Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai

Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai

Trào ngược dạ dày khi mang thai thường gây khó chịu cho các mẹ bầu với các triệu chứng nôn ói dễ bị bỏ qua. Nhằm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi mang thai cần có những phương pháp điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho bà mẹ mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế hãy cùng các chuyên gia của Scuma Fizzy tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai để có những giải pháp tốt nhất cho mẹ và bé nhé!

1. Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai phổ biến như thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) rất phổ biến trong đời sống. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng GERD rất phổ biến trong thai kỳ, có khoảng 30-50% phụ nữ mang thai khó chịu bởi các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-1

Trào ngược dạ dày khi mang thai

Trong 3 tháng đầu tiên, các cơ trong thực quản đẩy thức ăn vào dạ dày chậm hơn và dạ dày của bạn mất nhiều thời gian hơn để làm rỗng. Điều này giúp cơ thể có nhiều thời gian hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng cho thai nhi nhưng cũng có thể dẫn đến chứng ợ chua.

Trong 3 tháng cuối thai kì, sự phát triển của thai nhi có thể đẩy dạ dày của bạn ra khỏi vị trí bình thường, có thể dẫn đến chứng ợ nóng.

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Liệu Có Nguy Hiểm Không?

Tuy nhiên, mỗi cơ thể, cơ địa của người phụ nữ là khác nhau và phụ thuộc các yếu tố như sinh lý, ăn uoongsm thói quen hằng ngày và cả quá trình mang thai. Do vậy, khi mang thai, mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng tất cả đều gây khó chịu, mệt mỏi và chán ăn cho người bệnh.

Hầu hết phụ nữ mang thai đều có các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đặc biệt là chứng ợ chua ở một thời điểm nào đó trong ngày. Các triệu chứng này có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Ợ chua thường gặp khi bạn mang thai và chúng thường diễn ra dai dẳng và tần suất lặp lại nhiều trong suốt thai kỳ. Đó là bởi vì các hormone khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Các cơ đẩy thức ăn xuống thực quản cũng di chuyển chậm hơn khi bạn mang thai.

Và khi tử cung phát triển, nó sẽ đẩy lên dạ dày và thỉnh thoảng có thể đẩy axit dạ dày lên thực quản gây viêm thực quản.

trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-11

Trào ngược dạ dày khi mang thai

2. Nguyên nhân nào gây ra chứng ợ chua khi mang thai?

Trong quá trình tiêu hóa bình thường, thức ăn đi xuống thực quản (ống tiêu hoá giữa miệng và dạ dày của bạn), thông qua van gọi là cơ vòng thực quản dưới ( hay còn gọi là LES), và vào dạ dày. LES là một phần cửa giữa vùng thực quản và dạ dày của bạn. Nó mở ra và cho thức ăn đi qua sau đó thì đóng lại để ngăn axit dạ dày trào ngược lên.

Khi bạn bị ợ chua hoặc trào ngược axit, cơ vòng sẽ giãn ra đủ để cho phép axit trong dạ dày trào lên thực quản. Điều này có thể gây tình trạng đau và cảm giác bỏng rát ở vùng ngực của bạn. Trong thời kỳ mang thai, những thay đổi về hormone  progesterone có thể cho phép các cơ trong thực quản, bao gồm cả cơ vòng thực quản, giãn ra thường xuyên hơn.

Kết quả dẫn đến nhiều axit hơn có thể trào ngược trở lại, đặc biệt là khi bạn đang nằm hoặc ngay cả sau khi bạn ăn một bữa ăn quá nhiều. Ngoài ra, khi thai nhi phát triển trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ khiến cho tử cung của bạn mở rộng để thích ứng với sự phát triển đó, khiến cho dạ dày bà bầu phải chịu nhiều áp lực hơn.

Điều này cũng có thể làm cho thức ăn và axit ở trong dạ dày của thai phụ bị đẩy ngược lên thực quản gây ra nhiều khó chịu cho bà mẹ.

