Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Giảm Đau?

Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Giảm Đau?

Đau dạ dày là vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa. Các cơ đau có thể đến đột ngột theo từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài và khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Đau dạ dày có liên quan mật thiết đến chế độ ăn hằng ngày của chúng ta. Nhờ vào một chế độ ăn hợp lý ta có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày của mình. Vậy người bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Đau dạ dày là gì? 

Dạ dày (bao tử) là bộ phận thuộc hệ thống tiêu hóa của cơ thể, có chức năng co bóp để nghiền nát thức ăn. Bên cạnh đó, dạ dày con tiết ra một số enzyme để tiêu hóa thức ăn và bảo vệ dạ dày trước các vi sinh vật có hại.

Người mắc bệnh đau dạ dày bây giờ không còn hiếm. Các dữ liệu thống kê cho thấy: bệnh đau dạ dày chiếm đến hơn 70% số ca bệnh thuộc về đường tiêu hóa. Thức chất, đau dạ dày là tình trạng tổn thương tại dạ dày do sự mất cân bằng giữa những yếu tố tấn công như acid dạ dày, vi khuẩn HP, thuốc tây, rượu bia, stress… và các yếu tố bảo vệ là lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Đau dạ dày có thế xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi biến mất hoặc có thể kéo dài gây suy nhược cơ thể. Điểm đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ kéo dài hay đau quặn từng cơn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Các cơn đau thương xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn quá no khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Đau dạ dày còn kèm theo các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến nôn và cảm giác buồn nôn vì thức ăn không tiêu hóa được. Những bị đau dạ dày thường chán ăn, rã rồi, gầy sút,… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Để giảm tình trạng đau dạ dày và các triệu chứng của nó thì một chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Trước khi tìm hiểu xem đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau, thì chúng ta hãy xem qua nguyên tắc dinh dưỡng cho người đau dạ dày nhé!

>>> Xem thêm: Món Ăn Dễ Tiêu Cho Người Đau Dạ Dày Cực Đơn Giản

Chế đệ dinh dưỡng cho người bị đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng

2. Nguyên tắc dinh dưỡng khi bị đau dạ dày

  • Lời khuyên đầu tiên cho những người bị đau dạ dày là sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa, ổn định các gốc tự do trong cơ thể từ đó làm giảm tình trạng phát triển của các vết loét, hạn chế viêm nhiễm.
  • Không nên ăn quá chua hay các loại đồ ăn kích thích tăng tiết acid trong dịch vị như các loại đồ ăn cay nóng, các thức ăn lên men: hành muối, dưa chua,… hay những đồ ăn quá cứng để tránh gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày vốn đã yếu sẵn.
  • Bạn cũng nên tạo thói quen ăn vào một giờ nhất định để tạo thói quen tiết dịch có chu kỳ cho dạ dày.
  • Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh để cho dạ dày quá no hoặc quá đói để hạn chế các cơn đau vùng thượng vị cùng cảm giác buồn nôn, nôn hay đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu.
  • Ăn các loại thức ăn mềm, được băm nhuyễn, nấu kỹ và nhai kỹ để nước bọt thấm vào thức ăn và tránh cho dạ dày phải co bóp quá nhiều để nghiền vụn thức ăn.
  • Uống nhiều nước ấm, trung bình từ 1.5l – 2.5l mỗi ngày để hòa loãng dịch vị và nhanh chóng, dễ dàng tống thức ăn xuống ruột.

3. Bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau hiệu quả?

3.1 Chuối

Chuối là một loại hoa quả phổ biến, rất dễ kiếm và có nhiều lợi ích, nhất là đối với những người bị đau dạ dày nên ăn để giảm đau. Chuối không chỉ mềm, dễ tiêu hóa mà trong chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: tinh bột, đường, các vitamin và khoáng chất,… đặc biệt, trung bình một quả chuối có chứa 3g chất xơ. Chất xơ có vai trò làm sạch đường tiêu hóa, tránh tình trạng lưu lại thức ăn trong thời gian quá lâu, từ đó khiến dạ dày của bạn khỏe mạnh hơn, rất có lợi với người mắc phải rối loạn tiêu hóa và mắc các chứng táo bón và tiêu chảy. Bên cạnh đó, nồng độ kali cao trong chuối còn bú đắp lai lượng kali đã mất do nôn hay tiêu chảy kéo dài, hạn chế tình trạng hạ kali máu. Nồng độ kali máu thấp gây mệt mỏi, nhược cơ, tiêu cơ, liệt tứ chi,… thậm chí có thể gây rối loạn nhịp tim, nguy hiểm đến tính mạng.

