Đau Bao Tử Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Với Mẹ Bầu Không

Đau Bao Tử Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Với Mẹ Bầu Không

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm cả chứng đau bao tử. Có nhiều mẹ bầu cho rằng đau bao tử khi mang thai là một chuyện phổ biến và không có gì nguy hiểm. Nhưng trên thực tế, nếu mẹ bầu bị đau bao tử trong khoảng thời gian dài và điều trị không đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh đau bao tử khi mang thai.

1. Tại sao mẹ bầu dễ bị đau bao tử khi mang thai?

Bởi vì trong quá trình mang thai mẹ bầu có những thay đổi về mặt sinh lý, nội tiết nên tình trạng đau bao tử khi mang thai xảy ra với mẹ bầu dễ hơn so với người bình thường. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến đau bao tử ở mẹ bầu:

  • Ốm nghén

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thường xảy ra tình trạng ốm nghén. Hội chứng này có các triệu chứng đặc trưng như buồn nôn, nôn.

Ốm nghén không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng nó ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của mẹ bầu. Nó khiến dạ dày co bóp quá mức, tiết nhiều axit và dẫn đến các cơn đau.

  • Dạ dày bị tử cung chèn ép

Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính làm cho mẹ bầu đau bao tử. Khi đến tháng thứ 4 của thai kỳ, tử cung bắt đầu giãn nở.

Thai nhi ngày càng phát triển thì tử cung càng mở rộng ra phía dạ dày. Lúc này, dạ dày bị chèn ép khiến cho thức ăn ứ đọng dẫn đến tình trạng khó tiêu và đầy bụng ở mẹ bầu.

  • Thay đổi nội tiết

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị thay đổi nồng độ một số hormon như Estrogen, Progesterone, HPL, HCG. Các hormon này có tác dụng làm phát triển cơ vòng thực quản dưới và ngăn cản quá trình tiêu hóa.

Đặc biệt, khi nồng độ progesterone tăng lên một cách đột ngột sẽ làm giảm nhu động ruột, tăng áp lực lên ổ bụng. Lúc này, dạ dày bài tiết nhiều axit, co bóp quá mức và gây nên các cơn đau.

  • Thay đổi thói quen ăn uống

Khi mang thai, mẹ bầu tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm làm cho dạ dày hoạt động nhiều hơn nên gây ra cảm giác đau đớn.

Ngoài ra, trong quá trình ốm nghén, mẹ bầu thường thích ăn đồ chua như xoài, cóc, mận,… Những trái cây này chứa nhiều axit khiến dạ dày bị tổn thương.  

  • Suy nghĩ nhiều và căng thẳng quá mức

Trong khi mang thai, chị em thường suy nghĩ nhiều và hay gặp stress do phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe cũng như việc chăm con.

Tình trạng này kéo dài trong suốt một khoảng thời gian, việc này vô tình khiến các dây thần kinh phải chịu áp lực làm cho nhu động ruột giảm, bài tiết nhiều axit và gây tình trạng đau bao tử.

dau-bao-tu-khi-mang-thai-1

Ăn đồ chua nguyên nhân dẫn đến đau bao tử khi mang thai

2. Những biểu hiện của đau bao tử khi mang thai.

Các mẹ bầu thường nhầm lẫn triệu chứng của ốm nghén với triệu chứng của đau bao tử. Sau đây là những dấu hiệu đặc trưng giúp các mẹ bầu nhận biết chứng đau bao tử khi mang thai:

  • Buồn nôn, nôn

Triệu chứng này cũng là một đặc trưng khi ốm nghén, xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên nhiều chị em xem đây là một điều bình thường. Nhưng buồn nôn, nôn cũng là một dấu hiệu của bệnh dạ dày và kèm theo đó là triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

  • Dạ dày nóng rát

Trong khoảng 3 – 6 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi và có cảm giác nóng rát vùng bụng.

  • Đau tức vùng thượng vị

Từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 8, mẹ bầu thường có các cảm giác khó chịu. Vùng thượng vị thường xuyên đau tức. Những lúc đói bụng hay ngay sau khi ăn no, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn.

Bên cạnh đó, những cơn đau xuất hiện  ở phía trên bên trái rốn cũng được xem là biểu hiện của đau bao tử.

  • Chướng bụng

Đau bao tử ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến cho thức ăn trong dạ dày tiêu hóa chậm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho mẹ bầu khó tiêu, đầy hơi.

  • Mẹ bầu chán ăn

Mẹ bầu đau bao tử thường ăn không ngon miệng nên dẫn đến tình trạng chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu suy nhược cơ thể và thai nhi nhẹ cân.