Ợ chua là một hiện tượng phổ biến đối với hầu hết mọi người vào từng giai đoạn, từng thời điểm khác nhau trong cuộc sống, vì thế điều đó không chứng minh được là bạn đang mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn cũng gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như trễ kinh hoặc buồn nôn đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thử thai. 

>> Xem thêm: Ợ Chua Khi Mang Thai

trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-9

Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai

Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày không báo cáo có các triệu chứng ợ chua trước đó, nhưng một trong những yếu tố nguy cơ mắc trào ngược dạ dày khi mang thai là sự hiện diện của bệnh trào ngược dạ dày từ trước.

Các yếu tố nguy cơ khác của trào ngược dạ dày, đau dạ dày khi mang thai bao gồm tăng tuổi mẹ và tăng cân, do đó bệnh nhân càng tăng cân trong thai kỳ thì nguy cơ phát triển GERD càng cao.

Bên cạnh nguyên nhân chính được nêu ra thì vẫn còn một số lý do khác sẽ khiến cho bạn gặp phải tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Bị thừa cân
  • Ăn quá nhiều đồ ăn
  • Stress trong thai kì
  • Ăn nhiều đồ ăn trước khi đi ngủ
  • Mặc quần áo quá ôm sát và chật
  • Uống những thức uống chứa caffein và các loại đồ uống có ga
  • Ăn một số loại thực phẩm dễ gây trào ngược như như hành tây, hay sô cô la, hoặc bạc hà, thực phẩm giàu chất béo, các loại trái cây họ cam quýt, hoặc tỏi, thực phẩm cay,và cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua.

Thừa cân là một trong yếu tố nguy cơ lớn nhất liên quan đến GERD. Tăng cân tạm thời, chẳng hạn như khi bạn đang mang thai, cũng có thể gây ra chứng ợ nóng. Trong những trường hợp như vậy, các triệu chứng thường giảm khi bạn trở lại cân nặng bình thường.

>> Xem thêm: Nóng Rát Dạ Dày Do Đâu Và Cách Khắc Phục Tại Nhà

3. Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai ở bà mẹ

trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-4

Triệu chứng của trào ngược dạ dày khi mang thai

Nếu bạn bị trào ngược dạ dày khi đang mang thai, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường các triệu chứng phổ biến nhất vẫn là:

  • Cảm thấy nóng rát hoặc đau ở ngực, đặc biệt là sau khi ăn, khi cúi xuống
  • Nóng rát ở vùng cổ họng
  • Cảm giác như thức ăn như vẫn còn kẹt lại ở giữa cổ họng hoặc ngực, gặp phải tình trạng khó nuốt
  • Có cảm giác no, nặng bụng hoặc bị đầy hơi 
  • Ợ chua hoặc ợ hơi
  • Có vị chua hoặc đắng ở trong miệng
  • Có thể gặp tình trạng ho hoặc đau họng

Trào ngược axit cũng có thể làm trầm trọng thêm và gây ra các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như:

  • Hen suyễn
  • Tức ngực
  • Ho mạn tính
  • Đau họng
  • Khối u dây thanh âm

>> Xem thêm: Trào Ngược Axit Có Hại Như Thế Nào

4. Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Khi mang thai, việc điều trị cũng rất hạn chế bởi còn liên quan tới sức khoẻ của trẻ nhỏ. Mẹ bầu cần nắm bắt được các phương pháp sau đây:

4.1. Thuốc ức chế bơm proton an toàn như thế nào để điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai?

trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-7

Thuốc sử dụng điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Ngoại trừ omeprazole, tất cả các thuốc ức chế bơm proton (PPI) được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại là thuốc loại B, có nghĩa là chúng an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Omeprazole hiện được xếp vào nhóm thuốc C (Các nghiên cứu trên động vật cho thấy có nguy cơ tuy nhiên các nghiên cứu trên người thì lại không có đầy đủ hoặc thiếu hoặc là không có nghiên cứu trên người hoặc động vật).

Tuy nhiên, kể từ khi xếp hạng danh mục cho omeprazole được thiết lập, nhiều nghiên cứu đã được công bố chứng minh rằng omeprazole an toàn như bất kỳ PPI nào khác cho phụ nữ mang thai.

