Đau Dạ Dày Nên Uống Gì
Trong chuyên mục “ Trợ lí dạ dày” của báo Thanh niên kết hợp với bác sĩ Võ Hồng Minh Công năm 2019 từng chia sẻ “ Bệnh đau dạ dày hiện nay tại Việt Nam rơi vào độ tuổi 40-49 và tỉ lệ bệnh đau dạ dày mãn tính chiếm 31-65% và còn đang có dấu hiệu tăng, và chiếm 63-94, 8% do vi khuẩn Hp”. Tuy nhiên, theo những thống kê mới nhất hiện nay bệnh lí về dạ dày gây đau viêm đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa độ tuổi, và thường gặp ở các đối tượng sinh viên và nhân viên văn phòng do những thoái quen sinh hoạt không lành mạnh và ăn uống không đúng cách, cho đến khi có biểu hiện dạ dày bị tổn thương người bệnh mới bắt đầu quan tâm đến việc đau dạ dày ăn gì? Đau dạ dày nên uống gì? Và hạn chế sử dụng những đồ uống nào gây hại cho dạ dày?
1. Sơ lược về tình trạng bệnh đau dạ dày tại Việt Nam
Một số báo cáo khoa học về các bệnh lí dạ dày tại Việt Nam gần đây đã chia sẻ tỉ lệ đau dạ dày ở nước ta chiếm 10% dân số, con số này vẫn đang tăng và có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh dạ dày nghĩa là thay vì tình trạng đau- viêm dạ dày thường gặp ở độ tuổi trung niên thì giờ đây tình trạng đau dạ dày cũng đã không còn xa lạ với nhóm đối tượng thanh niên từ 20- 30 tuổi, và yếu tố gây bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất là do Hp dạ dày. Và nguyên nhân nhiễm Hp thường gặp nhất là thông qua đường ăn uống do sử dụng bát đũa chung với người bị nhiễm Hp, nhất là tình trạng ăn uống tại các hàng quán rất dễ lây lan đây là nguyên nhân hay gặp đối với nhân viên văn phòng, học sinh- sinh viên bởi sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho học tập và làm việc. Thế nhưng nó lại vô tình là lí do khiến Hp lây lan nhanh chóng tại Việt Nam như vậy.
Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn việc đau viêm dạ dày là do vi khuẩn Hp bởi không phải ai bị chẩn đoán nhiễm Hp dạ dày đều bị đau, viêm loét dạ dày mà còn phụ thuộc vào các yếu tố thói quen sinh hoạt, ăn uống ví dụ như: các thức uống lên men, đồ uống chứa cồn, thực phẩm chua cay… Vì vậy, yếu tố lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng đối với người đau dạ dày.
Hpylori nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày.
2. Biểu hiện đau dạ dày thường gặp
Các biểu hiện dạ dày dễ thấy nhất có thể kể đến như:
Đau vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc khó tiêu là những biểu hiện thường gặp nhất ở người đau dạ dày, thời gian của những cơn đau dạ dày có thể kéo dài đến 2 tuần, tuy nhiên rất nhiều người lầm tưởng đây là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống và công việc của người bệnh.
Ngoài ra bệnh nhân còn có thể gặp phải triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua kết hợp với đau vùng thượng vị có chu kì, điều này có thể chi ra rằng dạ dày của bạn đang bị tổn thương và acid dạ dày cao hơn bình thường gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm viêm loét dạ dày tá trạng, và những biến chứng nguy hiểm khác.
Nặng hơn có thể gây các cơn đau dạ dày có chu kì hoặc ói ra máu hay đi ngoài phân đen, đây là dấu hiệu có thể là dấu hiệu dạ dày bị xuất huyết hoặc tổn thượng nặng.
3. Các hệ quả nào khi không không điều trị đau dạ dày?
Theo bác sĩ Võ Hồng Minh Công chia sẻ trong chương trình “ Trợ lí dạ dày”
” Nếu không có những biện pháp can thiệp điều trị khi có những tổn thương xuất hiện ở dạ dày thì biến chứng thường thấy nhất sẽ là viêm dạ dày cấp, sau đó dần sẽ trở nên loét dạ dày và từ đây sẽ có thể gặp nhiều biến chứng
Biến chứng tiếp theo có thể gặp là xuất huyết tiêu hóa là khi ổ loét ăn sau dần dần chạm đến mạch máu trong dạ dày gây chảy máu dạ dày, đây là bệnh lí cấp cứu nội và ngoại khoa, biểu hiện thường gặp sẽ là ói ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen, đôi khi sẽ có cả hai triệu chứng. Do đó khi có những biểu hiện này bệnh nhân dạ dày cần đi vào bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp cầm máu và điều trị bệnh kịp thời.