  • Phân lẫn máu

Tình trạng này ít khi gặp, xuất hiện khi dạ dày xuất huyết. Nếu mẹ bầu có biểu hiện này thì nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị.

>>> Xem thêm: Chữa Đầy Bụng Cho Bà Bầu An Toàn, Đơn Giản Tại Nhà

3. Mẹ bầu bị đau bao tử khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện nay, có khoảng 70% các thai phụ đang đối mặt với chứng đau bao tử khi mang thai.

Theo thống kê cho thấy, các trường hợp đau bao tử thường là các cơn đau cấp tính. Các cơn đau diễn ra trong một thời gian ngắn và không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Nhưng nếu thai phụ chủ quan, để tình trạng này kéo dài và không điều trị kịp thời thì có khả năng cao mẹ và con đều phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng là một trong những ảnh hưởng của đau bao tử đối với mẹ bầu và thai nhi. Nó ngăn chặn quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của mẹ, khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng suy nhược còn thai nhi nhẹ cân và chậm phát triển.

Đau bao tử luôn làm cho thai phụ  trong  trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, đau tức và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu bị đau bao tử trầm trọng thì có thể sẽ dẫn đến sảy thai nên các mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng bệnh và chăm sóc tốt sức khỏe của mình.

Bên cạnh đó, đau bao tử khi mang thai được xem là một trong những tác nhân hình thành viêm loét dạ dày – thực quản.

Có một số trường hợp đặc biệt, thai phụ bị đau bao tử nặng gặp biến chứng xuất huyết dạ dày đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và trẻ.

Ngoài ra, khi mẹ bầu bị đau bao tử và có xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, nôn, chảy máu âm đạo, vàng da, vàng mắt thì cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra kết luận một cách sớm nhất.

4. Đau bao tử, mẹ bầu có nên dùng thuốc giảm đau dạ dày không?

dau-bao-tu-khi-mang-thai-2

Đau tức vùng thượng vị-biểu hiện của đau bao tử khi mang thai

Đau bao tử khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau dạ dày. Khi mẹ bầu sử dụng thuốc thì thuốc sẽ di chuyển vào trong máu và sau đó có thể truyền sang con bằng con đường nhau thai.

Thuốc giảm đau dạ dày có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi. 

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi hình thành các cơ quan như tay, chân, tim, thần kinh trung ương,… nên việc mẹ bầu dùng thuốc giảm đau dạ dày lúc này sẽ có thể gây ra các dị tật hoặc là quái thai.

Tiếp theo, 3 tháng giữa thai kỳ – giai đoạn này có một số bộ phận của thai nhi vẫn đang biệt hóa như sinh dục bên ngoài, hệ thần kinh. Mặc dù, trong giai đoạn này thai nhi ít nhạy cảm với thuốc nhưng nếu mẹ bầu muốn sử dụng thuốc cũng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mặc dù đã hình thành đầy đủ các bộ phận, cơ quan nhưng vẫn có một số chưa hoàn thiện như chức năng chuyển hóa ở gan vẫn chưa tốt,… Vì vậy, thuốc giảm đau dạ dày cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong những trường hợp đặc biệt, mẹ bầu bị đau bao tử nghiêm trọng phải dùng đến thuốc thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và kê đơn. Mẹ bầu không nên tự mua thuốc về sử dụng.

>>> Xem thêm: Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Thế Nào – Thắc Mắc Của Mẹ Bầu 

5. Một số mẹo nhỏ dùng để chữa đau bao tử khi mang thai.

Do không được dùng thuốc giảm đau dạ dày trong thời kỳ mang thai nên các mẹ bầu có thể tham khảo một số mẹo nhỏ. Những mẹo vặt này an toàn và đặc biệt không ảnh hưởng đến thai nhi.

5.1. Nằm đúng tư thế lúc ngủ để giảm thiểu tình trạng đau dạ dày khi mang thai.

Các bác sĩ khuyến khích các mẹ bầu bị đau bao tử khi mang thai lúc ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái. Khi ngủ, mẹ nên kết hợp tư thế nằm này với kê đầu và chân. Việc này sẽ giúp máu lưu thông dễ hơn và làm giảm tình trạng trào ngược axit ở mẹ bầu.

Các bà mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng để có một tinh thần tỉnh táo và đủ năng lượng hoạt động cho ngày hôm sau. Khi ngủ nên tránh tư thế nằm gập người hoặc cúi thấp. Khi nhịp sinh học bị xáo trộn sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, uể oải.

dau-bao-tu-khi-mang-thai-3

Nằm đúng tư thế lúc ngủ để giảm thiểu tình trạng đau dạ dày khi mang thai

5.2. Sinh hoạt lành mạnh – hỗ trợ quá trình điều trị đau bao tử khi mang thai.

Ngoài giấc ngủ chất lượng, sinh hoạt lành mạnh cũng có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị đau bao tử khi mang thai. Nó có thể làm giảm và cải thiện mức độ của các cơn đau bao tử.

