Đau Dạ Dày Có Uống Được Tâm Sen Không? 5 Công Dụng Chính Của Tâm Sen

Đau Dạ Dày Có Uống Được Tâm Sen Không? 5 Công Dụng Chính Của Tâm Sen

Tâm sen, hay còn gọi là tim sen, là phần mầm màu xanh bên trong của hạt sen. Được sử dụng trong Đông Y với tên gọi là liên tâm, là một loại dược liệu mang lại nhiều công dụng để chữa bệnh. Tâm sen được sử dụng để chữa các vấn đề về giấc ngủ, giúp an thần và thư giãn, thoải mái tinh thần hơn, mặt khác tâm sen còn giúp giải nhiệt cơ thể. Việc sử dụng tâm sen đang dần trở nên rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên, người mắc bệnh đau dạ dày có uống được tâm sen không? cũng là một vấn đề thắc mắc khá phổ biến. Bởi lẽ, bệnh đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến, theo khảo sát cứ 10 người Việt Nam thì có đến 4 người mắc các bệnh lý dạ dày tùy mức độ nhẹ hay nặng. Việc chú ý đến các thực phẩm ăn uống và điều chỉnh lối sống hằng ngày luôn là vấn đề được chú tâm khi điều trị căn bệnh này. Vì vậy, việc tìm hiểu đau dạ dày có uống được tâm sen không? sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc của mình cũng như thu thập thêm các kiến thức sức khỏe về loại dược liệu tâm sen và các công dụng chữa bệnh của tâm sen. Mời quý độc giả cùng Scurma Fizzy tìm hiểu ngay dưới bài viết này!

1. Tổng quan về bệnh đau dạ dày? Tìm hiểu để biết đau dạ dày có uống được tâm sen không?

1.1 Tìm hiểu bệnh lý đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày, là tình trạng tổn thương phần dạ dày (hay bao tử) gây viêm. Khi đau dạ dày thường thèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, buồn nôn, … Các triệu chứng này khiến việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như vấn đề tiêu hóa của cơ thể bị ảnh hưởng, khiến sức khỏe của chúng ta giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống thường ngày.  Nếu không điều trị từ sớm, bệnh có thể diễn biến thành mãn tính, thậm chí có nguy cơ dẫn đến các biến biến chứng nguy hiểm hơn như:  viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết đường đường tiêu hóa….

Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ người lớn đến trẻ em. Việc chủ động tìm hiểu các kiến thức về bệnh đau dạ dày giúp chúng ta có khả năng phòng ngừa bệnh và nhận biết sớm ngay khi vừa mắc, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình một cách tốt hơn.Nhất là về các vấn đề thực phẩm khuyên dùng cho người mắc bệnh lý đau dạ dày, hiểu rõ vấn đề người đau dạ dày có uống được tâm sen không sẽ giúp người sử dụng có lựa chọn đúng đắn hơn.

1.2 Nguyên nhân nào gây đau dạ dày?

Các nguyên nhân gây đau dạ dày thường xoay quanh nhiều yếu tố, trong đó lối sống sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng đưa vào cơ thể chiếm một phần rất lớn trong các nguyên nhân cấu thành để gây nên các cơn đau, cụ thể:

  • Chế độ ăn không hợp lý: không ăn sáng hoặc ăn quá khuya, không nhai kỹ thức ăn, ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá chua, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, các bữa ăn trong ngày không có giờ giấc cố định,….
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thường gặp ở người hay thức khuya, sử dụng các chất kích thích nguy hại cho sức khỏe (đồ uống có cồn như bia rượu, uống nhiều nước ngọt, hút thuốc lá, lạm dụng cafein,…)
  • Căng thẳng trong công việc (stress) : công việc và môi trường làm việc mang đến căng thẳng trong thời gian dài khiến dạ dày tăng tiết và gây viêm loét, đau dạ dày, người bệnh nên chú ý kiểm soát tinh thần và thời gian làm việc để bảo vệ cơ thể của mình.
  • Sử dụng thuốc bừa bãi: việc sử dụng thuốc tây trong cuộc sống quá phổ biến dẫn đến hiện trạng sử dụng thuốc bừa bãi nhất là các thuốc không kê đơn. Đơn cử là các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, … nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều có thể mang lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, ví dụ như đau dạ dày.
  • Một số yếu tố bệnh lý: các yếu tố khác như bất dung nạp với gluten (loại protein trong lúa mì), người có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, nhiễm khuẩn (nhiễm nấm, vi khuẩn) có thể gây sốt,, ảnh hưởng hóa xạ trị, ngộ độc thực phẩm,… cũng là các nguyên nhân gây nên đau dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm về: Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Hay Gặp Khi Nào

