Ung Thư Dạ Dày Và Thực Trạng Hiện Nay
Cách đây chưa đầy một thế kỷ, ung thư dạ dày (Gastric Cancer hay còn kí hiệu là GC) là bệnh ung thư có thể nói là phổ biến ở Việt Nam và có lẽ trên toàn thế giới. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã giảm trong thế kỷ qua nhưng ung thư dạ dày vẫn là một kẻ giết người thầm lặng trên toàn cầu.
Tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ung thư, cũng như cách phòng tránh.
Hãy đồng hành cùng Scurma Fizzy để có thêm kiến thức về ung thư dạ dày nhé !
1. Ung Thư dạ dày _ Các yếu tố dịch tễ học của ung thư dạ dày.
Theo thống kê hàng năm, Việt Nam trung bình có khoảng 12900 bệnh nhân mắc mới.
- Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do ung thư dạ dày đứng ở vị trí thứ 3 ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư phế quản, ung thư gan.
- Ở nữ giới tỷ lệ tử mắc ung thư dạ dày đứng thứ 5 ở nữ giới, xếp sau ung: thư vú, phế quản, gan, cổ tử cung. Và tỷ lệ tử vong được xếp vào vị trí thứ 4, sau ung thư: phế quản, gan và vú.
Tỷ lệ mắc ung thư cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền trong nước.
Phân theo sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày được chia làm hai loại:
- Ung thư biểu mô tuyến hay còn gọi là ung thư thể ác tính, loại này chiếm chủ yếu 90-97%. ung thư biểu mô tuyến phát sinh từ các tuyến của lớp bề ngoài nhất, hoặc niêm mạc, của dạ dày.
- Không phải ung thư biểu mô ( 3-10%) là những loại ung thư khác phát sinh từ dạ dày, bao gồm u lympho mô lympho liên kết niêm mạc (MALT), bắt nguồn từ mô bạch huyết của dạ dày và u bạch huyết, phát sinh từ các cơ xung quanh niêm mạc.
2. Ung thư dạ dày GC _ Các yếu tố nguy cơ .
2.1. Tuổi tác _ yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư dạ dày.
Tỷ lệ mắc GC tăng dần theo tuổi. Trong số các trường hợp được chẩn đoán từ năm 2005 đến 2009 ở Hoa Kỳ:
- Khoảng 1% trường hợp xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 34 tuổi.
- Trong khi 29% xảy ra từ 75 đến 84 tuổi .
Trong thời kỳ này, tuổi trung bình khi chẩn đoán GC là 70 tuổi.
2.2. Giới tính nam _ Yếu tố nguy có gây nên ung thư dạ dày.
So với nữ giới, nam giới có nguy cơ mắc GC gấp 2 lần. Lý do cho sự khác biệt như vậy là do môi trường làm việc hoặc một số thói quen khác nhau ở hai giới . Ví dụ nam giới thường hút thuốc lá nhiều hơn.
Ngoài ra, sự khác biệt về giới tính có thể phản ánh sự khác biệt về tâm sinh lý. Estrogen có thể bảo vệ chống lại sự phát triển của ung thư dạ dày. Ở phụ nữ, mãn kinh muộn và tăng khả năng sinh sản có thể làm giảm nguy cơ mắc GC
2.3. Hút thuốc lá.
Mặc dù vai trò của hút thuốc trong việc gây ra một số bệnh ung thư khác đã được xác định từ lâu, nhưng phải đến năm 2002, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) mới kết luận rằng có bằng chứng “đầy đủ” về mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc và ung thư dạ dày: nguy cơ mắc GC chỉ tăng 60% ở nam giới hút thuốc và 20% ở phụ nữ hút thuốc so với những người không bao giờ hút thuốc.
2.4. Helicobacter pylori (vi khuẩn H.pylori).
Vi khuẩn H.pylori có thể góp phần gây ra các bệnh liên quan đến viêm dạ dày. Hơn cả H. pylori là một nguyên nhân khó có thể kiểm soát tốt trong ung thư dạ dày. Một số loại H. pylori nhất định, đặc biệt là những loại dương tính với gen A liên quan đến yếu tố độc lực cytotoxin (CagA), có nhiều khả năng gây ra ung thư dạ dày . H.pylori được ước tính là nguyên nhân gây ra 65-80% của tất cả các trường hợp GC, hoặc 660.000 trường hợp mới hàng năm. Có thể khiến tỷ lệ nhiễm H. pylori giảm bằng cách cải thiện điều kiện vệ sinh tốt hơn và sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh.