Không chỉ tốt cho đương tiêu hóa, chuối còn tốt cho hệ tim mạch, hệ tạo máu của chúng ta. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn chuối tiêu, và chuối còn xanh. Chuối tiêu, nhất là chuối tiêu xanh khiến bụng có cảm giác cồn cào, khó chịu. Bạn nên ăn 1-2 quả chuối ngự, chuối tây,… mỗi ngày sau bữa chính khoảng 1 giờ để hấp thu chọn các dưỡng chất từ chuối nhé!

>>> Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

3.2 Sữa chua

Sữa chua là một thực phẩm probiotics, được làm bằng cách lên men từ sữa nhờ các vi khuẩn. Chính các vi khuẩn trong sữa chua như lactobacillus và bifidobacterium giúp cân bằng hệ men vi sinh đường ruột, làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, một rối loạn phổ biến. Các lợi khuẩn sống còn cạnh tranh với các vi khuẩn HP tại đường ruột (HP là nguyên nhân chính gây loét dạ dày – tá tràng), ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, ngăn ngừa và hạn chế các vết loét do HP gây ra. Quá trình lên men sữa chua còn tạo ra một loại enzyme là protease, là enzyme giúp phân hủy các liên kết peptide trong phân tử protein thành các acid amin giúp cơ thể dễ dàng hấp thu, giảm sự tiết pepsin cùng acid HCl trong dịch vị, nồng độ acid cao trong dịch vị làm ảnh hưởng lớp niêm mạc dạ dày, gây ra các vết loét và làm các vết loét lớn hơn. Từ đó, ăn sữa chua hằng ngày giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn. Trong sữa chua còn chứa rất nhiều canxi giúp xương chắc khỏe và cung cấp một lượng lớn các vitamin cho cơ thể. Sữa chua là thực phẩm  mà những người bị đau dạ dày nên ăn để giảm đau hiệu quả.

Sữa chua giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Sữa chua giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

3.3 Trà thảo dược (không cafein)

Các trà thảo dược hay các loại trà không chứa caffeine – một loại chất kích thích tái tạo acid trong cơ thể thường tốt cho những người bị đau dạ dày. Trà thảo dược giúp điều hòa tiêu hóa, ngăn các chứng đầy hơi khó chịu. Trà hoa cúc thường được các chuyên gia khuyên dùng do đặc tính kháng viêm, chống co thắt và làm dịu dạ dày của hoa cúc. Hay các loại trà bạc hà giúp điều trị hội chứng ruột kích thích, ngăn chặn các cơn đau tá tràng. Lưu ý nhỏ là bạc hà giúp làm giãn cơ vòng, có thế gây ra chứng ợ hơi.

Bạn có thể dùng các loại trà thảo dược để thay cho nước uống hàng ngày nhưng hãy chú ý liều lượng để không gây tác dụng khác không mong muốn  nha.

3.4 Gừng

Gừng là một loại gia vị phổ biến, không chỉ mang lại vị thơm, cay cho món ăn, gừng còn là một vị thuốc theo y học cổ truyền. Gừng thường được sử dụng trong các bài thuốc trị đau dạ dày, buồn nôn, cảm lạnh,… Những người đau dạ dày nên ăn gừng để giảm đau hiệu quả… Ngày nay, người ta đã chứng minh được gừng chứa nhiều hợp chất phenolic có công dụng giảm đau, kháng viêm, kích thích tiết nước bọt, dịch mật và giảm co bóp dạ dày. Nhóm hợp chất phenolic có hơn 8000 hợp chất khác nhau. Công thức cấu tạo chung của hợp chất phenolic gồm một vòng thơn gắn với một hay nhiều nhóm hydroxyl, đơn giản nhất là phenol. Phenolic thường được biết đến với khả năng chống oxy hóa, bên cạnh đó, một số hợp chất còn có tình kháng khuẩn, kháng viêm nhờ đó, nó tạo nên công dụng tuyệt vời của gừng.