1.3 Các triệu chứng dễ nhận biết đau dạ dày thường gặp

  • Cảm thấy đau tức vùng thượng vị (vùng bụng phía trên rốn)
  • Có cảm giác buồn nôn, đầy bụng âm ỉ,  kéo dài khó chịu
  • Các cơn ợ hơi kèm theo, ợ chua, ợ nóng,….
  • Chán ăn, mệt mỏi và sụt cân thấy rõ gây suy nhược cơ thể
  • Ăn quá no hoặc quá đói cũng gây nên các cơn đau bụng
  • Xuất huyết đường tiêu hóa gặp ở người bị đau dạ dày mức độ nặng, có thể nôn ra máu tươi, cần phải điều trị ngay.
dau-da-day-co-uong-duoc-tam-sen-khong1

Các triệu chứng đau dạ dày thường gặp

Khi gặp phải các dấu hiệu nói trên, bạn không nên chần chừ, xem nhẹ hoặc tự ý chữa bệnh. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ  hoắc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời và nhận lấy hướng điều trị phù hợp và khoa học. Như vậy, các triệu chứng sẽ được kiểm soát và thời gian hồi phục sức khỏe sẽ được rút ngắn lại hơn.

2. 5 công dụng tuyệt vời của tâm sen và đau dạ dày có uống được tâm sen không?

Tâm sen là một loại dược liệu quý dùng để chữa bệnh trong Đông Y. Việc hiểu rõ về dược liệu này sẽ giúp bạn sử dụng một cách đúng đắn để dược liệu phát huy tối đa được  công dụng của nó. Cũng như làm rõ cho vấn đề đau dạ dày có uống được tâm sen không?

dau-da-day-co-uong-duoc-tam-sen-khong2

Tìm hiểu về công dụng, đau dạ dày có uống được tâm sen không?

2.1 Tâm sen là gì? Có tốt cho sức khỏe không?

Tâm sen còn có tên gọi khác là tim sen, liên tâm, liên tử tâm. Là loại dược liệu quý của Đông Y có tên khoa học là Embryo Nelumbinis, thường được sử dụng phổ biến như một loại trà. Khi tách hạt sen ra, phần chồi mầm màu xanh ở giữa chính là tâm sen.

2.1.1 Nhận dạng đặc điểm của tâm sen

Tâm sen có chiều dài khoảng 10mm, đường kính tầm 1mm. Gồm 4 mảnh lá non xếp chụm vào nhau tạo nên khối nhỏ hình trụ, so sánh có thể bằng hoặc nhỏ hơn chiều dài hạt sen một chút. Tâm sen có hai đầu, một đầu có màu xanh lục thẫm, đầu còn lại màu vàng.

2.1.2 Đặc điểm phân bố 

Cây sen là cây sống trong nước, mọc hoang. Phổ biến tại các nước nhiệt đới Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,…. Tại Việt Nam, hoa sen trở thành thành Quốc hoa. Không khó để nhận thấy hình ảnh hoa sen ở các ao hồ, đầm lầy Việt Nam. Ngoài sử dụng làm dược liệu và trà, hoa sen còn được ưa chuộng trồng làm cảnh. Có thể sử dụng lá sen, củ sen, ngó sen và tâm sen. Trong đó, tâm sen hay còn gọi là liên tâm được sử dụng làm thuốc.

2.1.3 Thu hoạch tâm sen để bào chế thuốc

Thời điểm thu hoạch tâm sen là vào mùa hè, khi cây sen ra hoa. Quả sen già được gỡ hạt, tách hạt để lấy tâm sen bên trong. Sau khi thu hoạch hạt sẽ được sấy hoặc phơi nắng ở nhiệt độ dưới 50 độ C để khô.

Trước khi sử dụng, tâm sen thường được sao vàng (một phương pháp được sử dụng bào chế thuốc Đông y sử dụng nhiệt) để loại bỏ độc tố.

