Đau Dạ Dày Cấp, Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách Ngay Tại Nhà

Đau Dạ Dày Cấp, Hiểu Đúng Bệnh Chữa Đúng Cách Ngay Tại Nhà

Đau dạ dày cấp tính là tình trạng phổ biến hiện nay của bệnh lý về dạ dày, với các cơn đau xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia tiêu hóa, tỷ lệ mắc đang khá cao và đang có sự tăng trưởng. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời,  tình trạng bệnh có thể chuyển sang đau dạ dày mãn tính – đây là giai đoạn điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Do vậy, dưới đây, chúng tôi cung cấp một số thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về đúng bệnh đau dạ dày cấp và có phương pháp điều trị hiệu quả, đúng cách để hạn chế khả năng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Đau dạ dày cấp

Hiểu đúng bệnh – Chữa đúng cách tình trạng cấp của dạ dày

1. Đau dạ dày cấp tính có nguy hiểm cho người bệnh không?

Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các cơn đau âm ỉ liên tục hoặc từng cơn quặn thắt gây khó chịu cho người bệnh cả lúc đói và lúc no. Khi tâm lý căng thẳng, sử dụng cồn hoặc thực phẩm có chứa chất kích thích thì cơn đau xảy ra thường xuyên hơn và kèm theo các triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,.. gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Khi các cơn đau, các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội trong thời gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày do sự phát triển của tổn thương niêm mạc dạ dày khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh được gọi là đau dạ dày cấp. Nếu người bệnh được can thiệp đúng cách, kịp thời thì các triệu chứng có thể thuyên giảm hoặc biến mất mà không để lại di chứng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không quan tâm đến bệnh thì các cơn đau kéo dài, các tổn thương nặng hơn dẫn tình trạng đau dạ dày mãn tính và là nguyên nhân của các biến chứng nguy hiểm như:

Xuất huyết dạ dày là tình trạng các vết trầy xước, tổn thương niêm mạc dạ dày bị nặng hơn do không điều trị kịp thời làm cho dạ dày chảy máu ồ ạt làm cho người bệnh luôn có cảm giác nôn hoặc buồn nôn kèm sốt cao làm mất cân bằng điện giải và gây mỏi mệt cho cơ thể.

4 biến chứng của đau dạ dày cấp

4 biến chứng của đau dạ dày cấp người bệnh nên biết

Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng của cơn đau dạ dày cấp gây ra tình trạng khó khăn khi lưu thông thức ăn hay dịch dạ dày xuống tá tràng làm ứ đọng thức ăn tại dạ dày trong thời gian dài. Điều này làm cho người bệnh thường xuyên bị buồn nôn, nôn trớ thức ăn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Thủng dạ dày: Là tình trạng bệnh gây ra các cảm giác đau nhói tại vùng bụng như có dao đâm, bụng gồng cứng  và không thể làm dịu cơn đau trong thời gian ngắn. Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm của tình trạng đau dạ dày cần can thiệp kịp thời.

Ung thư dạ dày là hậu quả khi đau dạ dày cấp kéo dài không tích cực điều trị dẫn đến tình trạng đau mạn tính và tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao mà người bệnh nên biết.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ung Thư Dạ Dày Và Thực Trạng Bệnh Hiện Nay

2. Triệu chứng của đau dạ dày cấp thường gặp

Đau dạ dày cấp tính là tình trạng bệnh lý xảy ra nhanh, đột ngột diễn ra trong thời gian vài giờ với các triệu chứng điển hình như:

2.1. Đau vùng thượng vị dạ dày

Thượng vị dạ dày là vị trí của dạ dày, là nơi khởi phát các cơn đau. Vùng thượng vị được xác định cụ thể là ranh giới của vùng trên rốn, dưới mũi xương ức và 2 bên mạn sườn. 

