Điều Trị Đau Dạ Dày Và Những Vấn Đề Liên Quan – Đảm Bảo Cho Một Dạ Dày Luôn Khỏe Mạnh

Điều Trị Đau Dạ Dày Và Những Vấn Đề Liên Quan – Đảm Bảo Cho Một Dạ Dày Luôn Khỏe Mạnh

Đau dạ dày hiện nay là một chứng bệnh khá phổ biến trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, xuất hiện thường xuyên trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Bệnh đau dạ dày chủ yếu xuất phát từ lối sống và thói quen ăn uống nên có khoảng 70% người Việt Nam mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là các bệnh về đau dạ dày. Dạ dày là nơi chứa thức ăn khi đi từ thực quản xuống và có chức năng co bóp để giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu dạ dày bị đau sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống tiêu hóa, hay thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác, Vì vậy, việc điều trị đau dạ dày là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo có một dạ dày luôn khỏe mạnh. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những vấn đề chung về đau dạ dày và cách điều trị đau dạ dày nhé.

https://scurmafizzy.com/

Điều trị đau dạ dày và những vấn đề liên quan

1.Đau dạ dày là tình trạng như thế nào?

Đau dạ dày là thuật ngữ được dùng để mô tả cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn, và có thể có nhiều nguyên nhân gây nên chứng đau dạ dày.

2.Các triệu chứng của đau dạ dày là gì?

Các triệu chứng thường gặp chủ yếu nhất của đau dạ dày là đau vùng thượng vị. Các triệu chứng khác có thể bắt gặp bao gồm ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, nôn và buồn nôn, tiêu ra máu, chán ăn. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đau dạ dày tồn tại lâu dài, có khi đến hàng chục năm.

dieu-tri-dau-da-day-8

Các triệu chứng của đau dạ dày và phương pháp điều trị đau dạ dày

>>>> Tìm hiểu thêm: Biểu Hiện Bệnh Đau Dạ Dày Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

3.Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đau dạ dày

-Tuổi cao: Từ 50 tuổi trở lên (Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cũng tăng lên theo tuổi tác).

-Tiền sử gia đình có bị đau dạ dày hay mắc các bệnh liên quan đến đau dạ dày như bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đặc biệt khi khởi phát bệnh lúc nhỏ hơn 50 tuổi.

-Gặp chứng khó tiêu nghiêm trọng hoặc dai dẳng lâu ngày.

-Bản thân có tiền sử bệnh loét dạ dày tá tràng

-Sử dụng các thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs) trong thời gian dài

-Có các dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa mãn tính như đi tiêu ra máu

-Thiếu máu do thiếu sắt

-Mắc chứng khó nuốt

-Nôn mửa liên tục hoặc kéo dài, có hoặc không kèm theo nôn ra máu

-Có thể sờ thấy khối ở bụng

-Cân nặng giảm không rõ lý do

4.Nguyên nhân gây đau dạ dày là gì?

4.1.Đau dạ dày bắt nguồn từ chứng khó tiêu không do loét

Khó tiêu là cảm giác khó chịu hoặc đau, xuất hiện ở vùng thượng vị , thường xảy ra sau khi ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua cay, và các nhóm thực phẩm sống và sử dụng các đồ uống có ga ( bia, nước ngọt,trà..).

4.2.Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

-Là tình trạng viêm loét xảy ra ở lớp niêm mạc của thành dạ dày hoặc tá tràng (nơi nối ruột non với dạ dày). 

-Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) được coi là nguyên nhân chính cũng như là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, bệnh có thể do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và các loại thuốc giảm đau khác liên tục trong thời gian dài.

-Nhiễm Hpcó thể được loại trừ bằng xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở ure (test urea), xét nghiệm phân hoặc bằng các xét nghiệm được thực hiện trong nội soi.

4.3.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Là một tình trạng bệnh mà khi đó axit dạ dày bị chảy ngược vào thực quản của chúng ta và gây kích ứng lớp niêm mạc thực quản.