Ví dụ, một nghiên cứu lớn từ Đan Mạch được công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2010 đã kiểm tra hơn 840.000 ca sinh và không tìm thấy bất kỳ mối liên quan nào giữa việc sử dụng PPI trong ba tháng đầu và dị tật bẩm sinh. Trong nghiên cứu này, omeprazole là PPI được kê đơn phổ biến nhất.

Trong một phân tích tổng hợp của 7 nghiên cứu được công bố vào năm 2009, không có bằng chứng nào liên quan đến việc phơi nhiễm PPI trong thai kỳ với các kết quả bất lợi như dị tật bẩm sinh, sẩy thai tự nhiên hoặc sinh non. Khi dữ liệu được phân tích riêng biệt về việc sử dụng omeprazole, không có sự thay đổi trong kết quả.

Phát hiện thú vị nhất từ ​​nghiên cứu năm 2010 của Đan Mạch là có sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở những phụ nữ báo cáo sử dụng PPI từ 1 đến 4 tuần trước khi thụ thai.

Tuy nhiên, các tác giả đã không thể đưa ra kết luận tương tự khi họ kiểm tra việc sử dụng omeprazole một mình hoặc sử dụng PPI không kê đơn.

Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu để kết luận chắc chắn liệu có tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở những bệnh nhân đang điều trị PPI trước khi mang thai hay không.

>> Xem thêm: Lỡ Uống Thuốc Đau Dạ Dày Khi Mang Thai

Cho đến nay, đã có đủ nghiên cứu để kết luận liệu liệu pháp PPI có an toàn ở phụ nữ mang thai hay không?

Có đủ dữ liệu để kết luận rằng liệu pháp PPI là an toàn trong thai kỳ — và điều này bao gồm tất cả các PPI, thậm chí cả omeprazole.

Mặc dù được FDA dán nhãn là thuốc loại C dành cho thai kỳ, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng omeprazole an toàn ở phụ nữ mang thai, như đã thảo luận ở trên; trên thực tế, phần lớn dữ liệu an toàn về việc sử dụng liệu pháp PPI ở bệnh nhân GERD mang thai liên quan đến omeprazole vì đây là PPI đầu tiên có sẵn.

Vì tất cả các PPI đều an toàn cho phụ nữ mang thai – và không có PPI đơn lẻ nào an toàn hơn các PPI khác – không có lý do gì để một phụ nữ mang thai đang điều trị bằng PPI này lại chuyển sang một PPI khác.

Nghiên cứu gần đây từ Đan Mạch cho thấy rằng có sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở những bệnh nhân đang điều trị PPI trước khi thụ thai và các nhà nghiên cứu đề xuất rằng bệnh nhân nên ngừng điều trị PPI nếu họ đang có ý định mang thai.

Do đó, một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã gợi ý rằng bệnh nhân GERD nên cố gắng ngừng điều trị PPI trước khi có ý định mang thai. Tuy nhiên, cần có thêm dữ liệu trước khi có hướng dẫn này nên được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân GERD dự định mang thai.

Nhiều bệnh nhân bị GERD có các triệu chứng không liên tục, vì vậy họ có thể sử dụng liệu pháp PPI để kiểm soát triệu chứng khi cần thiết. Chiến lược quản lý này đã được chứng minh là có hiệu quả đối với một số lượng lớn bệnh nhân mắc GERD trong dân số nói chung.

Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường được khuyến cáo tạm thời ngừng điều trị PPI trong khi thụ thai và mang thai, tuy nhiên chúng nên được sử dụng nếu cần thiết.

>> Xem thêm: 12 Biện Pháp Giúp Giảm Ợ Hơi Khi Mang Thai Hiệu Quả

4.2. Các lựa chọn điều trị khác khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày khi mang thai

Nếu một phụ nữ mang thai đang có các triệu chứng GERD từ nhẹ đến trung bình trong khi mang thai, các lựa chọn điều trị ban đầu nên bao gồm thuốc kháng axit hoặc thuốc đối kháng thụ thể H2 như famotidine.