Các mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:

  • Trong thời gian đầu của thai kỳ, để thích nghi với những thay đổi về tâm sinh lý mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Khi đi làm, cần cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng và lo âu quá mức.
  • Khi thai nhi phát triển lớn, mẹ bầu nên ngừng hẳn công việc để dành hết thời gian nghỉ ngơi. Nếu làm việc trong khoảng thời gian này sẽ làm mẹ bầu căng thẳng khiến dạ dày bị kích thích và xuất hiện các cơn đau.
  • Những lúc nghỉ ngơi, mẹ bầu có thể nghe nhạc, đọc sách, tập yoga,…
  • 3 tháng đầu thai kỳ trở về sau, các mẹ nên chăm chỉ luyện tập những động tác có cường độ nhẹ nhàng. Việc này giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện khung xương, bên cạnh đó, còn giúp làm giảm các cơn đau bao tử.

5.3. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học – hỗ trợ quá trình điều trị đau bao tử khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa sẽ giúp mẹ bầu sớm khỏi chứng đau bao tử khi mang thai. Bên cạnh đó, việc này còn giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.

Dưới đây là những thực phẩm tốt mà mẹ bầu nên dùng trong bữa ăn:

  • Sữa chua

Những lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn chặn chứng táo bón, khó tiêu, đầy hơi, tốt cho hệ tiêu hóa.

Mẹ bầu nên dùng 1 đến 2 hũ mỗi ngày để làm giảm mức độ cũng như tần suất các cơn đau bao tử. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các loại ngũ cốc, hạt chia hay trái cây để làm tăng dinh dưỡng cho cơ thể mẹ.

  • Thực phẩm giàu protein

Protein và đạm được xem là những chất cần thiết cho mẹ bầu. Protein có tác dụng làm ổn định nồng độ hormone cho mẹ bầu. Đạm giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu ổn định, giảm tiết axit và giảm co bóp dạ dày.

Ngoài ra, những thực phẩm giàu protein giúp bé tránh tình trạng thiếu cân, ốm yếu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Những thực phẩm giàu protein mà mẹ bầu nên ăn là: thịt lợn nạc, đậu nành, thịt gà,…

  • Vitamin và chất chống oxy hóa

Giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe cho mẹ và bé. Đây là nhóm chất rất cần thiết cho mẹ bầu và có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều hoa quả như chuối, rau bina,…

  • Thực phẩm giàu omega-3

Những thực phẩm như: cá hồi, bơ , cá thu, quả olive, hạt óc chó,… có chứa rất nhiều omega – 3. Chất này có tác dụng giảm đau, chống viêm và tái tạo lại lớp niêm mạc cho dạ dày. Ngoài ra, nó còn giúp cho thai nhi phát triển một cách toàn diện và thông minh hơn.

  • Tinh bột

Có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, bảo vệ ổ viêm. Bên cạnh đó, tinh bột còn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng giúp duy trì cân nặng và thể trạng cho mẹ và bé. 

  • Chất xơ

Mẹ bầu có thể bổ sung chất xơ bằng cách ăn những loại rau sau đây: mồng tơi, bắp cải, súp lơ xanh, rau dền, rau ngót,…

Ăn nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu hóa dễ dàng hơn. Khi mẹ bầu ăn rau xanh còn có thể đẩy lùi các tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,…

ăn uống khoa học

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học-hỗ trợ quá trình điều trị đau bao tử khi mang thai

Trong bữa ăn, có một số thực phẩm có thể làm cho cơn đau bao tử nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và trẻ.

Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh:

  • Thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày

Những đồ ăn như đồ chua (cà muối, dưa muối,…); đồ cay (tương ớt; thức ăn chế biến bằng các gia vị tiêu, bột ớt,…); đồ ngọt (nước ngọt, đường tinh luyện,…); đồ đóng hộp (nước có gas, thức ăn đóng hộp,…) sẽ khiến tình trạng đau bao tử nặng hơn.

  • Đồ sống, đồ tái

Như gỏi sống, thịt tái, sushi,… có nguy cơ chứa giun, sán, virus, vi khuẩn khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị rối loạn, ảnh hưởng đến dạ dày.

Ngoài ra, những thức ăn này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nặng hơn có thể sảy thai, ngộ độc thai nghén. Vì vậy, mẹ bầu bị đau bao tử nên ăn chín, uống sôi để đảm bảo vệ sinh.