Để loại trừ GERD, bác sĩ có thể đề nghị nội soi, một ống chứa camera nhỏ được đưa qua miệng để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng.

4.4.Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong lớp niêm mạc của dạ dày. Ung thư có thể được loại trừ trong quá trình nội soi, lấy các mẫu mô nhỏ và kiểm tra các tế bào ung thư. Ngoài ra, có thể nên kiểm tra x-quang cũng giúp phát hiện ung thư dạ dày.

dieu-tri-dau-da-day-3

Các nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày và cách điều trị đau dạ dày

 

5.Khi nào nên đi khám vì cơn đau dạ dày

Nếu đang gặp phải tình trạng đau dạ dày, nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sau:

-Nôn ra máu

-Đi tiêu ra phân đen (dấu hiệu có máu trong phân)

-Liên tục bị nôn sau khi ăn

-Bị sụt cân không rõ nguyên nhân

-Đau dữ dội vùng bụng trên

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Buổi Sáng, Top 10 Món Ăn Tốt Nhất

6.Phương pháp điều trị đau dạ dày

 Điều trị đau dạ dày khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra cơn đau. Bao gồm điều trị bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống. Phẫu thuật có thể được yêu cầu đối với các trường hợp có các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn.

6.1.Phương pháp điều trị đau dạ dày bằng thuốc 

6.1.1.Thuốc kháng axit (Antacid)

-Những thuốc này có tác dụng chống lại tác động của axit trong dạ dày. Thuốc kháng axit được dùng như một trong những phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng đau dạ dày vì tác động giảm đau nhanh chóng của nó.

-Thuốc kháng axit hoạt động thông qua cơ chế trung hòa axit trong dạ dày vì các chất trong thuốc kháng axit là bazơ (kiềm). Sự trung hòa này làm cho lớp niêm mạc dạ dày ít bị ăn mòn hơn. Điều này giúp giảm đau do loét và cảm giác nóng rát khi trào ngược axit.

-Thuốc Antacid thường chứa các hoạt chất sau: Nhôm Hydroxyd, Magnesi Hydroxyd, Magnesi trisilicat, Canxi carbonat, Natri bicarbonat,…

-Khi thuốc kháng axit hoạt động trung hòa axit, chúng có thể tạo ra khí gây ra khí (hiện tượng đầy hơi). Simethicone sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng này và đôi khi có thể được kết hợp với các loại thuốc kháng axit.

-Nhiều loại thuốc kháng axit phổ biến cũng bao gồm Alginate. Các Alginat hoạt động bằng cách tạo thành một chất gel nổi trên các chất chứa trong dạ dày và hoạt động như một hàng rào bảo vệ, ngăn không cho axit dạ dày kích thích lớp niêm mạc.

Một số ví dụ về thuốc Antacid: Phosphalugel, Maalox, Mylanta,… 

6.1.2.Thuốc đối kháng thụ thể H2 (Kháng Histamin H2)

-Trong cơ thể, Histamin được giải phóng từ các tế bào ECL sẽ kích thích các tế bào thành trong niêm mạc dạ dày tiết ra axit. Thuốc kháng Histamin H2 có vai trò ngăn chặn các tế bào tạo axit trong niêm mạc dạ dày phản ứng với histamin. Điều này giúp làm giảm lượng axit được tạo ra từ tế bào thành dạ dày.

-Bằng cách giảm lượng axit, thuốc kháng Histamin H2 có thể giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến trào ngược axit như chứng ợ nóng, giúp chữa lành các vết loét trong dạ dày hoặc một phần của ruột (tá tràng).

-Thuốc kháng Histamin H2 làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và hiệu quả hơn thuốc kháng axit (Antacid)

Một số thuốc nhóm kháng Histamin H2 bao gồm Cimetidine, Ranitidine, Nizatidine và Famotidine,…

6.1.3.Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

-Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) làm giảm axit trong dạ dày và có hiệu quả hơn thuốc đối kháng thụ thể Histamin H2.

-Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) hoạt động thông qua việc ức chế kênh H+/K+/ATPase, kênh này có vai trò “bơm” axit vào dạ dày. Khi dùng trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút, PPI có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm chứng đau dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) nhìn chung là tương đối an toàn khi sử dụng trong ngắn hạn, tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ có một số nguy cơ như thiếu hụt Vitamin B12, và đặc biệt khi ngừng thuốc có thể xảy ra hiện tượng tăng tiết axit hồi ứng, vì vậy nên giảm lliều dần dần nếu muốn ngưng sử dụng PPI.

Một số ví dụ về thuốc ức chế bơm proton (PPI), bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole và Esomeprazole như Nexium, Prilosec,…

6.1.4.Prokinetics

Prokinetics là những loại thuốc có tác dụng giúp kiểm soát trào ngược axit nhờ vào cơ chế tăng cường chức năng của cơ vòng thực quản dưới (LES), tăng tốc độ làm rỗng thức ăn trong dạ dày, giúp thúc đẩy sự di chuyển của thức ăn đi qua dạ dày. 

Một số ví dụ về Prokinetics bao gồm Metoclopramide (Reglan). Các tác dụng phụ có thể gặp ở nhóm thuốc này bao gồm mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng và co thắt cơ.

6.1.5.Thuốc kháng sinh

-Nếu nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra loét dạ dày tá tràng dẫn đến đau dạ dày, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để giúp tiêu diệt vi khuẩn, chữa lành lớp niêm mạc dạ dày và ngăn vết loét tái phát. Thường phải mất một khoảng thời gian (từ 1 đến 2 tuần) để có thể bắt đầu giảm các triệu chứng bệnh.

-Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng kháng sinh phổ biến nhất là đau bụng, tiêu chảy.

-Một số kháng sinh có thể dùng ví dụ như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole (Flagyl), Tetracycline (Sumycin), hoặc Tinidazole (Tindamax). Việc sử dụng kháng sinh có thể kết hợp với:

+Thuốc ức chế bơm proton (PPI)I bao gồm Dexlansoprazole (Dexilant), Esomeprazole (Nexium), Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix) hoặc Rabeprazole (Aciphex).

+Bismuth subsalicylate

+Thuốc kháng Histamin H2 như Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Fluxid, Pepcid), Nizatidine (Axid), hoặc Ranitidine (Zantac).

dieu-tri-dau-da-day-7

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc

 

6.2.Điều trị đau dạ dày bằng Đông y an toàn và lành tính

Y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả. Đau dạ dày nếu chuyển sang điều trị mãn tính bằng thuốc Tây vẫn chưa khỏi, mà việc uống thêm thuốc Tây trong thời gian dài thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc, chúng ta có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bài thuốc dân gian do người xưa truyền lại, sau đây là một số bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Đông y đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

6.2.1.Chuối xanh

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, chuối chát (chuối hột còn xanh) có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày. Chuối xanh chưa chín có chứa các sitoindoside, có vai trò làm tăng lượng chất nhầy trong đường tiêu hóa, tạo lớp phủ bảo vệ chắc chắn giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét. Chuối chưa chín cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào trong đường ruột.

>>>> Xem thêm ngay: Đau Dạ Dày Ăn Chuối Được Không, Giải Đáp Thắc Mắc

6.2.2.Mật ong

Mật ong vừa cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất, vừa có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn, tăng khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, mật ong cũng có vai trò trong sự giảm kích thích tiết axit trong dạ dày nên cũng góp phần trong điều trị đau dạ dày.

Theo đó, chúng ta có phương pháp chữa đau dạ dày bằng cách kết hợp chuối và mật ong.

6.2.3.Kết hợp chuối và mật ong trong điều trị đau dạ dày

Đối với điều trị đau dạ dày, chuối chát xanh chưa chín sẽ có một số tác dụng, nhưng để việc giảm đau dạ dày hiệu quả hơn người ta sẽ kết hợp giữa chuối chát và mật ong với nhau.