Nếu bệnh nhân bị ợ chua nặng, bệnh nhân có thể được bắt đầu điều trị bằng PPI. Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp PPI, có thể thêm một tác nhân hỗ trợ như metoclopramide (loại B dành cho thai kỳ).

Thuốc kháng axit không kê đơn như Rolaids, hay là Tums,và Maalox có thể giúp bạn đối phó với các triệu chứng ợ chua khó chịu nhưng xuất hiện không thường xuyên. Những loại thuốc mà có thành phần là canxi cacbonat hoặc magiê sẽ là những lựa chọn tốt.

Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng magiê trong ba tháng cuối của thai kỳ. Magiê có thể làm giảm các cơn co thắt tử cung khi bà mẹ chuyển dạ.

Hầu hết các bác sĩ đều có lời khuyên cho bạn là nên tránh các loại thuốc kháng axit mà có chứa hàm lượng natri cao. Những loại thuốc kháng axit này có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng trong các mô.

Bạn cũng nên tránh dùng bất kỳ loại thuốc kháng axit nào mà có ghi thành phần nhôm ở trên nhãn, như trong “nhôm hydroxit” hoặc “nhôm cacbonat”. Những loại thuốc kháng axit này có thể dẫn đến tình trạng táo bón. Cuối cùng, tránh xa các loại thuốc như Alka-Seltzer có thể chứa aspirin.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn để có lựa chọn tốt nhất. Nếu những triệu chứng ngày càng nặng hơn có thể bạn đã bị tiến triển thành bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản. Trong trường hợp đó, bạn có thể cần sử dụng phương pháp giúp điều trị mạnh hơn, hữu hiệu hơn.

>> Xem thêm: Thuốc Đau Dạ Dày Cho Phụ Nữ Mang Thai

5. Một số biện pháp điều chỉnh lối sống hiệu quả để kiểm soát trào ngược dạ dày khi mang thai

Bị trào ngược khi mang thai các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tình trạng thai nhi. Đồng thời kết hợp điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát trào ngược dạ dày gây khó chịu khi mang thai.

tập yoga

Tập yoga giảm trào ngược dạ dày khi mang thai

Trên thực tế, khuyến cáo điều trị đầu tiên cho bệnh nhân trào ngược dạ dày khi mang thai nên điều chỉnh lối sống là phương pháp an toàn nhất cho mẹ và bé. Các mẹo sau có thể giúp giảm những triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày của của bạn:

  • Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn : Điều này giúp tránh làm dạ dày bị nhiều áp lực và làm rỗng dạ dày nhanh hơn.
  • Tránh uống rượu trong khi ăn vì rượu cũng có thể làm giãn cơ vòng thực quản giúp giữ thức ăn chứa trong dạ dày.
  • Thay vào đó, hãy uống nước giữa các bữa ăn: Uống chất lỏng cùng với thức ăn của bạn và bạn có thể đang tạo ra một môi trường dạ dày quá đầy và căng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng.
  • Ăn chậm và nhai kỹ từng miếng.
  • Không ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ: quá trình tiêu hóa bắt đầu trước khi bạn nằm xuống – ăn trước khi ngủ sẽ khiến dạ dày làm việc liên tục ngay cả trong đêm, vì thế không ăn trước khi đi ngủ sẽ giúp kiểm soát chứng ợ nóng của bạn tốt hơn.
  • Tránh các loại thức ăn và các loại đồ uống gây nên tình trạng ợ chua. Thủ phạm điển hình bao gồm sô cô la, thực phẩm béo, thực phẩm cay, những loại thực phẩm có tính axit như các trái cây họ cam quýt và các món làm từ cà chua, các loại đồ uống có ga và caffein.
  • Giữ thẳng người ít nhất một giờ sau bữa ăn: trọng lực sẽ giúp thức ăn của bạn tránh bị trào ngược lên.
  • Đi bộ nhẹ nhàng cũng có thể kích thích tốt cho tiêu hóa.
đi bộ thể thao

Đi bộ giúp giảm trào ngược dạ dày khi mang thai

  • Mặc những loại quần áo thoải mái hơn là đồ bó sát cơ thể.
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Sử dụng gối hoặc nệm để nâng cao phần trên cơ thể của bạn khi ngủ.
  • Ngủ nghiêng về bên trái của bạn. Khi nằm nghiêng về bên phải sẽ khiến dạ dày của bạn cao hơn thực quản, từ đó sẽ giảm hiệu quả chứng ợ nóng.

