Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Gây Ảnh Hưởng Cho Mẹ Và Bé

Đau Dạ Dày Khi Mang Thai Gây Ảnh Hưởng Cho Mẹ Và Bé

Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến hiện nay, với 70% dân số Việt Nam có nguy cơ cao mang căn bệnh này. Vì vậy tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai cũng rất phổ biến. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang bầu, tình trạng đau dạ dày lại thường bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén. Vậy đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và bé hay không?

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày phần nhiều là do sự tổn thương của lớp niêm mạc dạ dày do các vết viêm loét gây nên. 

Thủ phạm gây đau dạ dày đến chính từ thói quen của người bệnh và theo một nghiên cứu 80% số người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP( Helicobacter pylori) gây nên.

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng người phụ nữ đã, đang hoặc bắt đầu xuất hiện tình trạng đau dạ dày khi đang trong thời gian thai kì. Tuy nhiên, đau dạ dày có rất nhiều triệu chứng trùng lặp với ốm nghén, do vậy mà một phần đông nhiều người chủ quan bỏ qua tình trạng này.

Điều này khiến tình trạng đau dạ dày kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mẹ. Vì thế cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Trong thời gian mang thai, miễn dịch của mẹ trở nên rất nhạy cảm, sức khỏe của mẹ cần đặc biệt quan tâm. Vì vậy cần làm rõ nguyên nhân của đau dạ dày khi mang thai để từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai

2. Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa, nguyên nhân gây ra đau dạ dày rất đa dạng.

2.1 Do thói quen ăn uống

Dạ dày có môi trường acid rất mạnh, pH khoảng 2. Vì vậy việc thường xuyên ăn đồ có cảm giác mạnh: chua, cay, nóng,… sẽ làm pH dạ dày giảm xuống rất thấp. Chính việc đó làm niêm mạc dạ dày bị “ phỏng acid” gây ra các vết thương, dễ nhiễm trùng, loét, gây nên các cơn đau quặn, kéo dài.

Việc sử dụng đồ uống có nồng độ cồn cao khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, dễ bị tổn thương từ đó gây đau dạ dày.

Thời kì mang thai, rất nhiều bà mẹ có triệu chứng thèm ăn đồ chua, cay. Việc ăn thường xuyên những đồ ăn này sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai.

2.2 Đau dạ dày khi mang thai do thói quen sinh hoạt

Một trong những thói quen gây tình trạng đau dạ dày đó là việc lạm dụng thuốc, thuốc kháng sinh liều cao sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, thuốc giảm đau sẽ làm giảm lượng chất nhầy tiết ra bảo vệ dạ dày.

Nicotin trong khói thuốc lá làm tăng tiết dịch acid dạ dày từ đó làm niêm mạc dạ dày tổn thương. Người mẹ khi mang thai nếu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc sẽ không chỉ gây đau dạ dày mà còn gây biến chứng cho thai nhi.

Việc ăn quá no, đói lâu, hay hoạt động mạnh ngay sau bữa ăn sẽ làm tăng áp lực làm việc của dạ dày. Lâu dần dẫn đến tổn thương dạ dày.

2.3 Đau dạ dày khi mang thai do sức khỏe tâm lí của người mẹ

Trong thời kì mang thai, người mẹ thường gặp rất nhiều các vấn đề về tâm lí, dễ trầm cảm, stress. Mọi sự kích thích tâm lí vào thần kinh trung ương sẽ theo dây thần kinh X đến chi phối đám rối thần kinh ruột gây tăng tiết pepsin, tăng tiết HCl gây viêm loét dạ dày, đau dạ dày.

Khi tâm trạng giận dữ, sẽ làm tăng bài tiết dịch vị, tăng tiết HCl, làm acid hóa mạnh mẽ dạ dày, gây đau dạ dày khi mang thai.

Khi người mẹ lo lắng, sợ hãi làm giảm bài tiết dịch vị, hoạt động tiêu hóa ở dạ dày bị ảnh hưởng, gây áp lực lên dạ dày khiến các cơn co thắt dạ dày diễn ra mạnh hơn, gây đau dạ dày khi mang thai.

2.4 Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Theo thống kê trên tổng số người mắc viêm dạ dày, 80% là do vi khuẩn HP( Helicobacter pylori) gây nên. Vi khuẩn HP là một loại trực khuẩn có lông tồn tại trong hệ tiêu hóa của người,đặc biệt chúng có khả năng sống trong môi trường acid mạnh của dạ dày.