Biến chứng nặng hơn là vết loét sâu làm thủng dạ dày biến chứng này cần phải đưa đi cấp cứu kịp thời để khâu vá lại dạ dày. Ngoài ra, biến chứng nặng nhất có thể kể đến là ung thư dạ dày; thực tế ung thư có thể điều trị được, tuy nhiên bởi sự chủ quan của người bệnh lơ đi những triệu chứng ban đầu nên hầu hết khi được phát hiện thì bệnh đã ở thời kì di căn, dẫn đến khó điều trị.”
4. Đau dạ dày nên uống gì?
Đau dạ dày nên uống gì là câu hỏi phổ biến của người bị đau dạ dày bởi tính đặc thù của bệnh dẫn đến việc ăn uống sẽ cần phải khắc khe hơn so với người khỏe mạnh, vậy người đau dạ dày uống gì là phù hợp?
4.1 Nước ép cà rốt thức uống tốt cho dạ dày
Thông thường, mọi người thường uống nước ép cà rốt để phòng chống béo phì và đẹp da. Tuy nhiên ngoài công dụng trên các nhà khoa học đã chỉ ra rằng uống nước ép còn có tác dụng rất tốt tới dạ dày và đường tiêu hóa nhờ hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao.
Trong nước cà rốt có chứa chất beta carotere hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Hàm lượng vitamin A, giúp duy trì lớp lót dạ dày và phòng ngừa ung thư dạ dày, ngăn ngừa sự phá hủy niêm mạc dạ dày do acid trong dạ dày gây ra, giảm tình trạng viêm- loét dạ dày ở người bệnh. Ngoài ra, nước ép cà rốt còn chứa nhiều Magie, vitamin E, vitamin C, giúp ngăn ngừa các bệnh như chứng liệt dạ dày, một biến chứng của bệnh đái tháo đường, và ngăn cản tình trạng đường huyết; đồng thời còn giảm cảm giác đói hay làm rỗng dạ dày gây ra đau dạ dày.
Không những vậy thành phần Polyacetylene trong dạ dày cũng góp phần giảm đau dạ dày và phòng ngừa ung thư. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nước uống cà rốt được khuyến cáo là thức uống bệnh nhân đau dạ dày nên dùng với số lượng một ly trong ngày, nó sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh, giảm các triệu chứng đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
4.2 Trà gừng mật ong giảm triệu chứng dạ dày
Trong Đông y, gừng được biết với tính ấm, vị cay nồng là giảm các triệu chứng buồn nôn, chứng bụng khó tiêu và giảm đau, hỗ trợ điều hòa chức năng ruột… và còn được xem như một loại kháng sinh tự nhiên. Theo Tây y, gừng có chứa các phức hợp có lợi cho đường mật, hệ tiêu hóa, giúp chống lại các rối loạn tiêu hóa, giảm đau dạ dày, và phục hồi chức nặng dạ dày nhanh chóng.
Cùng với đó, mật ong cũng được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, sát khuẩn và tăng màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây hại. Vì vậy, nước gừng và mật ong được xem là bài thuốc dân gian được truyền qua nhiều đời để đẩy lùi các cơn đau dạ dày, tình trạng khó chịu ở ruột và giảm các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, khó tiêu…
Tuy nhiên vì gừng có tính ấm cay nồng vì vậy cần phải pha với liều lượng thích hợp kết hợp với mật ong vừa đủ, uống trà gừng mật ong vào buổi sáng sẽ giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những yếu tố nguy cơ.
4.3 Sinh tố đu đủ
Một ly sinh tố đu đủ sáng và sạch có thể cải thiện sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau. Thức uống này có đầy đủ các thành phần giúp làm dịu cơn đau dạ dày của bạn và hỗ trợ tiêu hóa. Công thức nhanh chóng và dễ dàng là một phương pháp chữa đau bụng, đau dạ dày tại nhà tuyệt vời.
