Dạ Dày Là Gì Với 7 Điều Cần Biết

Dạ Dày Là Gì Với 7 Điều Cần Biết

Dạ dày là một cơ quan trực thuộc hệ thống tiêu hóa. Có chức năng chuyển hóa thức ăn đưa vào cơ thể thành các chất dinh dưỡng. Hiểu được cấu tạo, vị trí, chức năng cũng như các bệnh lý thường gặp trên dạ dày sẽ giúp bạn phòng tránh được các tình trạng gặp phải trên dạ dày. Tất cả các thông tin trên sẽ được các chuyên gia của Scurma Fizzy cung cấp trong bài viết dưới đây: ” Dạ dày là gì – 7 điều cần biết”. 

1. Dạ dày là gì?

da-day-la-gi-7-dieu-can-biet-1

Dạ dày

Dạ dày là một cơ quan trong hệ tiêu hóa, nó nằm trong khoang bụng thuộc phía trên bên trái, gần vị trí của lá lách và ở phía dưới gan. Xét về vị trí trong hệ thống tiêu hóa, dạ dày nằm ở đoạn giữa, nối giữa thực quản và ruột. 

Dạ dày có nhiều hình dạng khác nhau, bình thường sẽ ở dạng túi phình hình chữ J. Tùy thuộc vào từng người mà dung tích dạ dày sẽ thay đổi.

Trung bình dung tích dạ dày ở người trưởng thành khoảng 2 – 4 lít, ở trẻ sơ sinh thì dung tích này chỉ khoảng 30 ml. 

2. Chức năng của dạ dày là gì?

Quá trình tiêu hóa bắt đầu với giai đoạn tiêu hóa ở miệng. Miệng có vai trò nhai nát thức ăn, một phần tinh bột trong thức ăn bị thủy phân bởi enzyme amylase. Sau đó, chúng theo nhu động thực quản được dẫn xuống dạ dày. 

Tại đây, dạ dày sẽ phát huy chức năng tiêu hóa của mình như sau: 

  • Các khối cơ của dạ dày co bóp lại để nhào trộn, nghiền nát thức ăn
  •  Niêm mạc dạ dày tiết ra dịch acid, men tiêu hóa có vai trò thủy phân, chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng 
  • Sau quá trình tiêu hóa ở dạ dày, thức ăn được đưa xuống ruột dưới sự tác động của nhu động dạ dày thông qua lỗ môn vị. 

3. Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày được cấu tạo từ nhiều vùng khác nhau, từ trên xuống dưới dạ dày ta sẽ có các vùng tương ứng là:

  • Tâm vị

Có diện tích khoảng 4 – 6 cm2 được cấu tạo từ các nếp gấp niêm mạc lỏng lẻo. Khi thức ăn đi đến đoạn cuối nối giữa thực quản và dạ dày, lỗ tâm vị sẽ mở ra để đón nhận thức ăn vào dạ dày.

Ngay sau đó, nó sẽ đóng lại để ngăn chặn sự trào ngược của dịch acid lên trên phía thực quản. Tuy nhiên, do có cấu tạo lỏng lẻo nên nó cũng dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố gây ra tình trạng trào ngược trên.

  • Đáy vị

Là phần dạ dày ở phía trên đường thẳng kẻ ngang qua lỗ tâm vị. Điểm khác biệt của vùng này so với các vị trí khác trong dạ dày là nó chỉ chứa khí, không chứa thức ăn. 

  • Thân vị

Là phần có diện tích lớn nhất của dạ dày. Ở đây, trên các tế bào niêm mạc có nhiều tế bào tiết ra dịch acid, enzym tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn. 

  •  Môn vị

Gồm hang môn vị có dạng hình phễu tiết ra gastrin và phần ống môn vị. Ống môn vị có lỗ thông môn vị với ruột non. Khác với tâm vị, lỗ môn vị có cấu tạo cơ phát triển, có vai trò dẫn thức ăn xuống ruột non. 

