Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Trào ngược dạ dày thực quản vốn không phải là bệnh lý gì xa lạ ở các nước phương Tây. Và hiện nay, căn bệnh này cũng đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng ở các nước châu Á đem lại cực nhiều khó chịu cho người bệnh và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy có loại thuốc nào giải quyết được vấn đề phiền toái này hay không? luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân không chỉ riêng những người mắc phải trào ngược dạ dày thực quản. Sau đây, Scurma Fizzy sẽ giới thiệu cho các bạn một số thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng. 

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Để có thể lựa chọn những loại thuốc phù hợp với mục đích điều trị bệnh lý của bản thân thì việc cốt lõi là bạn phải thực sự thấu hiểu các vấn đề liên quan đến căn bệnh mà mình đang mắc phải. Và sau đây, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn một vài thông tin cơ bản nhất về bệnh trào ngược dạ dày như định nghĩa bệnh và cơ chế bệnh sinh.

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày – thực quản, tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD), là tình trạng thức ăn, hơi, acid dịch vị,… gọi chung là dịch trong dạ dày có xu hướng đi ngược lên trên thực quản, thậm chí dẫn đến vòm họng. Và hiện nay, căn bệnh này ngày càng trở nên ở các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

nhu-the-nao-la-da-day-thuc-quan-bi-trao-nguoc

Trào ngược dạ dày là gì? Có thể chữa dứt điểm không?

Cũng giống như viêm loét dạ dày – tá tràng, cơ chế bệnh sinh của tình trạng dạ dày thực quản trào ngược chính là sự mất cân bằng giữa các yếu tố xâm hại và yếu tố phòng thủ của thực quản. Trong đó:

Các “tấm khiên” bảo vệ thực quản:

  • Cơ thắt dưới thực quản (Lower Esophageal Sphincter) còn gọi là cơ LES: Bộ phận này nằm dưới cùng của thực quản, nối thông với dạ dày, có tác dụng như một cái nắp đậy (màng ngăn), không cho các chất chứa trong bao tử có cơ hội trào ngược lên phía trên.
  • Hoạt động co thắt của thực quản – nhu động: Đây được coi là cơ chế “tự làm sạch” của thực quản khi có các tác nhân như acid dịch vị xâm nhập bằng việc co thắt để tống các chất đó từ thực quản xuống dạ dày. 

Các “kẻ thù” có hại đối với cơ thắt thực quản dưới:

  • Rối loạn tiêu hóa (điển hình là giảm nhu động dạ dày ruột) dẫn đến tích đọng thức ăn lâu ngày trong dạ dày.
  • Cơ hoành bị suy yếu (thoát vị).

Và để có thể giải quyết gọn gàng, triệt để căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản phiền toái thì việc mà chúng ta cần làm chính là bằng một cách nào đó nâng cao sức khỏe của các yếu tố bảo vệ và diệt trừ toàn bộ yếu tố xâm hại. Chính vì thế mà các Dược sĩ, các nhà nghiên cứu bào chế đã tạo ra những nhóm thuốc có tác dụng giảm thiểu các tác động xấu của các yếu tố nguy hại đối với thực quản và củng cố, tăng cường sức mạnh cho các tấm khiên bảo vệ, nhằm giải quyết được vấn đề hóc búa mang tên trào ngược dạ dày thực quản. Các phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 4 nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất được khuyên dùng bởi chuyên gia trong việc điều trị chứng bệnh khó chịu này.

>>>> Tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu trào ngược thực quản và lời khuyên bổ ích đến từ các chuyên gia

2. Nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất tạo màng ngăn giữa thực quản và dạ dày

Ở điều kiện sinh lý bình thường, khi các bạn ăn uống, dung nạp vào trong cơ thể của mình bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng đều phải vượt qua một vách ngăn tự động chính là cơ thắt thực quản dưới để xuống được dạ dày. Vách ngăn này sẽ mở ra để lượng thực phẩm đi qua và di chuyển xuống bao tử của bạn và đóng lại khi quá trình di chuyển đó hoàn tất để ngăn không cho lượng thực phẩm đó trào ngược trở lại.

Tuy nhiên, khi “vách ngăn tự động” này gặp một vài sự cố khiến nó không thể hoạt động theo cơ chế bình thường thì hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sẽ xảy ra. Chính vì thế, để có thể ngăn chặn trào ngược dạ dày thực quản xảy ra chúng ta luôn cần một tấm chắn tốt, ổn định, ngăn cách không cho lượng chất mà bạn dung nạp vào cơ thể có cơ hội di chuyển tự do qua lại giữa 2 bộ phận này.

