Dạ Dày Trào Ngược, Điều Trị Như Thế Nào Đạt Hiệu Quả

Dạ Dày Trào Ngược, Điều Trị Như Thế Nào Đạt Hiệu Quả

Bệnh dạ dày trào ngược là một bệnh lí quen thuộc được đề cập nhiều trong các nhóm bệnh về dạ dày. Dạ dày trào ngược là gì? Nguyên nhân, biến chứng như thế nào? Làm như thế nào để việc điều trị đạt hiệu quả? Không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng Scumar Fizzy tìm hiểu nhé !

Trước hết chúng ta cùng nhau tìm hiểu một khái niệm hết sức quan trọng về bệnh : Bệnh dạ dày trào ngược là gì ?

1.Bệnh dạ dày trào ngược là gì?

Bệnh dạ dày trào ngược là tình trạng trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản với cường độ cao hay thấp . Do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như: acid clohydric, pepsin, dịch mật,… đối với niêm mạc thực quản sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng.

2. Nguyên nhân- Sinh bệnh học của bệnh lý dạ dày trào ngược ?

Ở trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng chỉ thoáng qua và không để lại hậu quả gì. Nếu cơn trào ngược này xảy ra thường xuyên với tần suất 2-3 lần/tuần thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Bạn nên tới bác sĩ khám và có phác đồ điều trị cụ thể với từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, có một cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại sự dạ dày trào ngược gồm nhiều yếu tố:

Cơ thắt dưới thực quản

Cơ thắt dưới thực quản ở người khỏe mạnh và bệnh nhân bị dạ dày trào ngược.

  • Chức phận hoạt động của cơ thắt thực quản dưới

Cơ thắt dưới thực quản là một bộ phận nhỏ trong bộ máy tiêu hóa. Nó nằm ở phần cuối thực quản, tại vị trí nối giữa thực quản và dạ dày. Cơ thắt dưới thực quản là một yếu tố quyết định trong hiện tượng trào ngược dạ dày.

Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thực quản đối với các dịch của dạ dày có tính acid ( acid HCl). Bình thường cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở khi nuốt thức ăn, sau đó nó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản. 

  • Khi dịch của dạ dày bị trào ngược lên thực quản, dịch nhầy thực quản với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa HCl của dịch vị. dẫn đến làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản.
  • Dịch trào ngược trở xuống dạ dày do sự đẩy của nhu động ruột.

Khi cơ thắt dưới thực quản không hoạt động tốt sẽ dẫn đến bệnh lý dạ dày trào ngược. các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hoạt động của cơ thắt dưới thực quản là do:

  • Sự giãn cơ thắt dưới thực quản xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn.
  • Do những sai lầm trong thói quen sinh hoạt, ăn uống:
    • Chế độ ăn không đúng cách, không điều độ:Thường ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy bụng như: Trứng, sữa và các thực phẩm từ sữa, các loại bánh kẹo,đồ uống có gas,…
    • Các chất kích thích được sử dụng như thuốc lá, cafein, rượu, bia,….
  • Các tác nhân làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản như: các thuốc secretin, cholecystokinin, glucagon, các thuốc kích thích , theophylline,…
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác: stress, mất ngủ, béo phì, mang thai, ăn trong khi nằm,…

3. Dạ dày trào ngược có những triệu chứng gì?

 da-day-trao-nguoc2.jpg

7 triệu chứng trào ngược dạ dày.

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sớm và có biểu hiện rõ rệt như ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt,… ngoài ra còn hay gặp những biểu hiện không rõ rệt như đau ngực, đau họng đắng miệng, hôi miệng, nấc cục, buồn nôn,… Dễ khiến cho người bệnh khó phân biệt được bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngoài ra do nhiều người còn chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Dẫn đến việc không đến bác sĩ điều trị ở giai đoạn sớm khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và để lại biến chứng.

3.1. Tuyến nước bọt tăng tiết

Khi acid trong dịch của dạ dày trào ngược lên miệng, kích thích tuyến nước bọt tăng tăng tiết nước bọt nhằm trung hòa lượng acid của dịch lòng ruột. Đây là một phản ứng để cơ thể tự bảo vệ.

3.2. Ợ nóng

Là cảm giác gây ra do dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi acid HCl hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm cho bệnh nhân có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc xương ức, có khi lan đều đến vùng hạ họng hoặc lên tận xương tai.

Trong các trường hợp điển hình chứng ợ nóng thường hay xuất hiện sau khi bệnh ăn no và theo tư thế cúi gập người về phía trước, hoặc trong những cơn ho ban đêm trong tư thế nằm.

