Viêm Niêm Mạc Dạ Dày Là Gì

Viêm Niêm Mạc Dạ Dày Là Gì

viem-niem-mac-da-day-la-gi-1

Viêm niêm mạc dạ dày

Cơ thể con người là tổng hòa của các cơ quan khác nhau thuộc những hệ chức năng riêng. Để cơ thể khỏe mạnh, mỗi hệ cơ quan phải thực hiện tốt được chức năng của mình và có sự phối hợp nhịp nhàng với những cơ quan khác. 

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan có vai trò tiêu hóa, vận chuyển và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dạ dày là một cơ quan nằm ở giữa của đường tiêu hoá nối tiếp với phần trên – thực quản và phần dưới – ruột non. Nó có vai trò trong quá trình nghiền, trộn, chuyển hóa thức ăn. 

Tuy nhiên, dạ dày lại phải đối mặt với nhiều yếu tố tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể từ đó gây nên rất nhiều bệnh lý ở đây. Một số bệnh lý hay gặp nhất đó là viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày, viêm hang vị… cùng với một số biến chứng hay gặp của các căn bệnh này như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…

Trong các bệnh lý này, nổi bật lên là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét tấn công bởi các enzym tiêu hóa và dịch acid. Trong bài viết này, các chuyên gia của chúng tôi sẽ đi phân tích kỹ tình trạng viêm niêm mạc dạ dày.

1.Viêm niêm mạc dạ dày là gì?

Bình thường dạ dày được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào khác nhau. Lớp thanh mạc và lớp dưới thanh mạc mỏng bao bọc bên ngoài dạ dày, tạo thành lớp phân cách với các tạng khác trong ổ bụng. Tiếp đến là lớp cơ với cấu trúc bền chặt 3 lớp cơ khác nhau tạo khả năng co bóp, nhào trộn cho dạ dày. Tiếp đến là lớp dưới niêm mạc và trong cùng là lớp niêm mạc. 

Bên trên các tế bào niêm mạc dạ dày có nhiều các tế bào chuyên biệt khác làm nhiệm vụ bài tiết acid dạ dày, các men tiêu hóa và lớp màng nhầy. Do là lớp tế bào lót trong cùng của dạ dày nên nó phải tiếp xúc với hàng ngàn tác nhân khác nhau mỗi ngày nên tình trạng viêm niêm mạc dạ dày rất dễ xảy ra.

2.Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày

2.1.Thói quen ăn uống

Một số thói quen ăn uống không khoa học nhưng lại phổ biến trong rất nhiều gia đình là một trong số những nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng này.

– Ăn quá nhanh, ăn quá no:

Tình trạng này diễn ra phổ biến, hay gặp hơn ở các bạn trẻ, những người bận rộn, chỉ có thời gian ngắn để ăn. Khi ăn quá nhanh, lượng lớn thức ăn được đưa xuống dạ dày với tốc độ cao. 

Ăn quá no cũng sẽ khiến cho lượng thức ăn đưa xuống dạ dày vượt quá ngưỡng chứa tại thời điểm đó. Thói quen này sẽ khiến dạ dày bị giãn rộng, lượng acid dạ dày bài tiết ra nhiều hơn.

– Bỏ bữa, ăn không đúng bữa:

Acid dạ dày được bài tiết theo nhịp bữa ăn nên khi bỏ bữa, dạ dày không được nhận thức ăn, do đó acid dạ dày không được trung hòa bằng thức ăn sẽ có cơ hội tấn công chính tế bào niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng viêm, loét niêm mạc. 

– Thích ăn những đồ ăn có vị cay, tính nóng, dầu mỡ

Đồ ăn cay nóng có tính kích thích cao, khi đến dạ dày, nó sẽ kích thích trực tiếp lớp niêm mạc lót trong dạ dày. 

Thực phẩm chứa hàm lượng dầu mỡ cao như các món ăn chiên, đồ ăn nhanh… sẽ cần lượng acid nhiều hơn các loại thực phẩm khác để tiêu hóa chúng.

2.2.Stress, lo âu

Vấn đề stress tâm lý là vấn đề hiện hữu dễ thấy trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Các nguyên nhân dẫn đến stress có thể kể đến gồm gia đình, áp lực thu nhập, công việc và các mối quan hệ xã hội khác. 

viem-niem-mac-da-day-la-gi-7

Stress, căng thẳng gây viêm, loét niêm mạc dạ dày

Khi cơ thể rơi vào tình trạng này, hormon tuyến vỏ thượng thận là cortisol sẽ được sản sinh nhiều. Nó có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi do tác động từ môi trường ngoài tuy nhiên nó cũng gây ra tình trạng tăng sự bài tiết acid dịch vị từ đó gây ra sự viêm, loét niêm mạc dạ dày.