Cách làm:

Trước hết, người ta sẽ bóc vỏ chuối và cắt thành từng lát mỏng. Làm khô chúng bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời, có thể sử dụng lò nướng. Khi chuối khô, nghiền chúng thành bột mịn. Trộn 2 thìa bột chuối sau khi nghiền với 1 thìa mật ong. Uống hỗn hợp này ba lần một ngày: giữa buổi sáng, giữa buổi chiều và trước khi đi ngủ.

6.2.4.Gừng

Gừng rất giàu chất chống oxy hóa và hóa chất có thể cung cấp một số lợi ích về mặt giúp giảm đau dạ dày. Các hợp chất phenolic của gừng giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa và giảm co thắt dạ dày. Gừng cũng có tác dụng làm giảm viêm, làm giảm buồn nôn, ngăn ngừa đau cơ và giảm sưng.

Cách làm trà gừng tại nhà:

-Gừng rửa sạch và gọt vỏ sau đó rửa sạch dưới vòi nước mát, chà sạch bụi bẩn

-Bào gừng thành những miếng nhỏ sau đó giã nhỏ gừng sẽ giúp gừng dễ hòa tan hơn trong nước nóng.

-Cho gừng đã giã vào nước sôi, sau đó khuấy đều. Để trà ngấm trong khoảng vài phút, sau đó chắt lấy nước. Nếu tốt hơn có thể thêm một ít mật ong vào.

Gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau dạ dày, trong khi nước nóng sẽ giúp làm dịu cổ họng.

dieu-tri-dau-da-day-4

Điều trị đau dạ dày bằng Đông y an toàn và lành tính

 

6.3.Thay đổi chế độ ăn trong điều trị đau dạ dày

Tiến sĩ Ang Tiing Leong, trưởng khoa – chuyên gia tư vấn cấp cao tại Khoa tiêu hóa và gan mật, Bệnh viện Đa khoa Changi cho biết “Thật may mắn cho hầu hết mọi người khi mà bệnh đau dạ dày có thể được cải thiện nhanh chóng thông qua việc điều trị và quản lý chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm có thể  có tác dụng giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng và tăng tốc độ hồi phục dạ dày”

6.3.1.Những thực phẩm nên ăn giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày

-Lựa chọn các loại trái cây và rau xanh có hàm lượng axit thấp hoặc có tính kiềm như những loại có nhiều chất xơ, chẳng hạn như táo, bí đỏ, cà rốt và các loại quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây, lê, quả cơm cháy, quả việt quất, chuối, măng tây, đu đủ, bơ,…

-Ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, mì ống, gạo trắng, yến mạch,…

-Sữa chua: Nên chọn những loại sữa chua ít béo, ít đường và chứa nhiều men vi sinh vì đây là một nguồn bổ sung vi sinh vật lành mạnh cho chế độ ăn, giúp chữa chứng đau dạ dày.

-Protein: lòng trắng trứng là một nguồn protein tuyệt vời. Tuy nhiên, nên chế biến chúng bằng cách luộc mềm hoặc xào thay vì chiên. Tránh kết với các món mặn, thịt đã qua chế biến như xúc xích hoặc giăm bông, hạn chế thêm bơ hoặc sữa, và tránh nêm thêm gia vị.

-Thịt nạc gà, hải sản (miễn là không được chiên).

-Các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca,… Các loại đậu như đậu Hà lan có thể chứa chất béo nhưng chúng là nguồn cung cấp protein đa dạng để đưa vào chế độ ăn uống của chúng ta.