Xét về cấu trúc giải phẫu thì dạ dày được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào khác nhau:

  • Lớp thanh mạc và lớp dưới thanh mạc ở ngoài cùng, bao bọc lấy dạ dày
  • Lớp cơ có cấu tạo bền chặt từ 3 loại cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo giúp dạ dày thực hiện chức năng co bóp
  • Lớp dưới niêm mạc
  • Lớp niêm mạc bài tiết ra dịch acid, các men tiêu hóa và chất nhầy 
Cấu tạo dạ dày

Cấu tạo dạ dày

4. Các tình trạng thường gặp trên dạ dày là gì?

4.1. Ăn không tiêu, đầy bụng

Ăn không tiêu đầy bụng là tình trạng thức ăn được đưa vào cơ thể nhưng không được tiêu hóa, xảy ra tình trạng ứ trệ thức ăn trong dạ dày.

Tình trạng này xảy ra có thể do chức năng tiêu hóa của dạ dày bị giảm hoặc do lượng thức ăn đưa vào quá lớn. 

Khi bị đầy bụng, ăn không tiêu, bạn có thể cảm thấy cảm giác đau chướng bụng âm ỉ, biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy…

>>>> Xem thêm: Ăn không tiêu đầy bụng-6 điều cần biết

4.2. Viêm dạ dày

Niêm mạc dạ dày có vai trò bài tiết ra dịch acid, men tiêu hóa và các chất nhầy. Lớp chất nhầy có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch acid.

Tuy nhiên dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân mà dịch acid bị tăng bài tiết, dịch nhầy giảm bài tiết nên niêm mạc dạ dày dễ bị viêm, loét. 

Khi bị viêm dạ dày, bệnh nhân có các triệu chứng như đau nóng rát dạ dày, tiêu chảy, nôn, sụt giảm cân,…

Viêm dạ dày không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng như trào ngược dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày. 

>>>> Xem thêm: Biểu hiện của viêm dạ dày, nguyên nhân và cách chữa trị cần biết

4.3. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý dạ dày thường gặp, bệnh thường bị gây ra do sự suy giảm chức năng của dạ dày. 

Dạ dày bị suy giảm chức năng nên thức ăn đưa vào dễ bị đầy ứ lại. Vi nấm, vi khuẩn sẽ có điều kiện lên men lượng thức ăn này thành một lượng hơi lớn.

Thức ăn và hơi sẽ khiến áp lực trong dạ dày gia tăng, gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thắt thực quản dưới từ đó gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày.

Trong bệnh lý này, dịch acid có cơ hội thuận lợi đi ngược lên phía thực quản thông qua sự mở ra của cơ thắt thực quản dưới.

Điều này sẽ gây ra các tổn thương thực thể trên thực quản với các triệu chứng như: đau rát thực quản, ho đờm dai dẳng, nôn mửa,…

>>>> Xem thêm: Cụm từ trào ngược dạ dày thực quản GERD dùng để diễn tả bệnh lý gì?

Dạ dày là gì

Trào ngược dạ dày

5. Nguyên nhân phổ biến gây các bệnh dạ dạ dày là gì?

5.1. Chế độ và thói quen ăn

5.1.1. Ăn nhiều đồ ăn cay, nóng

Các món ăn cay nóng vị kích thích sẽ gây kích ứng trực tiếp vào lớp niêm mạc dạ dày khiến tình trạng viêm loét niêm mạc có thể xảy ra. 

5.1.2. Ăn nhiều đồ ăn khó tiêu

Các đồ ăn khó tiêu gồm các thực phẩm cần được co bóp, nhào trộn nhiều hơn hoặc các thực phẩm cần được tiêu hóa trong nhiều dịch tiêu hóa hơn.

Một số loại thực phẩm có thể kể đến như đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, các món ăn dai, sống, rắn như gân, xương,…

Việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm này dễ gây ra sự quá tải tiêu hóa tại dạ dày, tình trạng đầy bụng, đau bụng dễ xảy ra. 