Các triệu chứng trên thường có biểu hiện rầm rộ khi uống các chất có cồn (như bia, rượu,…), uống nước chua,…

3.3. Trớ

Là hiện tượng ợ ngược dịch đọng trong thực quản. Trớ thường xảy ra do bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột hoặc do một hoạt động gắng sức. Dịch trớ thường không mùi, không vị chua và có thể lẫn thức ăn chưa tiêu hóa..

3.4. Nuốt Khó

Là cảm giác dừng đứng của thức ăn hay đồ uống ngay trong thực quản sau khi nuốt. 

Nguyên nhân

  • Khi dịch acid bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, tại đây lớp niêm mạc dạ dày bị bào mỏng, dẫn đến các vết viêm loét lớp niêm mạc, khi lành xuất hiện các vết sẹo 
  • Các vết sẹo này làm hẹp thực quản khiến cho việc nuốt thức ăn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.

Trong hợp này bệnh nhân cần phân biệt với các trường hợp nuốt khó do nguyên nhân ở hầu miệng: thức ăn không đến được vùng cổ họng mà trào ngược vào mũi hoặc do bị lạc vào khí quản thường kèm theo các cơn ho, sặc,…

3.5. Miệng có vị đắng.

Dịch trào ngược ngoài acid HCl còn có thêm dịch mật nên khi dịch trào ngược từ thực quản nên miệng thường có cảm giác đắng miệng.

3.6. Một số triệu chứng không điển hình trong bệnh lý trào dạ dày trào ngược.

Các triệu chứng không điển hình này thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác:

  • Đau ngực
  • Cảm giác cục nghẹn
  • Ứa nước bọt trong họng
  • Hen xuyễn, khàn giọng
  • Viêm xoang
  • Viêm hầu họng
  • Hôi miệng, nấc cục,ói ,…..

4. Bệnh dạ dày trào ngược để lại biến chứng gì? Nó có nguy hiểm không?      

Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến ở các nước phương Tây, theo số liệu thống kê trong các năm gần đây “có khoảng 15-30% dân số ở nước phương Tây, cũng như ở Việt nam là: 5-15%”. Dạ dày trào ngược không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng các triệu chứng thường không điển hình dễ nhầm lẫn. Khiến cho bệnh nhân thường phát hiện điều trị bệnh ở giai muộn để lại biến chứng.

4.1. Dạ dày trào ngược để biến chứng viêm thực quản.

Biến chứng của bệnh thường xảy ra nhất là viêm thực quản do trào ngược với các hệ loét, teo hẹp. Xơ hóa do viêm có thể làm cho thực quản bị co rút (Bracheesophage).

Ngoài ra viêm loét thực quản có thể gây xơ hóa tiêu hóa.

4.2. Dạ dày trào ngược làm niêm mạc thực quản bị ngắn lại

Niêm mạc thực quản bị ngắn lại nguyên nhân chính là do niêm mạc thực quản dần bị thay thế thành niêm mạc dạ dày (chuyển sản niêm mạc Barrett) dẫn đến nguy cơ ung thư đoạn niêm mạc bị chuyển sản. 

      Các biến chứng hiếm gặp hơn:

  • Viêm thanh quản
  • Viêm Xoang
  • Viêm mũi họng
  • Viêm phổi do hít trào ngược thường xảy ra vào ban đêm….

5. Các phương pháp chẩn đoán dạ dày trào ngược

Trong đa số trường hợp chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh án của bệnh nhân và qua theo dõi thấy có đáp ứng với điều trị thử. 

Những bệnh nhân có triệu chứng điển hình có thể tiến hành điều trị thử với các thuốc ức chế bơm proton : Omepra-zole, Lansopra-zole, Rabepra-zole,….

Những bệnh nhân có triệu chứng không điển hình thường cần được thăm dò cận lâm sàng để xác định chẩn đoán:

  • Chụp X-quang thực quản giúp phát hiện các biến chứng teo hẹp, loét thực quản, hoặc thoái vị hoành.
  • Nội soi thực quản là phương pháp giúp phát hiện những biến chứng của bệnh như viêm thực quản; loét,hẹp thực quản và chuyển sản Berrett.
  • Đo áp lực cơ thắt dưới thực quản thường không trả kết quả chính xác vì nhiều nguyên nhân thay đổi như áp lực với khẩu kính ống do, với cử động hô hấp,…
  • Đo pH thực quản là một phương pháp tin cậy hơn để chẩn đoán. Tuy nhiên phương pháp này lại không xác định được chính xác những tổn thương thực thể do trào ngược
  • Ngoài ra còn có nghiệm pháp Beratein,là một nghiệm pháp không nhạy, không đặc hiệu thường được dùng trong chẩn đoán nguyên nhân của đau ngực không do tim.

6. Các phương pháp điều trị dạ dày trào ngược hiệu quả hiện nay

6.1. Điều trị nội khoa bệnh dạ dày trào ngược

6.1.1. Dùng các thuốc tây y:

Thuốc tây y điều trị

Thuốc tây y điều trị dạ dày trào ngược có hiệu quả không?