Hai con đường tiềm ẩn được xem xét nhiều nhất trong việc gây ung thư dạ dày:
- Tác động gián tiếp của H. pylori lên tế bào biểu mô dạ dày bằng cách gây viêm và tác động trực tiếp của vi khuẩn lên tế bào biểu mô.
- H. pylori cũng có thể điều chỉnh trực tiếp chức năng tế bào biểu mô thông qua các tác nhân vi khuẩn, chẳng hạn như CagA.
⇒ Mặc dù mối quan hệ giữa hai con đường là không rõ ràng, xong cả hai con đường dường như làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự phát triển của GC.
>>> Đọc thêm bài viết
Vi Rút Hp Hay Vi Khuẩn Hp Và Cách Nhận Biết, Phương Pháp Điều Trị
2.5. Ăn mặn và thức ăn hun khói.
Muối và các thực phẩm được bảo quản bằng muối, có thể là nguyên nhân gây ra GC. Chế độ ăn nhiều muối có thể gây gia tăng 22% nguy cơ mắc GC. Do khi vào trong dạ dày các phân tử muối có khả năng kích thích sự bài tiết acid nhiều hơn từ dịch mật để có thể trung hòa được lượng muối đó. Bài tiết nhiều acid là nguyên nhân chủ đạo gây ra các tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày hoặc các cơ chế khác.
Vai trò của thực phẩm hun khói trong quá trình sinh ung thư dạ dày. thực phẩm qua hun khói có chứa nhiều hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) _ một chất có khả năng sinh ung thư dạ dày
Ngoài ra, một số cách nấu ăn khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh GC. Chúng bao gồm nướng thịt, quay và chiên ngập dầu, ngâm chua,… tất cả đều làm tăng sự hình thành các hợp chất N-nitroso (NNC) có thể gia tăng nguy cơ mắc GC.
2.6. Ăn ít trái cây và rau quả.
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới / Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (WCRF / AICR) năm 2007 đã nhận xét rằng: “Các loại rau không chứa tinh bột, bao gồm đặc biệt là rau allium, cũng như trái cây có thể bảo vệ chống lại GC”. Ví dụ tiêu thụ 50g/ ngày rau allium có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ mắc GC.
Vì trái cây và rau quả là nguồn giàu vitamin C, folate, carotenoid và chất phytochemical, có thể ức chế chất sinh ung thư bằng cách điều chỉnh các enzym chuyển hóa xenobiotic.
>>> Xem thêm Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì – Cẩm Nang Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư
2.7. Sử dụng chất chống oxy hóa.
Trong khi việc hấp thụ vitamin và chất chống oxy hóa từng được coi là có hiệu quả để ngăn ngừa ung thư, tuy nhiên ở các thử nghiệm ngẫu nhiên lại cho rằng rất ít hoặc không có lợi ích từ việc sử dụng chúng để ngăn ngừa GC hoặc tăng cường sức khỏe cơ thể . Tuy nhiên, bổ sung các chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò nhỏ trong phòng ngừa GC.
2.8. Thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid (NSAIDs).
Nhóm thuốc NSAIDs là một nhóm thuốc được biết đến rộng rãi bởi nó có công dụng trong việc giảm đau, chống viêm, hạ sốt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên các thuốc này lại như một con dao hai lưỡi có thể gây hại cho chính cơ thể nếu sử dụng chúng trong một thời gian dài bởi cơ chế sau đây.
Trong trạng thái sinh lý bình thường, cơ thể sản sinh ra một chất hóa học có tên là Prostaglandin _ hợp chất này có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố tấn công chúng như acid, dịch vị, pepsin,… Trong đó Prostaglandin được sản sinh bởi enzyme Cyclooxygenase (COX). Enzyme này được chia ra làm hai loại chính:
- COX 1: Góp mặt vào quá trình tạo ra Prostaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và trợ giúp quá trình đông máu.
- COX 2: ngược lại với COX 1, COX 2 tạo ra Prostaglandin nhưng chúng lại gây ra các đáp ứng viêm và sốt.