Phương pháp chế biến

Sao vàng tâm sen để khử độc tố ra khỏi dược liệu

2.1.4 Các thành phần hóa học trong tâm sen

Tâm sen thường có vị đắng, tính hàn, bao gồm các hoạt chất như Asparagine và Nelumbin (chất có màu trắng, gây đắng trong tâm sen), alkaloid, các acid amin,…

dau-da-day-co-uong-duoc-tam-sen-khong4

Thành phần hoạt chất chứa trong tâm sen: Alkaloid, Flavonoid…

>>>> Tìm hiểu ngay: Đau Dạ Dày Có Uống Được Sữa Ông Thọ Không

2.2 Tâm sen có công dụng như thế nào và đau dạ dày có uống được tâm sen không?

Tâm sen là loại thảo dược tuyệt vời cùng nhiều công dụng. Cách sử dụng cũng vô cùng đa dạng, có thể dùng thể pha trà, nấu cháo, thậm chí là kết hợp với các loại loại dược liệu khác với công dụng đa dạng hơn. Vậy công dụng của tâm sen là gì? và người đau dạ dày có uống được tâm sen không? Dưới đây là một số công dụng của tâm sen theo nghiên cứu hiện đại:

Các công dụng của tâm sen

Công dụng của tâm sen được nghiên cứu

2.2.1 Tâm sen giúp giải độc và thanh lọc cơ thể

Tâm sen là thảo dược có tính hàn, hỗ trợ giải độc tố ra ngoài và thanh nhiệt cơ thể. Khi bạn có biểu hiện nóng trong người, lở miệng, xuất hiện mẩn đỏ trên da gây ngứa, tâm sen sẽ giúp mở rộng mạch máu ngoại biên, làm dịu tư trong phổi và lá lách, ổn định lại nhịp tim, giảm huyết áp,….

2.2.2 Tâm sen hỗ trợ điều hòa giấc ngủ, an thần 

Tâm sen giúp thanh nhiệt, tính hàn lại có vị đắng nên giúp cơ thể hạ hỏa, giảm căng thẳng, mất ngủ. Trong tâm sen còn chứa hợp chất asparagin, alkaloid (liensinin, nelumbin, nuciferin,…) có công dụng an thần. Gợi ý cho bạn có thể pha 3gram tâm sen với nước nóng và uống trước khi ngủ 1-2h, giúp đầu óc thư giãn, cải thiện và ổn định giấc ngủ sâu rất tốt. Khi tỉnh dậy không thấy mệt mỏi, uể oải. Phương pháp này phù hợp với người cao tuổi gặp chứng mất ngủ, người trẻ căng thẳng công việc,… vừa giúp an thần ngủ ngon lại tăng cường trí nhớ, phòng ngừa lão hóa thần kinh.

Mỗi ngày vào sáng sớm bạn có thể uống một đến hai trà tâm sen, việc này sẽ giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả hơn.

2.2.3 Tâm sen giúp cơ thể thanh nhiệt và hỗ trợ chữa bí tiểu

Trong tâm sen chứa hoạt chất asparagine giúp hạ huyết áp, giúp lợi tiểu. Tuy nhiên tránh lạm dụng tâm sen để chữa bí tiểu vì sẽ dễ mắc chứng hư hàn.

Ngoài công dụng chữa bí tiểu, tâm sen cũng có thể áp dụng chữa thận hư và di tinh bằng cách dùng tâm sen kết hợp với kim anh tử, sa uyển tử, tang phiêu diêu mỗi loại một ít. Sau đó hãm trà để uống vào buổi sáng, điều này sẽ hỗ trợ phục hồi chức năng của thận nhanh chóng và hiệu quả. 

2.2.4 Tâm sen có tác giúp chữa táo bón, giảm thèm ăn 

Tâm sen là một thảo thực tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt. Thường được pha thành trà tâm sen uống vào mùa đông. Khi mùa đông chúng ta thường ít vận động, ăn đồ nhiều chất béo để giữ ấm khiến cơ thể tích nhiều mỡ hơn. Các bác sĩ đề xuất rằng có thể uống một ly trà tâm sen để thanh nhiệt, thải độc cơ thể, giúp giảm cảm giác thèm ăn, giúp chúng ta kiểm soát cân nặng và chữa táo bón.  