Vi khuẩn HP làm tăng tiết men urease, trung hòa pH dạ dày làm dạ dày tăng tiết HCl từ đó làm loét dạ dày. Mặt khác HP còn tiết các men khác: lipase,… làm phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, dạ dày dễ bị tổn thương và gây tình trạng viêm loét dẫn tới đau dạ dày.

Vi khuẩn HP lây qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp, do đó nếu mẹ bị đau dạ dày do vi khuẩn HP thì vi khuẩn HP sẽ không gây hại trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, vi khuẩn HP lại gây hại gián tiếp cho thai nhi thông qua sức khỏe của mẹ. 

Sau khi trẻ ra đời, người bị nhiễm HP không nên hôn, nhai cơm cho trẻ vì sẽ rất dễ truyền HP cho trẻ.

dau-da-day-khi-mang-thai-avt

Nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai

2.5 Do sự chèn ép của tử cung lên dạ dày

Thai nhi làm tổ phát triển trong tử cung người mẹ làm tăng kích thước tử cung. Khi kích thước tử cung lớn sẽ gây chèn ép lên hệ thống ruột non, dạ dày làm dạ dày và ruột non bị co ép, lệch khỏi vị trí ban đầu.

Vì vậy thức ăn được đưa xuống sẽ gây khó khăn cho sự co bóp của dạ dày. Các cơ dạ dày co bóp mạnh, lâu dần gây đau dạ dày khi mang thai.

2.6 Do tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kì của mẹ

Trong khoảng 3 tháng đầu thai kì, người phụ nữ thường xuất hiện tình trạng ốm nghén. Tùy theo cá nhân từng người mà tình trạng ốm nghén sẽ xảy ra ở mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, tình trạng nôn khi ốm nghén sẽ làm dạ dày tăng tiết dịch vị, co bóp quá mức và xuất hiện các cơn đau.

2.7 Sự tăng giảm bất thường của nội tiết tố

Trong thời gian thai kì, hormone progesterone tăng đột ngột làm giảm nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, dạ dày căng thẳng, thường xuyên xuất hiện các cơn đau.

Các cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện với mức độ khác nhau tùy từng tình trạng bệnh hay tùy từng giai đoạn trong chu kì thai.

3. Biểu hiện của tình trạng đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng đau sẽ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Nhận biết rõ dấu hiệu của đau dạ dày khi mang thai sẽ dễ dàng phát hiện và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

3.1 Mẹ bầu bị đau dạ dày trong 3 tháng đầu mang thai

Mang thai 3 tháng đầu thai kì là thời gian nguy hiểm nhất trong chu kì thai. Trong thời gian này, cơ thể mẹ xuất hiện nhiều thay đổi đột ngột, thai nhi đối với miễn dịch của mẹ là vật lạ vì vậy các hiện tượng bài trừ sẽ xuất hiện. Mức độ bài trừ sẽ tùy thuộc vào độ nhạy cảm của cơ thể mẹ. 

Hiện tượng bài trừ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Đau dạ dày trong thời kì này sẽ có các biểu hiện nhẹ, liên tục, điển hình là các dấu hiệu sau:

  • Nôn nhiều: nôn cũng là một biểu hiện của đau dạ dày nhưng cũng là biểu hiện thường gặp của ốm nghén.
  • Cơn đau quặn ở vùng bụng bên trái cạnh rốn, hay vùng từ xương ức đến rốn. Cơn đau đặc biệt xảy khi ra khi ăn quá no hay quá đói.
  • Mệt mỏi, chán ăn từ đó thai phụ dễ sút cân, xanh xao.
  • Luôn có cảm giác đầy bụng do thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng bị đẩy ngược trở lại dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên các dấu hiệu này có thể biến mất khi đến tuần 14 của thai kì nếu có cách chăm sóc mẹ bầu khoa học.

3.2 Đau dạ dày trong 3 tháng giữa thai kì

Đến 3 tháng giữa của thời kì mang thai, cơ thể người mẹ đã có những thích ứng nhất định với sự có mặt của thai nhi và với những thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, người mẹ phải bổ sung một lượng lớn thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi vì thế mà gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Tình trạng đau dạ dày có thể nghiêm trọng hơn.