Khi cơn đau dạ dày cấp xảy ra, đau bụng tại vùng thượng vị là biểu hiện đầu tiên kèm cảm giác cồn cào, nóng rát tại vùng bụng trong thời gian ngắn. Thường xảy ra vào lúc khi đói hoặc sau khi ăn no 2-3 tiếng. Đặc biệt, khi tiếp xúc với các đồ uống có cồn, đồ ăn kích thích gia vị cay nóng hay nhiệt độ hạ đột ngột làm cho cơn đau dạ dày dữ dội hơn, cảm giác nóng rát và cồn cào cũng tăng theo.  

Triệu chứng của đau dạ dày cấp

Triệu chứng của đau dạ dày cấp ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

2.2. Buồn nôn và nôn

Cảm giác buồn nôn hay nôn nhiều dịch chua, thậm chí nôn ra máu cũng là một dấu hiệu dễ gặp của bệnh lý này sau khi ăn xong giúp giảm cơn đau cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên dẫn đến tình trạng mất nước, chán ăn, cơ thể suy nhược và sút cân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung, cung cấp điện giải kịp thời để hạn chế mất nước cho cơ thể và gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau.

2.3. Tiêu chảy, suy nhược cơ thể 

Khi bị tình trạng cấp, dạ dày co bóp không ổn định làm dịch vị tiết nhiều acid hơn làm thức ăn không tiêu hóa được bị đẩy xuống ruột và ra ngoài thành phân theo cơ chế bảo vệ của cơ thể. Tùy vào thức ăn của bữa ăn hôm trươc và tình trạng của cơ thể mà phân có  thể ra ngoài theo các dạng khác nhau như phân nát, phân lỏng,.. thậm chí đi ngoài ra máu khi tình trạng diễn biến nặng. 

>>>> Tham khảo thêm: Đau Dạ Dày Cấp, Nguyên Do, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

3. Nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau cấp của dạ dày

Đau dạ dày cấp là tình trạng bệnh lý xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố gây hại cho dạ dày như: 

3.1. Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm dường như không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng các loại thuốc, đúng phác đồ điều trị, kết hợp sử dụng các loại thuốc không hợp lý hay do các tác dụng phụ của thuốc cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người.

Một số nhóm thuốc điển hình dưới đây làm người bệnh bị đau dạ dày cấp với các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,.. Cụ thể:

  • Các loại nhóm thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, indomethacin, ibuprofen,.. là những nhóm thuốc thường được sử dụng đối với bệnh lý xương khớp do có tác dụng hiệu quả trong điều trị giảm đau và chống viêm cho người bệnh. 
  • Nhóm thuốc Aspirin giúp giảm đau, hạ sốt, giảm quá trình đông máu được dùng cho các trường hợp sốt cao, nhức đầu, thấp khớp, đau răng,… hiệu quả.
  • Nhóm thuốc chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch và chống viêm như Corticoid với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi lạm dụng như tăng huyết áp, khó ngủ, kích ứng dạ dày, loãng xương,.. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng các loại thuốc này.

Các loại nhóm thuốc này kém hòa tan trong môi trường dạ dày rất acid khi sử dụng qua đường uống làm tích tụ, vón cục trong dạ dày. Tình trạng này đã làm ức chế sự bảo vệ niêm mạc dạ dày của lớp nhầy morphin trong dạ dày, đã tạo điều kiện giúp acid dịch vị tác động mạnh mẽ và ăn mòn niêm mạc làm tổn thương dạ dày gây ra các cơn đau cấp tính, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm gây biến chứng

Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm gây biến chứng dạ dày

3.2. Do nhiễm vi khuẩn

Loại vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày nói chung và đau dạ dày cấp nói riêng có tên khoa học là Helicobacter pylori, thường được viết trong phiếu khám bệnh hay được truyền miệng với cái tên “Vi khuẩn HP” và “ Vi khuẩn H. Pylori. Đây là một loại khuẩn gram âm (-), sống được chủ yếu ở lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, là môi trường thiếu oxy lý tưởng cho loại vi khuẩn này phát triển. 

Vi khuẩn HP sống và phát triển ở lớp nhầy của niêm mạc dạ dày đã sản sinh ra enzyme urease. Hoạt tính của loại enzyme này đã giúp ure trong dạ dày phân giải thành amoniac làm tăng độ pH tại đây lên 6,5 tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sống được trong môi trường rất axit này. 