Đu đủ là một trong những loại trái cây rất có lợi để thưởng thức sau bữa ăn. Các enzym trong đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón . Đặc biệt, enzyme papain có hiệu quả trong việc phân hủy protein- tác nhân gây loét làm tổn thương dạ dày. Sinh tố đu đủ chứa một lượng chất xơ tốt giúp giảm đầy hơi. Hơn nữa, gừng được thêm vào có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày.
Đồng thời sinh tố đu đủ cũng là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất. Trong số các loại trái cây, đu đủ tươi có một trong những hàm lượng vitamin C cao nhất – hơn 200% lượng khuyến nghị hàng ngày. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Vitamin giúp chống lại các gốc tự do gây hại và ngăn ngừa ung thư. Vitamin C có lợi ích bổ sung là thúc đẩy sản xuất collagen, giúp làn da của bạn luôn mịn màng và tươi sáng.Vì vậy, các chuyên gia đã khuyến cáo người đau dạ dày nên uống sinh tố đu đủ bởi đây là loại thức uống dễ uống, mềm tốt cho hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau dạ dày.
4.4 Nước dừa
Nước dừa được biết đến như một loại quả điện giải tự nhiên, giúp giải khác rất tốt. Tuy nhiên nó còn là thức uống rất tốt cho dạ dày. Nước dừa làm giảm cơn đau dạ dày bằng cách trong hòa acid dạ dày bởi tính kiềm trong nước dừa đưa pH dạ dày trở lại bình thường, điều này được khuyến cáo dành cho những bệnh nhân có dấu hiệu trào ngược, ợ chua nên sử dụng nước dừa giảm các triệu chứng bệnh. Đồng thời, nước dừa có chứa một số enzyme tự nhiên giúp tăng tiết chất nhày bảo vệ thành niêm mạc dạ dày; và acid lauric trong nước dừa chuyển hóa thành monolaurin làm ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn trong dạ dày. Vì vậy, việc sử dụng nước dừa đối với bệnh nhân đau dạ dày là an toàn và là thức uống tốt cho bệnh nhân đau dạ dày.
>>>> Tham khảo thêm: Để Làm Bệnh Đau Dạ Dày Không Nặng Thêm Người Bệnh Nên Uống Nước Gì?
4.5 Nước trà
Nước trà xanh được xem như là một thức uống truyền thống của người Đông Nam Á, nước trà chứa rất nhiều chất oxy tốt cho tim mạch và thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, trà xanh còn là thức uống tốt cho dạ dày bởi trong trà xanh có chứa hợp chất catechin trong trà xanh có tính chất chống viêm là dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng và ức chế sự gia tăng vi khuẩn Hp trong dạ dày do sử dụng thuốc kháng sinh.
Đồng thời chất flavonoid và chất chống oxy hóa đóng góp tích cực lên dạ dày, góp phần kích thích làm lành các tổn thương ở dạ dày và các ổ viêm loét được phục hồi nhanh hơn. Không những thế uống trà xanh còn giúp dạ dày được khỏe manh hơn, giảm các triệu chứng đầy hơi khó tiêu, các cơn đau dạ dày và phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày.
4.6 Sữa chua
Trong sữa chua có rất nhiều thành phần acid lactic và probiotic tốt cho dạ dày, làm kiềm hãm các vi khuẩn có hại trong dạ dày đặc biệt là vi khuẩn Hp; cùng chúng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, làm dịu các cơn đau dạ dày. Đồng thời các lợi khuẩn trong sữa chua sẻ cải thiện tình hình tiêu hóa, giúp dạ dày tăng cường miễn dịch và khỏe mạnh hơn.
Đối với người đau dạ dày nên cho các loại thức uống sữa chua không hoặc ít đường, không chất bảo quản, tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày nên uống sữa chua không đường nguyên chất tự nhiên, tránh các loại sữa chua đóng hộp. Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dày nên uống sữa chua trước 1-2h trước và sau bữa chính, và uống tốt nhất vào sáng hoặc xế chiều, Mỗi tuần chỉ nên sử dụng dưới 3 hộp sữa chua là tốt nhất.
