Đau Dạ Dày Bên Nào

Đau Dạ Dày Bên Nào

Đau là một bệnh lý, triệu chứng chính của dạ dày. Đau có nhiều mức độ khác nhau với các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng thượng vị. Vậy đau dạ dày bên nào? đây là câu hỏi của phần đông những người bị bệnh về dạ dày thắc mắc. Để giải đáp thắc mắc này, hãy lắng nghe một số chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng trong hiểu biết về đau dạ dày bên nào

Đau dạ dày là biểu hiện phổ biến khi xuất hiện tổn thương ở dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau dạ dày có thể xuất hiện cả khi no và đói. Các cơn đau thường âm ỉ kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Mọi tổn thương ở cơ quan vùng bụng đều có thể để gây đau. Điều này khiến rất nhiều bệnh nhân không phân biệt được cơn đau là do tổn thương nào gây ra, đó là đau gan, đau dạ dày hay cơ quan khác, từ đó tạo điều kiện cho cơn đau kéo dài, tiến triển và gây ra những hậu quả nặng nề. Chính vì vậy mà hiểu biết về đau dạ dày bên nào là vô cùng cần thiết.

1.1. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau dạ dày, chủ yếu thường là căng thẳng, lạm dụng thuốc, sử dụng rượu bia hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân điển hình dưới đây:

  • Vi khuẩn Hp: Đây là một xoắn khuẩn gram âm, phát triển và sinh trưởng mạnh trong môi trường axit dịch vị của dạ dày người. Loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm rất cao. Hầu hết bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày đều dương tính với vi khuẩn Hp. Chúng xâm nhập, tấn công, gây tổn thương trực tiếp vào niêm mạc dạ dày, tạo ra các ổ viêm, hình thành vết loét. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vết loét ăn sâu, gây thủng dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày.  Các con đường lây nhiễm Hp chủ yếu là đường tiêu hóa, đường phân miệng và có thể do di truyền từ bố mẹ.
  • Hút thuốc lá: hút thuốc lá là một thói quen xấu khó bỏ của con người, có ảnh hưởng rất lớn tới cơ quan hô hấp và cả dạ dày. Nicotine có trong khói thuốc lá có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit HCl và Pepsin dẫn tới bào mòn niêm mạc dạ dày, gây ra các tổn thương nghiêm trọng, hình thành các cơn đau dai dẳng.
  • Uống rượu bia thường xuyên: việc thường xuyên uống rượu bia khiến cho hàng rào bảo vệ bao phủ bên ngoài niêm mạc dạ dày bị phá hủy, các lớp chất nhầy bị bào mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và axit tấn công dẫn đến hình thành vết loét gây đau đớn.
  • Stress, căng thẳng mệt mỏi thường xuyên: đây cũng là một trong những nguyên nhân ăn gây tăng tiết axit dịch vị dạ dày, làm tổn thương bao tử.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: dẫn đến đau dạ dày bệnh nhân đau dạ dày. Có một lượng lớn bệnh nhân là những người thích ăn đồ cay nóng. Việc bổ sung thường xuyên thức ăn cay nóng rất dễ khiến niêm mạc dạ dày tổn thương, gây tăng tiết axit, xuất hiện nhiều vết loét, gây ra các cơn đau khó chịu.
dau-da-day-ben-nao

Đau dạ dày bên nào- nguyên nhân

 

  • Bệnh về tuyến giáp: tuyến giáp là một cơ quan quan trọng có khả năng bài tiết ra rất nhiều hormone liên quan đến chức năng của hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể dẫn tới các cơn đau dạ dày vô cùng khó chịu.

Đau dạ dày bên nào phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ địa khác nhau. Dù bị đau ở bất cứ vị trí nào bệnh nhân cũng không nên chủ quan, cần phải tới thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh

1.2. Đau dạ dày bên nào và triệu chứng

Đau thượng vị: đây là vị trí điển hình nhất cho biết bạn đang bị đau dạ dày. Đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài, dữ dội tùy thuộc vào từng tình trạng khác nhau của người bệnh. Đặc biệt cơn đau thường xuất hiện khi bệnh nhân quá đói hoặc quá no và cả khi thời tiết chuyển mùa.

Đầy bụng, ợ hơi:Theo bác sĩ, phần lớn các trường hợp xuất hiện triệu chứng chướng bụng, ợ hơi là biểu hiện của đau dạ dày với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi dạ dày tăng tiết axit, cơ thể cũng có cơ chế bảo vệ lại bằng cách tăng cường hoạt động của hàng rào chất nhầy. Phản ứng của hai loại chất hóa học này sản sinh ra khí cacbonic, tích trữ lâu trong dạ dày gây ợ hơi.