Bên cạnh đó, khi vi khuẩn HP giúp sản sinh ra amoniac đã trực tiếp gây độc  đối với niêm mạc dạ dày. Điều này, đã một phần nào làm giảm đi chất nhầy – thành phần bảo vệ thành dạ dày dẫn đến acid do dịch vị tiết ra nhiều hơn. Khi đó, lượng acid dư thừa trong dạ dày đã tác động trực tiếp lên thành dạ dày gây tổn thương dạ dày gây ra các cơn đau dạ dày cấp mà người bệnh thường xuyên gặp phải.

Theo chia sẻ của bác sĩ Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP chiếm 70% dân số. Bên cạnh đó, tỷ lệ tái nhiễm trở lại chiếm 23,9%, đây là con số đáng báo động cho người bệnh để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

3.3. Chế độ ăn uống không khoa học gây đau dạ dày cấp

Ăn các thực phẩm không hợp vệ sinh, ăn các đồ cay nóng, đồ chua hay uống các loại đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày cấp. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học, thích gì ăn nấy đã gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm dịch vị tăng tiết acid làm tổn thương dạ dày nhất là những người đã và đang tồn tại các ổ loét, viêm trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, cơn đau cấp cũng nguy hiểm hơn rất nhiều.

Sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, giảm chức năng hấp thu dưỡng chất dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị phá hủy gây sưng tấy, tổn thương làm cho các cơn đau đột ngột, khó chịu xảy ra với người bệnh.

Khi người bệnh ăn thực phẩm không hợp vệ sinh dễ mắc bệnh về đường ruột như đau dạ dày cấp tính, chướng bụng, buồn nôn,.. Nguyên nhân do các loại vi khuẩn sinh sôi, thực phẩm dễ biến chất hơn khi tiêu hóa trong dạ dày gây áp lực cho các cơ co bóp gây đau, đôi khi có triệu chứng buồn nôn khi dạ dày xuất hiện cơ chế đào thải thực phẩm không tiêu hóa được. Vì vậy, người bệnh nên chú ý chế độ đau dạ dày nên ăn gì để hạn chế tình trạng tổn thương của niêm mạc dạ dày.

>>>> Tham khảo thêm: Nên Ăn Gì Khi Đau Dạ Dày Cho Nhanh Hết Cơn Đau?

3.4. Căng thẳng

Là giáo sư y khoa nổi tiếng, là giám đốc của Trung tâm y tế tiêu hóa tại Đại học Wake Forest, ông Kenneth Koch, MD cho rằng, “Căng thẳng tâm lý hay Stress có thể ảnh hưởng đến các phần của hệ thống tiêu hóa”. Nghe có vẻ vô lý khi đây là mối quan hệ giữa não bộ và hệ tiêu hóa. Nhưng thực tế, nhiều người bị đau dạ dày do thường xuyên suy nghĩ quá nhiều khiến đầu óc mệt mỏi, căng thẳng và áp lực kéo dài. Điều này đã tác động đến dạ dày làm tăng nhịp độ co bóp, làm kích thích khả năng tiết acid của dịch vị trong dạ dày. Lúc này, sự cân bằng độ pH của môi trường trong dạ dày bị phá vỡ làm niêm mạc dạ dày bị bào mòn nhanh chóng gây nên các cơn buồn nôn, cơn đau vùng thượng vị dạ dày, gây hại cho sức khỏe.