  • Tình trạng buồn nôn đã giảm so với 3 tháng đầu thai kì.
  • Đau, nóng rát vùng thượng vị( từ rốn trở lên tới xương ức) do không tiêu hóa kịp thức ăn hoặc do acid dạ dày gây kích ứng hoặc do loét dạ dày.
  • Sút cân, mệt mỏi, các cơn đau dạ dày có thể xuất hiện về đêm.
dau-da-day-khi-mang-thai2

Các triệu chứng thường gặp

3.3 Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày trong 3 tháng cuối thường nghiêm trọng hơn do thai nhi phát triển lớn, dạ dày phải hoạt động mạnh hơn.

  • Các cơn đau thường có xu hướng nghiêm trọng, đau quặn.
  • Khi ăn no sẽ xảy ra tình trạng khó tiêu, ợ chua, ợ nóng.
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao.
  • Trào ngược khi ăn no hoặc khi nằm.

Đau dạ dày khi mang thai dễ xảy ra tuy nhiên liệu tình trạng này có ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ hay không.

4. Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Như đã trình bày, đau dạ dày là tình trạng biểu hiện của hệ tiêu hóa có vấn đề, cơ quan tác động là dạ dày.

Đau dạ dày khi mang thai tùy theo mức độ mà ảnh hưởng đến thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kì, nếu tình trạng đau dạ dày, nôn xảy ra nghiêm trọng sẽ dễ xảy ra xảy thai.

Đau dạ dày khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của thai phụ. Dinh dưỡng để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi được lấy trực tiếp từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Khi cơ thể mẹ thiếu dinh dưỡng đồng nghĩa với dinh dưỡng cho thai nhi bị hạn chế. Thai nhi có thể còi cọc, kém phát triển, yếu ớt.

Việc chăm sóc, quan tâm đến thai phụ phải luôn được ưu tiên. Vậy có những biện pháp nào làm hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai?

5. Đau dạ dày khi mang thai dễ xảy ra nhưng có thể kiểm soát.

Để kiểm soát tình trạng đau dạ dày khi mang thai quan trọng là phải hạn chế nguyên nhân gây nên tình trạng này.

5.1 Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp

Đối với thai phụ việc cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, phong phú, phù hợp là việc rất quan trọng. Với chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, hoạt động của nhu động ruột, sự bài tiết acid dạ dày được kiểm soát.

Bên cạnh đó, ăn uống khoa học sẽ giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện.

5.1.1 Những thực phẩm cần tránh cho phụ nữ có thai bị đau dạ dày

thực phẩm cần tránh

Thực phẩm cần tránh khi đau dạ dày cho các mẹ bầu

  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng đau dạ dày, đầy bụng diễn ra tồi tệ hơn.
  • Những món ăn có cảm giác mạnh: đồ quá cay, quá nóng, quá lạnh,…không nên kết thân với dạ dày của chúng ta. Kim chi, dưa muối, xoài, cóc, me,… không nên cho phụ nữ mang thai ăn nhiều đặc biệt đối với đau dạ dày khi mang thai.
  • Những món gỏi sống cũng không nên đưa vào thực đơn của thai phụ. Trong đồ sống không chỉ tiềm ẩn nhiều vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh mà còn không tốt cho sự tiêu hóa.
  • Đồ uống có gas: rượu, bia, nước ngọt có gas sẽ dễ khiến cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng, cảm giác nóng bụng, trướng sẽ diễn ra thường xuyên.

5.1.2 Một số thực phẩm, thói quen ăn uống tốt cho đau dạ dày khi mang thai

  • Đối với phụ nữ có thai đau dạ dày nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng, ít gia vị như súp, món hầm sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng và co bóp ở dạ dày trở nên nhịp nhàng hơn.
  • Hoa quả, rau xanh sẽ rất lành mạnh đối với sức khỏe bà bầu.
  • Mẹ bầu nên ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kĩ, tránh hoạt động mạnh ngay sau khi ăn để tránh ợ nóng, ợ chua và chướng bụng.
  • Thay vì ăn 3 bữa/ ngày, mẹ bầu có thể ăn chia nhỏ 4-5 bữa phụ/ ngày để tránh dạ dày hoạt động quá sức gây đau dạ dày.
  • Bổ sung nước, vitamin, chất xơ vào trong khẩu phần ăn của bà bầu đau dạ dày để cân bằng nước, điện giải, trung hòa dịch vị, tránh tình trạng táo bón, làm sạch ống tiêu hóa, giảm các cơn đau dạ dày.
  • Thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho sự sự phát triển não bộ của thai nhi: cá thu, cá hồi, dầu ô liu, hạnh nhân, hạt óc chó,…

Bên cạnh việc có một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp, thai phụ bị đau dạ dày cần thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp tâm trạng thoải mái, giảm đau dạ dày.