>>>> Đọc thêm: 6 Ích Lợi Mà Sữa Chua Đem Tới Cho Cơ Thể Và Người Bệnh Đau Dạ Dày
4.7 Nước từ lá bạc hà
Nước từ lá bạc hà có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, cơn đau dạ dày. Đối với một số người, đau dạ dày do hội chứng ruột kích thích, hoặc IBS- là một chứng rối loạn đường ruột mãn tính có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón và đầy bụng. Mặc dù IBS có thể khó quản lý, nhưng các nghiên cứu cho thấy bạc hà có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu này.
Các nhà nghiên cứu tin rằng tinh dầu trong nước bạc hà hoạt động bằng cách thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giảm mức độ nghiêm trọng của co thắt ruột có thể gây đau dạ dày và tiêu chảy.
Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng lá bạc hà hoặc trà bạc hà có cùng tác dụng điều trị đối với điều trị cơn đau dạ dày.
Với hầu hết mọi người, bạc hà rất an toàn, nhưng đối với những người bị trào ngược nặng, thoát vị đĩa đệm, sỏi thận, rối loạn gan và túi mật thì cần tuyệt đối cẩn thận, vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của những bệnh này. Tóm lại,bạc hà, đặc biệt khi được tiêu thụ dưới dạng nước bạc hà, có thể giúp giảm đau dạ dày, đầy hơi, đầy hơi và tiêu chảy nhất là với những những người bị hội chứng ruột kích thích.
4.8 Giấm táo
Giấm táo chứa một chất xơ thực vật được gọi là pectin, loại chất này cũng khó tiêu hóa và tác động lên hệ thống GI tương tự như chuối để chống tiêu chảy. Nó cũng giúp tạo ra lợi khuẩn trong ruột, có tác động bảo vệ dạ dày. Giấm táo đã trở thành một phương pháp trị đau dạ dày tại nhà phổ biến.
Một người tin rằng sử dụng giấm táo là một phương pháp chữa đầy hơi nhanh chóng và hiệu quả.. Việc uống giấm táo có thể trợ giúp trong những trường hợp cụ thể, trong giấm táo có tính axit tự nhiên, vì vậy đối với những người có độ axit trong dạ dày thấp, sử dụng giấm táo giúp nâng cao mức axit trong dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa. Về lý thuyết, điều này có thể ngăn ngừa đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày do tiêu hóa chậm có thể gây ra.
Giấm táo cũng là một chất kháng khuẩn, có nghĩa là nó có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong dạ dày hoặc ruột. Vi khuẩn trong ruột trên giải phóng khí có thể dẫn đến đầy hơi, vì vậy uống giấm táo có thể giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu…
Giấm táo hỗ trợ giảm đau dạ dày
4.9 Nước lá đu đủ
Nước lá đu đủ được người xưa truyền lại như một bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày. Trong các báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra lá đu đủ chứa hoạt chất chính là enzyme papain ( chiếm 95% hàm lượng), hoạt chất này giúp bảo vệ dạ dày, giúp dạ dày được khỏe mạnh, đồng thời enzyme papain còn giúp điều trị chứng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu… Hoạt chất này còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc ra khỏi dạ dày.
Kèm với đó, phải nhắc đến hoạt chất chymopapain có tính kháng viêm, ức chế sự viêm nhiễm trong dạ dày và tái tạo vết loét, từ đó các vết loét dạ dày sẽ dễ được hồi phục. Ngoài ra, nước lá đu đủ chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E và các chất xơ, Kali, acid béo giúp tăng cường hệ miễn dịch cho và dạ dày. Vì vậy, nước lá đu đủ sẽ được sử dụng trị các chứng đau dạ dày nhẹ, và các biểu hiện đi kèm của nó.
Để làm nước đu đủ người ta sẽ rửa sạch, phơi khô. Khi sử dụng sẽ lấy một lượng vừa đủ vào một lít nước đun trong mười phút. Nước lá đu đủ sẽ dùng uống thay nước lọc hằng ngày. Tuy nhiên nước lá đu đủ, chỉ được dùng cho chứng đau dạ dày ban đầu khi bệnh còn nhẹ, các vết viêm loét chưa bị nặng.