2.3.Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp khi vào trong cơ thể sẽ làm tăng bài tiết acid dạ dày. Sự nhiễm vi khuẩn Hp mang tính chất gia đình do trong một gia đình các thành viên dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp cho nhau hơn. 

>>>Xem thêm: Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

2.4.Sử dụng rượu bia, thuốc lá

Uống rượu, bia, hút thuốc lá là thói quen, sở thích của nhiều người đặc biệt là phái mạnh. Những thói quen này gây ra ảnh hưởng lớn cho nhiều có quan khác nhau trong đó có dạ dày. 

Rượu bia, thuốc lá trong cơ thể sẽ kích thích tăng bài tiết acid và giảm bài tiết lớp chất nhầy bảo vệ nên nó gián tiếp trở thành căn nguyên dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày.

2.5.Lạm dụng thuốc

Một số thuốc như thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs là nhóm thuốc phổ biến, không cần kê đơn được nhiều người sử dụng mỗi ngày. Một số biệt dược phổ biến của nhóm như aspirin, ibuprofen, natri diclofenac…

Nhóm thuốc này dùng không đúng có thể dẫn tới tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày và nhiều tác dụng phụ khác.

Vấn đề lạm dụng nhóm thuốc này đang diễn ra hết sức phổ biến do đó tình trạng viêm niêm mạc dạ dày cũng gia tăng. 

3.Viêm niêm mạc dạ dày có thể gặp trong những bệnh lý nào?

 viem-niem-mac-da-day-la-gi-2

Các bệnh lý có tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm

Viêm niêm mạc dạ dày có thể đi riêng biệt hoặc là một trong số những biểu hiện của một bệnh lý dạ dày nào đó. Kể cả khi, tình trạng này được phát hiện không trong bệnh lý dạ dày nào cụ thể thì lâu dần nó cũng sẽ phát triển thành các bệnh dạ dày nghiêm trọng hơn.

Một số bệnh lý dạ dày điển hình có xuất hiện tình trạng viêm niêm mạc dạ dày như:

3.1.Viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày là bệnh lý vô cùng phổ biến ngày nay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do lối ăn uống, sinh hoạt, vi khuẩn Hp, căng thẳng, lo âu… Các nguyên nhân này thường gia tăng sự bài tiết acid dạ dày và giảm bài tiết chất nhầy dẫn đến sự mất thăng bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày.

Trong bệnh lý này, acid được kích thích bài tiết ra quá nhiều, không được trung hòa hết bởi thức ăn nên nó sẽ tấn công chính tế bào niêm mạc dạ dày của cơ thể. Chính vì vậy gây ra tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét. Ổ loét sẽ lan rộng hơn khi tiếp tục gặp phải các yếu tố tấn công. 

Các triệu chứng thường gặp trong viêm loét dạ dày – tá tràng đó là:

– Đau dạ dày dữ dội

– Nóng dạ dày

– Nôn, buồn nôn

– Cảm giác đầy bụng, khó tiêu

Bệnh không được điều trị sớm, theo đúng phác đồ có thể gây ra tình trạng viêm loét mạn tính, các biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày. Các biến chứng này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

>>>Xem thêm: Viêm Loét Dạ Dày Nên An Gì Để Nhanh Hết Bệnh

3.2.Trào ngược dạ dày – thực quản

Tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm có thể gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày. Bình thường khi thức ăn được nuốt xuống họng, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để đưa thức ăn từ thực quản xuống được đến dạ dày, sau đó nó sẽ lập tức đóng lại. 

Sự hoạt động nhịp nhàng này vừa giúp đưa thức ăn xuống được đến dạ dày vừa giúp tránh nguy cơ dịch tiêu hóa, dịch vị trào ngược lên phía thực quản. 

Tuy nhiên, cơ thắt thực quản dưới có đặc điểm là khối cơ không phát triển, chỉ có các nếp gấp niêm mạc nên cũng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau gây ra sự đóng mở thất thường. 

Một số yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể kể đến như thói quen ăn uống, stress, bệnh lý dạ dày, thoát vị cơ hoành, hay bẩm sinh trương lực cơ thắt dưới thực quản bị yếu. 

Tình trạng viêm niêm mạc dạ dày sẽ dẫn đến sự khó tiêu cho dạ dày do nó không làm tốt chức năng tiêu hóa của mình. Do không tiêu hóa được hết thức ăn nên một phần thức ăn trong lòng dạ dày bị lên men, sinh ra một lượng hơi lớn. Áp lực hơi trong lòng dạ dày tăng lên cần được giảm b

ớt thông qua việc mở cơ thắt thực quản dưới để thoát ra ngoài qua đường miệng. Lâu dần sẽ khiến trương lực cơ này yếu đi, dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. 