Khi sử dụng thuốc NSAIDs, các thuốc này ức chế vào quá trình tạo ra prostaglandin làm cho các tuyến ở dạ dày giảm tiết nhầy và bicarbonat khiến cho dạ dày mất dần các yếu tố bảo vệ gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
Viêm loét dạ dày là yếu tố tiên phát khiến GC tìm đến bạn nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.
2.9. Béo phì.
Béo phì là một vấn đề ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại và có liên quan đến một loạt bệnh, bao gồm cả tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, ung thư dạ dạ dày.
- So với những người có BMI <25, những người có BMI từ 30 đến 35 có nguy cơ mắc GC cao gấp hai lần.
- Những người có BMI> 40 có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường nối thực quản gấp ba lần, bao gồm ung thư dạ dày.
Ngoài ra béo bụng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra trào ngược dạ dày thực quản _ GERD, một yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản và tim mạch. Hơn nữa, chất béo có hoạt động trao đổi chất và tạo ra nhiều hợp chất lưu thông trong cơ thể. Các sản phẩm chuyển hóa này, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng giống insulin và leptin có liên quan đến khối u ác tính, có thể thông qua việc cảm ứng các thay đổi tăng trưởng trong chu kỳ tế bào, giảm tế bào chết và thay đổi tế bào tiền ung thư.
2.10. Hoạt động thể chất.
Tiến hành một so sánh giữa những người hoạt động tích cực nhất với những người ít hoạt động nhất, có thể thấy người có hoạt động thể lực có thể giảm 21% nguy cơ mắc GC.
2.11. Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
GERD có liên quan chặt chẽ với nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản, với nguy cơ tăng khoảng 5-7 lần .Cơ chế của mối liên quan giữa GERD và ung thư biểu mô tuyến thực quản: GERD có thể gây chuyển sản cột và ruột với khả năng tiến triển thành ung thư biểu mô tuyến.
>> Xem thêm
Trào ngược dạ dày kiêng gì ? Khuyến cáo của chuyên gia cho GERD
2.12. Yếu tố di truyền.
Ung thư dạ dày có một tỷ lệ nhỏ liên quan đến một vài hội chứng di truyền. Hay gặp trong viêm teo dạ dày do có đến 48% khả năng có thể lây truyền từ mẹ sang con.
2.13. Biến chứng hậu phẫu thuật dạ dày.
Chiếm một tỷ lệ cao mắc GC ở những người tiến hành phẫu thuật dạ dày. Do đó người đã từng có những phẫu thuật ở dạ dày nên thường xuyên đến tái khám tại các cơ sở y tế một cách định kỳ để được tầm soát các nguy cơ mắc ung thư dạ dày một cách triệt để.
3. Các giai đoạn tiến triển của ung thư dạ dày.
Bệnh ung thư dạ dày tiến triển qua 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn sớm (giai đoạn 0): Các tế bào có khả năng gây ung thư dạ dày tấn công tại vị trí niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư phát triển và xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày – lớp tấm dưới niêm mạc. Ở giai đoạn này thì các các tế bào ung thư chua có khả năng lan tỏa, lây lan sang các cơ quan khác và các dấu hiệu của ung thư dạ dày gần như chưa xuất hiện
- Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư giai đoạn này xuyên qua lớp niêm mạc dạ dày và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn và nôn, đau bụng vùng thượng vị,…
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã có khả năng xâm lấn vào các hạch bạch huyết và có thể lan tỏa ra các cơ quan khác.
- Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): các tế bào ung thư di căn khắp cơ thể. Người bệnh ở giai đoạn này có tỷ lệ tử vong cao.
4. Các dấu hiệu hay gặp trong ung thư dạ dày.
Ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày các dấu hiệu thường không điển hình và các triệu chứng của bệnh tương đối giống với các bệnh lý dạ dày khác.
- Đau bụng quằn quại.
- Hay ợ hơi, ợ chua.
- Đau và nóng rát vùng thượng vị.
- Đầy bụng, tiêu hóa kém: khi bệnh tiến triển đến giai đoạn GC thì có thể nói chức năng tiêu hóa đã bị giảm sút, thức ăn tiêu hóa chậm tích đọng lại dạ dày gây đầy bụng, rối loạn chức năng tiêu hóa.