5.1.3. Ăn nhanh

Bình thường thức ăn trước khi được đưa xuống dạ dày, phải trải qua quá trình tiêu hóa tại miệng để tạo thành khối mềm nhão, dễ tiêu hóa tại dạ dày.

Tuy nhiên, với thói quen ăn quá nhanh, thức ăn được đưa xuống dạ dày nhanh, liên tục nên làm tăng áp lực tiêu hóa tại dạ dày, đồng thời đầy bụng là một tình trạng cũng dễ xảy ra.

5.1.4. Ăn quá no

Ăn quá no là tình trạng xảy ra khi bạn đưa một lượng thức ăn quá lớn, vượt quá dung tích chứa của dạ dày. Khi tình trạng này diễn ra, bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ dạ dày, khó thở. 

5.1.5. Nằm ngay sau khi ăn

Thói quen này diễn ra phổ biến ở nhiều người. Tư thế nằm gây cản trở cho sự di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hoá. Chúng có xu hướng bị dồn ứ lại ở dạ dày gây tình trạng căng chướng bụng. 

5.1.6. Ăn uống thất thường

Thói quen bỏ bữa, ăn uống thất thường tạo điều kiện cho sự hình thành các ổ viêm bên trong lòng dạ dày do sự rối loạn, tăng tiết acid dạ dày. 

5.2. Lười vận động 

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng và tăng cường, thúc đẩy sự hoạt động của các hệ cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa.

Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của các trang thiết bị điện tử, nhiều bạn trẻ dành rất nhiều giờ chỉ để xem phim, lướt web…

Với thói quen lười vận động như vậy, hoạt động của hệ tiêu hóa trì trệ lại, dễ gây ra tình trạng đầy chướng bụng, chậm tiêu.

da-day-la-gi-7-dieu-can-biet-3

Với thói quen lười vận động như vậy, hoạt động của hệ tiêu hóa trì trệ lại,

5.3. Vi khuẩn

Vi khuẩn thông qua thức ăn, nước uống, đường tay, các dụng cụ ăn uống… sẽ thâm nhập vào bên trong đường ống tiêu hóa. Chúng có thể gây ra nhiều tác động lên các cơ quan ở đây như tăng bài tiết acid, rối loạn nhu động ruột…

Trong số các vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày, cần phải kể đến vi khuẩn Hp. Đây là chủng vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý như viêm loét dạ dày, xung huyết dạ dày…với mức độ nặng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày.

Hầu hết những người bị bệnh dạ dày sẽ đều được làm các xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp để có các liệu pháp điều trị phù hợp và tầm soát sớm các biến chứng. 

>>>> Xem thêm: Thế nào là vi khuẩn dạ dày Hp

5.4. Lạm dụng thuốc NSAIDs, kháng sinh

Các nhóm thuốc tây khi sử dụng có thể gây các tác dụng không muốn cho cơ thể, trong đó nhóm NSAIDs và các kháng sinh khi sử dụng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa nếu sử dụng thường xuyên và kéo dài. 

  • NSAIDs

NSAIDs có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm nên được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều tình trạng thường gặp trong cuộc sống.

Cơ chế tác dụng của thuốc NSAIDs là do sự ức chế enzym COX – enzyme tham gia tổng hợp lên các hợp chất gây đau, gây viêm. 

Tuy nhiên, enzym này lại là enzyme chính trong quá trình tổng hợp lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, các thuốc này sử dụng thường xuyên sẽ gây kích ứng dạ dày, viêm loét dạ dày. 

  • Kháng sinh

Các kháng sinh sẽ được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn. Mỗi kháng sinh có một hoạt phổ tác dụng bao trùm lên một số chủng vi sinh vật nhất định.

Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ làm tiêu diệt cả những lợi khuẩn đường tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

5.5. Stress

stress-gay-benh

Stress bị gây ra bởi áp lực từ cuộc sống, công việc…

Stress bị gây ra bởi áp lực từ cuộc sống, công việc… nó khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường. Để chống lại stress, cơ thể bài tiết ra hormon cortisol.