4.10 Nước ép bắp cải
Theo nghiên cứu của đại học Washington, Hoa Kỳ nước ép bắp cải giúp cải thiện chứng đau dạ dày. Bởi theo Đông y, nước ép bắp cải có vị ngọt, tính hàn, không gây độc. Còn trong Tây y, trong bắp cải có chứa một hàm lượng vitamin U giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây loét dạ dày, và làm lành vết thương tại các chỗ bị loét. Cùng với đó trong bắp cải chứa Sulfuraphane, hoạt chất này có tính chống viêm, hạn chế sự viêm loét niêm mạc dạ dày và bảo vệ thành niêm mạc dạ dày.
Nước bắp cải, dễ uống và cũng dễ làm, không mất quá nhiều thời gian nhưng lại có hiệu quả cao đối với chứng đau dạ dày này. Chỉ cần một kí bắp cải đã có thể ép được khoảng 500-700 ml nước ép, uống thường xuyên trong hai tháng các triệu chứng viêm loét đau dạ dày sẽ thuyên giảm.
4.11 Mật ong nghệ
Uống mật ong kết hợp với nghệ là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày lâu đời đối với người dân Việt Nam. Trong khi mật ong được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên, tạo màn bọc bảo vệ dạ dày khỏi tác nhân gây hại, vị ngọt thanh dễ uống, thì nghệ cũng được xem như một chất kháng khuẩn tự nhiên ức chế vi khuẩn Hp ở dạ dày, trong nghệ còn có thành phần curcumin, được xem là một hoạt chất có công dụng kháng viêm, chửa lành vùng niêm mạc bị tổn thương, giảm sung huyết dạ dày, giảm các dấu hiệu đau dạ dày và đầy hơn, chứng bụng… Trong mật ong và nghệ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng cho cơ thể và nâng cao sự khỏe mạnh của dạ dày.
Chữa đau dạ dày bằng cách uống mật ong và nghệ rất đơn giản với hai thìa mật ong với một thìa bột nghệ vào ly nước ấm uống vào sáng sớm là hiệu quả nhất.
5. Các loại đồ uống không nên sử dụng khi đau dạ dày:
Trên đây là chia sẻ về những thức uống nên uống đối với bệnh nhân đau dạ dày, vậy bệnh nhân đau dạ dày không nên uống gì?
5.1 Bia rượu
Trong bia rượu có chứa các thành phần gây tăng tiết acid dạ dày gây tổn thương, bào mòn và phá hủy lợp niêm mạc dạ dày làm đau viêm dạ dày cấp tính lâu dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Điều này dễ nhận thấy nhất qua các biểu hiện nóng bụng, ợ hơi hoặc đầy hơi. Đồng thời bia rượu còn làm tăng áp lực cacbon dioxide sẽ khiến các ổ viêm trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây loét, thậm chí là thủng dạ dày. Ngoài ra việc uống rượu bia kéo dài còn có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
5.2 Cà phê
Ai cũng biết, caffeine trong cà phê gây kích thích hệ tiêu hóa giúp tiêu hóa tốt hơn. Đây là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, buộc hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc thực sự chăm chỉ, thực sự nhanh chóng. Tuy nhiên mặt tối của caffein là nó cũng kích hoạt cơ thể bạn sản xuất nhiều axit hơn, sau khi uống nhiều cà phê, có thể dẫn đến nhiều acid đến mức bạn bị đau dạ dày. Ngoài ra, acid trong cà phê cũng sẽ dẫn đến việc acid trong dạ dày tăng cao, điều này thường dễ thấy nhất ở các bệnh nhân có tiền sử mắc hội chứng kích thích ruột hay dạ dày bị viêm loét. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều cà phê yếu tố bảo vệ thấp hơn yếu tố bào mòn của acid cũng có thể dẫn đến tình trạng nóng rát, ợ chua và thậm chí là đau dạ dày.
Vì vậy để tránh trình trạng đau dạ dày do uống cà phê, bạn chỉ nên uống một ly trên ngày và uống khi đã ăn no.