- Buồn nôn và nôn.
- Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng
- Sụt cân trầm trọng trong vòng một tháng
- Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu trong lòng dạ dày khiến người bệnh có thể nôn ra máu và đi ngoài ra phân đen.
5. Cần làm gì để có thể nhận biết được giai đoạn sớm của ung thư dạ dày?
Một phương pháp có khả năng phát hiện được cả các tế bào ung thư ở giai đoạn sớm. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là một dấu hiệu hết sức quan trọng trong GC. Bởi nếu có thể phát hiện được GC giai đoạn sớm thì ung thư dạ dày vẫn có thể chữa trị được và ít để lại các biến chứng.
Để tầm soát GC giai đoạn sớm có thể tiến hành các xét nghiệm có giá trị chẩn đoán sau đây:
-
- Nội soi dạ dày – tá tràng: Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại độ chính xác cao trong việc tầm soát ung thư. Bằng ống soi mềm có thể nhìn thấy trực tiếp được ổ loét, đánh giá được mức độ phát triển của GC và những tổn thương đi kèm.
- Chụp X-quang dạ dày: Có thể nhìn thấy được các ổ loét và mức độ gây hại của chúng dạ dày. Đây là phương pháp chẩn đoán gián tiếp nên độ chính xác không cao, những ổ loét mới và nhỏ thường dễ bị bỏ sót.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn H.pylori:
Xét nghiệm xâm lấn qua nội soi sinh thiết niêm mạc vùng rìa hặc ngoài ổ loét: Test urease nhanh, xét nghiệm mô học, nuôi cấy vi khuẩn, PCR mẫu sinh thiết.
Xét nghiệm không xâm lấn: Test thở urease, định lượng kháng nguyên trong phân, miễn dịch huyết thanh.
- Các xét nghiệm đánh giá mức độ tiềm ẩn của khối u trong máu: là phương pháp đánh giá được mức độ tiến triển của ung thư nên phương pháp này dùng để đánh giá mức độ đáp ứng điều trị, theo dõi tái phát ung thư dạ dày sau điều trị.
6. Các yếu tố phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
6.1. Cai thuốc lá có thể phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
Vì hút thuốc đã được công nhận là một nguyên nhân gây ra GC, nên việc tránh hút thuốc có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
6.2. Giảm lượng muối ăn
Hạn chế ăn mặn có thể không chỉ hữu ích để giảm tỷ lệ mắc bệnh GC mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chính khác, bao gồm đột quỵ và nhồi máu cơ tim .
6.3. Tăng lượng trái cây và rau quả.
Mối liên hệ nhân quả giữa việc ăn nhiều trái cây và rau quả với GC vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tăng cường ăn trái cây và rau vì đây là một hành vi lành mạnh tổng thể.
6.4. Các hành vi lành mạnh khác.
Có những hành vi ăn uống lành mạnh như: thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất xơ và các thực phẩm phải được đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm mới được đưa vào sử dụng.
Ví dụ lượng chất xơ cao hơn và hoạt động thể chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh.
6.5. Diệt trừ H. Pylori
Diệt trừ H. pylori có thể làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh GC.
6.6. Các loại thuốc khác
Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng việc sử dụng NSAID và statin có thể làm giảm nguy cơ GC. Nếu thực sự có quan hệ nhân quả, một sản phẩm phụ của các khuyến nghị gần đây để mở rộng việc sử dụng statin cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc GC.
6.7. Phòng ngừa thứ cấp
Ở những dân số có nguy cơ cao, chẳng hạn như Nhật Bản, nên khám sàng lọc hàng năm bằng kỹ thuật Bari đối quang kép và nội soi cho những người trên 40 tuổi Ở các nhóm dân số khác, việc nhắm mục tiêu đến các nhóm dân số có nguy cơ cao để sàng lọc và phòng ngừa tích cực có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do GC.
>>>> Xem thêm ngay: Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Như Thế Nào
Lời kết:
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Scurma Fizzy về bệnh ung thư dạ dày. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về ung thư dạ dày và các yếu tố nguy cơ của GC.
Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi vào HOTLINE 18006091 _ Nơi có những Dược sĩ chuyên gia hàng đầu Scurma Fizzy sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc!