều trị bệnh bằng Tây y, y học hiện đại cũng như hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày bằng những vị thảo dược tự nhiên đơn giản mà hiệu quả.

Nếu còn những vấn đề gì thắc mắc, các bạn có thể nhấc máy lên và lập tức liên hệ tới HOTLINE 1800.6091 của chúng tôi để được đội ngũ dược sĩ, bác sĩ chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn kỹ hơn. Chúc các bạn luôn có được một sức khỏe thật tốt!

Nếu một sản phẩm có chứa thành phần Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày là thứ mà bạn đang cần, hãy tìm hiểu về sản phẩm Scurma Fizzy New của chúng tôi. Xin cảm ơn.

chung-trao-nguoc-da-day

Scurma Fizzy giúp bảo vệ dạ dày hiệu quả

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091