Hormon này giúp cơ thể có năng lượng chống lại stress nhưng nó lại gây tăng bài tiết acid dạ dày. Do đó, nếu bạn bị stress kéo dài thì nguy cơ bị viêm, loét dạ dày cũng tăng lên đáng kể. 

Bên cạnh đó, stress còn gây co thắt cơ trơn tiêu hóa nên còn có thể gây khó tiêu, đầy bụng. 

5.6. Rượu, bia, thuốc lá

Rượu bia, thuốc lá gây hại nhiều đến dạ dày. Cụ thể:

  • Uống rượu bia thường xuyên sẽ gây tăng bài tiết acid dạ dày nên tình trạng viêm loét niêm mạc dễ xảy ra
  • Thuốc lá có chứa nhiều hoạt chất khác nhau, những chất này gây ra tình trạng tăng bài tiết acid và giảm bài tiết chất nhầy

6. Một số loại thuốc và thảo dược thường dùng trên dạ dày là gì?

6.1. Thuốc tây điều trị bệnh dạ dày là gì?

Với mỗi một tình trạng bệnh lý, bệnh nhân có thể được kê một một số nhóm thuốc khác nhau như:

  • Thuốc điều chỉnh acid dạ dày là gì

Acid dạ dày tăng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều bệnh lý dạ dày nghiêm trọng nên các thuốc điều chỉnh acid dạ dày cần được chỉ định trong các trường hợp này.

  • Antacid: gồm các dược chất như natri bicarbonat, nhôm hydroxit…có vai trò trung hòa acid dạ dày dư thừa sau mỗi bữa ăn
  • Kháng H2: gồm các dược chất như cimetidin, ranitidin…có vai trò giảm bài tiết acid dạ dày theo con đường của histamin do xảy ra tình trạng ức chế cạnh tranh liên kết với receptor H2
  • Ức chế bơm proton: gồm các dược chất như omeprazol, lansoprazol…có vai trò phong bế kênh tổng hợp và bài tiết acid dạ dày
  • Kháng sinh

Một số nhóm kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin… sẽ được kê trong một số trường hợp như bệnh nhân bị bị rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn, viêm loét dạ dày do căn nguyên vi khuẩn Hp…

  • Men tiêu hóa, men vi sinh

Trong trường hợp, chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm, tình trạng đầy bụng khó tiêu thì men vi sinh và men tiêu hóa có thể được sử dụng. Chúng giúp bổ sung vi khuẩn chí có lợi và các men tiêu hóa cần thiết để chuyển hóa thức ăn. 

  • Thuốc điều chỉnh nhu động dạ dày

Metoclopramid là một thuốc thường được dùng trong nhóm này. Thuốc có vai trò điều hòa nhu động dạ dày, tránh co thắt cơ trơn tiêu hóa. 

da-day-la-gi-7-dieu-can-biet-6

Với mỗi một tình trạng bệnh lý, bệnh nhân có thể được kê một một số nhóm thuốc

6.2. Thảo dược điều trị các tình trạng dạ dày là gì?

Việc sử dụng kéo dài các loại thuốc tây có thể làm gia tăng gặp các biến cố bất lợi trên hệ tiêu hóa. Do đó, trong nhiều phác đồ điều trị các bệnh lý dạ dày, các thảo dược thiên nhiên thường được kết hợp sử dụng để nâng cao hiệu quả.

Một số trường hợp bệnh nhẹ như ăn không tiêu, đầy bụng, bị viêm dạ dày nhẹ…có thể sẽ cải thiện tốt sau khi sử dụng thảo dược, không cần sử dụng các nhóm thuốc tây y. 