Bạn có thể dễ dàng thêm gừng vào món ăn hàng ngày hay nhâm nhi tách trà gừng hoặc ăn gừng sống đều giúp cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa của bạn

3.5 Khoai lang

Để giảm đau dạ dày nên ăn gì? Câu trả lời chắc chắn là khoai lang. Khoai lang là một món ăn dân dã, ngon và bổ dưỡng. Không chỉ chứa hàm lượng tinh bột cao, khoai lang có chứa nhiều dưỡng chất như các vitamin, khoáng chất,… đặc biệt là các loại chất xơ hòa tan và không hòa tan rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Các chất xơ không chỉ hấp thụ nước, làm mềm phân, tăng khối lượng của phân có tác dụng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa trở nên nhanh hơn, tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Các chất xơ ấy còn được lên men bởi các vi sinh vật đường ruột tạo các acid béo chuỗi ngắn để cung cấp năng lượng. Đặc biệt, các chất xơ tan trong nước còn có tác dụng tạo lớp nhầy bao quanh niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày trước các tác nhân tấn công như acid trong dịch vị, đồng thời còn ngăn cản tình trạng hấp thu quá nhiều đường, rất tốt cho những người bị tiểu đường. Còn có một số nghiên cũng chỉ ra rằng ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Khoai lang còn chứa một loại protein đặc biệt là sporamin – vừa có khả năng chống oxy hóa, vữa có khả năng làm lành các vết thương mạnh. Vì vậy, khoai lang là một thức ăn phù hợp với những người bị đau dạ dày do vừa dễ tiêu hóa, lại có các tác dụng ngăn ngừa tổn thương như viêm, loét niêm mạc dạ dày.

3.6 Táo

Táo không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà chúng còn mang lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe của con người, nhất là đối với những người gặp vấn đề về đường tiêu hóa, để giảm đau dạ dày. Táo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin a, vitamin c, folate và các khoáng chất như kali và photpho. Ăn táo cả vỏ giúp cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ bị táo bón và cải thiện cảm giác no. Trong vỏ táo chứa nhiều loại chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ không hòa tan có tác dụng giữ nước, làm mềm phân, giúp thức ăn dễ dàng di chuyển trong lòng ống tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng. Còn các chất xơ hòa tan dạng pectin, tan trong nước giúp hình thành chất dịch gần giống với gel, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol và làm chậm quá trình hấp thu glucose. Táo còn là nguồn thực phẩm prebiotics, là thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn đó phát triển giúp cải thiện các triệu chứng ruột kích thích, viêm dạ dày ruột, giúp hấp thu canxi và ngăn ngừa một số loại tiêu chảy. Các chuyên gia khuyên người đau dạ dày nên ăn táo thường xuyên để giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nghệ giúp giảm đau dạ dày hiệu quả

Nghệ 

3.7 Nghệ

Nghệ đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một vị thuốc quý với tác dụng làm liền vết thương, giúp vết thương mau lành. Trong Đông y, nghệ được sử dụng để điều trị cá bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa. Ngày nay, với khoa học công nghệ phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất curcumin trong nghệ. Curcumin có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp ổn định các gốc tự do, từ đó hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do đó. Curcumin còn có hoạt tính kháng sinh mạnh, giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tiết dịch mật nhưng không làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Nghệ tươi giúp làm lành vết loét dạ dày, ngăn chặn viêm nhiễm, ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ức chế hình thành các khối u dạ dày, ngừa bệnh ung thư dạ dày. Người bị đau dạ dày nên ăn nghệ đẻ giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.

Để chữa trị đau dạ dày, bạn có thể kết hợp nghệ với mật ong. Mật ong có tác dụng kích thích trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa. Kết hợp nghệ với mật ong vừa ngon hơn lại còn tăng cường tác dụng của nghệ.