Và đó là lý do vì sao nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất có khả năng tạo ra màng ngăn giữa thực quản – dạ dày được ra đời. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay thuộc nhóm thuốc này, đó chính là Acid Alginic (hay còn gọi là Alginat).

Acid Alginic là hoạt chất có tác dụng tạo vách ngăn dạ dày – thực quản bằng cách kết hợp với acid HCl trong bao tử để tạo thành một lớp bọt gel nổi lên trên dịch vị, trong trường hợp thực quản dạ dày trào ngược xảy ra, lớp gel này sẽ giúp bảo vệ thực quản tránh được sự xâm hại gây tổn thương của acid dịch vị.

2.1. Dạng bào chế và liều dùng của acid alginic

Acid Alginic được bào chế dưới dạng viên nén 200mg cùng với một số thành phần khác như 80mg Al(OH)3 khô, 40mg Mg2O8Si3 và 70mg NaHCO3, khi sử dụng loại thuốc này bạn nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút và uống 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 – 2 viên. Tuy nhiên, chế phẩm có chứa hoạt chất Acid Alginic được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Gaviscon.

thuoc-trao-nguoc-da-day-tot-nhat

Acid Alginic tạo màng ngăn bảo vệ thực quản

2.2. Tác dụng không mong muốn

  • Trong quá trình sử dụng thuốc Acid Alginic, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như:
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Yếu cơ.
  • Các phản ứng dị ứng (phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay, tức ngực, khó thở,…)
  • Các biểu hiện tiêu hóa rối loạn: Chán ăn, buồn nôn, nôn,…
  • Đối với phụ nữ có thể gặp phải tình trạng mất kinh nguyệt tạm thời,…

2.3. Lưu ý khi sử dụng thuốc acid alginic

Trong quá trình sử dụng thuốc bạn cần tăng cường bổ sung nước, trái cây để hạn chế xảy ra tình trạng khô miệng.

Không sử dụng Acid Alginic cho người bệnh có biểu hiện dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu hoặc phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nếu bạn đang mắc các bệnh lý về gan, thận, đã từng bị viêm ruột thừa hay có tiền sử bị tiêu chảy,… thì cần phải lắng nghe kỹ lưỡng chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn khi sử dụng loại thuốc này, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Tác dụng của Acid Alginic có thể giảm đi đồng thời các tác dụng phụ khi sử dụng cũng có thể gia tăng nếu như bạn sử dụng thuốc này cùng với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh như Cephalexin, Tetracycline, Penicillin, Ciprofloxacin,…
  • Thuốc chống đông máu (Warfarin, Heparin,…).
  • Thuốc điều trị tiểu đường Sulfonylurea (Glyburide,…).
  • Thuốc điều trị bệnh lý tim mạch (Enalapril, Propranolol, Digoxin,…).
  • Thuốc kháng nấm (Ketoconazol, Fluconazol,…).
  • Thuốc chống viêm Corticosteroid như Prednisone,…

>>>> Xem thêm bài viết: Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất

3. Các thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất trong nhóm thuốc điều hòa tăng nhu động

3.1. Thuốc Metoclopramide – thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất

Metoclopramide là chất có tác dụng tăng nhu động của hang vị dạ dày, tá tràng, hỗng tràng bằng các khiến cho các thụ thể ở đường tiêu hóa tăng nhạy cảm với acetylcholin. Ngoài ra, metoclopramide còn làm cho phần trên của bao tử ít giãn hơn, tăng cường hoạt động co bóp của dạ dày. Chính vì có 2 tác dụng này mà quá trình làm rỗng dạ dày được thúc đẩy, giảm thiểu tối đa tình trạng trào ngược các chất chứa lên thực quản. Từ đó cải thiện tốt các biểu hiện trào ngược như ợ chua, ợ nóng, khó tiêu,…

3.1.1. Dạng bào chế và cách dùng thuốc Metoclopramide

Metoclopramide được bào chế dưới rất nhiều dạng như viên nén 10mg, 5mg; siro 5mg/ 5ml,… và được bán trên thị trường với các tên gọi: Apharmarin, Eminil, Primperan,… Dưới đây là liều dùng của metoclopramid:

  • Người lớn: Uống 10 – 30mg/ ngày, chia làm 1 – 3 lần; tối đa 3 mg/ ngày hoặc 0,5 mg/ kg/ ngày; điều trị tối đa trong 12 tuần.
  • Trẻ em từ 1 – 18 tuổi: Uống 0,1 – 0,15mg/ kg × tối đa 3 lần/ ngày. Liều tối đa 0,5 mg/ kg/ ngày; điều trị tối đa trong 5 ngày.