3.5. Thói quen ăn uống

Dạ dày là được xem là một cơ quan có thời gian biểu rất chặt chẽ trong cơ thể. Hoạt động bài tiết acid dịch vị của dạ dày cũng mang tính chu kỳ, giúp tiêu hóa thức ăn đúng giờ tạo nên một hệ tiêu hóa ổn định và tốt cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, khi thói quen ăn uống của con người thay đổi, ăn không đúng bữa dẫn đến sự nhịp nhàng của đồng hồ sinh học trở nên bị loạn và ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Cụ thể, khi dạ dày tiết acid nhưng bạn không cung cấp đủ thức ăn cho dạ dày tiêu hóa làm dư thừa acid dịch vị trong dạ dày gây kích ứng, bào mòn và tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngược lại, khi dạ dày cần nghỉ ngơi, bạn lại bắt nó làm việc để giúp bạn tiêu hóa thức ăn bạn vừa nạp vào làm tăng áp lực cho các cơ dạ dày, mệt mỏi dẫn đến các cơn đau co thắt đột ngột cho dạ dày của bạn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên đau dạ dày cấp tính mà người bệnh hay gặp.

Bên cạnh đó, khi nhịp sống của người hiện đại đang diễn ra nhanh chóng mặt thì thói quen ăn quá nhanh, ăn cho qua bữa để hoàn thành những công việc đang dang dở cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn có hại cho dạ dày và sức khỏe của chính bạn. Tại sao ư? 

Khi bạn ăn quá nhanh, thức ăn nhai không kỹ ở khoang miệng, khi chuyển xuống dạ dày, thức ăn vẫn ở dạng thô và tiếp tục tiêu hóa tiếp tại đây. Lúc này, để tiêu hóa thức ăn thì dạ dày phải tăng áp lực co bóp, tăng thời gian làm việc của dạ dày gây giảm nhu động dạ dày và hoạt động của hệ tiêu hóa cũng dần khó khăn hơn.

Đồng thời, khi ăn quá nhanh, nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa thức ăn và não bộ chưa được truyền tín hiệu để dạ dày tiết đủ acid giúp tiêu hóa thức ăn gây gánh nặng cho dạ dày trong quá trình co bóp thức ăn gây đau vùng thượng vị dạ dày. 

Do vậy, người bệnh cần luyện tập thói quen ăn uống khoa học, ăn đúng và đủ liều lượng, ăn chậm, nhai kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn và có lợi cho sức khỏe của bản thân mình.

4. Cách điều trị kịp thời giúp giảm triệu chứng đau dạ dày cấp hiệu quả

Với tính chất của bệnh đau dạ dày cấp là những cơn đau nhanh chóng, đột ngột gây khó chịu cho người bệnh. Do đó, cần có những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả giúp giảm cơn đau khó chịu cho người bệnh là điều cần thiết.

Sử dụng phác đồ điều trị của Bộ Y tế

Sử dụng phác đồ điều trị của Bộ Y tế

4.1. Sử dụng phác đồ điều trị của Bộ Y tế

Lựa chọn điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế là lựa chọn ưu tiên của các bệnh nhân. Phương pháp điều trị này giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đang gặp phải một cách hiệu quả, sử dụng tiện lợi. Tùy từng tình trạng và mức độ cấp tính của dạ dày mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho mỗi người. Các loại thuốc thường được sử dụng giúp điều chỉnh khả năng tiết acid dịch vị và trung hòa acid trong dạ dày hiệu quả cho các phác đồ điều trị này bao gồm:

  • Loại thuốc kháng acid

Thuốc Mylan, Maalox,.. là những loại thuốc giúp kháng acid ở dạng viên hoặc dạng lỏng phổ biến cho trường hợp đau dạ dày cấp nhẹ giúp giảm đau nhanh cho người bệnh các triệu chứng không hề dễ chịu.

  • Nhóm thuốc giúp ức chế bơm proton

Với nhóm thuốc này giúp điều tiết acid trong dạ dày người bệnh theo cơ chế chặn hành động bơm proton của các tế bào tiết acid trong dạ dày. Nhóm thuốc này bao gồm omeprazole, esomeprazole, rabeprazole, lansoprazole,..

  • Loại thuốc ức chế histamin H2 cho dạ dày

Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, khi thuốc kháng acid được đưa ra không cung cấp cứu trợ đủ giúp làm giảm lượng acid được sản xuất trong dạ dày kịp thời. Famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet), nizatidine (Axid),.. là lựa chọn hàng đầu cho nhóm loại thuốc này.