Ợ chua: rối loạn chức năng tiết axit của dạ dày hoặc tổn thương xuất hiện trên dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp cản trở, thức ăn lên men chứa nhiều axit gây ợ chua.

Buồn nôn và nôn: đau dạ dày ở mức độ nhẹ khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn nôn.

Xuất huyết tiêu hóa: đau dạ dày thường xuyên kéo dài gây tổn thương nghiêm trọng, không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa. Trường hợp này là biến chứng nặng của đau dạ dày, có thể gây nguy cơ trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là nôn ra máu đỏ tươi, có lẫn thức ăn, đi ngoài ra phân đen nát thối khắm, cơ thể gầy sút,  thiếu máu,…

Sút cân đột ngột: mệt mỏi, ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu khiến người bệnh chán ăn, mất máu dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm cân đột ngột, da xanh xao.

dau-da-day-ben-nao

Triệu chứng của đau dạ dày

>>>Xem thêm: Bieu Hien Dau Da Day Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Chữa Trị

1.3. Đau dạ dày bên nào?

Đau dạ dày là đau ở vùng bụng. Tuy nhiên ở bụng còn có nhiều cơ quan khác nhau như gan, mật, thận, tụy, đại tràng,… Để tránh nhầm lẫn trong việc phát hiện bệnh, bác sĩ cũng như bệnh nhân cần phải biết chính xác đau dạ dày bên nào, đau dạ dày là đau ở những vị trí nào để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Trong y học, phần trên cơ thể được chia thành 9 khoang, trong đó dạ dày nằm chủ yếu ở vùng hạ sườn trái và vùng thượng vị. Các vị trí đau dạ dày chủ yếu như sau:

Đau thượng vị: đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh nhân. Đau giảm dần, cơn đau tập trung vào phần bụng phía trên rốn, dưới cơ hoành. Đau thượng vị  thường xuất hiện sau khi ăn, kéo dài trong ngày. Trên thực tế, đau thượng vị cũng có thể là triệu chứng của các căn bệnh khác như sỏi mật, sỏi tụy, viêm tụy cấp… Tuy nhiên nếu có xuất hiện kèm theo các dấu hiệu đầy bụng, ăn không tiêu, ợ hơi, sụt cân đột ngột thì khả năng rất lớn là do đau dạ dày.

Đau dạ dày phía hạ sườn trái và hạ sườn phải: đau bao tử thường xuất hiện đầu tiên ở vùng thượng vị sau đó lan ra hai bên và lan cả ra sau lưng, nhưng đặc biệt là hạ sườn trái và hạ sườn phải- hai khu vực gần với thượng vị nhất. Người bệnh có thể đau một bên hoặc cả hai bên, cùng với cảm giác nóng bụng, cồn cào. Khác với đau thượng vị, trong trường hợp này bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn, cơn đau thuyên giảm khi ăn no .

Đau dạ dày ở vùng rốn: rốn là nơi giao nhau của rất nhiều nội tạng khác nhau trong cơ thể, trong đó có dạ dày. Chính vì vậy mà đau dạ dày cũng có thể xuất hiện ở vùng rốn. Để tránh nhầm lẫn với cơn đau liên quan đến các cơ quan khác như sỏi thận, viêm tụy, viêm ruột thừa,… bệnh nhân cần kết hợp với các triệu chứng đau ở vùng thượng vị và vùng hạ vị hai bên.

au-da-da-day-bên-nao-vitridau

Đau dạ dày bên nào

 

Đau dạ dày bên nào không khó để nhận biết, tuy nhiên cũng rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Chính vì vậy mà bệnh nhân cần có hiểu biết nhất định về dấu hiệu và vị trí cụ thể của bao tử. 

2. Đau dạ dày bên nào và lời khuyên từ bác sĩ

2.1. Đau dạ dày bên nào thì cần đến gặp bác sĩ

Hầu hết các trường hợp đau dạ dày trong thời gian ngắn có thể tự khỏi mà không cần chuyên gia y tế. Tuy nhiên nếu các biểu hiện kéo dài thường xuyên, cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân nên thu xếp công việc đến xin tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt. Theo như tư vấn, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện sau: 

  •  Nôn kéo dài không ngừng suốt 12 giờ.
  •  Có sốt, vã mồ hôi, tần suất thường xuyên. 
  •  Đau bao tử khi sử dụng các loại thuốc khác nhau. 
  • Đau quặn bụng sau một chấn thương như chịu một cú đánh mạnh.
  • Ho ra máu, phân có lẫn chất nhầy màu đen.