3.1.2. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Trong quá trình sử dụng Metoclopramide, một số tác dụng phụ không mong muốn mà người bệnh thường gặp phải (ADR > 1/100) là:

  • Yếu cơ, trương lực cơ bị rối loạn.
  • Thần kinh: trạng thái ngủ gà (chiếm từ 10 – 70% người dùng), hội chứng Parkinson,…
  • Tụt huyết áp, cơ thể suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng,…

Một vài tác dụng phụ khác ít gặp hơn (1/1000 < ADR < 1/100) là:

  • Phát ban da.
  • Buồn nôn, táo bón.
  • Khô miệng bất thường,…

3.1.3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa không nên sử dụng thuốc trong trường hợp đứa trẻ sinh non thiếu tháng hoặc trẻ đẻ ra không khỏe mạnh (mắc các bệnh bẩm sinh, sức đề kháng kém,…).

Do có một vài tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh nên đối với những người lái xe, điều khiển các loại phương tiện, máy móc thì tốt nhất không nên sử dụng Metoclopramide. 

Không sử dụng kết hợp Levodopa (thuốc chống nôn) với Metoclopramide do 2 thuốc này có tính chất đối kháng dẫn tới tình trạng giảm tác dụng.

Khi dùng Metoclopramide tuyệt đối không sử dụng rượu do rượu có khả năng làm tăng tác dụng phụ trên thần kinh trung ương của Metoclopramide.

Metoclopramid có thể làm thay đổi khả năng hấp thu ở đường tiêu hóa của một số thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau trung ương (morphin và các dẫn xuất,…).
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc an thần, gây ngủ,…
thuoc-tang-nhu-dong-metoclopramide

Thuốc tăng nhu động Metoclopramide

3.2. Thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất được khuyên dùng – Domperidon

Domperidon cũng là một trong những thuốc thuộc nhóm thuốc có tác dụng tăng cường hoạt động co thắt của dạ dày – thực quản hay còn gọi là nhu động. Nó tác động trực tiếp lên các thụ thể Dopamin ở não làm nhu động ống tiêu hóa bị kích thích, tăng co bóp, do đó làm giảm thiểu một cách hiệu quả chứng dạ dày thực quản trào ngược. 

3.2.1. Dạng bào chế và cách dùng

Cũng giống như Metoclopramide, Domperidone được bào chế dưới rất nhiều dạng phong phú: viên nén 10mg; hỗn dịch uống 30mg/ 30ml; cốm sủi 10mg/ gói;… và được bán trên thị trường với rất nhiều tên gọi như: Dotium, Agimoti, Motilium, Motiridon,… Domperidon được sử dụng với liều lượng như sau:

Người lớn và trẻ em có cân nặng trên 35kg: Uống 10 – 20mg/ lần × 3 – 4 lần/ ngày và không được uống quá 80mg/ ngày.

  • Trẻ sơ sinh: Uống 100 – 300 μg/ kg/ lần × 4 – 6 lần/ ngày.
  • Trẻ từ 1 tháng – 12 tuổi: Uống 200 – 400 μg/ kg/ lần × 3 – 4 lần/ ngày.
  • Trẻ từ 13 – 18 tuổi: Uống 10 – 20 mg/ lần × 3 – 4 lần/ ngày.

3.2.2. Tác dụng phụ không mong muốn

Không giống như Metoclopramid, Domperidon ít có tác dụng không mong muốn hơn, thường chỉ là một số tác dụng ít gặp phải hoặc rất hiếm gặp như:

  • Nôn, tiêu chảy, khô miệng.
  • Mất ngủ, đau đầu.
  • Ở nữ giới có thể gặp phải hiện tượng chảy sữa, kinh nguyệt rối loạn thậm chí là mất kinh tạm thời, vú to, đau tức vú,.. tuy nhiên tác dụng này rất hiếm gặp.
  • Phản ứng dị ứng bao gồm sốc phản vệ, nổi mày đay, phù,… cũng là những tác dụng hiếm gặp khác.

3.2.3. Khi dùng loại thuốc này bạn cần lưu ý một vài vấn đề

Không dùng thuốc cho phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ do Domperidon có khả năng gây dị dạng thai nhi.