Có rất nhiều loại thảo dược lành tính có tác dụng điều trị tốt các bệnh lý dạ dày có thể được sử dụng như:

  • Gừng

Có vai trò kháng viêm giảm đau, tác dụng diệt khuẩn mạnh. Đồng thời nó còn làm giảm bài tiết acid dạ dày, giảm các triệu chứng đau, nôn, tiêu chảy nên thường được dùng khi bạn bị viêm dạ dày.

Một tách trà gừng ấm được hãm từ 4 – 5 lát gừng tươi trong 500ml, sử dụng 2 – 3 ngày sẽ giúp bạn cải thiện bệnh. Cần tránh sử dụng gừng cho các đối tượng như người bị xuất huyết, phụ nữ có thai. 

  • Trần bì

Có công năng hành khí, kích thích tiêu hóa nên thường được sử dụng khi bị đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, trần bì còn giúp giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, nôn ói…Hãm vài lát trần bì khô với nước uống mỗi ngày trước bữa ăn nếu bạn gặp phải tình trạng này. 

  • Nghệ

Chứa curcumin giúp trung hòa acid dạ dày, có khả năng diệt khuẩn nên cũng được sử dụng phổ biến trong tình trạng viêm loét dạ dày. Pha trà nghệ dùng mỗi sáng từ 1 – 2 gam bột nghệ trong 500ml để uống mỗi ngày.

Bạn chỉ nên sử dụng nghệ trong điều trị do nghệ tươi chứa lượng tinh dầu lớn có thể gây tổn thương tế bào gan khi sử dụng. Trong khi đó, bột nghệ lại an toàn, có thể sử dụng đến khoảng 10 gam một ngày mà không gây tác dụng không mong muốn.

Tuy nhiên Curcumin có nhược điểm là khó tan trong nước, chuyển hóa nhiều qua gan, do đó hiệu quả diều trị không được cao.

Hiện nay với công nghệ hướng đích cùng nguyên liệu nano Curcumin đã tạo ra dòng sản phẩm viên sủi Scurma Fizzy giúp làm tăng độ tan của Curcumin gấp 7500 lần so với Curcumin thông thường, đồng thời tăng nồng độ Curcumin tại đích tác dụng lên 70 lần

Sản phẩm viên sủi Scurma Fizzy được sử dụng thích hợp cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược, đồng thời phục hồi nhanh các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Viên sủi Scurma Fizzy

Viên sủi Scurma Fizzy

7. Chế độ ăn và sinh hoạt để có một dạ dày khỏe mạnh

  • Hạn chế ăn các món ăn dai, rắn, vị kích thích để tránh gây quá tải tiêu hóa
  • Không nên sử dụng rượu, bia đặc biệt khi bụng rỗng để tránh gây viêm loét, tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Hạn chế hút thuốc lá đặc biệt khi đang sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh 
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể thao đều đặn giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Không lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs để tránh gây tổn thương dạ dày
  • Tránh stress, căng thẳng để giảm tình trạng viêm loét, rối loạn nhu động tiêu hóa 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các thông tin tổng quan về dạ dày: dạ dày là gì – 7 điều cần biết.

Tóm lại, dạ dày có một cấu tạo chuyên biệt để giúp nó thực hiện được chức năng tiêu hóa của mình. Có rất nhiều tình trạng, bệnh lý khác nhau bị gây ra bởi rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Một số vấn đề gặp phải trên dạ dày khá nhẹ và dễ dành điều trị như đầy bụng, đầy hơi, ăn không tiêu. Trong khi đó, có những bệnh lý nặng gặp phải như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xung huyết dạ dày…

Bên cạnh đó còn có một số biến chứng bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày.

Bạn nên quan tâm nhiều tình trạng của dạ dày nhiều hơn để có thể phát hiện ra các vấn đề trên dạ dày. Để có một dạ dày khỏe mạnh, một chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp là điều cần thiết.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh lý dạ dày, hãy liên hệ tới chúng tôi theo số hotline 18006091.

Xem thêm:

http://www.webmd.com/digestive-disorders/picture-of-the-stomach ( dạ dày là gì?)

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091