Các thuốc tây y thường được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Bởi nó có thể mang tới những ưu điểm như:

  • Dễ uống hơn so với một số loại thuốc nam
  • Dễ chia liều
  • Mang lại tác dụng nhanh

Một số thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày hay dùng :

  • Sử dụng các thuốc có tác dụng giảm tiết acid nhóm ức chế bơm proton (PPI) làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp.
  • Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản như: Metoclopramide, Cisapride, Domperidone,… đối với những ca bệnh nhẹ hoặc các thuốc Antacid,Acid Alginic cũng mang lại kết quả mong muốn.

Tuy nhiên ngoài tác dụng chính trong điều trị, các thuốc tây y còn gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn khác:

  • Gây buồn ngủ
  • Hội chứng ngoại tháp
  • Tắc ruột thậm chí một số trường hợp gây thủng ống tiêu hóa.

Bên cạnh đó trào ngược dạ dày là một bệnh dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc nên thường phải phải điều trị duy trì sang giai đoạn điều trị tấn công (giảm một nửa số lượng liều) hoặc dùng thuốc khi có triệu chứng trở lại.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Chữa Dạ Dày Trào Ngược Được Khuyên Dùng Bởi Các Chuyên Gia Đầu Ngành

6.1.2. Điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa.

Các phương pháp phẫu thuật tạo nếp gấp ở đáy vị ( phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet ),

Hoặc các phương pháp can thiệp qua nội soi (khâu cơ thắt dưới thực quản qua nội soi, Tiêm sinh chất học làm tăng sinh khối cơ).

6.2. Điều trị dạ dày trào ngược tại nhà.

Đây không phải là phương pháp điều trị chính nhưng nó có vai trò kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa nhằm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất đối với người bệnh.

Do nghệ là một vị rất tốt cho nhóm các bệnh liên quan đến dạ dày. Nên đã từ lâu mọi người thường dùng nghệ kết hợp với một vài thành phần khác tạo các bài thuốc chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả.

6.2.1. Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong:

da-day-trao-nguoc-21

Tinh bột nghệ tốt cho người bị dạ dày trào ngược.

Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong: theo tỷ lệ: 3 thìa bột nghệ + 1 thìa mật ong, pha với 100 ml nước ấm khoảng 25-30 oC sau đó khuấy đều. Thường được uống vào trước bữa ăn sáng và trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Sau khi uống xong nằm nghỉ 5 đến 10 phút cho hỗn hợp trên được tiếp xúc với dạ dày nhanh nhất tăng khả năng hấp thu. 

Đây là một bài thuốc đơn giản nguyên liệu dễ tìm nhưng có hiệu quả rất tốt cho dạ dày của bạn.

6.2.2. Tinh bột nghệ kết hợp với cafe đen

Tinh bột nghệ kết và cafe đen trộn đều với nhau theo tỷ lệ: 4 thìa tinh bột nghệ+ 1 thìa cafe đen. Hòa với nước ấm sau đó lọc lấy phần nước uống.

Uống 2 lần /ngày trong khoảng 1 tháng các triệu chứng trào ngược dạ dày có hiệu quả => Hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.

6.2.3. Nước dừa

Nước dừa có chứa một vài loại enzyme có tác dụng kháng lại vi khuẩn, kháng viêm rất tốt cho dạ dày.

Nguyên liệu: 1 quả dừa non cùi mỏng thì càng tốt.

Cách làm

  • Ở phần cuống quả dừa chọc thủng một lỗ sau đó đặt quả dừa lên bếp sau đó đun với lửa nhỏ trong khoảng 30 đến 40 phút.
  • Đổ nước dừa, lạo phần cùi dừa bên trong ra 1 cái tô.
  • Chia phần nước dừa ra làm 3 phần ăn vào trước mỗi bữa ăn.

Kết hợp việc uống nước dừa vào trước các bữa ăn và bài thuốc của tinh bột nghệ và mật ong rất có hiệu quả trong bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn điều trị trong một thời gian dài. Liệu pháp này đã được thử bởi rất nhiều người và đều có sự thành công. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày hãy thử nhé.

>>>> Tham khảo thêm: Điều Trị Trào Ngược Qua Tác Dụng Tới Từ Các Bài Thuốc Đông Y

6.2.4. Gừng ngâm với mật ong:

dạ-dày-trào-ngược-22

Gừng ngâm mật ong 

Cách làm

  • Gừng được thái thành những lát mỏng sau đó băm nhỏ
  •  Đổ gừng và hũ thủy tinh sau cho gừng chiếm khoảng 70% lọ
  • Đổ mật ong vào hũ
  • Đậy nắp lại và ngâm như vậy trong vòng 1 tuần cho gừng chín.