Các triệu chứng mà bệnh nhân hay gặp phải trên lâm sàng có thể kể đến như:

Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi

– Ho đờm lâu ngày

– Đau rát, nóng vùng thực quản

– Nôn

Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như barrett thực quản, ung thư thực quản hay viêm hệ hô hấp nếu không được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm.

>>>Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Điều Trị Như Thế Nào Là Hiệu Quả

4.Cách chữa trị viêm niêm mạc dạ dày

4.1.Sử dụng thuốc tây

viem-niem-mac-da-day-la-gi-3

Điều trị bằng các loại thuốc tây

Thuốc tây luôn xuất hiện trong phác đồ điều trị của các bệnh nhân gặp phải các vấn đề ở dạ dày. Tuy nhiên, mặc dù thuốc tây có ưu điểm điều trị nhanh, dứt điểm nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn thuốc đông y. 

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân như:

– Thuốc antacid

– Thuốc kháng H2

– Thuốc ức chế bơm proton

– Thuốc bao vết loét

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm nhóm kháng sinh nếu nguyên nhân gây viêm loét là do vi khuẩn Hp. Một số thuốc điều trị triệu chứng khác cũng có thể được chỉ định trong trường hợp cần thiết.

Với mỗi một mức độ và tiền sử của bệnh nhân, các thuốc được chỉ định sẽ khác nhau do đó người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn đến từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

4.2.Sử dụng thảo dược

Phương pháp sử dụng các vị thảo dược dân gian trong điều trị viêm niêm mạc dạ dày được nhiều người lựa chọn bên cạnh việc sử dụng thuốc tây. Ưu điểm của phương thức điều trị này có thể kể đến như:

– Các vị thuốc, bài thuốc có thành phần là các thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn cho nhiều đối tượng sử dụng, rất ít trường hợp gặp các tác dụng không mong muốn khi sử dụng chúng. Do đó, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng các vị thảo dược này lâu dài để điều trị bệnh.

– Dễ sử dụng, dễ kiếm: Các vị thảo dược này rất gần gũi với chúng ta trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể mua chúng ở các chợ, siêu thị gần nhà. Cách sử dụng chúng cũng rất đơn giản ví dụ như sắc nước, pha trà…

– Ngoài tác dụng điều trị các bệnh lý dạ dày mà ta mong muốn, chúng còn có nhiều tác dụng tốt khác cho cơ thể như tác dụng kháng khuẩn, cải thiện sức khỏe, sức đề kháng…

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên, phương pháp điều trị này cũng tồn tại một số nhược điểm như: 

– Thời gian để thuốc có thể phát huy được tác dụng kéo dài có thể là hàng tuần, hàng tháng. Tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào từng người bệnh.

– Hầu hết các trường hợp bệnh nhân tiến triển nặng, việc sử dụng thuốc đông y không phải là một giải pháp cứu cánh hàng đầu

– Ít trường hợp sử dụng thuốc đông y có vai trò trị dứt điểm bệnh

Dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ đưa tới các bạn một số bài thuốc dân gian tốt cho người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày

Bài thuốc 1: Mật ong và nghệ vàng

Đây là bài thuốc phổ biến nhất được nhiều người áp dụng thành công.

Nghệ vàng có hai dạng chính được bán trên thị trường đó là bột nghệ và nghệ tươi. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét niêm mạc dạ dày, người bệnh nên tìm mua và sử dụng bột nghệ.

Tinh dầu nghệ trong củ nghệ tươi khi sử dụng sẽ gây tổn thương tế bào gan nên không nên sử dụng nghệ tươi trong điều trị bệnh.

Trong bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin có vai trò kháng viêm, làm lành vết loét, trung hòa acid dạ dày đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Khi nghệ được kết hợp với mật ong, chúng sẽ hiệp đồng tác dụng với nhau giúp các vết viêm nhanh chóng lành lại.

Cách sử dụng:

– Nghiền, trộn đều bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2 : 1. Chọn mua bột nghệ và mật ong tại những cơ sở uy tín, chất lượng.

– Nặn hỗn hợp trên thành các viên hoàn nhỏ cỡ 5 gam rồi để trong lọ thủy tinh có nắp kín.

Mỗi ngày bệnh nhân sử dụng thuốc 3 lần mỗi lần 3 viên. Trường hợp bệnh nhân khó nuốt viên thuốc, có thể pha thuốc trong khoảng 50ml nước ấm để uống. Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng từ 1 tuần – 1 tháng tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh. 

Bài thuốc 2: Đậu rồng

Cây đậu rồng là một loại rau họ đậu, có nhiều tại các vùng quê phía Bắc. Không những là một loại rau giàu dinh dưỡng, trong đậu rồng còn có thành phần các chất dinh dưỡng cao như protein, lipid, glucid và chất xơ. 