Ngoài ra bệnh nhân cần phải cấp cứu ngay lập tức nếu có các biểu hiện dưới đây

  • Cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, đau đến mức không làm việc gì được.
  • Đau dạ dày kèm theo phân có lẫn máu.
  •  Nôn ra máu lẫn thức ăn.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, da khô, bong tróc, nứt nẻ, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn.
au-da-da-day-bên-nao

Đau dạ dày bên nào cần đi khám bác sĩ

2.2. Đau dạ dày bên nào cần phải dùng thuốc

Bệnh nhân có thể làm dịu các cơn đau dạ dày với các loại thuốc không theo như:

  • Điều trị đau dạ dày do chướng bụng, đầy hơi: sử dụng thuốc có chứa hoạt chất chính là simethicone.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: sử dụng antacid và các dung dịch nước kiềm để trung hòa axit dạ dày, thuốc ức chế tiết axit như thuốc chẹn kênh proton.
  • Táo bón: sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc tẩy tăng nhu động ruột, giảm cơn đau.
  • Tiêu chảy: sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy điển hình là Loperamid và Bismuth subsalicylate.

Đặc biệt, bệnh nhân cần tránh xa các thuốc chống viêm phi steroid như Aspirin, Ibuprofen,… chúng có thể gây kích ứng dạ dày, kích ứng đường tiêu hóa. Tuy nhiên không phải đau dạ dày bên nào cũng cần phải sử dụng thuốc, có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà dành cho cơn đau dạ dày như:

  • Chườm nhiệt, sử dụng trà bạc hà hoặc trà hoa cúc để làm dịu cơn đau dạ dày.
  • Sử dụng tinh bột giúp làm giảm mức độ của cơn đau dạ dày. Hoạt chất Curcumin có trong tinh bột nghệ có công dụng kháng viêm, chống Oxy hóa rất mạnh mẽ, giúp làm dịu cơn đau dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, vết loét trên niêm mạc dạ dày nếu có.  Tuy nhiên nhược điểm của Curcumin là không tan trong nước nên khả năng hấp thu vào cơ thể rất thấp. Chính vì vậy nếu muốn đạt được hiệu quả điều trị cao, bệnh nhân cần phải sử dụng được một lượng lớn tinh bột nghệ trong thời gian dài, điều này ảnh hưởng khá lớn với tài chính đối với một số người. 
dau-da-day-ben-nao

Đau dạ dày bên nào cần dùng thuốc

Bác sĩ Đồng Xuân Hà- khoa khám bệnh nội khoa bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long chia sẻ: “ Đau là tình trạng bệnh lý phổ biến của dạ dày. Đau có nhiều mức độ khác nhau. Rất nhiều bệnh nhân không biết đau dạ dày bên nào thì cần nên đến khám bác sĩ. Khi bệnh nhân có triệu chứng đau tốt nhất nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Tại thời điểm đấy, tùy theo tính chất đau bác sĩ sẽ quyết định có nên làm nội soi cho bệnh nhân hay không. 97 đến 98% bệnh nhân không có chống chỉ định với nội soi dạ dày. Một số ít trường hợp đau do thủng ổ loét dạ dày tá tràng thì không cho làm nội soi. Tùy từng nguyên nhân mà có cách giảm đau riêng, có thể sử dụng các thuốc giảm tiết axit, trung hòa axit hoặc thuốc giảm co bóp, giảm đau để tác động vào hệ thần kinh.”

>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

2.3. Đau dạ dày bên nào gây biến chứng nguy hiểm

Đau dạ dày bên nào cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ở một mức độ nhất định, cơn đau thường gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu để tình trạng diễn biến trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng khôn lường như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: gồm có viêm loét bờ cong nhỏ, loét tá tràng,… loét dạ dày ấn vùng thượng vị thấy đau, loét tá tràng ấn vùng môn vị đau.
  • Hẹp môn vị: đây là một trong những biến chứng phổ biến của đau dạ dày. Dạ dày suy giảm chức năng, thức ăn không được tiêu hóa, tích tụ lâu, căng thẳng áp lực hẹp cơ vòng môn vị, bệnh nhân có thể xanh xao, mệt mỏi, gầy sút cân.
  • Xuất huyết dạ dày: đây là hiện tượng xuất hiện khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu vào bên trong, gây chảy máu, tích tụ máu lâu dẫn đến nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen khắm, thối nát, có lẫn máu. Bệnh nhân thiếu máu, thậm chí có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
  • Ung thư dạ dày: đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Cơn đau dạ dày không còn có tính chu kỳ, theo thống kê của WHO, hàng năm có tới 800 nghìn người tử vong bởi nguyên nhân này. Các biện pháp phòng ngừa cơn đau dạ dày.