  • Domperidon có khả năng qua được sữa mẹ, do đó không dùng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ tránh gây độc cho trẻ.
  • Cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc cho những người bệnh có các biểu hiện rối loạn điện giải (hạ kali máu,…).
  • Không sử dụng thuốc cho những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, gan, thận,…
  • Các tương tác giữa Domperidon với các thuốc khác tương tự như của Metoclopramide.
thuoc-trao-nguoc-da-day-tot-nhat-domperidon

Domperidon – thuốc điều hòa tăng nhu động

4. Thuốc làm giảm bài tiết acid dạ dày – nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất

4.1. Nhóm thuốc kháng H2 – Histamin – thuốc dạ dày tốt nhất được chuyên gia khuyên dùng

Đây là nhóm thuốc có công thức gần giống với Histamin, do đó chúng có thể cạnh tranh với Histamin để gắn vào thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày khiến cho sự gắn kết giữa Histamin và thụ thể gặp phải trở ngại, từ đó hạn chế được tối đa những thương tổn do acid HCl có thể mang đến cho tế bào niêm mạc bao tử.

Trước đây, nhóm thuốc kháng H2 – Histamin bao gồm rất nhiều hoạt chất có tên với hậu tố “tidin” nhưng hiện nay chỉ thường dùng 4 hoạt chất sau: Cimetidin, Nizatidin, RanitidinFamotidin.

4.1.1. Dạng bào chế – Liều dùng của một số thuốc trong nhóm

  • Cimetidin được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên sủi bọt 200, 300, 400, 800 mg. Liều dùng: Uống 200 mg × 3 lần/ ngày và 400 mg trước khi đi ngủ trong khoảng 4 – 8 tuần.
  • Nizatidin có dạng viên nén 150, 300 mg. Khi dùng bạn cần uống 300 mg × 1 lần/ ngày vào buổi tối.
  • Ranitidin được bào chế dưới dạng viên nén, viên sủi bọt 100, 300 mg. Dùng với liều lượng: Uống 1 lần 300 mg vào buổi tối.
  • Famotidin có dạng viên nén 20, 40 mg và được dùng với liều 300mg 1 lần vào buổi tối…

4.1.2. Tác dụng không mong muốn

Nhóm thuốc kháng H2 – Histamin này nhìn chung tương đối an toàn khi sử dụng, nhưng một vài tác dụng phụ không mong muốn đôi khi vẫn có thể xảy ra:

  • Hoạt động tiêu hóa bị rối loạn gây buồn nôn, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng.
  • Đau khớp, đau cơ
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Do khả năng ức chế quá trình sản sinh acid dịch vị khiến cho pH dạ dày bị giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số vi khuẩn gây ung thư.
  • Một số tác dụng phụ khác ít gặp: thiếu máu, giảm tình dục,  giảm bạch cầu, suy tủy có hồi phục,…

4.1.3. Lưu ý khi sử dụng

Cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng cho phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ bởi nhóm thuốc dạ dày này có khả năng qua được rau thai và sữa mẹ gây độc cho trẻ.

Cần theo dõi kỹ lưỡng khi sử dụng Cimetidin theo đường tiêm tĩnh mạch để đề phòng tình trạng tụt huyết áp và loạn nhịp tim.

Do antacid (thuốc kháng acid) có khả năng làm giảm hấp thu của cơ thể với các thuốc kháng H2 nên khi dùng

Cimetidin có thể ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan cytochrome P450  của một số thuốc như: Theophylin, phenytoin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,… nên độc tính của các thuốc này sẽ tăng lên khi chúng được sử dụng chung với Cimetidin.

thuoc-trao-nguoc-da-day-tot-nhat-2

4.2. Nhóm thuốc ức chế bơm proton – PPIs

Lượng acid dịch vị được sản sinh ra bởi tế bào thành cần phải có một “bộ máy” vận chuyển để giúp chúng đi vào bên trong bao tử và ” bộ máy” đó không gì khác chính là enzyme H+/ K+ – ATPase (hay còn được gọi với một cái tên khác là bơm proton) nằm trên thành tế bào của dạ dày. Khi được hóa, hệ thống này sẽ thực hiện bước cuối cùng để bơm H+ từ bên ngoài vào trong lòng dạ dày.