2.2.5 Tâm sen hỗ trợ ổn định nhịp tim và hạ huyết áp

Theo các thử nghiệm lâm sàng, dịch chiết từ tâm sen có tác dụng cường tim, gây giãn cơ trơn thành mạch giúp hạ huyết áp và hạn chế rối loạn tim mạch, chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện thiếu máu cơ tim và lưu lượng tuần hoàn. Do vậy, dược liệu tâm sen phù hợp cho người mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn nhịp tim. Người hay gặp tình trạng hồi hộp lo âu, tim đập nhanh cũng có thể sử dụng.

Giáo sư Phan Toàn Thắng – người đưa ra phương pháp cấy ghép tế bào gốc lấy từ dây rốn – đánh giá việc sử dụng tâm sen mang lại nhiều hiệu quả. Trong dịp Tết nếu uống quá nhiều rượu, dịch tâm sen sẽ giúp giải rượu và tăng cường sức khỏe hơn. Do vậy, trong dịp Tết nhiều gia đình còn sử dụng trà tâm sen thay cho nước uống. Tuy tâm sen mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta, nhưng trong tâm sen lại chứa hoạt chất alkaloid giúp chữa mất ngủ và hỗ trợ an thần, nhưng đây là hoạt chất độc. Nếu sử dụng tâm sen không đúng cách có thể gây ngộ độc khiến thuốc bị phản tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi tìm hiểu đau dạ dày có uống được tâm sen không cần cân nhắc thành phần và tác dụng có ảnh hưởng đến triệu chứng đau dạ dày hay không.

>>>> Xem thêm ngay: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Chóng Khỏi Bệnh

2.3 Người bị đau dạ dày có uống được tâm sen không? vì sao?

Từ các công dụng liệt kê ở trên ta thấy được tâm sen mang lại rất nhiều công dụng để cải thiện sức khỏe, điển hình là các chứng mất ngủ và nóng trong người, tăng huyết áp, bí tiểu,… nhưng xét về tác hại, tâm sen cũng mang lại những tác hại nhất định cho người dùng. Nếu vậy, người đau dạ dày có uống được tâm sen không? 

dau-da-day-co-uong-duoc-tam-sen-khong6

Vậy đau dạ dày có uống được tâm sen không và uống sao cho đúng?

Các nghiên cứu về thành phần của tâm sen cho thấy, trong tâm sen chứa một lượng lớn alkaloid, các chất khác như asparagine, neferin, các acid amin, metyl core palin,… những hoạt chất này phù hợp khi áp dụng với người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp,… Nhưng lại không phù hợp với người đau dạ dày vì chúng cản trở quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu tại dạ dày. Điều này khiến các triệu chứng như đầy hơi khó tiêu, các cơn đau bụng diễn ra thường xuyên hơn, tăng tăng mức độ trầm trọng của bệnh đau dạ dày hơn. Ngoài ra, hoạt chất alkaloid có trong tâm sen còn gây ra tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Mặt khác, việc sử dụng tâm sen quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm độc tố tích lũy trong cơ thể gây suy giảm sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo lượng tâm sen sử dụng mỗi ngày không nên quá 20 gram để đảm bảo các công dụng tốt của tâm sen.

Chung quy lại, đau dạ dày có uống được tâm sen không, người đau dạ dày cần cẩn trọng và hạn chế sử dụng tâm sen. Nếu việc sử dụng được cân nhắc là cần thiết, người dùng nên chú ý đến các kĩ thuật bào chế và chế biến, cũng như liều lượng để phù hợp với thể trạng và tình trạng người đau dạ dày.

3. Dùng tâm sen như thế nào là đúng cách, lưu ý sử dụng khi tìm hiểu đau dạ dày có uống được tâm sen không?

3.1 Gợi ý một số cách dùng tâm sen hữu ích

Tâm sen là một dược liệu tốt. Vậy, sử dụng tâm sen như thế nào là đúng cách luôn là vấn đề được quan tâm. Bởi lẽ, người đau dạ dày có uống được tâm sen không, hay người mắc các bệnh lý như mất ngủ, tim mạch, tiểu đường có sử dụng được tâm sen không đều cần được tìm hiểu kĩ lưỡng để áp dụng lợi ích việc sử dụng tâm sen trong điều kiện tốt nhất. Vậy, sử dụng tâm sen như thế nào là đúng cách?

Cách bảo quản

Bảo quản và chú ý nguồn gốc tâm sen sao cho đúng?