-Probiotics: Nhiễm H. pylori có thể làm mất đi sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Uống men vi sinh như Lactobacillus có thể giúp khôi phục sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn. Một nghiên cứu lâm sàng kết luận rằng việc uống men vi sinh cùng với các loại thuốc được kê đơn có thể giúp việc điều trị đau dạ dày hiệu quả hơn, các tác dụng phụ của việc dùng thuốc cũng giảm đi, cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

-Thực phẩm lên men: các loại hực phẩm lên men là một nguồn cung cấp giàu vi sinh vật, chẳng hạn như vi khuẩn, nấm men.  Ăn thực phẩm có chứa những vi khuẩn này có thể giúp khôi phục sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.

Một số thực phẩm lên men bao gồm: dưa cải bắp, kim chi, bông cải xanh chua, dưa chuột muối

Bông cải xanh và mầm của bông cải xanh có chứa Sulforaphane có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. Pylori. Trong một nghiên cứu liên quan đến những người bị nhiễm H. pylori, ăn 70 gam mầm bông cải xanh mỗi ngày giúp làm giảm viêm dạ dày và giảm đáng kể các dấu hiệu nhiễm trùng dạ dày. Sulforaphane cũng có trong nhiều loại rau họ cải khác chẳng hạn như cải xoăn, cải bắp, cải súp lơ. Để tối ưu hóa tác dụng của Sulforaphane, tốt nhất là ăn sống hoặc hấp chín trong tối đa 3 phút. Bên cạnh đó, 3 loại rau này, đặc biệt là bông cải xanh, có chứa chất Isothiocyanates có thể giúp ngăn ngừa ung thư và chống lại vi khuẩn H. pylori, giảm sự lây lan của vi khuẩn này trong ruột. Những loại rau này dễ tiêu hóa và giúp giảm đau dạ dày. Trong quá trình điều trị, với 70 gam bông cải xanh mỗi ngày được khuyến khích để có kết quả tốt nhất.

-Mật ong: Từ xa xưa, con người đã sử dụng mật ong như một nguyên liệu để chế biến món ăn và làm thuốc chữa bệnh vì nó có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Trong một nghiên cứu năm 2015, trên 150 người bị chứng khó tiêu đã thêm mật ong vào chế độ ăn uống của họ ít nhất một lần mỗi tuần, kết quả cho thấy việc sử dụng mật ong có liên quan đến việc giảm thiểu sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori.

-Dầu ô liu có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm H. pylori.

>>>> Xem thêm ngay: Thực Phẩm Tốt Cho Người Đau Dạ Dày Mà Bạn Cần Bổ Sung Ngay

6.3.2.Các thực phẩm cần tránh trong việc điều trị đau dạ dày

Đét dạ dày có liên quan đến sự hiện diện quá mức của axit trong dạ dày. Một số loại thực phẩm và đồ uống làm tăng sản xuất axit và có thể làm cho nguy cơ đau dạ dày xảy ra.

Vì lý do này, tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm sau:

-Thức uống có cồn: Uống đồ uống có cồn như bia, rượu có thể gây nên viêm loét do kích ứng lớp niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến đau dạ dày.

-Thực phẩm chiên rán: các loại thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ hoặc được chiên rán bằng dầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày, làm ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ tự nhiên của lớp niêm mạc dạ dày và gây nên đau dạ dày. Đồ chiên cũng có thể chứa nhiều chất béo và muối, và nếu chiên trong dầu đã sử dụng nhiều lần càng làm tăng nguy cơ gây đau dạ dày. Một số ví dụ về thực phẩm chiên bao gồm khoai tây chiên, khoai lang chiên, gà rán và bánh rán,…

-Thực phẩm có tính axit: Một số thực phẩm có tính axit tự nhiên, và mặc dù chúng có một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng tốt nhất chúng nên tránh trong chế độ ăn kiêng trong việc điều trị đau dạ dày ví dụ như cà chua, trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như chanh, cam, bưởi, tắc, quýt,…

-Các loại nước uống có gas, soda, nước ngọt, nước tăng lực,…

-Món tráng miệng: nên tránh bất kỳ thực phẩm nào có nhiều chất béo và đường như đồ nướng, bánh ngọt và kem, bánh pudding vì chúng có xu hướng chứa nhiều dầu mỡ và có thể gây kích ứng dạ dày (đặc biệt nếu chúng được làm từ sữa). Sô cô la cũng khuyến cáo không được dùng nếu bị đau dạ dày.