Với thành phần chất dinh dưỡng như vậy nó sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe đồng thời cải thiện được tiêu hóa nhờ thành phần chất xơ cao.

Cách sử dụng đậu rồng rất đơn giản. Bệnh nhân có thể nhai sống hạt đậu rồng già, mỗi ngày khoảng 12 hạt trước bữa sáng. Hoặc nghiền các hạt này thành bột mịn để pha nước uống mỗi ngày 

Bài thuốc 3: Lô hội/ nha đam

Nha đam là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe được nhiều gia đình lựa chọn để điều trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày. 

Trong nha đam, glycoprotein có vai trò thúc đẩy quá trình làm lành vết viêm, nó được xem là một chất kháng viêm tự nhiên trong cây. 

Bên cạnh đó, trong gel còn có nhiều các vitamin C, B, E và các acid amin có lợi, giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm cảm giác nóng, đau dạ dày.

Lô hội

Lô hội điều trị viêm niêm mạc dạ dày

Cách sử dụng:

Nha đam mua về được rửa sạch loại bụi bẩn, lớp vỏ được nạo bỏ đi. Phần thịt bên trong được cắt thành những khối hạt lựu nhỏ. Đem chúng đi nấu với đường phèn hoặc đường trắng được hỗn hợp nước nha đam. Uống nước này mỗi ngày 3 – 4 lần. 

>>>Xem thêm: Viêm Niêm Mạc Dạ Dày Kiêng Ăn Gì Trong Chế Độ Ăn Uống Và Sinh Hoạt

5.Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân bị viêm niêm mạc dạ dày

5.1.Chế độ ăn

– Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn…

– Hạn chế sử dụng đồ ăn có vị cay, nóng, các loại gia vị như tiêu, ớt… trong chế biến thực phẩm

– Không nên ăn những loại đồ chua, đồ ngâm hay một số hoa quả như quả bưởi, chanh, quýt, quất, cam… do có chứa lượng acid cao có thể làm tăng acid dạ dày.

– Cần bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất để cơ thể có nguyên liệu cần thiết cho quá trình làm lành vết thương

– Bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi xanh

– Một số loại thực phẩm tốt cho người bị viêm niêm mạc dạ dày có thể kể đến như: cơm trắng, bánh mì, trứng, mật ong, sữa, rau xanh…

– Thay đổi các thói quen ăn uống không lành mạnh

5.2.Chế độ sinh hoạt

– Hạn chế thức khuya làm việc, giải trí do ban đêm dạ dày cũng cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài

hoạt động

– Phân bố thời gian làm việc – thư giãn khoa học để tránh rơi vào stress, căng thẳng

– Tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thao giúp cơ thể dẻo dai và cải thiện hoạt động của dạ dày

– Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái

Tránh stress, mệt mỏi, căng thẳng

Tránh stress, mệt mỏi, căng thẳng

– Giảm cân đạt BMI phù hợp để tránh làm gia tăng áp lực lên dạ dày do cân nặng vượt ngưỡng

6.Chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày

Có nhiều cách khác nhau để chẩn đoán tình trạng này. Trong đó phương pháp chẩn đoán thông qua hình ảnh nội soi là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

viem-niem-mac-da-day-la-gi-6

Nội soi chẩn đoán

Bệnh nhân được gây mê trước khi tiến hành nội soi dạ dày. Ống nội soi là ống polyme dẻo được gắn một máy quay và một đèn flash nhỏ ở đầu. Ống được đưa vào cơ thể bệnh nhân từ miệng rồi theo đường tiêu hóa được luồn xuống phía dạ dày. Kết quả hình ảnh thu được sẽ được hiển thị trên màn hình máy. Dựa vào hình ảnh này, bác sĩ sẽ nắm bắt được mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân. 

Để kết quả nội soi thu được chuẩn xác nhất, bệnh nhân cần nhịn ăn 1 ngày trước khi tiến hành, họ có thể uống sữa hoặc các loại dịch không màu. 

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia Scurma Fizzy về tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Tóm lại, viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng phổ biến thường gặp trong các bệnh lý dạ dày với phần lớn nguyên nhân bắt gặp trên lâm sàng là do thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học. 

Cần phát hiện và điều trị tình trạng viêm niêm mạc một cách kịp thời để tránh sự viêm loét diễn ra trầm trọng hơn, dẫn tới những biến chứng khó kiểm soát theo cách thông thường.

Rất mong thông qua bài viết này, các bạn đã có được những nhận định đúng đắn về viêm niêm mạc dạ dày. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các bệnh lý dạ dày, hãy liên hệ ngay tới các chuyên gia của chúng tôi để nhận được những thông tin chính xác và trực tiếp theo đường dây HOTLINE 18006091.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091