  • Bảo quản: Trước hết, dược liệu tâm sen có nguồn gốc từ thực vật, dễ ảnh hưởng bởi các yếu tố độ ẩm và nhiệt độ. Do vậy, lưu ý đến việc bảo quản tâm sen là việc làm thiết yếu. Muốn kéo dài thời gian sử dụng tâm sen, nên sử dụng nhiệt để làm khô (phơi nắng, dùng chảo để sao dược liệu), đóng gói tâm sen vào các túi chân không, túi zip để hạn chế không khí, cũng như để dễ dàng lấy ra một lượng vừa đủ để dùng. Tâm sen thường được pha nước nóng và uống như một loại trà thảo dược.
  • Nguồn gốc: Lựa chọn nơi mua tâm sen kĩ càng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, có nấm mốc, … để bảo đảm sức khỏe cho người sử dụng. Mặt khác, nếu việc chế biến tâm sen sơ sài, kém uy tín sẽ loại bỏ độc tố không hoàn toàn dẫn đến nhiễm độc khi sử dụng. 
  • Sử dụng và kiểm soát liều dùng: Trước khi sử dụng tâm sen nên dùng chảo sao vàng qua để giảm tính hàn của dược liệu cũng như loại bỏ, khử bớt độc tính của tâm sen. Sử dụng tâm sen lần đầu nên dùng với liều nhỏ, uống với nhiều nước với nồng độ loãng; sau dần mới tăng liều lượng  để cải thiện giấc ngủ. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu tim đập nhanh, hay hồi hộp khi uống thì hãy giảm lượng tâm sen lại. Nếu sử dụng một thời gian nhưng không nhận thấy hiệu quả từ tâm sen thì hãy dừng sử dụng dược liệu, thời gian sử dụng cũng không nên liên tục, điều này sẽ tránh việc độc tố của tâm sen tích lũy trong cơ thể chúng ta.

Một số cách sử dụng tâm sen để chữa bệnh như:

    • Tâm sen chữa cao huyết áp: Dùng một lượng tâm sen khoảng 4 gram, có thể phối hợp cùng thảo quyết minh, hoa hòe sao vàng dược liệu và hãm đẻ lấy nước uống. 
    • Nấu cháo từ tâm sen: Dùng 100 gram gạo tẻ đã rang, 5 gram tâm sen đã sao vàng rồi dùng nồi ninh nhừ để nấu cháo. Có thể thêm đường phèn tùy khẩu vị người dùng và ăn trong này. Mùa hè dùng cháo tâm sen sẽ giúp hạ nhiệt và giải độc cơ thể, an thần, tốt cho tim mạch, đầu óc thư thái hơn. Món ăn này cũng phù hợp với người bị cao huyết áp, chóng mặt hay táo bón.
    • Tâm sen chữa bí tiểu: Sắc 8 gram tâm sen cùng 5 gram cam thảo với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa trong 2 giờ đồng hồ, uống 3 lần trong một ngày sau khi ăn 30 phút. Dừng uống nếu đã đi tiểu được.
  • Tâm sen chữa chứng mất ngủ: Phương pháp trị mất ngủ bằng tâm sen được rất nhiều người sử dụng vì tiện lợi. Người dùng có thể dùng tâm sen đã sao vàng để pha trà uống. Hoặc có thể kết hợp với các loại thảo dược khác như: táo nhân, hoa nhài, lá vông, mạch môn, cam thảo,…. để an thần và giải nhiệt, ngủ ngon.
  • Dùng tâm sen chữa đau lưng và chứng ù tai, chứng di tinh: Dùng 8 gram tâm sen phối hợp cùng các loại dược liệu khác như thục địa, hạt sen, đậu đen mỗi loại một ít từ 15 – 20 gram. Mỗi ngày uống một lần, duy trì trong mười ngày để thuyên giảm triệu chứng bệnh.