Vì tế, ngoài nhóm thuốc kháng H2 – Histamin thì PPIs cũng được sử dụng như một nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất để ức chế tế bào thành sản sinh acid dịch vị. PPI là từ viết tắt của Proton Pump Inhibitor, có nghĩa là ức chế bơm proton. Nhóm thuốc này bao gồm rất nhiều hoạt chất mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp hiện nay, các hoạt chất đó đều được kết thúc bằng đuôi “prazol” như Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol,… 

4.2.1. Dạng bào chế – Liều dùng của một số thuốc trong nhóm

Dưới đây là dạng bào chế và liều dùng của một số thuốc thuộc nhóm PPIs được bày bán khá nhiều trên thị trường mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp:

  • Omeprazol được bào chế dạng viên nang 20mg với liều dùng 1 viên/ ngày và  dùng điều trị trong vòng từ 4 – 12 tuần.
  • Lansoprazol có dạng viên nang 30mg với liều dùng: 1 viên × 1 lần/ ngày.
  • Pantoprazol được bào chế dạng viên nang 40mg với liều lượng sử dụng là 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên….

4.2.2. Tác dụng không mong muốn

Dù cho nhóm thuốc điều trị trào ngược PPIs có đem lại bao nhiêu lợi ích góp phần cải thiện chứng bệnh của bạn một cách hiệu quả thì nó vẫn gây ra một số tác dụng mà ta không hề mong muốn như:

  • Hoạt động tiêu hóa bị rối loạn gây buồn nôn, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng (chỉ khoảng 1,5 – 3%).
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • PPIs khi được sử dụng với liều cao sẽ làm pH dạ dày bị giảm mạnh do khả năng ức chế bài tiết acid mà chúng tôi đã giải thích ở ngay phía trên, chính điều đó đã cho một số vi khuẩn gây ung thư có cơ hội để phát triển.

4.2.3. Lưu ý khi sử dụng

  • Không sử dụng cho các trường hợp mẫn cảm với thuốc.
  • Do khả năng qua được rau thai và sữa mẹ nên cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ trong thời gian thai kỳ và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
thuoc-uc-che-bai-tiet-acid-da-day-PPIs

Nhóm thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày PPIs

5. Thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất với khả năng trung hòa acid

Ngoài giải pháp ức chế lượng acid dịch vị được bài tiết ra thì việc trung hòa nó cũng là một phương pháp không tồi trong việc điều trị trào ngược dạ dày nhờ việc hạn chế được tối đa tác động có hại của acid tới dạ dày. Và bài toán này có thể được giải quyết gọn bởi một nhóm thuốc mang tên “antacid”.

Antacid là nhóm thuốc kháng acid – những thuốc có bản chất là hydorxyd của nhôm và magie, giúp trung hòa lượng acid hydroclorid (HCl) được sản sinh ra bên trong bao tử bằng các phản ứng tạo muối và nước, do đó ngăn cản được quá trình tạo pepsin nhờ sự biến đổi pepsinogen (do các tế bào thành bao tử tiết ra). Và sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về dạng bào chế, liều lượng sử dụng của 4 loại thuốc thuộc nhóm antacid được sử dụng khá phổ biến hiện nay cũng như các tác dụng phụ không mong muốn và một vài lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này.

>>>> Xem thêm ngay: Thuốc Kháng Axit Dạ Dày Cho Bà Bầu Mà Các Mẹ Nên Biết

5.1. Dạng bào chế – Liều dùng của 4 loại thuốc phổ biến trong nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất antacid

5.1.1. Thuốc Maalox

Thuốc Maalox được bào chế dưới dạng viên nén có chứa 0,4 g Al(OH)3 và 0,4 g Mg(OH)2. Khi sử dụng loại thuốc này bạn có thể ngậm hoặc nhai đều được. Liều lượng dùng là 1 – 2 viên sau khi ăn 1 giờ hoặc sử dụng khi có các biểu hiện khó chịu của trào ngược dạ dày (ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị,…).

thuoc-trao-nguoc-da-day-tot-nhat-maalox

Thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox

5.1.2. Thuốc Gaviscon

Hai loại chế phẩm phổ biến trên thị trường của Gaviscon là hỗn dịch uống Gaviscon gói 10ml và hỗn dịch uống Gaviscon Dual Action gói 10ml. Cả 2 loại chế phẩm đều có thành phần hoạt chất y hệt nhau là natri alginate, canxi cacbonat và natri bicarbonat tuy nhiên hàm lượng CaCO3 (canxi cacbonat) có trong chế phẩm Gaviscon Dual Action (325mg) nhiều hơn so với chế phẩm Gaviscon (160mg). Ngoài ra còn có các dạng bào chế khác là viên nén và siro.