Tuy nhiên, phương pháp này lại đem cho người bệnh tác dụng phụ không mong muốn và khả năng tái lại cao do không điều trị đúng căn nguyên của bệnh, sử dụng không đúng phác đồ, không đủ liều lượng,.. Do vậy, để quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ đúng và đủ phác đồ để nhận kết quả tốt nhất.

>>>> Tham khảo thêm: Điều Trị Đau Dạ Dày Hiệu Nghiệm, Đảm Bảo Một Dạ Dày Khỏe Mạnh

4.2. Điều trị bằng các bài thuốc Đông Y dân gian

Bên cạnh sử dụng theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, thì các bài thuốc dân gian cũng được lựa chọn điều trị khi cơn đau dạ dày cấp xảy ra. Dự theo nguyên lý triết học, điều trị theo căn nguyên của bệnh với các vị thuốc từ tự nhiên, lành tính, không tác dụng phụ được lưu truyền trong dân gian bởi tính an toàn và hiệu quả, giúp người bệnh yên tâm sử dụng trong thời gian dài. Dưới đây, là một số bài thuốc phổ biến cho phương pháp này.

Điều trị bằng các bài thuốc Đông Y dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian an toàn, không tác dụng phụ

4.2.1.  Bài thuốc điều trị đau dạ dày cấp từ lá khôi tía

Đây là bài thuốc dân gian giúp trung hòa acid trong dạ dày, giảm đau các cơn đau cấp, đột ngột tại vùng thượng vị và triệu chứng buồn nôn của người bệnh.

Nguyên liệu:

  • Lá khôi tía: 30g
  • Khổ sâm: 10g
  • Lá bồ công anh 20g

Cách sắc thuốc: 

Chuẩn bị 1,5 lít nước đun cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chờ thuốc sôi, vặn nhỏ lửa và đun tiếp cho thuốc ngấm khoảng 15 phút. Rồi rót ra bát để uống.

Cách sử dụng:

  • Nên sử dụng khi đói hoặc trước khi ăn 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất 
  • Người bệnh nên sử dụng liên tục theo chu kỳ 10 ngày uống 3 ngày nghỉ đến khi khỏi hẳn.

4.2.2. Bài thuốc từ dạ cẩm

Dạ cẩm là vị thuốc có chứa các thành phần thanh nhiệt cơ thể tanin, ancaloit, saponin,..giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi ợ chua cho người bệnh đau dạ dày cấp.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Phần lá và phần ngọn của cây dạ cẩm khối lượng 20 -25g

Cách sắc thuốc:

  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đun sôi với 1 lít nước. 
  • Đun tiếp 10 phút nữa với lửa nhỏ để thuốc ngấm hoàn toàn.
  • Rót thuốc ra bát để uống.

Cách sử dụng:

  • Uống trước mỗi bữa ăn 20 phút, 3 lần/ngày.
  • Có thể pha thêm 2 thìa mật ong vào bát thuốc cho dễ uống.

Phương pháp này được dân gian lưu truyền nhau về tính an toàn và hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, bài thuốc này chưa được kiểm chứng hiệu quả cụ thể, chỉ điều trị hiệu quả do hợp thầy, hợp thuốc. Đồng thời, các bài thuốc này cũng đòi hỏi các cách chế biến công phu, phức tạp không phù hợp với những người bận rộn gây ra tình trạng điều trị không hiệu quả do không theo đúng phương pháp điều trị. Do vậy, người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng ccs bìa thuốc này điều trị cho bệnh lý của mình.

Trên đây là một số chia sẻ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau dạ dày cấp. Bệnh lý này xảy ra khi xuất hiện cơn đau đột ngột trong vòng vài giờ gây khó chịu cho người bệnh và các triệu chứng có thể biến mất nhanh chóng nếu điều trị kịp thời. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác các triệu chứng của bệnh và thực hiện điều trị đúng và đủ phác đồ để có thể tầm soát bệnh hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn về tình trạng bệnh dạ dày cụ thể nhất của mình.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091