-Các món cay hay các loại gia vị cay như ớt cay, wasabi, mù tạt sẽ làm trầm trọng thêm cơn đau dạ dày.

dieu-tri-dau-da-day-01

Thay đổi chế độ ăn trong điều trị đau dạ dày

6.4.Thay đổi lối sống trong điều trị đau dạ dày 

Bên cạnh việc dùng thuốc, việc thực hiện một số thay đổi về lối sống đơn giản có thể làm giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng đau dạ dày.

-Ăn các bữa nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn thay vì ăn ít các bữa ăn lớn trong ngày. Ví dụ như hãy ăn năm đến sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày, thay vì ba bữa ăn chính.

-Ăn đúng giờ và tránh bỏ bữa. Điều này sẽ giúp dạ dày của của chúng ta tiết ra dịch vị đều đặn trong bữa ăn và không thất thường.

-Giảm tiêu thụ các loại thức ăn gây khó chịu cho dạ dày. Cắt giảm các loại thức ăn cay, chua, chiên hoặc béo sẽ  giúp giảm các triệu chứng dạ dày và cho phép dạ dày hồi phục.

-Bỏ uống rượu do uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, từ đó gây đau dạ dày.

-Bỏ hút thuốc lá vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sản xuất axit trong dạ dày, làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

-Hạn chế stress, căng thẳng. Căng thẳng cao sẽ kích thích làm tăng sản xuất axit dịch vị trong dạ dày nên hãy giữ tình thần luôn thư giãn, thoải mái. 

-Tập thể dục thường xuyên và áp dụng các hoạt động thư giãn như yoga, thiền hay dưỡng sinh để giúp kiểm soát căng thẳng và thư giãn.

-Mặc quần áo thoải mái rộng rãi, tránh mặc quần áo quá chật bó sát cơ thể  gây khó chịu. 

-Duy trì cân nặng ở mức hợp lý ý nếu cân nặng vượt quá mức bình thường. Nêu béo phì thì nên giảm cân sẽ giúp giảm nguy cơ gây đau dạ dày.

-Sau khi ăn không nên ngủ ngay mà hãy đợi ít nhất 2 tiếng sau khi ăn rồi mới đi ngủ, cũng hạn chế ăn vào lúc quá khuya gần sát giờ đi ngủ.

-Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến và dùng thức ăn.

-Tránh các loại  thức ăn hoặc đồ uống không sạch.

-Không ăn bất cứ thứ gì nếu chưa được nấu chín kỹ.

-Tránh thức ăn do những người chưa rửa tay phục vụ.

-Bỏ thói quen dùng chung đũa, hoặc gắp thức ăn cho nhau.

dieu-tri-dau-da-day-5

Điều trị đau dạ dày bằng cách thay đổi lối sống

 

Tóm lại, đau dạ dày là một tình trạng khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là một triệu chứng bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy khi nắm được những kiến thức chung về đau dạ dày, về nguyên nhân, triệu chứng, các yếu tố nguy cơ và đặc biệt là cách điều trị đau dạ dày sẽ giúp chúng ta có được một hệ thống tiêu hóa luôn hoạt động tốt nói chung hay một dạ dày luôn khỏe mạnh nói riêng. Việc điều trị đau dạ dày nên xuất phát từ nguyên nhân. Bên cạnh việc dùng thuốc nên kết hợp với chế độ ăn uống và thay đổi lối sống hợp lý. 

 

Hi vọng Scurma Fizzy đã cung cấp cho cho mọi người được những kiến thức để có thể đảm bảo cho một dạ dày khỏe mạnh và hoạt động tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay có vấn đề nào cần quan tâm, liên hệ ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải quyết các thắc mắc đó cùng bạn. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091