Cách sử dụng loại thuốc này như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 – 2 gói/ lần và sử dụng tối đa 4 lần/ ngày (3 lần trước mỗi bữa ăn và 1 lần trước khi đi ngủ buổi tối).
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở xuống: Sử dụng liều lượng bằng một nửa trường hợp trên, tức là uống ½ – 1 gói/ lần và dùng 4 lần/ ngày.
  • Sử dụng cách thời điểm dùng các loại thuốc khác ít nhất 2 tiếng để không làm ảnh hưởng tới sự hấp thu của các loại thuốc khác.
thuoc-trao-nguoc-da-day-tot-nhat-gaviscon

Thuốc trung hòa acid dạ dày Gaviscon

5.1.3. Thuốc Phosphalugel

Phosphalugel được bán dưới dạng gói bột 100g trong đó có 13g AlPO4 keo. Khi dùng Phosphalugel, bạn cần uống sau bữa ăn 1 – 2 giờ và uống 1 – 2 gói × 2 – 3 lần/ ngày.

thuoc-trung-hoa-acid-da-day-phosphalugel

Phosphalugel – Thuốc trung hòa acid dạ dày

5.1.4. Thuốc Gastropulgite

Cũng giống như Phosphalugel, Gastropulgite được bào chế dưới dạng bột uống. Với hoạt chất và hàm lượng tương ứng trong mỗi gói bột là 2,5g Attapulgite hoạt hóa + 0,5g gel khô Al(OH)3 và MgCO3. Khi dùng Gastropulgite, bạn cần uống 1 – 2 gói/ lần × 2 – 3 lần/ ngày.

gastropulgite-thuoc-trung-hoa-acid-dich-vi

Thuốc trung hòa acid dạ dày Gastropulgite

5.2. Tác dụng phụ không mong muốn của nhóm thuốc

Khi dùng nhóm thuốc này, người bệnh có thể thường gặp phải một số biểu hiện sau:

  • Đầy bụng, táo bón.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Đau cơ, đau xương.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Đau đầu, lú lẫn, mệt mỏi,…

Một vài tác dụng phụ cực hiếm gặp khi sử dụng thuốc này:

  • Dị ứng, phát ban.
  • Các dấu hiệu liên quan đến thận: Phù, lượng nước tiểu thay đổi.

5.3. Một số điểm cần lưu ý khi dùng nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất

Thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này ở những người bệnh mắc hội chứng phenylceton niệu, người bệnh bị tắc nghẽn dạ dày, tắc ruột, sỏi thận, tăng canxi huyết.

Không dùng thuốc cho bất kỳ trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các chế phẩm thuốc.

Cần hỏi kỹ ý kiến của Dược sĩ, Bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc ở phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Không dùng antacid đồng thời với các loại thuốc sau, do nó có khả năng làm giảm sự hấp thu của các thuốc đó: Thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin (doxycyclin,…); kháng sinh nhóm quinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin,…);…

Một số thuốc sau nên tránh dùng cùng với Antacid do có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc, tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Thuốc trợ tim Digoxin.
  • Thuốc bổ sung kali phosphat,…

>>>> Tìm hiểu ngay: Sử Dụng Kháng Sinh Điều Trị Hp Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả

Trên đây là các nhóm thuốc trào ngược dạ dày tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn – những người đã và đang bị chứng bệnh phiền toái này đeo bám. Bên cạnh các loại thuốc đã được giới thiệu thì chúng tôi cũng có một sản phẩm rất hữu hiệu, có thể dùng trong mọi trường hợp bệnh lý dạ dày đó chính là Scurma Fizzy. Sản phẩm được đồng nghiên cứu sáng chế bởi các nhà khoa học đến từ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ cùng Đại học Quốc gia Hà Nội, ứng dụng công nghệ hướng đích với hợp chất Curcumin từ nghệ vàng cho tác dụng hiệu quả gấp 70 lần so với Nano Curcumin thông thường. Vì thế đừng ngần ngại, hãy bấm vào đây để tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về Scurma Fizzy của chúng tôi cũng như chuẩn bị cho dạ dày của mình một tấm chắn bảo vệ hoàn hảo.

Và nếu như bạn có bất kỳ vấn đề nào vẫn chưa thực sự rõ ràng về chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gọi ngay đến HOTLINE: 18006091 của chúng tôi để được tư vấn kịp thời. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091