  • Thực phẩm gây dị ứng

Cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và dễ dị ứng với những thực phẩm lạ. Khi dị ứng, mẹ bầu có những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,…. Nặng hơn, có thể là sốc phản vệ và rất nguy hiểm đến thai nhi.

  • Thức uống có cồn và cafein

Những thức uống này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nó còn làm mòn lớp nhầy bảo vệ dạ dày và làm tình trạng đau bao tử nặng thêm.

Ngoài ra, các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 đến 5 bữa. Chia nhỏ bữa ăn giúp giảm áp lực lên dạ dày nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu hoạt động.

Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên dùng cố định một nhóm thực phẩm mà phải điều chỉnh bữa ăn đa dạng, đủ chất. Khuyến khích các mẹ bầu nên ăn những món ăn mềm, hầm nhừ.

Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 1,5 đến 2l nước để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ bầu bị đau bao tử không nên ăn quá no hay đột ngột nhịn ăn vì sẽ làm dạ dày bị kích thích và xuất hiện các cơn đau. Ngoài ra, các mẹ không nên vận động mạnh hay nằm luôn ngay sau bữa ăn.

>>> Xem thêm: Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Chú Ý Điều Gì

5.4. Sử dụng một số bài thuốc dân gian trong điều trị đau bao tử ở mẹ bầu

Nha đam

Nha đam có các chất axit amin, polyphenol và chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc và hồi phục các ổ viêm loét ở dạ dày. Nha đam giúp mẹ bầu kiểm soát các cơn đau bao tử một các hiệu quả.

Mẹ bầu có thể sử dụng nha đam như sau:

  • Rửa sạch và cắt bỏ phần vỏ xanh của 2-3 nhánh nha đam.
  • Cắt thành hạt lựu.
  • Đun sôi một nồi nước rồi sau đó cho nha đam vào và khuấy đều 10 phút.
  • Cho đường phèn vào nồi và chờ đường tan hết rồi tắt bếp.
  • Mẹ bầu nên dùng nước nha đam nhiều lần trong ngày.

Trà gừng

Gừng có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của đau bao tử như ợ hơi, buồn nôn, nôn,…

Mẹ bầu có thể sử dụng gừng như sau:

  • Bỏ vỏ và rửa sạch nửa củ gừng, rồi sau đó thái lát.
  • Cho gừng vào tách, thêm 200-300ml nước sôi và hãm trong 20 phút.
  • Nên uống khi còn nóng và uống trước khi đi ngủ buổi tối, mẹ bầu có thể cho thêm mật ong vào uống cùng.

Nghệ và mật ong

Nghệ có khả năng ngăn ngừa viêm loét dạ dày cũng như làm giảm tình trạng viêm và đẩy lùi các cơn đau bao tử. Mật ong có tác dụng làm dịu các cơn đau và giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Mẹ bầu có thể cách như sau:

  • Gọt sạch vỏ và rửa sạch 50 gram nghệ.
  • Cắt nghệ thành từng khúc và xay nhuyễn lấy nước cốt.
  • Trộn đều nước cốt nghệ với 2 thìa mật ong và chia 2 lần uống.
  • Nên sử dụng hàng ngày để cải thiện cơn đau bao tử.
Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày khi mang thai

6. Mẹ bầu bị đau bao tử bao giờ cần gặp bác sĩ?

Sau một thời gian sử dụng một số bài thuốc dân gian và thay đổi lối sống một cách khoa học thì đau bao tử khi mang thai cũng thuyên giảm. Nhưng ở một số trường hợp, đau bao tử có thể là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa như: viêm loét dạ dày- tá tràng. 

Nếu các mẹ bầu thấy có các dấu hiệu như sau thì nên trực tiếp đi gặp bác sĩ để được tư vấn:

  • Nôn liên tục.
  • Các cơn đau dạ dày kéo dài và mức độ, tần suất xuất hiện các cơn đau có xu hướng tăng.
  • Có máu tươi trong bã nôn hoặc bã nôn có màu cà phê.
  • Có máu lúc đi ngoài.
  • Cơ thể của thai phụ sụt cân và xanh xao trong một thời gian ngắn.
  • Các triệu chứng xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như cuộc sống của thai phụ.

Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin hữu ích cũng như một số mẹo nhỏ trong điều trị đau bao tử khi mang thai. Tuy nhiên, những mẹ bầu bị đau bao tử nên thường xuyên đi thăm khám định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích được các mẹ bầu trong cả quá trình mang thai.

Liên hệ ngay đội ngũ chuyên gia qua HOTLINE 18006091 ngay bị có triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường của dạ dày,…để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091