5.3 Nước ép trái cây chua
Các loại nước ép có tính chua như cam, quýt, bưởi… vốn đã có tính acid trong thành phần của nó, vì vậy, đối với người đau dạ dày việc sử dụng các chất này sẽ gây tăng nồng độ acid dạ dày, gây bào mòn niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương. Vì vậy dẫu biết các loại nước ép trái cây này tốt cho cơ thể tuy nhiên đối với người bị đau dạ dày thì cần hạn chế sử dụng để tránh tái phát và bệnh nghiêm trọng hơn.
>>>> Tìm hiểu thêm: Người Đau Dạ Dày Có Thể Tập 9 Bài Thể Dục Này Để Giảm Hiệu Quả Cơn Đau
6. Chia sẻ từ bác sĩ về đau dạ dày
6.1 Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết mối liên quan của dinh dưỡng trong ăn uống và đau dạ dày không ạ?
“Khi các bệnh nhân tới khám thì đây là câu hỏi chúng tôi nhận được khá phổ biến và thường gặp, như đau dạ dày nên uống gì hay ăn uống như thế nào? chúng ta đều biết rằng các bệnh lí liên quan đến dạ dày đều từ miệng mà ra. Để hiểu sau hơn đầu tiên chúng ta phải hiểu cơ chế gây đau viêm loét dạ dày. Trong dạ dày có hai yếu tố chính là phá hủy và bảo vệ, nếu một trong hai yếu tố mất đi sẽ rất dễ dẫn đến đau dạ dày. Thế nên nếu sử dụng các chất như bỏ bữa, sử dụng bia rượu sẽ gây tình trạng tăng tiết acid dạ dày dẫn đến đau dạ dày, và dẫn có thể là viêm loét… Với việc ăn uống đúng giờ, sử dụng các thực phẩm mền, các thực phẩm, thức uống tốt cho dạ dày, ăn đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đau dạ dày.”- Bs Võ Hồng Minh Công đã chia sẻ
6.2 Nước trái cây có dùng được cho người đau dạ dày?
“Nước ép trái cây rất tốt đối với cơ thể là điều mà tất cả chúng ta đều biết, nhưng đối với việc uống các loại nước trái cây lên men hoặc có nhiều chất chua như vậy, rất dễ dẫn đến làm tăng acid trong dạ dày. Vì vậy, đối với người đã có tiền sử về đau dạ dày thì hạn chế sử dụng các loại nước này. Đồng thời, nếu ai có biểu buồn nôn, đau vùng thượng vị thì có khả năng dạ dày đang bị tổn thương, do đó cần cẩn trọng trong việc lựa chọn nước uống trái cây phù hợp. Các bạn có thể lựa chọn các loại nước trái cây tươi, không có chất chua, hay bị lên men để đảm bảo dạ dày và sức khỏe.”- Bs Võ Hồng Minh Công chia sẻ.
6.3 Thưa bác sĩ Minh Công, có một số người bệnh với tính chất công việc thường phải tiếp xúc với rượu bia bác sĩ có lời khuyên nào để có thể hạn chế tình trạng đau dạ dày?
“Những công việc có tính chất bắt buộc phải tiếp xúc với các loại đồ uống có chứa cồn như bia rượu hiện nay đang có số lượng người làm khá nhiều, điều này vốn không tốt cho tình trạng đau dạ dày, vì vậy đối với những người có bệnh đau dạ dày hoặc có tiền sử đau dạ dày thì tôi khuyên các bạn nên hạn chế sử dụng bằng cách sử dụng chỉ uống một lon bia hoặc 150ml rượu vang hay 50 ml rượu mạnh trong ngày. Tuy nhiên đây chỉ là sử dụng trong tình huống bắt buộc, tốt nhất vẫn là kiêng cữ không sử dụng, vì uống với số lượng ít đôi khi bạn sẽ thấy không đau dạ dày nữa, nhưng thực tế dù với số lượng ít vẫn có thể dần bào mòn và tổn thương dạ dày về sau.”- Chia sẻ của bác sĩ Võ Hồng Minh Công.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Võ Hồng Minh Công và thông tin về ” đau dạ dày nên uống gì?” tới từ Scumafrizzy chúng tôi, rất hy vọng rằng nhiều kiến thức về đau dạ dày hơn sẽ được bạn biết tới nhờ những chia sẻ trên đây, và bảo vệ dạ dày cho bạn và người thân. Nếu có thắc mắc cần chia sẻ thêm về dạ dày vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để được các bác sĩ dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn, giải đáp.