>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Nằm Nghiêng Bên Nào Thì Tốt

  • Hãy thử nhai một miếng kẹo cao su không đường sử dụng sau bữa ăn. Khi lượng nước bọt tăng lên có thể giúp trung hòa axit khi nó trào ngược lên thực quản.
  • Không nên hút thuốc khi mang thai vì chứng ợ nóng chỉ là một trong số lý do bạn không nên hút thuốc. Hóa chất trong thuốc lá khiến cơ vòng thực quản giãn ra. Điều này cho phép axit và thức ăn không tiêu hóa trào ngược lên trên và gây ợ nóng.
  • Ăn sữa chua hoặc uống một cốc sữa để làm dịu các triệu chứng khi chúng bắt đầu xuất hiện.
  • Uống một ít mật ong vào trà hoa cúc hoặc một ly sữa ấm.
  • Giảm cân là một trong những cách tốt nhất để có thể đánh bại bệnh trào ngược dạ dày. Bước đầu tiên sẽ là giảm lượng calo tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Giảm thực phẩm giàu chất béo có thể giúp giảm lượng calo trong khi cũng giảm nguy cơ ợ ​​chua. Điều này cũng đúng với thực phẩm đóng gói và các mặt hàng không có giá trị dinh dưỡng khác, chẳng hạn như là đường.
trao-nguoc-da-day-khi-mang-thai-8

Uống sữa giúp giảm trào ngược dạ dày khi mang thai

Các lựa chọn y khoa thay thế bao gồm châm cứu và các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như thư giãn cơ bắp, tập yoga,…Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu các phương pháp điều trị mới.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa chứng trào ngược axit dạ dày và chứng ợ nóng trong quá trình mang thai của mình. Tuy nhiên, thực hành các kỹ thuật ở trên có thể giúp cho phụ nữ kiểm soát các triệu chứng khó chịu khi chúng xảy ra.

Không có gì ngạc nhiên khi các loại thực phẩm có tính axit và cay tạo ra nhiều axit trong dạ dày hơn những loại thực phẩm bình thường khác. Tránh cam quýt, cà chua, hành tây, tỏi, caffeine, sô cô la, sô-cô-la và các loại thực phẩm có tính axit khác. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm chiên hoặc béo làm chậm quá trình tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ nếu họ bị ợ chua nặng hoặc dai dẳng không đáp ứng với các phương pháp điều trị không kê đơn hoặc tại nhà. Những cơn đau kiểu ợ chua bên dưới xương sườn đôi có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.

Nếu không theo dõi thường xuyên và áp dụng bất kỳ liệu pháp điều trị cần thiết nào, tình trạng nghiêm trọng của bệnh này có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tình trạng tiền sản giật có thể bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Sưng mặt, bàn tay và bàn chân
  • Nhức đầu dữ dội
  • Vấn đề với thị lực

Điều quan trọng là phải tham gia tất cả các cuộc hẹn khám thai định kỳ theo lịch trình. Làm điều này sẽ giúp đảm bảo rằng các bác sĩ có thể xử lý được bất kỳ vấn đề sức khỏe nào phát sinh trong thai kỳ.

Mặc dù ợ chua và trào ngược dạ dày khi mang thai theo bình thường được coi là vô hại vì chúng thường xảy ra trong thai kỳ và thường tự giới hạn.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy trào ngược dạ dày khi mang thai có liên quan đến sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của buồn nôn và nôn khi mang thai, có thể gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai. 