5.2 Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

dau-da-day-khi-mang-thai4

Cần sinh hoạt điều độ

Nếu kiểm soát tốt sinh hoạt thì tình trạng đau dạ dày khi mang thai sẽ giảm đáng kể.

  • Thường xuyên tập thể dục, tập các bài tập nhẹ nhàng, chuyên dùng cho bà  bầu. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ nâng cao sức khỏe, cải thiện khung xương cũng như tạo tâm lí thoải mái cho thai phụ. Không chỉ vậy, tập thể dục rất có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Từ đó điều hòa nhu động ruột, giảm đau dạ dày.
  • Trong 3 tháng đầu thai kì, đặc biệt cẩn thận, tránh hoạt động mạnh, tâm lí thoải mái để cơ thể mẹ có thể thích ứng tốt nhất với sự có mặt của thai nhi và những thay đổi đột ngột trong cơ thể.
  • Những thành viên trong gia đình nên tâm sự, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm đến bà bầu để giảm tình trạng stress, lo lắng khi mang thai. Phụ nữ khi mang thai thường hay khó chịu vì vậy cần được bao dung, tránh gây áp lực tâm lí. Bà bầu bị đau dạ dày có thể đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền,… để giải tỏa tâm lí. Thai nhi có thể cảm nhận được tâm trạng của người mẹ, nghe thấy mọi người xung quanh trò chuyện, vì thế, tâm trạng mẹ thoải mái sẽ giúp trẻ phát triển ổn định.
  • Mẹ bầu nên tránh sống trong điều kiện khói thuốc, không tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ dẫn của y bác sĩ.
  • Khi thai nhi phát triển lớn bà bầu nên ngừng làm việc, chuyên tâm nghỉ ngơi. Làm việc thời gian này sẽ kích thích hệ thần kinh làm tăng tình trạng đau dạ dày.

Vậy đau dạ dày khi mang thai có nên điều trị bằng thuốc Tây y hay không. Kiệu dùng thuốc có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không?

6. Điều trị đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai không nên dùng thuốc giảm đau, đặc biệt thuốc giảm đau có bản chất corticoid vì thuốc bản chất corticoid nếu dùng trong thời gian dài có khả năng gây loét dạ dày, chảy máu dạ dày, các cơn đau dạ dày sẽ nghiêm trọng hơn.

Việc sử dụng thuốc trong thời kì mang thai dễ gây dị tật cho thai nhi. Vì vậy khi gặp những triệu chứng của đau dạ dày hay các biến chứng: đi ngoài phân đen, xuất huyết,.., thai phụ cần đến bác sĩ và làm theo hướng dẫn chuyên khoa của bác sĩ. 

Dưới đây là một số mẹo có thể áp dụng cho đau dạ dày khi mang thai như sau:

Mật ong và nghệ rất tốt cho đau dạ dày khi mang thai

nghệ và mật ong

Nghệ, mật ong chữa dạ dày

Curcumin và Beta – carotene là 2 chất có trong củ nghệ có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Mật ong có tác dụng tốt trong kháng khuẩn, chống viêm. Uống mỗi sáng thức dậy một ly nước mật ong pha nghệ sẽ rất tốt cho việc cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Trà gừng

Gừng là một gia vị dễ kiếm tại nhà với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trà gừng ấm có thể làm giảm các cơn buồn nôn, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp giảm căng thẳng, chống viêm hiệu quả. Uống trà gừng ấm cũng là một mẹo thường xuyên sử dụng làm giảm mức độ của đau dạ dày đặc biệt là ở bà bầu.

Lời kết

Đau dạ dày khi mang thai có nhiều nguyên nhân, tùy mức độ mà biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau. Nhận biết được rõ đặc trưng của từng thời kì sẽ giúp đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Đau dạ dày khi mang thai tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của mẹ và bé.

Tuy vậy, đau dạ dày cũng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng, dinh dưỡng của mẹ và bé. Việc ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khoa học sẽ phần nào giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai, từ đó mang lại chất lượng cuộc sống thoải mái cho mẹ trong suốt chu kì. 

Bạn hãy liên hệ ngay với HOTLINE 18006091 nếu có bất kì thắc mắc nào hay muốn tư vấn về vấn đề “ Đau dạ dày khi mang thai”. Scurma Fizzy luôn đồng hành cùng bạn để có một dạ dày khỏe. Mong rằng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.                                                            

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091