3. Các biện pháp phòng ngừa cơn đau dạ dày

3.1. Chế độ ăn uống cho bệnh nhân đau dạ dày

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Không bỏ bữa sáng.
  • Ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá no.
  • Cần phải kiểm soát cân nặng bởi tích trữ nhiều chất béo trong cơ thể rất dễ dẫn đến ợ hơi ợ chua. 
  • Nói không với chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lào, thuốc lá,..
  • Tránh ăn đồ cay nóng, thức uống có cồn để giảm thiểu tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
dau-da-day-ben-nao

Ăn gì để giảm đau dạ dày

3.2. Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng, stress kéo dài.

Không thức khuya, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao.

3.3. Biện pháp làm giảm cơn đau dạ dày

Trong trường hợp chưa có thuốc, chưa có can thiệp y tế thì tốt nhất nên dừng các yếu tố nguy cơ lại như dừng uống thiệu rượu bia, dừng hút thuốc lá.

Uống nhiều nước lọc để làm loãng axit trong dạ dày.

Trong trường hợp đau quá, đau nhiều đến nỗi không để đứng dậy được, bệnh nhân nên nằm nên nằm nghiêng sang bên trái để tránh trường hợp dạ dày có nhiều thức ăn quá gây trào ngược thực quản dẫn đến đau.

Ăn một vài lát bánh quy hoặc bánh mì để thấm axit trong dịch vị.

Nếu bắt đầu có dấu hiệu đau thì đứng lên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ bên phải sang bên trái, hít thở nhẹ nhàng để giảm cơn đau.

4. Một số thắc mắc về đau dạ dày bên nào

4.1. Đau vùng thượng vị dạ dày cho biết bạn đang gặp bệnh gì

Với các cơn đau cấp tính, xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, nguyên nhân thường có thể là do ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày, viêm tụy cấp,… Nếu đau âm ỉ, kéo dài thì có thể người bệnh đã bị viêm loét đại tràng dạ dày mãn tính, trào ngược, viêm tụy mãn tính,.. Đôi khi các thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn uống quá no cũng có thể gây đau dạ dày.

4.2. Đau dạ dày nên ăn gì

Nên ăn các loại thức ăn có tính kiềm, thức ăn mềm dễ tiêu hóa như rau đay, rau mồng tơi, khoai lang, khoai sọ.

Khi thức ăn lưu trữ trong dạ dày nhiều làm tăng nhu động ruột có thể gây đau. Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ rắn.

4.3. Mật ong, nghệ có chữa khỏi đau dạ dày không

Đau dạ dày do rất nhiều nguyên nhân như do vi khuẩn Hp. Nguyên nhân do vi khuẩn bắt buộc phải sử dụng kháng sinh còn những thuốc khác thì không thể diệt được vi khuẩn mà chỉ chữa được các triệu chứng hoặc làm giảm triệu chứng, sau đó thì lại tái phát. Về mặt khoa học, nghệ hay mật ong không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đau dạ dày nhưng có tác dụng hỗ trợ bệnh lý dạ dày và đại tràng rất tốt. Nhờ tính chất làm lành phần niêm mạc bị tổn thương, giảm và trung hòa bớt axit, điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên không nên dùng nghệ tươi xay ra bởi trong nghệ tươi có một số chất có thể gây kích ứng dạ dày.

>>>Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Ăn Gì, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

Kết luận về vấn đề đau dạ dày bên nào

Đau dạ dày không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.Những thay đổi trong chế độ ăn uống, lối sống, cách nhận biết, điều trị phù hợp cùng với thuốc sẽ nhanh chóng giúp bệnh nhân kiểm soát tốt căn bệnh này. Dù bị đau dạ dày bên nào bạn cũng nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Nếu còn bất cứ các thắc mắc hay bạn muốn có thêm những thông tin giải đáp kỹ lưỡng hơn về đau dạ dày bên nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006091, Scurma Fizzy luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091