>>> Xem thêm: Cách Chữa Đầy Bụng Khó Tiêu Khi Mang Thai

6. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

khám bác sĩ

Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị trào ngược dạ dày khi mang thai

Phụ nữ mang thai nên đi khám bác sĩ hoặc hộ sinh thường xuyên và mô tả bất kỳ triệu chứng nào, bất kể là triệu chứng nhỏ như thế nào cho chuyên gia biết. Một số triệu chứng của một loại bệnh nghiêm trọng nào đó có thể tương tự với các triệu chứng ít khẩn cấp hơn, chẳng hạn như chứng ợ nóng. Điều đặc biệt quan trọng là bạn nên thông báo cho bác sĩ về chứng ợ nóng nếu:

  • Các chiến lược chăm sóc tại nhà và thuốc không kê đơn không có tác dụng
  • Chứng ợ nóng dữ dội đến mức làm gián đoạn hoặc ngăn cản giấc ngủ
  • Điều trị theo toa thuốc khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn cần thông báo để bác sĩ kiểm tra đơn thuốc
  • Thuốc trị ợ chua gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào
  • Các triệu chứng khác phát sinh trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, chẳng hạn như huyết áp cao, đau không rõ nguyên nhân hoặc thay đổi chuyển động của em bé
  • Ợ chua có thể tiếp tục bị trong vài ngày sau khi sinh

Ợ chua tuy không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng các cơn đau có thể giống như một loại biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. 

Chứng ợ nóng khi mang thai có thể bắt đầu từ một cảm giác khó chịu nhỏ dần dần sau đó trở thành một cơn đau dữ dội. Khi bị ợ chua dữ dội có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ. Hầu hết những phụ nữ đã từng bị trào ngược dạ dày khi mang thai nhận thấy rằng vấn đề sẽ biến mất ngay sau khi sinh.

Trong khi đó, các phương pháp điều trị khác nhau được áp dụng có thể giảm bớt sự khó chịu trong bệnh lý dạ dày của bà mẹ. Hỏi bác sĩ về điều chỉnh lối sống, thuốc và các cách khác để giảm chứng ợ nóng và tăng sự thoải mái tổng thể trong thai kỳ.

Trào ngược axit dạ dày trong quá trình bà mẹ mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, trào ngược axit và những triệu chứng thường gặp liên quan của nó sẽ biến mất sau khi phụ nữ sinh con.

>>> Xem thêm: Đầy Bụng Buồn Nôn Có Phải Mang Thai Không?

Một số loại thuốc thích hợp cho việc điều trị chứng trào ngược axit và các chứng ợ nóng khi mang thai. Các bà mẹ cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như hãy thử mặc quần áo rộng rãi, ăn nhiều thành các bữa nhỏ đồng thời tránh các loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng khó chịu.

Phụ nữ nên đi khám nếu bạn bị ợ chua nặng hoặc là dai dẳng trong quá trình khi mang thai. Các triệu chứng kiểu ợ chua đôi khi có thể tương tự như triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm khác gây ảnh hưởng đến thai kì, chẳng hạn như tiền sản giật.

Tốt nhất là mỗi phụ nữ có thai nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình để họ có thể giúp bà mẹ tìm ra những phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, hãy luôn tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp khi bị đau nặng hoặc nếu em bé ngừng cử động. Tham dự tất cả các cuộc hẹn khám thai định kỳ giúp giảm nguy cơ biến chứng tiến triển trong thai kỳ. 

Mẹ bầu cần báo cho gia đình, người thân để biết được trước tình trạng của bản thân để gia đình lên phương án đi khám và đưa đi chữa trị.

Trên đây là những thông tin tham khảo về tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai, dấu hiệu, nguyên nhân và các biện pháp điều trị phù hợp với bà mẹ khi đang mang thai.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được với những bà mẹ đang tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai , và ngoài ra bài viết cũng có thêm những lời khuyên từ các chuyên gia sẽ giúp các chị em hiểu được thêm nhiều điều về giai đoạn mang thai thiêng liêng của mình.

Chúc những bà mẹ sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh, đồng thời sớm tìm ra được tình trạng sức khoẻ của bản thân cũng như tìm được những biện pháp tốt nhất để có một sức khỏe đảm bảo cho cả mẹ và em bé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về tình trạng của mình hãy liên hệ HOTLINE 18006091 để được các dược sĩ, bác sĩ của Scuma Fizzy tư vấn MIỄN PHÍ về các vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày khi mang thai!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091