Cách sử dụng

  • 1 thìa cà phê gừng ngâm mật ong hòa với 100ml nước ấm uống vào mỗi buổi sáng.
  • Gừng ngâm mật ong Không chỉ tốt trong chữa bệnh trào ngược dạ dày mà còn rất tốt cho những ai mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

6.2.5. Gừng ngâm với giấm

Cách làm: Gừng thái lát mỏng, cho vào ngâm trong giấm trong vòng 1 tuần.

Cách sử dụng: Người bệnh nhai thật kĩ lát gừng ngâm, ăn liên tục cho đến khi các dấu hiệu bệnh giảm dần.

6.2.6. Dùng Baking Soda

Baking Soda có tính kiềm có công dụng làm dịu dịch trong dạ dày khi nồng độ acid trong dạ dày tăng cao.

Cách sử dụng

  • Pha ¼ thìa cafe baking soda với khoảng 250ml nước.
  • Uống 1 lần/ngày.

6.2.7. Dùng Nha đam

Nhắc đến lá nha đam thì ai cũng phải kinh ngạc về công dụng của nó trong việc làm đẹp. Không chỉ vậy nha đam còn có thế chế biến được nhiều món ăn ngon.

6.2.8. Nha đam dùng để nấu chè

Nguyên liệu

  • Đỗ xanh, nha đam, đường, nước
  • Tinh bột sắn, dầu chuối hoặc bột vani (tạo mùi thơm cho chè).

Cách làm

  • Chọn những cành nha đam bản to và mập. Gọt bỏ đi phần vỏ, rửa sạch sau đó ngâm với nước muối khoảng nửa tiếng cho hết rớt. Thái nha đam hình hạt lưu.
  • Ngâm đỗ xanh, cho đỗ xanh vào nồi hấp chín.
  • Hòa tan bột sắn dây vào nước, đợi cho nồi nước sôi sau đó đổ bột sắn vào.
  • Thêm vào đó nha đam và đường tùy theo khẩu vị của bạn.

Có thể cho 1 đến 2 giọt dầu chuối hoặc 1 ít hương vani cho thơm. Chè nha đam không chỉ có công dụng trong việc điều trị  dạ dày trào ngược. Mà mát dịu, ăn ngon, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

6.2.9. Dùng lá mơ

Lá mơ có thể dùng kèm trong bữa ăn của bạn như một loại rau. Bởi nó có công dụng giúp cho thức ăn vào dạ dày dễ bị tiêu hóa tránh bị đầy bụng, khí tiêu dẫn đến triệu chứng ợ nóng, ợ hơi.

6.3. Điều trị trong Đông Y

Tuy đây không phải phải là biện pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh như điều trị bằng thuốc Tây Y. Nhưng không thể phủ nhận được những công dụng hiệu quả mà nó mang lại trong điều trị trào ngược dạ dày

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng ít mang lại tác dụng phụ không mong muốn .

7. Biện pháp phòng cũng như tránh trào ngược dạ dày

7.1. Thiết lập một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học tốt cho sức khỏe

dạ-dày-trào-ngược-che-do-song-khoa-hoc.jpg

Dạ dày trào ngược_chế độ ăn khoa học.

  • Tránh những món ăn gây đầy bụng: như trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, …
  • Tránh uống các đồ uống có gas.
  • Không ăn những món đồ chứa nhiều mỡ, dầu,…
  • Không nên ăn quá mặn.
  • Không nên ăn đồ ăn cay nóng, ăn chua nhiều.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây,….

>>>> Tham khảo thêm: Chế Độ Ăn Được Xây Dựng Phù Hợp Nhất Với Đặc Điểm Bệnh Trào Ngược

7.2. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt xấu-không lành mạnh

  • Không nên ăn quá no
  • Khi vừa ăn no nên ngồi tại chỗ thư giãn, tránh nằm ngay sau khi ăn
  • Chú ý tư thế nằm ngủ: Nên nằm nghiêng người về bên trái tránh cơ thể đè lên dạ dày cũng như các cơ quan tiêu hóa khác.
  • Tránh sử dụng: các chất kích thích như cafein; cồn: trong bia,rượu 
  • Không hút thuốc lá

Trên đây làm một số thông tin Dược sĩ, Bác sĩ Scurma Fizzy cung cấp cho bạn về bệnh dạ dày trào ngược. Scurma hy vọng những thông này sẽ giúp có những kiến thức quan trong vệ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và biện pháp phòng tránh của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, tùy từng người mà diễn tiến của bệnh khác nhau.

Nếu có thắc mắc gì bạn hãy gọi đến tổng đài của chúng tôi với HOTLINE 180006081. Scurma Fizzy luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn !

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091