>>>> Tìm hiểu ngay: 3 Phương Pháp Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Tươi An Toàn Và Hiệu Quả

3.2 Một số lưu ý sử dụng tâm sen

Tâm sen nếu được sử dụng đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Nhưng tâm sen cũng có một lượng độc tính nhất định, vì vậy việc sử dụng cần được thận trọng để tránh gặp phải tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn.

lưu ý khi sử dụng

Một số lưu ý sử dụng tâm sen

  • Sử dụng tâm sen: liều lượng sử dụng tâm sen nên sử dụng với thời gian vừa phải, không nên sử dụng liên lục với lượng nhiều, điều này dẫn đến triệu chứng tiêu chảy, rối loạn đường ruột, tiêu hóa.
  • Chất lượng tâm sen: tâm sen có nguồn gốc rõ ràng, sản xuất bởi cơ sở uy tín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tâm sen ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, còn tươi khô ráo, không đổi màu và bị nấm mốc
  • Sau khi mua tâm sen về: tâm sen sau khi mua về nên rửa sạch, dùng chảo sao qua khử độc tố và đựng trong túi zip hoặc lọ có nắp đậy kín. Đặt tâm sen ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh để dược liệu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm chất lượng.
  • Sử dụng lượng tâm sen nhiều: cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ, chuyên gia về dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng 1,5-4 gram tâm sen trong ngày và cụ thể theo từng đơn thuốc Đông y. Việc thường xuyên sử dụng tâm sen còn ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý của nam nữ, ảnh hưởng đến tim.

4. Đối tượng nào không nên dùng tâm sen?

  • Bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch: không nên sử dụng tâm sen. Trong tim sen chứa một lượng độc tính của alkaloid không phù hợp cho người mắc bệnh tim mạch, nếu cần sử dụng nên dùng nhiệt sao vàng tâm sen để độc tố thoát ra ngoài.
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa: không nên sử dụng tâm sen vì một liều lớn tâm sen sẽ gây nên các rối loạn về đường tiêu hóa, đường ruột khó hấp thu, gây táo bón, đầy bụng khó tiêu, …. 
  • Người huyết áp thấp: Tâm sen có tác dụng hạ huyết áp, không nên sử dụng cho người bị huyết áp thấp.
  • Người mắc chứng âm hư (người gầy, chóng mặt, miệng khô, suy nhược) : tuyệt đối không nên sử dụng tâm sen dù bị mất ngủ. Dùng lâu dài cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng sinh lý của cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cũng bị ảnh hưởng không đều.
  • Phụ nữ mang thai: người đang mang thai không nên sử dụng tâm sen. Chưa có nghiên cứu rõ ràng về yếu tố an toàn của phụ nữ có thai khi sử dụng tâm sen, chính vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi cân nhắc sử dụng loại dược liệu này.  
  • Trường hợp quá mẫn và dị ứng với thành phần hóa học trong tâm sen: các biểu hiện dị ứng như mề đay mẩn ngứa, thậm chí là ói mửa đau ngực cũng sẽ xuất hiện trên người mắc dị ứng, thậm chí là sốc phản vệ.
  • Bệnh nhân mất ngủ do có thể suy nhược: mặc dù tâm sen có công dụng hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng mất ngủ, nhưng lại không phù hợp với người mất ngủ mang thể chất hàn (biểu hiện là cơ thể suy nhược, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi nhợt nhạt,  khó ngủ mê sảng và không yên giấc), hoắc hư nhiệt (kèm triệu chứng sốt nhẹ, khó đi đại tiện,…) việc sử dụng tâm sen sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, dễ tiêu chảy, khiến triệu chứng mất ngủ thêm trầm trọng hơn.
  • Người có đường ruột, dạ dày yếu: không nên dùng vì dễ bị đầy bụng, đi ngoài lỏng, đồng thời mất cảm giác thèm ăn.

 Tổng kết về vấn đề đau dạ dày có uống được tâm sen không?

Giải đáp cho vấn đề người mắc chứng đau dạ dày có uống được tâm sen được không? Câu trả lời là nên hạn chế uống loại dược liệu này. Nếu trong trường hợp bắt buộc cần phải sử dụng để điều trị các chứng bệnh khác, cần phải có sự hướng dẫn điều trị và tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Sử dụng một liều lượng hợp lý tâm sen sẽ giúp bạn tránh được các tác dụng phụ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như phản tác dụng khi sử dụng dược liệu. Ngày nay, tâm sen là dược liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường nên việc tìm hiểu về loại dược liệu này giúp bạn có thêm kiến thức về việc lựa chọn, sử dụng để điều trị bệnh.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp cho bạn được vấn đề đau dạ dày có uống được tâm sen không? Nếu bạn cần giải đáp những thắc mắc khác chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay số HOTLINE 18006091, tổng đài Scurma Fizzy  sẽ luôn đồng hành cùng bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091