3.8 Đậu bắp

Đậu bắp là một loại quả nhiệt đới, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có lợi đối với sức khỏe. Đậu bắp không được nhiều người thích vì chất nhầy của chúng. Nhưng thực tế, chính chất nhầy lại giúp bảo vệ những vết loét trên niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành ổ loét, là thực phẩm người đau dạ dày nên ăn để giảm đau lâu dài và hiệu quả. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và Thụy Điển công bố trên thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) chỉ ra rằng: chất nhầy trong đậu bắp có tính chống dính, hạn chế sự bám dính của vi khuẩn Hp vào lớp biểu mô của niêm mạc dạ dày. Chất nhầy đó là hợp chất polysaccharides cao phân tử rhamnogalacturonan polysaccharides. Đậu bắp còn cung cấp cho cơ thể chất xơ, giúp hạn chế tính trạng táo bón. Người đau dạ dày nên ăn đậu bắp mỗi ngày để giảm đau, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh

3.9 Bạc hà

Bạc hà và các loại rau thơm họ bạc hà như các loài húng là thực phẩm người đau dạ dày nên ăn để giảm đau. Bạc hà từ lâu đã được dùng để chữa trị cho chứng khó tiêu, hay ợ nóng đầy hơi. Acid rosmarinic có trong bạc hà là một chất chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả. Nhờ tính dịu nhẹ, bạc hà thường được dùng để xoa dịu dạ dày khi chướng bụng, đầy hơi. Bạc hà giúp tăng tiết dịch mật, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và duy trì nồng độ cholesterol ở mức ổn định. Các nghiên cứu gần đây đã công nhận hiệu quả của dầu bạc hà trong điều trị hội chứng ruột kích thích. 75% bệnh nhân điều trị bằng viên nang dầu bạc hà cho thấy cải thiện tình trạng bệnh đáng kể – giảm một nửa các triệu chứng của bệnh. Không những thế, menthol trong bạc hà còn được chứng minh bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của một số thuốc và rượu bia.

Đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau

Đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau

Trên đây là câu trả lời cho: Người đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau? Bên cạnh những thức ăn giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa ấy, cũng có một số loại thực phẩm người đau dạ dày không nên ăn. Vậy những thực phẩm người đau dạ dày cần phải tránh xa là gì? 

>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Có Uống Được Sữa Ông Thọ Không

4. Người bị đau dạ dày không nên ăn gì?

4.1 Sữa và các chế phẩm từ sữa

Ngoài sữa chua, sữa và các chế phẩm từ sữa không được khuyên dùng cho những người đau dạ dày. Trong sữa giàu đường lactose, con người cần có men lactase mới có thể phân hủy và tiêu hóa được. Tuy nhiên, khả năng sản xuất men lactase của cơ thể bị giảm dần khi lớn nên và không thường xuyên tiếp xúc với đường lactase. Vì vậy, sữa trở nên khó tiêu, sinh nhiều khí trong bụng và làm nặng các cơn đau.

4.2 Các món chiên xào

Các món chiên xào tuy thơm ngon nhưng những người dạ dày yếu nên tránh. Dầu mỡ vốn không tan trong dịch vị, nên dạ dày phải co bóp để trộn lẫn chúng lại. Ở những người dạ dày bị tổn thương, co bóp yếu, dầu mỡ nhiều sẽ tụ lại, nổi lên trên những thành phần khác khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, có thể gây cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy…

4.3 Đồ ăn cay 

Người bị đau dạ dày cần tuyệt đối tránh những loại đồ ăn cay vì chúng chứa nhiều Capsaicin. Capsaicin là một hoạt chất có trong ớt tạo cảm giác “cay” chính là sự sưng tấy niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột, từ đó làm tăng cảm giác nóng rát, làm vết loét lan rộng, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày.

4.4 Đường

Nước ngọt, các thức ăn chứa nhiều đường kích thích dạ dày tăng tiết acid, làm giảm pH dịch vị có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

4.5 Rượu bia

Uống nhiều rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà còn làm cơ thể mất nước, dẫn đến tình trạng táo bón.  Táo bón kéo dài có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc hệ thống tiêu hóa.

Một chế độ ăn hợp lý rất quan trọng cho những người đau dạ dày. Hãy cẩn trọng lựa chọn cho mình một lối sống lành mạnh và những thực phẩm phù hợp để chống lại đau dạ dày nhé!

Đây là bài chia sẻ thông tin, nếu cần hỗ trợ có thể gọi hotline 1800 6091 để được giải đáp cũng như tư vấn chuyên sâu.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091